intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quy hoạch và phát triển bền vững nghề nuôi chim yến tại Việt Nam

Chia sẻ: K Loi Ro Ong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:20

113
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung của bài viết trình bày về thực tế tiềm năng và triển vọng phát triển nghề nuôi chim yến của nước ta, những lợi thế về tự nhiên, khả năng về kỹ thuật cần khai thác tốt để phát triển nghề nuôi chim yến, tạo việc làm và nguồn thu đáng kể cho địa phương và bảo vệ môi trường sinh thái.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quy hoạch và phát triển bền vững nghề nuôi chim yến tại Việt Nam

QUY HOẠCH VÀ TRIỂN BỀN VỮNG NGHỀ NUÔI CHIM YẾN TẠI VIỆT NAM<br /> Thạc sĩ Lê Hữu Hoàng<br /> Tổng Giám đốc Công ty Yến sào Khánh Hòa<br /> Email: huuhoang@yensaokhanhoa.com.vn<br /> Nghề nuôi chim đến nay đã được phát triển tại các địa phương trên toàn quốc từ<br /> Thanh Hóa đến Cà Mau và các tỉnh Tây Nguyên. Trong đó, tỉnh Khánh Hòa với điều kiện tự<br /> nhiên thuận lợi, là tỉnh có ngành nghề yến sào phát triển từ lâu đời. Trong những năm qua,<br /> Công ty Yến sào Khánh Hòa dẫn đầu cả nước về nghiên cứu khoa học, kỹ thuật chuyên<br /> ngành yến sào, là đơn vị truyền thống có bề dày kinh nghiệm, đã nghiên cứu ứng dụng<br /> thành công khoa học công nghệ trong công tác quản lý, khai thác và phát triển quần thể<br /> chim yến tại nhiều tỉnh trong nước. Trong hai năm qua, Công ty đã phối hợp với các địa<br /> phương để nghiên cứu, thu thập đầy đủ các căn cứ khoa học để có thể đề xuất quy hoạch<br /> nghề nuôi chim yến tại các tỉnh thành có điều kiện trong nước. Qua nghiên cứu, khảo sát<br /> cho thấy thực tế tiềm năng và triển vọng phát triển nghề nuôi chim yến của nước ta rất lớn.<br /> Nhiều tỉnh có lợi thế về tự nhiên, khả năng về kỹ thuật cần khai thác tốt để phát triển nghề nuôi<br /> chim yến, tạo việc làm và nguồn thu đáng kể cho địa phương và bảo vệ môi trường sinh thái .<br /> Tuy nhiên không phải địa phương nào, vùng nào cũng có thể phát triển nghề nuôi chim yến.<br /> Để phát triển nghề nuôi chim yến cần có quy hoạch các vùng trong nước; đồng thời có những<br /> giải pháp đồng bộ về quản lý, sự phối hợp và thống nhất để có thể phát triển bền vững nghề<br /> nuôi chim yến tại Việt Nam.<br /> Dọc bờ biển nước ta còn có nhiều hang đảo có tiềm năng nuôi chim yến. Do đó cần triển<br /> khai áp dụng các giải pháp kỹ thuật, thành tựu khoa học để cải tạo và phát triển các hang đảo này<br /> thành nơi nuôi chim yến. Qua nghiên cứu, khảo sát của Công ty Yến sào về điều kiện tự nhiên, môi<br /> trường ở Việt Nam có lợi thế, tiềm năng lớn để phát triển nghề nuôi chim yến. Đồng thời, tiềm năng<br /> phát triển nghề nuôi chim yến nhà ở các tỉnh Nam Trung Bộ và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long là<br /> rất lớn với điều kiện tự nhiên ở đây rất thuận lợi, hội đủ các yếu tố để chim yến phát triển và năng<br /> suất nhà yến đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó, thức ăn chủ yếu của chim yến là côn trùng bay như rầy<br /> nâu, rầy xanh, mối, côn trùng bay trong thiên nhiên. Vì vậy, chim yến còn được xem là loài dùng để<br /> đấu tranh sinh học và bảo vệ mùa màng cho nhà nông.<br /> Chim yến Hàng (Aerodramus fuciphagus) là loài chim phân bố ở vùng Đông Nam Á, trong<br /> đó phân loài Aerodramus fuciphagus Germani là phân loài đặc hữu phân bố chủ yếu tại các tỉnh<br /> duyên hải miền Trung và miền Nam Việt Nam. Đây là loài cho tổ chim yến đảo thiên nhiên có chất<br /> lượng cao hàng đầu thế giới và chúng thường làm tổ trong hang, nẻ vách núi các đảo. Quần thể phân<br /> loài chim yến này phân bố từ Quảng Bình đến Côn Đảo, Phú Quốc. Trong đó, tỉnh Khánh Hòa là địa<br /> phương tập trung số lượng quần thể chim yến đảo phát triển ổn định và nhiều nhất nước. Điều đó là<br /> nhờ công tác bảo vệ và khai thác được thực hiện theo quy trình nghiêm ngặt. Trong quá trình quản lý,<br /> Công ty Yến sào Khánh Hòa đã nghiên cứu, áp dụng khoa học công nghệ để phát triển bền vững<br /> nghề nuôi chim yến. Đất nước ta có bờ biển dài, nhiều đảo và nhiều dãy núi nhô ra biển hình thành<br /> các eo vịnh, đầm phá có lợi thế phát triển quần thể chim yến hàng Germani.<br /> <br /> Chim yến đảo thiên nhiên Aerodramus fuciphagus Germani<br /> Từ năm 2004 trở lại đây, ở nước ta chim yến đã vào sinh sống làm tổ trong nhà ở hầu hết<br /> các tỉnh từ Thanh Hóa đến Cà Mau, Phú Quốc - Kiên Giang và các tỉnh phía Tây như Bình Phước,<br /> <br /> 1<br /> <br /> Đắk Lắk. Chim yến nhà ngày càng phân bố rộng khắp các địa phương trong cả nước, nghề nuôi chim<br /> yến đã và đang phát triển ở nước ta. Nuôi chim yến trong nhà và hiệu quả của việc dùng yến sào<br /> ngày càng được nhiều người biết đến. Loài chim yến sinh sống trong nhà (Aerodramus fuciphagus<br /> Amechanus) đã được Công ty Yến sào Khánh Hòa quản lý phát triển từ năm 2004 qua thực hiện Dự<br /> án thực nghiệm nuôi chim yến trong nhà. Thành công trong ấp nở nhân tạo đã góp phần phát triển<br /> mạnh mẽ quần thể, nguồn giống chim yến nhà, đến nay, Công ty đã nhân nuôi thành công trong toàn<br /> tỉnh Khánh Hòa và nhiều tỉnh trên toàn quốc. Từ đây, đã mở ra triển vọng to lớn để phát triển nghề<br /> nuôi chim yến trong nhà, mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân trong cả nước. Đồng thời, hơn<br /> 2.000 hộ nuôi chim yến trên toàn quốc là những người tiên phong và mạnh dạn đầu tư phát triển nghề<br /> nuôi chim yến trong nhà tại Việt Nam.<br /> Lượng nhà nuôi chim yến đang phát triển nhiều tại các địa phương, nhận được sự quan tâm<br /> trong cộng đồng xã hội. Tuy nhiên, đến nay nghề nuôi chim yến vẫn chưa được quy hoạch trong cả<br /> nước và tại từng địa phương. Vì vậy, cần có quy hoạch và đề ra những giải pháp để phát triển nghề<br /> nuôi chim yến tại Việt Nam.<br /> <br /> Bên trong nhà yến ở Phú Riềng - Bình Phước<br /> NUÔI CHIM YẾN TẠI VIỆT NAM<br /> Phát triển chim yến đảo<br /> Năm 2014, Công ty Yến sào Khánh Hòa đã điều tra khảo sát hang đảo yến toàn quốc, kết<br /> quả có khoảng 237 hang yến lớn nhỏ. Trong đó: Khánh Hòa có 169 hang yến, Bình Định có 16 hang<br /> yến, Quảng Nam có 9 hang yến, Quảng Bình 4 hang, Quảng Ngãi 3 hang, Phú Yên có 13 hang, Ninh<br /> Thuận 9 hang, Côn Đảo có 14 hang.<br /> Bảng kết quả điều tra khảo sát hang đảo yến năm 2014<br /> Số lượng<br /> STT<br /> Vùng<br /> Tỉnh<br /> Tỷ lệ %<br /> hang yến<br /> 1<br /> Vùng Bắc Trung Bộ<br /> Quảng Bình<br /> 4<br /> 0,01<br /> 2<br /> Vùng Duyên hải Nam<br /> Quảng Nam<br /> 9<br /> 14,30<br /> Trung Bộ<br /> 3<br /> Vùng Duyên hải Nam<br /> Quảng Ngãi<br /> 3<br /> 0,01<br /> Trung Bộ<br /> 4<br /> Vùng Duyên hải Nam<br /> Bình Định<br /> 16<br /> 13,93<br /> Trung Bộ<br /> 5<br /> Vùng Duyên hải Nam<br /> Phú Yên<br /> 13<br /> 0,02<br /> Trung Bộ<br /> 6<br /> Vùng Duyên hải Nam<br /> Khánh Hòa<br /> 169<br /> 71,48<br /> Trung Bộ<br /> 7<br /> Vùng Duyên hải Nam<br /> Ninh Thuận<br /> 9<br /> 0,02<br /> Trung Bộ<br /> 8<br /> Côn Đảo, Bà Rịa –Vũng<br /> Vùng Đông Nam Bộ<br /> 14<br /> 0,23<br /> Tàu<br /> Tổng:<br /> <br /> 237<br /> <br /> 2<br /> <br /> 100<br /> <br /> Biểu đồ phân bố chim yến Hàng Germani trên vùng biển duyên hải Việt Nam 2014<br /> Phát triển nuôi chim yến nhà<br /> Qua kết quả điều tra khảo sát mới nhất của Công ty Yến sào Khánh hòa và Sở Nông nghiệp<br /> và Phát triển nông thôn của 36 tỉnh, thành trong cả nước, cho thấy điều kiện khí hậu, thời tiết của Việt<br /> Nam rất lý tưởng để phát triển nghề nuôi chim yến trong nhà. Đến tháng 5 năm 2014, thống kê được<br /> khoảng 2.614 nhà yến.<br /> <br /> TT<br /> <br /> Bảng số lượng nhà yến theo các vùng miền trên cả nước năm 2014<br /> Vùng<br /> Số tỉnh có nhà yến<br /> Số nhà yến<br /> <br /> Tỷ lệ %<br /> <br /> 1<br /> <br /> Đồng bằng Sông Hồng<br /> <br /> 2<br /> <br /> 2<br /> <br /> 0,08<br /> <br /> 2<br /> <br /> Bắc Trung Bộ<br /> <br /> 4<br /> <br /> 39<br /> <br /> 1,49<br /> <br /> 3<br /> <br /> Nam Trung Bộ<br /> <br /> 8<br /> <br /> 730<br /> <br /> 27,93<br /> <br /> 4<br /> <br /> Tây Nguyên<br /> <br /> 2<br /> <br /> 25<br /> <br /> 0,96<br /> <br /> 5<br /> <br /> Đông Nam Bộ<br /> <br /> 5<br /> <br /> 856<br /> <br /> 32,75<br /> <br /> 6<br /> <br /> Tây Nam Bộ<br /> <br /> 10<br /> <br /> 962<br /> <br /> 36,80<br /> <br /> 31<br /> <br /> 2.614<br /> <br /> 100<br /> <br /> TỔNG<br /> <br /> Biểu đồ tỷ lệ phân bố nhà yến theo các vùng miền cả nước năm 2014<br /> <br /> 3<br /> <br /> Qua biểu đồ có thể thấy số lượng các nhà yến trong cả nước phân bố chủ yếu ở 3 vùng:<br /> Nam Trung Bộ 730 nhà yến, chiếm 27,93%; Đông Nam Bộ 856 nhà yến, chiếm 32,75% và vùng Tây<br /> Nam Bộ 962 nhà yến, chiếm 36,80%. Điều này là do các vùng này đã có cơ sở chim yến đảo và chim<br /> yến nhà phát triển từ lâu và do điều kiện khí hậu từ các tỉnh Nam Trung Bộ trở vào phía Nam phù hợp<br /> cho chim yến sinh sống và có nguồn thức ăn cho chim yến dồi dào. Các tỉnh ở vùng Bắc Trung Bộ,<br /> đồng bằng Sông Hồng tuy có nguồn thức ăn dồi dào cho chim yến với các cánh đồng hoa màu, ruộng<br /> lúa và hệ thống sông ngòi, cũng như bờ biển phía đông bao quanh, nhưng điều kiện thời tiết không ổn<br /> định, biên độ dao động nhiệt lớn (quá nóng về mùa hè và quá lạnh về mùa đông), thường xuyên chịu<br /> ảnh hưởng của mưa bão, ảnh hưởng phát triển quần thể chim yến.<br /> Tầm quan trọng của công tác quy hoạch các vùng nuôi chim yến<br /> Hiện nay, nghề nuôi chim yến đang phát triển tự phát không có định hướng, hầu hết các địa<br /> phương chưa có quy hoạch cụ thể, do đó có thể dẫn tới rủi ro cho người dân và ảnh hưởng đến quy<br /> hoạch phát triển đô thị. Quá trình đô thị hóa và nạn phá rừng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi<br /> trường sinh thái của chim yến. Điều kiện tự nhiên ngày càng trở nên khắc nghiệt hơn cùng với sự<br /> biến đổi khí hậu toàn cầu, các cơn bão mạnh xuất hiện với tần suất cao hơn. Thời điểm hiện nay tốt<br /> nhất để phát triển nghề nuôi chim yến ở Việt Nam. Quần thể chim yến ở Việt Nam ngày càng tăng<br /> nhanh từ nguồn giống ấp nở nhân tạo, nhân đàn là yếu tố quan trọng để phát triển nghề nuôi chim<br /> yến.<br /> Định hướng phát triển ngành nghề nuôi chim yến của các tỉnh, thành phố cần được thực<br /> hiện trên cơ sở quy hoạch chặt chẽ, không thể xây dựng nhà yến theo cách tự phát, không tuân thủ<br /> quy hoạch có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của ngành nghề chung và lợi ích của mỗi thành viên.<br /> Công ty Yến sào Khánh Hòa là đơn vị dẫn đầu cả nước về nghiên cứu khoa học, kỹ thuật<br /> chuyên ngành yến sào, là đơn vị truyền thống có bề dày kinh nghiệm, đã ứng dụng thành công khoa<br /> học trong công tác quản lý, khai thác và phát triển di đàn quần thể chim yến trên các hang đảo yến,<br /> nhà yến tại Khánh Hòa và trên cả nước.<br /> Trên cơ sở thành quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật chuyên ngành chim yến và ứng dụng<br /> thành công khoa học công nghệ trong những năm qua, Công ty Yến sào Khánh Hòa đã thực hiện<br /> điều tra khảo sát sự phân bố chim yến trên toàn quốc của các phân loài chim yến: Aerodramus<br /> fuciphagus Germani, Aerodramus fuciphagus Amechanus và Aerodramus fuciphagus Vestitus tại Việt<br /> Nam. Từ kết quả nghiên cứu đã ứng dụng vào thực tiễn và kết quả điều tra khảo sát, Công ty Yến sào<br /> Khánh Hòa đề xuất quy hoạch các vùng nuôi chim yến trên toàn quốc như sau:<br /> Đề xuất quy hoạch nuôi chim yến đảo tại các vùng biển đảo<br /> Các vùng duyên hải trên toàn quốc từ Thanh Hóa đến Cà Mau, Phú Quốc, Kiên Giang là<br /> những địa phương có lợi thế và tiềm năng kinh tế biển rất lớn để phát triển quần thể chim yến đảo<br /> Germani. Qua kết quả điều tra khảo sát, căn cứ vào đặc điểm sinh học, tập tính của chim yến đảo và<br /> thực tế Công ty Yến sào Khánh Hòa đã thực hiện phát triển hang đảo yến mới tại các tỉnh Quảng<br /> Bình, Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Côn Đảo - Bà Rịa Vũng Tàu, Công ty đề xuất<br /> các vùng nuôi chim yến đảo tập trung các tỉnh như sau:<br /> Tỉnh Khánh Hòa: Có số lượng quần thể chim yến đảo lớn nhất nước với khoảng 200 đảo<br /> lớn, nhỏ ven bờ, có nhiều hang động có cấu trúc phù hợp để chim yến sinh sống. Điều kiện tự nhiên<br /> của tỉnh Khánh Hòa có nhiều thuận lợi trong việc phát triển ngành nghề nuôi chim yến. Trên cơ sở<br /> thành công trong việc quản lý, khai thác, bảo vệ và phát triển quần thể chim yến hàng tại các hang<br /> đảo yến trên địa bàn các huyện Vạn Ninh, Cam Lâm, thị xã Ninh Hòa, thành phố Nha Trang, thành<br /> phố Cam Ranh cùng với việc ứng dụng các thành tựu nghiên cứu khoa học chuyên ngành về chim<br /> yến, các bí quyết kỹ thuật về nhân đàn, di đàn chim yến, Công ty Yến sào Khánh Hòa phối hợp với<br /> các đơn vị tư vấn lĩnh vực địa chính, chuyên ngành nuôi chim yến, Bộ đội Biên phòng, Chi cục Quản<br /> lý đất đai, Chi cục Biển và Hải đảo, các địa phương tiến hành khảo sát các hang đảo từ Bắc Vạn Ninh<br /> đến Nam Cam Ranh, xác định tọa độ, tên địa danh các đảo thuộc địa phương, thực hiện nghiên cứu<br /> cấu trúc lồng hang, xác định các hang đảo có khả năng phát triển quần thể chim yến.<br /> Trên cơ sở đó, công ty đã thực hiện đề án quy hoạch phát triển và quản lý các hang, đảo<br /> yến trên vùng biển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020. Đề án đã được UBND tỉnh Khánh Hòa phê duyệt<br /> tại Quyết định số 164/QĐ-UBND ngày 20 tháng 01 năm 2014. Hiện tại, Công ty Yến sào Khánh Hòa<br /> đang quản lý khai thác 32 đảo yến với 169 hang yến, theo đề án công ty quy hoạch phát triển thêm 63<br /> đảo và hang yến mới có tiềm năng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.<br /> <br /> 4<br /> <br /> Vị trí các hang đảo yến ở Khánh Hòa<br /> Tỉnh Quảng Nam: Thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, có số lượng quần thể chim yến<br /> đảo lớn đứng thứ hai trên toàn quốc sau tỉnh Khánh Hòa. Có trên 125 km bờ biển, có 15 hòn đảo lớn<br /> nhỏ ngoài khơi. Môi trường sinh thái đa dạng với các hệ sinh thái đồi núi, đồng bằng, ven biển, cùng<br /> hệ thống sông ngòi dày đặc là môi trường sống thích hợp và là nguồn cung cấp thức ăn đa dạng cho<br /> chim yến. Cù Lao Chàm từ lâu đã là nơi sinh sống với số lượng quần thể nhiều chim yến do nằm trong<br /> vùng có điều kiện khí hậu thuận lợi, trên các đảo có nhiều hang động rộng lớn, thông thoáng<br /> Hiện nay, ở Quảng Nam có chim yến đảo đang sinh sống tại các hang: hang Khô, hang Tò<br /> Vò, hang Cả, hang Trăn, hang Bắc Cầu, hang Kì Trâu, hang Xanh Rêu, hang Cạn, hang Ông, hang<br /> Trống Quỷ thuộc 5 hòn đảo của quần đảo Cù Lao Chàm. Vì vậy cần quy hoạch các hang yến trên<br /> nhằm bảo tồn và phát triển bền vững quần thể chim yến của Quảng Nam. Đây là nguồn giống chim<br /> yến đảo quý để nhân rộng phát triển thêm các hang đảo yến mới ở vùng lân cận. Ngoài ra, cần thực<br /> hiện khảo sát chi tiết các hang đảo khác có cấu trúc hang và điều kiện phù hợp để thực hiện các giải<br /> pháp kỹ thuật phát triển hang đảo yến mới, giải pháp nhân đàn, di đàn chim yến tới các hang đảo yến<br /> mới, phát triển nhanh quần thể chim yến đảo địa phương.<br /> <br /> Vị trí các hang đảo yến ở Quảng Nam<br /> Tỉnh Bình Định: Thuộc vùng duyên hải miền Trung Việt Nam, có bờ biển dài 134 km với 33<br /> đảo lớn nhỏ, là địa phương có quần thể chim yến đảo đứng thứ ba toàn quốc sau tỉnh Khánh Hòa và<br /> tỉnh Quảng Nam.<br /> <br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1