intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quy trình công nghệ sản xuất giống cá Đù đỏ tại Việt Nam

Chia sẻ: Than Kha Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

374
lượt xem
94
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong 10 năm gần đây, xuất khẩu các loài cá biển nuôi như cá Song, cá Giò, cá Cam, cá Tráp, cá Măng, cá Vược, cá Bơn, cá Ngừ... đã đem lại hiệu quả kinh tế lớn cho các nước như Ðài Loan, Trung Quốc, Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia, Xingapo, Hồng Kông, Philippin, Ôxtrâylia, Na Uy...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quy trình công nghệ sản xuất giống cá Đù đỏ tại Việt Nam

  1. Quy trình công nghệ sản xuất giống cá Đù đỏ tại Việt Nam Nguồn: vietlinh.com.vn I. MỞ ĐẦU Trong 10 năm gần đây, xuất khẩu các loài cá biển nuôi như cá Song, cá Giò, cá Cam, cá Tráp, cá Măng, cá Vược, cá Bơn, cá Ngừ... đã đem lại hiệu quả kinh tế lớn cho các nước như Ðài Loan, Trung Quốc, Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia, Xingapo, Hồng Kông, Philippin, Ôxtrâylia, Na Uy... Do nhu cầu của thị trường nội địa và xuất khẩu, nuôi cá biển ở Việt Nam cũng phát triển nhanh chóng trong mấy năm gần đây. Tại các tỉnh ven biển như Quảng Ninh, Hải Phòng, Ðà Nẵng, Khánh Hòa, số lượng lồng nuôi cá biển mỗi năm tăng 150% - 200%. Trong đó, sản phẩm cá nuôi của hai tỉnh Quảng Ninh và Hải Phòng không những được tiêu thụ nội địa cho khách tham quan du lịch mà còn xuất khẩu trực tiếp sang Hồng Kông và Trung Quốc. Sản xuất giống cá biển là công nghệ rất mới và phức tạp. Vì vậy, năm 2003, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản I đã thực hiện đề tài Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ sản xuất giống cá Ðù đỏ tại Việt Nam, với các mục tiêu : + Xây dựng qui trình nuôi vỗ thành thục và cho cá Ðù đỏ đẻ. + Xây dựng qui trình sản xuất giống cá Ðù đỏ nhân tạo. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Ðối tượng nghiên cứu Cá Ðù đỏ Sciaenops ocellatus (Linné, 1766) thuộc Lớp cá xương Osteichthyes, Bộ cá Vược Perciformes, Bộ phụ cá Vược Percioidei, Họ cá Ðù Sciaenidae, Giống cá Ðù Sciaenops.
  2. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Nuôi vỗ cá bố mẹ thành thục Thí nghiệm được tiến hành theo hai giai đoạn : - Từ tháng 1 đến tháng 6, cho cá ăn cá tạp mỗi ngày 1 lần ở tất cả các lồng. - Từ tháng 7 đến tháng 9, chia cá thành 3 lô để nghiên cứu, tiến hành giảm khẩu phần ăn xuống còn 2-3% trọng lượng cá, đồng thời bổ sung vitamin và chất khoáng 4 ngày 1 lần theo liều lượng khác nhau: + Lô I : Gồm lồng I1 kích thước 3x3x3m và lồng I2 kích thước 6x3x3m, bổ sung thuốc bằng lượng bổ sung cho nuôi vỗ cá Giò (xem Bảng 1 trang sau). + Lô II : Gồm lồng II1 kích thước 3x3x3m và lồng II2 kích thước 6x3x3m, bổ sung thuốc bằng 1/2 lượng bổ sung cho nuôi vỗ cá Giò. + Lô III : Gồm lồng III1 kích thước 3x3x3m và lồng III2 kích thước 6x3x3m, không bổ sung thuốc. 2.2.2. Phương pháp cho đẻ tự nhiên trong bể Ðến mùa sinh sản (tháng 9-10), dùng ống thăm trứng (= 1mm) hút trứng kiểm tra. Nếu đường kính trứng là 0,50 - 0,65 mm và khi vuốt nhẹ bụng cá đực thấy sẹ trắng như sữa chảy ra thì tiến hành nhốt cá đực và cá cái chung vào bể đẻ theo tỷ lệ 1/1. Bể đẻ có dạng hình trụ tròn, cao 2,5m, đường kính 4 - 5m, dung tích bể từ 40 - 60m3, có mái và được che kín toàn bộ, có hệ thống nước chảy vòng tròn với vận tốc 0,2m/giây, có đường thoát nước phía trên là nơi hứng trứng chảy ra, đường thoát nước phía dưới để thay nước hàng ngày và xiphông đáy, có hệ thống sục khí đảm bảo ôxy cho cá. Lưu ý: Chỉ nên chọn 5-7 cặp/lần tham gia đẻ. 2.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường đến sự phát triển phôi
  3. Ngay từ khi trứng thụ tinh đến khi cá nở, dùng kính hiển vi có gắn bộ chụp ảnh quan sát liên tục để nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ lên thời gian phát triển phôi, ảnh hưởng của độ mặn đến quá trình phát triển phôi. 2.2.4. Thí nghiệm ương từ cá bột lên cá giống Ương trong bể composite có hệ thống cấp nước, cấp khí chủ động, dung tích 2.000- 4.000 lít. Tiến hành ương trong nhà và ngoài trời, theo hệ thống tuần hoàn và bán tuần hoàn, có bổ sung tảo và không bổ sung tảo. Bảng 1: Liều lượng vitamin và chất khoáng bổ sung vào mồi trong các lô thí nghiệm nuôi vỗ cá Ðù đỏ thành thục Mật độ Liều lượng vitamin và chất khoáng bổ sung (con/m3) Ghi vào mồi cho 1kg cá bố mẹ Lô Lồng chú Cỡ cá A Cal* B1 3B C D E Tháng (kg/con) mg mg mg mg IU IU IU 7 100 0 10 35 2 20 10 30/27 I1 8 150 5 20 50 3 50 15 7-9 9 200 2 20 70 4 100 20 I 7 100 0 10 35 2 20 10 30/54 4 ngày I2 8 150 5 20 50 3 50 15 bổ 7-9 9 200 2 20 70 4 100 20 sung 7 50 0 5 20 1 10 5 30/27 thuốc 1 II1 8 75 3 10 25 2 25 10 lần 7-9 9 100 1 10 35 2 50 10 II 7 50 0 5 20 1 10 5 30/54 II2 8 75 3 10 25 2 25 10 7-9 9 100 1 10 35 2 50 10 30/27 III1 Không bổ sung thuốc ở tất cả các tháng 7-9 III 30/54 III2 Không bổ sung thuốc ở tất cả các tháng 7-9 III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Bảng 2: Kết quả về sự thành thục của cá Ðù đỏ
  4. Sự thay đổi màu sắc bên ngoài Tỷ lệ thành thục Tỷ lệ qua kiểm tra đực/cái Lô Lồng Cuối tháng 9 ngày 2/10/2003 trong lồng Tháng 8 Ðầu tháng 9 (%) nuôi I1 ++ +++ ++++ 100 (30/30) 15/15 I I2 ++ +++ ++++ 100 (30/30) 13/17 II1 + ++ +++ 87 (26/30) 16/14 II II2 + ++ +++ 93 (28/30) 13/17 III1 Trắng bạc + ++ 20 (6/30) 15/15 III III2 Trắng bạc + ++ 57 (17/30) 18/12 Bảng 3: Kết quả cho cá đẻ ở các lô có chế độ nuôi vỗ khác nhau Số Lô Tỷ lệ Ðường Số cá trứng Ðường nuôi thụ kính bột thu Số cặp thu Tỷ lệ kính vỗ tinh giọt dầu được Hình thức cho đẻ cá cho được nở (%) trứng đẻ (mm) (%) (mm) (tr.con) (triệu) 0,16+ Trên bể, không tiêm 20 22,4 82 81 0,85 9,2 Lô I Dưới lồng, không 10 tiêm 0,16- Trên bể, không tiêm 15 15,5 65 64,2 0,84 5,3 Lô II Trên bể, có tiêm 5 5,7 20 6,1 0,35 (*) 0,15+ Lô III Trên bể, không tiêm 5 4,3 33 21,6 0,82 0,5 (*) (*): cá bột rất yếu không tiến hành ương Bảng 4:Kết quả cho đẻ, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở và tổng số ấu trùng thu được Tổng số trứng Số cặp đẻ Tỷ lệ thụ tinh Số ấu trùng thu Thời gian thu được Tỷ lệ nở (%) (cặp) (%) được (con) (trứng) Năm 2003 - Ðợt 1 7 4.550.000 65 67 1.981.530 - Ðợt 2 15 11.130.000 82 92 8.396.470 - Ðợt 3 8 5.704.000 87 87 4.317.360 - Ðợt 4 8 4.657.000 91 85 3.602.190 - Ðợt 5 8 6.357.000 89 89 5.035.380 Tổng 46 32.398.000 23.332.920 Năm 2004
  5. - Ðợt 1 7 6.475.000 75 84 4.079.250 - Ðợt 2 7 6.265.000 82 78 4.007.094 - Ðợt 3 7 5.586.000 84 57 2.674.576 - Ðợt 4 7 4.795.000 93 86 3.835.041 - Ðợt 5 7 6.398.000 87 92 5.120.959 Tổng 35 29.519.000 19.716.921 Bảng 5: Thời gian và các giai đoạn phát triển của phôi cá Ðù đỏ Thời gian sau khi trứng Các giai đoạn phát triển thụ tinh Phân cắt thành 2 tế bào 1 giờ 25 phút Phân cắt thành 4 tế bào 1 giờ 45 phút Phân cắt thành 8 tế bào 2 giờ 00 phút Phân cắt thành 16 tế bào 2 giờ 15 phút Phân cắt thành 32 tế bào 2 giờ 35 phút Phân cắt thành 64 tế bào 3 giờ 05 phút Phân cắt thành nhiều tế bào 3 giờ 40 phút Thời kỳ đĩa phôi cao 7 giờ 10 phút Thời kỳ phôi thai chiếm nửa khối noãn hoàng, hình thành 12 giờ 20 phút mắt Phôi thai chiếm 2/3 khối noãn hoàng, mầm đuôi rõ ràng 18 giờ 00 phút Phôi thai chiếm hết toàn bộ khối noãn hoàng 19 giờ 05 phút ấu trùng đang nở 20 giờ 15 phút Bảng 6: Tác động của nhiệt độ đến sự phát triển phôi cá Ðù đỏ Nhiệt độ (0C) 22 24 26 28 30 32 34 36 Thời gian nở (giờ) 140 131 116 94 82 70 Tỷ lệ nở (%) 0 75 87 92 80 8 81 80 Tỷ lệ dị hình (%) 1 0 0 0 0 2 12 16 Bảng 7: Tác động của độ mặn đến sự phát triển phôi cá Ðù đỏ Ðộ mặn (%o) 18 22 26 30 35 40 Tỷ lệ nở (%) 48 52 78 86 85 51 Tỷ lệ dị hình (%) 2 1 1 0 0 1 Bảng 8: ảnh hưởng của nhiệt độ đến thời gian mở miệng của cá Ðù đỏ Lô thí nghiệm Các thông số Lô I Lô II
  6. Nhiệt độ (0C) 18-22 27-29 Ðộ mặn (0/00) 30 30 Mật độ (con/lít) 400 400 Kích thước ấu trùng (mm) 0,28 0,22 Thời gian mở miệng (giờ) 71 58 Kết quả ở bảng 8 cho thấy nhiệt độ có ảnh hưởng rất lớn đến thời gian mở miệng của cá. Trong những ngày đầu trước khi cá sử dụng dinh dưỡng bên ngoài, cá hoàn toàn dùng khối noãn hoàng có sẵn làm nguồn dinh dưỡng chính. Nếu kéo dài thời gian sử dụng khối noãn hoàng này đồng thời làm chậm quá trình mở miệng của cá (10- 15 giờ) thì ấu trùng cá sẽ khoẻ hơn và có khả năng bắt mồi tốt hơn. Tuy nhiên, thí nghiệm mới chỉ đề cập đến vấn đề nhiệt độ, hơn nữa chưa có điều kiện để lặp lại, do đó chưa thể đánh giá các ảnh hưởng khác đến thời gian mở miệng của cá. Cá Ðù đỏ là loài cá ưa sáng, vì vậy nếu bể ương để trong nhà thì phải chiếu sáng bằng bóng 100W cho bể 1m3. Thức ăn nhân tạo không phù hợp với dinh dưỡng giai đoạn đầu của ấu trùng cá Ðù đỏ. Thức ăn tươi sống (luân trùng, Copepoda) đóng vai trò rất quan trọng trong 15 ngày đầu của quá trình ương nuôi. Trong trường hợp thiếu thức ăn tươi sống, có thể dùng thêm thức ăn tổng hợp. Nếu sử dụng thức ăn tươi sống (luân trùng, Copepoda và Artemia) được làm tăng dinh dưỡng bằng dầu gan cá và axít béo (HUFA) thì tỷ lệ sống cao nhất (đạt 10,91% sau 30 ngày tuổi). Mật độ ương ban đầu khoảng 40 - 50 cá thể/lít là thích hợp. Sau 30 ngày ương phải tiến hành phân nhóm nuôi riêng, tránh hiện tượng cá lớn ăn thịt cá bé. Cá Ðù đỏ ương ở ao đất cho kết quả cao hơn hẳn ương trong bể. Tỷ lệ sống sau 40 ngày ương đạt gần 14,2%, đồng thời tốc độ tăng trưởng cũng cao hơn. Tuy nhiên, việc ương trong ao đất thường gặp rất nhiều rủi ro, do không thể kiểm soát được các vấn đề thời tiết và biến động môi trường, việc thiếu hụt thức ăn trong
  7. giai đoạn cuối, việc luyện cho cá ăn thức ăn tổng hợp... Chính vì vậy, cần thiết phải luôn luôn có phương án chủ động trong việc đưa ngay cá lên bể nếu như môi trường ao ương không đáp ứng đủ nhu cầu thức ăn. Bảng 9: ảnh hưởng của nhiệt độ đến tỷ lệ sống và tỷ lệ dị hình của ấu trùng cá Ðù đỏ Nhiệt độ Số lần Tỷ lệ sống Tỷ lệ dị hình lặp 0 ( C) I II III I II III 23 3 54 52 49 0 0 0 26 3 62 59 63 0 0 0 29 3 78 81 82 0 0 0 32 3 67 60 62 2 2 1 35 3 37 42 38 3 2 2 Từ bảng 9 có thể thấy nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của ấu trùng cá Ðù đỏ là 26-32oC, tốt nhất trong khoảng nhiệt độ 29-30 0C, đây cũng là khoảng nhiệt độ tự nhiên trong mùa sinh sản của cá Ðù đỏ. Bảng 10 : ảnh hưởng của độ mặn đến tỷ lệ sống của cá Ðù đỏ trong 20 ngày ương Tỷ lệ sống (%) Ðộ mặn (0/00) 0 1 2 3 4 5 6 7 8 10 15 20 12-14 100 87 85 78 76 65 55 34 29 22 18 14 15-17 100 91 88 82 75 68 56 46 35 31 26 13 18-19 100 94 92 87 83 74 68 51 42 34 24 15 20-22 100 92 90 85 80 72 72 42 37 33 22 12 23-25 100 95 93 86 81 76 65 47 35 27 17 15 26-28 100 97 95 83 75 65 57 40 36 25 14 11 29-31 100 97 94 89 87 79 61 51 47 37 25 19 32-34 100 95 91 85 79 75 63 48 42 35 26 20 34-35 100 92 88 79 72 63 58 36 28 24 19 12
  8. Kết quả của bảng 10 cho thấy, ở các ngưỡng độ mặn khác nhau, dao động từ 12-350/00, tỷ lệ sống gần bằng nhau. Vì vậy, chế độ quản lý và chăm sóc cá sẽ quyết định rất lớn đến tỷ lệ sống. Bảng 11: Sự bắt mồi ở bể ương không cho tảo và cho tảo với mật độ khác nhau Tỷ lệ sống khi cá 10 Mật độ tảo Cá 3 ngày tuổi Cá 4 ngày Cá 6 Cá 8 ngày (triệu ngày tuổi tuổi ngày tuổi tuổi tb/ml) (bắt đầu mở miệng) (%) - 10g sáng, cho tảo 1 + ++++ ++++ 82 - 6g chiều, cho luân trùng - 10g sáng, cho tảo 2 + ++++ ++++ 80 - 6g chiều, cho luân trùng - 10g sáng, cho tảo 4 + ++ ++ 65 - 6g chiều, cho luân trùng - Sáng không cho tảo 0 0* + ++ 54 - 6g chiều, cho luân trùng Bảng 12: Kết quả thí nghiệm ương nuôi cá Ðù đỏ sau 15 ngày tuổi tại Trạm Nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản nước lợ (năm 2003) Loại thức ăn Số lượng Tỷ lệ sống Ngày tuổi Tình trạng sức khoẻ của cá (con) (%) Luân trùng Cá có sức khoẻ tốt, bắt mồi 15 1.200 100 Copepoda, chủ động Artemia Copepoda, Một số cá chết chưa rõ nguyên 20 1.000 83 Artemia và thức nhân ăn công nghiệp Copepoda, Cá chết ít hơn so với những 25 - 27 900 75 Artemia và thức ngày trước ăn công nghiệp Bảng 13: Phương pháp gây nuôi thức ăn tươi sống trong ao đất
  9. Tên thông số Lượng Ghi chú 500 m2 Diện tích ao Tháo cạn nước, phơi đáy ao 2-3 ngày Rotenon hoặc Saponin 1 kg Bón sau khi ao cạn nước Vôi bột 50-100 kg Tuỳ theo pH đáy ao Ðộ sâu mực nước khi mới cấp 1-1,2 mét Nước lọc qua lưới 1mm Phân NPK 10 kg 2 tuần bón 1 lần Chế phẩm vi sinh 2 kg Bón 1 lần khi vừa lấy nước vào Cá tạp nấu chín + cám gạo 120-150 kg 1 tháng/lần Bột đậu tương xay nhỏ 2-3 kg 5 ngày/1 lần IV. KẾT LUẬN Về cơ bản, đề tài đã nghiên cứu thành công từ khâu nuôi vỗ cá bố mẹ cá Ðù đỏ thành thục đến sinh sản và ương nuôi ấu trùng thành cá giống ở quy mô gần với sản xuất hàng hoá. Cá Ðù đỏ là đối tượng cá biển đầu tiên được sản xuất giống tại Việt Nam. Việc sản xuất giống thành công sẽ giúp cho nghề nuôi biển chủ động được nguồn giống, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nghề nuôi cá lồng trên biển nói riêng và nghề nuôi thuỷ sản nói chung, từ đó giảm được sức ép khai thác nguồn lợi cá giống ven bờ, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho cộng đồng ngư dân ven biển. Tuy nhiên, để khẳng định tính ổn định của quy trình, cần tiếp tục tiến hành sản xuất thử trong một số chu kỳ trong thời gian tới.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2