Quy định xử phạt vi phạm hành chính về Dân số
lượt xem 27
download
Quy định xử phạt vi phạm hành chính về Dân số Trích Nghị định số 114/2006/NĐ-CP, ngày 3/10/2006 của Chính phủ. Chương II: Hành vi vi phạm hành chính, hình thức và mức xử phạt
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Quy định xử phạt vi phạm hành chính về Dân số
- Quy định xử phạt vi phạm hành chính về Dân số Trích Nghị định số 114/2006/NĐ-CP, ngày 3/10/2006 của Chính phủ. Chương II: Hành vi vi phạm hành chính, hình thức và mức xử phạt Điều 8. Hành vi cản trở, cưỡng bức thực hiện kế hoạch hóa gia đình 1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm đối với người sử dụng biện pháp tránh thai, người sinh toàn con trai hoặc toàn con gái; b) Không cung cấp phương tiện tránh thai cho người có nhu cầu sử dụng, mặc dù người đó có đủ điều kiện được sử dụng; c) Ép buộc người khác phải sử dụng biện pháp tránh thai. 2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần để ép buộc người sử dụng biện pháp tránh thai phải thôi sử dụng biện pháp tránh thai; b) Ép buộc mang thai, sinh sớm, sinh dày, sinh nhiều con, sinh con trai, sinh con gái; c) Tự ý đặt dụng cụ tử cung, tiêm thuốc tránh thai mà chưa có sự đồng ý của người sử dụng. 3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Tự ý áp dụng biện pháp triệt sản mà chưa có sự đồng ý của người bị triệt sản; b) Xâm phạm thân thể người khác bắt họ phải sử dụng biện pháp tránh thai hoặc ngừng sử dụng biện pháp tránh thai, ép buộc người đã có toàn con trai hoặc toàn con gái phải sinh thêm con. 4. Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 1 tháng đến 3 tháng đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 3 tháng đến 6 tháng đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi quy định tại điểm a và điểm c khoản 2 Điều này; tước quyền sử dụng giấy phép không thời hạn đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 3 Điều này. Điều 9. Hành vi lựa chọn giới tính thai nhi 1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Bắt mạch, xác định qua triệu chứng, bói toán hoặc bằng các hình thức khác không được pháp luật cho phép để xác định giới tính thai nhi mà các hành vi này có tính chất trục lợi. b) Nói chuyện, viết, dịch, nhân bản các loại sách, báo, tài liệu, tranh, ảnh, ghi âm, ghi hình hoặc các hình thức khác không được pháp luật cho phép để tuyên truyền, phổ biến phương pháp tạo giới tính thai nhi. 2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
- a) Siêu âm, xét nghiệm máu, gen, nước ối, tế bào hoặc các biện pháp khác không được pháp luật cho phép để xác định giới tính thai nhi; b) Cung cấp hoá chất, thuốc hoặc các biện pháp khác để loại bỏ thai nhi mà biết rõ người đang mang thai muốn loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính; c) Nghiên cứu hoặc áp dụng phương pháp nhân tạo để tạo nên giới tính thai nhi theo mong muốn; d) Tàng trữ, lưu hành các loại tài liệu, phương tiện chứa đựng nội dung về phương pháp tạo giới tính thai nhi; 3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực để ép buộc người mang thai phải loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính; b) Phá thai mà biết rõ người đang mang thai muốn loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính. 4. Hình thức xử phạt bổ sung: a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 1 tháng đến 3 tháng đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 3 tháng đến 6 tháng đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này; b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi quy định tại điểm a và điểm b khoản 1, điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 Điều này. 5.Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy các loại tài liệu, phương tiện chứa đựng nội dung về phương pháp tạo giới tính thai nhi được sử dụng để thực hiện hành vi quy định tại điểm a và điểm b khoản 1, điểm d khoản 2 Điều này. Điều 10. Sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu và cung cấp phương tiện tránh thai trái với quy định của pháp luật 1. Phạt tiền bằng gấp đôi giá trị của phương tiện tránh thai đã vi phạm nhưng mức tối đa không vượt quá 30.000.000 đồng với một trong các hành vi sau đây: a) Kinh doanh, cung cấp phương tiện tránh thai không đúng tiêu chuẩn chất lượng theo quy định của pháp luật. b) Kinh doanh, cung cấp phương tiện tránh thai kém chất lượng đã được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra chất lượng, kiểm định và kết luận bằng vản bản; c) Kinh doanh, cung cấp phương tiện tránh thai quá hạn sử dụng ghi trên sản phẩm, bao bì sản phẩm hoặc tuy chưa quá hạn sử dụng ghi trên sản phẩm bao bì sản phẩm nhưng đã có thông báo không được tiếp tục sử dụng của cơ quan có thẩm quyền; d) Sản xuất, nhập khẩu phương tiện tránh thai không đúng tiêu chuẩn chất lượng theo quy định của pháp luật; đ) Sản xuất, nhập khẩu phương tiện tránh thai kém chất lượng đã được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra chất lượng, kiểm định và kết luận bằng văn bản; e) Nhập khẩu phương tiện tránh thai quá hạn sử dụng ghi trên sản phẩm, bao bì sản phẩm;
- g) Kinh doanh, nhập khẩu và cung cấp phương tiện tránh thai chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép lưu hành ở Việt Nam. 2. Hình thức xử phạt bổ sung: a) Tịch thu toàn bộ phương tiện tránh thai trái với quy định của pháp luật; b) Tước quyền sử dụng giấy phép từ 3 tháng đến 6 tháng đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này. 3. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc tiêu huỷ phương tiện tránh thai có hại cho sức khoẻ con người. b) Buộc cá nhân, tổ chức nộp lại số tiền bằng giá trị phương tiện tránh thai đã được tiêu thụ, tẩu tán trái với quy định của pháp luật. Điều 11. Hành vi tuyên truyền, phổ biến thông tin về dân số trái quy định của pháp luật 1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi sau đây: a) Tuyên truyền, phổ biến thông tin về dân số trái đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; thông tin về dân số sai lệch, không có căn cứ pháp lý, không được cơ quan có thẩm quyền cho phép hoặc chấp nhận về thông tin đó; b) Lợi dụng việc tuyên truyền, phổ biến thông tin về dân số, sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình để phát tán tài liệu, vật phẩm có nội dung mang tính đồi trụy, thô tục hoặc trái với thuần phong, mỹ tục và đạo đức xã hội. 2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cơ quan, tổ chức thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này. 3. Hình thức xử phạt bổ sung: a) Tịch thu tài liệu, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này; b) Tước quyền sử dụng giấy phép hành nghề từ 3 tháng đến 6 tháng đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này. ề Quy định xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm các quy định của Đảng và Nhà nước về dân số, kế hoạch hóa gia đình. (Trích Quy định 94-QĐ/TƯ, ngày 15/10/2007). 1. Vi phạm một trong các trường hợp sau, gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách: a) Cản trở, cưỡng bức thực hiện kế hoạch hóa gia đình. b) Sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, cung cấp phương tiện tránh thai giả, không bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng, quá hạn sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành và sử dụng tại Việt Nam. 2. Trường hợp vi phạm đã bị xử lý kỷ luật theo quy định tại khoản 1. Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu nhưng gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc vi phạm trong trường hợp sinh con thứ ba (trừ những trường hợp pháp luật có quy định khác) thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ).
- 3. Trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc sinh con thứ tư trở lên thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ. ừ * Ngày 24/3/2008, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đã ban hành hướng dẫn số 11-HD/ UBKTTW về thực hiện Quy định số 94-QĐ/TW, ngày 15/10/2007 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, tại tiểu mục 2, Điều 7 có đoạn ghi: “Những đảng viên vi phạm trước đây mới phát hiện: đảng viên vi phạm không báo cáo, tổ chức đang có thẩm quyền chưa xem xét thì tổ chức đảng có thẩm quyền căn cứ vào Quy định số 94-QĐ/TW, ngày 15/10/2007 của BỘ Chính trỊ đỂ xem xét, xử lý bằng hình thức cảnh cáo đảng viên nếu sinh con thứ 3 trở lên và cách chức vụ hiện tại đối với đảng viên là cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc chức danh quản lý của cấp uỷ nếu vi phạm sinh con thứ ba trở lên.” Ngày 22/6/2009 Căn cứ ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị; tình hình thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hoá gia đình và xuất phát từ thực tiễn, Uỷ ban kiểm tra Trung ương hướng dẫn lại đoạn trên, như sau:1 “Những đảng viên sinh con thứ ba trở lên trước ngày 22/3/2005 (ngày Bộ Chính trị ban hành nghị quyết số 47–NQ/TW về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình) mà tổ chức đảng có thẩm quyền đã xem xét, xử lý kỷ luật thì nay không xem xét lại; trường hợp chưa xem xét, xử lý thì nay không xem xét, xử lý.” ” 1 Công văn số 3204-CV/UBKTTW ngày 22-6-2009 của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nghị định số 28/2009/NĐ/CP: Quy định cử phạt vi phạm hành chính trong quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử Internet
20 p | 404 | 130
-
Nghị định số 09/2005/NĐ-CP ngày 27/01/2005 của Chính phủ về Quy định xử phạt vi phạm hành chính tron
6 p | 1201 | 80
-
Nghị định 123/2005/NĐ-CP của Chính phủ
17 p | 693 | 51
-
Nghị định của Chính phủ về "quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội'
20 p | 326 | 39
-
Nghị định 129/2007/NĐ-CP của Chính phủ
12 p | 274 | 38
-
Nghị định của Chính Phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải đường sắt
5 p | 567 | 28
-
Nghị định 114/2006/NĐ-CP của Chính phủ
19 p | 266 | 28
-
Nghị định 129/2006/NĐ-CP của Chính phủ
16 p | 244 | 20
-
Nghị định 156/2007/NĐ-CP của Chính phủ
3 p | 206 | 14
-
Nghị định 145/2006/NĐ-CP của Chính phủ
15 p | 162 | 9
-
Thông tư số 71/2003/TT-BNN về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, để hướng dẫn thực hiện Nghị định 26/2003/NĐ-CP ngày 19/3/2003 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật
5 p | 170 | 9
-
Nghị định số: 169/2013/NĐ-CP
20 p | 90 | 5
-
Nghị định số: 139/2013/NĐ-CP
18 p | 96 | 3
-
Phụ lục một số biểu mẫu trong xử phạt vi phạm hành chính
188 p | 3 | 1
-
Nghị định số 82/2020/NĐ-CP
118 p | 8 | 1
-
Nghị định số 49/2016/NĐ-CP
13 p | 55 | 0
-
Nghị định số 87/2024/NĐ-CP
21 p | 2 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn