intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quy trình chăm sóc người bệnh sản giật (QT.37.KS)

Chia sẻ: Hạ Mộc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

3
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu "Quy trình chăm sóc người bệnh sản giật (QT.37.KS)" nhằm giúp các cán bộ y tế nhận định các triệu chứng của cơn sản giật; phòng ngừa Người bệnh lên cơn giật; lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc sản giật;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quy trình chăm sóc người bệnh sản giật (QT.37.KS)

  1. SỞ Y TẾ TỈNH YÊN BÁI BỆNH VIỆN SẢN - NHI QUY TRÌNH CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SẢN GIẬT QT.37. KS Người soạn thảo Người kiểm tra Người phê duyệt Họ và tên Trần Thị Ngọc Mai Đỗ Thị Nhung Trần Văn Quang Chức vụ Hộ sinh Hộ sinh trưởng Giám đốc Chữ ký Tài liệu lưu hành nội bộ
  2. Quy trình Chăm sóc người bệnh sản giật QT.36.KS QUY TRÌNH CHĂM SÓC NGƯỜI Mã số: QT.37.KS BỆNH VIỆN BỆNH SẢN GIẬT Ngày ban hành: 30/8/2022 SẢN - NHI Lần ban hành: 01 1. Người có liên quan phải nghiên cứu và thực hiện đúng các nội dung của quy trình này. 2. Mỗi đơn vị được phát 01 bản (có đóng dấu kiểm soát). Các khoa, phòng khi có có nhu cầu bổ sung thêm tài liệu, đề nghị liên hệ với Phòng Kế hoạch tổng hợp để có bản đóng dấu kiểm soát. NƠI NHẬN Ban Giám đốc  Khoa Sản  Phòng KHTH  Khoa Phụ  Phòng ĐD  Hội đồng quản lý chất ượng B  Khoa Khám bệnh  Khoa Hỗ trợ sinh sản  Khoa Hồi sức cấp cứu  Khoa Xét nghiệm - CĐHA  Khoa Ngoại nhi liên CK  Khoa Dược - KSNK  Khoa Nhi tổng hợp  Khoa Phẫu thuật- Gây mê HS  THEO DÕI TÌNH TRẠNG SỬA ĐỔI Trang Hạng mục sửa đổi Tóm tắt nội dung hạng mục sửa đổi Trang 2/9
  3. Quy trình Chăm sóc người bệnh sản giật QT.36.KS I. Mục đích : - Nhận định các triệu chứng của cơn sản giật. - Phòng ngừa Người bệnh lên cơn giật. - Lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc sản giật II. PHẠM VI ÁP DỤNG Áp dụng tại Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Yên Bái III. TÀI LIỆU LIÊN QUAN - Bộ Y tế, 2015, Quyết định số 315/QĐ-BYT ngày 29/01/2015 về Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh sản – phụ khoa. - Bộ Y tế, 2016 Quyết định số 4128/QĐ-BYT ngày 29/7/2016 về Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản - Bệnh viện Từ Dũ thành phố Hồ Chí Minh, 2018, Quy trình theo dõi sản giật. IV. THUẬT NGỮ VIẾT TẮT BYT: Bộ Y tế. QT: Quy trình V. TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN - Bác sĩ điều trị, hộ sinh, điều dưỡng phải tuân thủ quy trình này. - Trưởng khoa, hộ sinh, điều dưỡng trưởng giám sát sự tuân thủ quy trình tại khoa. VI. NỘI DUNG QUY TRÌNH: 1. Định nghĩa: Sản giật là sự xuất hiện những cơn co cứng - co giật khu trú hoặc toàn thân có hoặc không kèm theo hôn mê xảy ra trên những bệnh nhân có triệu chứng của tiền sản giật sau khi đã loại trừ cơn co giật do các nguyên nhân khác như động kinh, nhồi máu não, xuất huyết não hoặc do sử dụng thuốc. Sản giật được xem là một biến chứng biểu hiện tình trạng nặng của tiền sản, có thể xảy ra trong thai kỳ hoặc thời kỳ hậu sản. 2. Nhận định: Trang 3/9
  4. Quy trình Chăm sóc người bệnh sản giật QT.36.KS - Nhận định về khả năng nhận thức của thai phụ. Có lo lắng căng thẳng không. Mệt mỏi? Mất ngủ? - Nhận định về toàn trạng: huyết áp, mạch, nhịp thở, da, niêm mạc, thân nhiệt. - Nhận định về mức độ phù. - Nhận định về các dấu hiệu khác: đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, nhìn mờ, buồn nôn, nôn, đau thượng vị,… - Nhận định về ăn uống, nghỉ ngơi ra sao. - Nhận định về kết quả điều trị. - Nhận định và ghi chép đầy đủ tình trạng tinh thần kinh của thai phụ: nhận thức, phản xạ gân xương, máy cơ, thị giác,… - Nhận định tim thai trên monitor: nhịp tim thai cơ bản, sự biến đổi nhịp tim thai, kiểu nhịp tim thai. - Sự hiểu biết và nhận thức của người bệnh đối với bệnh lý. 3. Chẩn đoán chăm sóc: - Nguy cơ tái sản giật, phù phổi cấp, rau bong non xảy ra cho thai phụ do cao huyết áp. - Nguy cơ thai chậm phát triển, suy thai, thai chết lưu do giảm sự cung cấp máu đến thai nhi. - Nguy cơ sinh non do tình trạng huyết áp của mẹ không ổn định. - Nguy cơ băng huyết sau sanh do rối loạn các yếu tố đông máu. - Nguy cơ tổn thương do co giật. - Nguy cơ cho thai do giảm tuần hoàn rau thai. - Thiếu kiến thức về bệnh lý sản giật. 4. Lập kế hoạch chăm sóc: - Giảm nguy cơ sản giật, phù phổi cấp, nhau bong non xảy ra cho thai phụ do cao huyết áp - Giảm nguy cơ chấn thương do tổn thương não. - Giảm nguy cơ thai suy dinh dưỡng, thai suy, thai lưu - Giảm nguy cơ sinh non do tình trạng huyết áp của mẹ không ổn định. Trang 4/9
  5. Quy trình Chăm sóc người bệnh sản giật QT.36.KS - Giảm nguy cơ băng huyết sau sanh do rối loạn yếu tố đông máu. 5. Thực hiện kế hoạch chăm sóc: 5.1. Giảm nguy cơ tái sản giật, phù phổi cấp, rau bong non xảy ra: - Theo dõi các dấu hiệu sống 15- 30 phút/ lần, 1h/ lần trong 6h, 3h/ lần trong các giờ tiếp theo. - Theo dõi tổng trạng: bứt rứt, lo âu... - Dấu hiệu thần kinh: nhức đầu, chóng mặt... - Khó thở, ho khan… - Huyết áp tăng cao - Mạch nhanh > 100 lần/phút - Thở nhanh > 25 lần/phút - Theo dõi khi dùng thuốc chống co giật, hạ áp. Cần chú ý lượng dịch vào ra. - Chuẩn bị phương tiện cấp cứu nếu có sản giật hay phù phổi cấp xảy ra. - Đặt sonde tiểu theo dõi nước tiểu theo y lệnh. - Theo dõi thai phụ thực hiện đúng chế độ điều trị Uống thuốc: Không nên đi lại, sau dùng thuốc hạ áp, an thần… Ăn uống: chế độ ăn ít muối, (không quá 3g/ ngày), nhiều đạm (thịt, cá, trứng...) Nghỉ ngơi: nằm phòng yên tĩnh, tránh căng thẳng, lo âu. Hướng dẫn thai phụ phát hiện các dấu hiệu trở nặng + Nhức đầu, hoa mắt, ù tai… + Đau vùng thượng vị. + Dấu xuất huyết dưới da→ Báo ngay cho nhân viên y tế. 5.2. Giảm nguy cơ tổn thương do co giật: - Cho người bệnh nằm nơi yên tĩnh, thoáng, ấm, nhiệt độ ổn định, ánh sáng dịu. - Đảm bảo đường thở của người bệnh phải thông tốt, cung cấp oxy cho người bệnh qua ống thông mũi hoặc mặt nạ. - Chống sang chấn: giường có thành cao, giường đặt thấp, cố định chân, tay, ngáng miệng,.. Trang 5/9
  6. Quy trình Chăm sóc người bệnh sản giật QT.36.KS - Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ và phương tiện cấp cứu: máy hút,mặt nạ, monitor, thuốc cấp cứu, bộ ngáng lưỡi. - Theo dõi tình trạng huyết động: áp lực tĩnh mạch trung tâm, mạch,huyết áp, độ bão hoà oxy,… - Thuốc thích hợp theo y lệnh - Theo dõi sát người bệnh 15 – 30ph/lần 5.3. Giảm nguy cơ thai suy dinh dưỡng, thai suy, thai lưu: - Theo dõi tim thai. Thông báo cho bác sĩ mọi thay đổi nhịp tim thai trên monitor - Cho người bệnh nằm nghiêng trái. - Siêu âm theo y lệnh bác sĩ để xác định tình trạng thai nhi, lượng ối, rau thai... - Cho người bệnh thở oxy qua mặt nạ hoặc qua ống thông mũi. - Chuẩn bị cấp cứu sơ sinh non yếu, ngạt. 5.4. Giảm nguy cơ sinh non do tình trạng huyết áp của mẹ không ổn định: - Theo dõi các dấu hiệu chuyển dạ, cơn co tử cung, độ xóa mở cổ tử cung, ngôi thai, ối ...nếu bất thường báo cáo bác sỹ. - Theo dõi và điều chỉnh lượng dịch vào cơ thể người bệnh phụ thuộc vào lượng dịch bị mất hàng ngày, theo dõi lượng nước tiểu 24h/ngày. - Sử dụng thuốc thích hợp theo chỉ định. - Ghi chép và thông báo các tác dụng phụ. - Chuẩn bị mổ lấy thai khi có chỉ định BS (điều trị nội khoa thất bại, huyết áp không ổn đinh, thai suy,...) 5.5. Giảm nguy cơ băng huyết sau sanh do rối loạn yếu tố đông máu: - Theo dõi kết quả xét nghiệm có bất thường →Báo bác sĩ kịp thời. - Chuẩn bị đày đủ thuốc co hồi tử cung, dịch truyền. - Xử trí tích cực giai đoạn 3. - Đánh giá tình trạng co hồi tử cung và theo dõi lượng máu mất trong và sau sinh. Nếu máu mất nhiều phải truyền máu. 5.6. Thiếu kiến thức về bệnh lý tiền sản giật- Sản giật: Trang 6/9
  7. Quy trình Chăm sóc người bệnh sản giật QT.36.KS - Cung cấp thông tin về bệnh lý cao huyết áp do thai, nguyên nhân, triệu chứng tiền sản giật- Sản giật cho thai phụ biết. - Trao đổi với thai phụ về phương pháp điều trị, chăm sóc của thầy thuốc tại bệnh viện. - Hướng dẫn thai phụ cách phát hiện, các dấu hiệu nặng của bệnh → báo nhân viên y tế kịp kịp thời. - Hướng dẫn thai phụ theo dõi tiếp HA mỗi ngày sau khi điều trị ổn hoặc có thai lần sau. - Phát tờ rơi cung cấp một số thông tin cơ bản liên quan đến tiền sản giật- Sản giật cho người bệnh và người nhà đọc và biết. 6. Đánh giá chăm sóc: Bệnh diễn tiến tốt khi: Không xuất hiện lại cơn sản giật hoặc cơn sản giật giảm. Huyết áp: - Huyết áp bệnh nhân giảm và trở lại bình thường. - Huyết áp duy trì ở mức độ cho phép. - Huyết áp không được dao động thường xuyên Nước tiểu và protein niệu: - Lượng nước tiểu 24 giờ tăng dần, trong hơn. - Protein giảm dần hoặc trở về bình thường Phù và cân nặng: - Phù giảm dần. - Cân nặng giảm nhẹ, không tăng thêm. Tình trạng toàn thân và thị lực: - Da niêm hồng, tiếp xúc tốt - Nhìn rõ, hết mờ mắt. Tình trạng thai nhi: - Thai nhi phát triển bình thường trong buồng tử cung. Thực hiện y lệnh : - Thực hiện thuốc kịp thời đầy đủ, bệnh có xu hướng tiến triển tốt. Trang 7/9
  8. Quy trình Chăm sóc người bệnh sản giật QT.36.KS - Xét nghiệm các chức năng trở về bình thường. Công tác giáo dục, hướng dẫn: - Người bệnh biết được chế độ nghỉ ngơi hợp lý. - Người bệnh tuân thủ chế độ ăn (ít muối giàu đạm). - Hợp tác trong điều trị, khi có chỉ định sinh sớm. - Lưu ý: Tùy theo tình trạng từng người bệnh để nhận định và đưa ra các chẩn đoán điều dưỡng và thực hiện kế hoạch chăm sóc cho phù hợp. Trang 8/9
  9. Quy trình Chăm sóc người bệnh sản giật QT.36.KS BẢNG KIỂM CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SẢN GIẬT ST Các bước tiến hành Có Không T 1 Kiểm tra y lệnh, xác định đúng người bệnh. 2 Giải thích cho bệnh nhân yên tâm 3 Sát khuẩn tay (đúng qui trình) đeo khẩu trang Chuẩn bị dụng cụ, thuốc: 4 Máy đo huyết áp 5 Ống nghe tim phổi 6 Nhiệt kế, ngáng miệng, máy hút, mặt nạ 7 Máy monitor sản khoa 8 Thuốc và phương tiện cấp cứu Các bước tiến hành 10 Theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp, nước tiểu, cân nặng 24h 11 Theo dõi thần kinh, tri giác 12 Theo dõi nhịp tim thai, cơn co, độ xóa mở cổ tử cung 12 Thực hiện thuốc theo y lệnh Hướng dẫn người bệnh và người chế độ nghỉ ngơi, ăn uống, 13 vận động, phát hiện các dấu hiệu bất thường gọi bác sĩ 14 Theo dõi các nguy cơ bất thường có thể xảy ra. 15 Thu dọn dụng cụ 16 Phân loại chất thải đúng 17 Ghi chép hồ sơ bệnh án Trang 9/9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2