QUY TRÌNH TỔ CHỨC CHO HỌC SINH THIẾT KÊ SƠ ĐỒ TƯ DUY<br />
TRONG DẠY HỌC SINH HỌC<br />
PHAN ĐỨC DUY<br />
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế<br />
LÝ HẢI ĐƯỜNG<br />
Trường THPT Chuyên Quốc Học, Huế<br />
<br />
Tóm tắt: Sơ đồ tư duy có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển<br />
kỹ năng tư duy sáng tạo cho học sinh. Vì vậy, việc rèn luyện kỹ năng<br />
xây dựng sơ đồ tư duy cho học sinh là rất cần thiết. Muốn rèn luyện có<br />
kết quả thì giáo viên phải xây dựng quy trình phù hợp để tổ chức cho<br />
học sinh thiết kế sơ đồ tư duy.<br />
Sơ đồ tư duy, lược đồ tư duy là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi, đào sâu, mở rộng một<br />
ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức… bằng cách kết hợp việc sử<br />
dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực. [6]<br />
Trong dạy học nói chung, dạy học sinh học nói riêng việc tổ chức cho học sinh tự thiết<br />
kế sơ đồ tư duy trong quá trình học tập có một ý nghĩa rất quan trọng. Chỉ khi học sinh<br />
tự mình thiết kế được sơ đồ lúc đó mới hiểu sâu, nhớ lâu và nhớ có hệ thống các kiến<br />
thức đã học được. Muốn làm được điều này, trong quá trình dạy học mỗi giáo viên phải<br />
có kế hoạch, có quy trình cụ thể để rèn luyện cho người học cách thức thiết kế được sơ<br />
đồ tư duy.<br />
QUY TRÌNH THIẾT KẾ SƠ ĐỒ TƯ DUY<br />
Từ lý luận về sơ đồ tư duy, chúng tôi đã đưa ra quy trình xây dựng sơ đồ tư duy gồm 5<br />
bước và đưa ví dụ minh họa.<br />
Bước 1: Xác định chủ đề trọng tâm.<br />
Bước 2: Xác định và liệt kê những từ khóa quan trọng nhất hay chung nhất liên quan<br />
đến chủ đề.<br />
Bước 3: Các từ khóa được sắp xếp ở những vị trí phù hợp trên các nhánh tương ứng với<br />
mức độ phân cấp.<br />
Bước 4: Dùng các đường nối để liên kết các từ khóa có quan hệ với nhau.<br />
Bước 5: Sửa chữa, hoàn chỉnh sơ đồ (có thể có những thay đổi cần thiết về cấu trúc và<br />
nội dung sơ đồ). [2], [3], [5], [6]<br />
<br />
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế<br />
ISSN 1859-1612, Số 02(22)/2012: tr. 149-157<br />
<br />
150<br />
<br />
PHAN ĐỨC DUY – LÝ HẢI ĐƯỜNG<br />
<br />
Xác định chủ đề trọng tâm<br />
<br />
Xác định từ khóa<br />
<br />
Sắp xếp từ khóa trên các nhánh tương ứng<br />
của sơ đồ tư duy<br />
<br />
Dùng các đường nối để liên kết các từ khóa<br />
<br />
Hoàn chỉnh sơ đồ tư duy<br />
Sơ đồ 1. Quy trình thiết kế sơ đồ tư duy<br />
<br />
2. QUY TRÌNH TỔ CHỨC CHO HỌC SINH THIẾT KẾ SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG<br />
DẠY HỌC SINH HỌC<br />
Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy muốn rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự thiết kế<br />
sơ đồ tư duy trong quá trình học tập bộ môn cần trải qua 3 giai đoạn sau:<br />
- Giai đoạn 1: Cung cấp sơ đồ tư duy hoàn chỉnh cho học sinh.<br />
Sơ đồ tư duy hoàn chỉnh là sơ đồ có đầy đủ từ khóa, đường nối, các hình ảnh. Sơ đồ tư<br />
duy hoàn chỉnh có thể sử dụng ở khâu dạy kiến thức mới hoặc khâu củng cố, ôn tập.<br />
+ Bước 1: Giáo viên cung cấp sơ đồ tư duy hoàn chỉnh<br />
+ Bước 2: Giáo viên đưa hệ thống các hoạt động khai thác sơ đồ<br />
+ Bước 3: Học sinh tự lực làm việc, lĩnh hội kiến thức thông qua việc quan sát, phân<br />
tích sơ đồ tư duy. Tùy mức độ khai thác nông hay sâu, có thể sử dụng sơ đồ tư duy để<br />
dạy phổ thông hay dạy chuyên hay bồi dưỡng học sinh giỏi.<br />
+ Bước 4: Giáo viên sửa chữa, kết luận nếu dùng sơ đồ tư duy để dạy bài mới hoặc nhận<br />
xét, cho điểm nếu dùng sơ đồ tư duy trong khâu ôn tập, củng cố.<br />
Chú ý, giáo viên kết hợp bài giảng điện tử trong khi khai thác sơ đồ. Đây là giai đoạn<br />
đầu tiên trong quá trình tổ chức học sinh thiết kế sơ đồ tư duy, do đó, sau khi học sinh<br />
trả lời được nội dung kiến thức nào thì giáo viên nhấn mạnh các từ khóa có xuất hiện<br />
trong sơ đồ tư duy. Điều này rèn luyện cho học sinh kỹ năng xác định từ khóa trong<br />
việc thiết kế sơ đồ tư duy.<br />
<br />
QUY TRÌNH TỔ CHỨC CHO HỌC SINH THIẾT KẾ SƠ ĐỒ TƯ DUY…<br />
<br />
151<br />
<br />
- Giai đoạn 2: Cung cấp sơ đồ tư duy khuyết.<br />
Sơ đồ khuyết là sơ đồ chỉ có một số từ khóa và nhánh. Sơ đồ tư duy khuyết có thể dùng<br />
ở các mức độ khác nhau như khuyết từ khóa, khuyết nhánh hoặc khuyết đường liên hệ.<br />
Sơ đồ tư duy khuyết có thể được dùng ở khâu dạy bài mới, khâu củng cố, ôn tập và<br />
khâu kiểm tra, đánh giá.<br />
+ Bước 1: Giáo viên cung cấp sơ đồ tư duy khuyết.<br />
+ Bước 2: Giáo viên đưa ra hệ thống các hoạt động giúp học sinh tìm ra từ khóa, mối<br />
liên hệ giữa các kiến thức để hoàn thiện sơ đồ tư duy nếu dùng sơ đồ tư duy để dạy bài<br />
mới, và bước này không cần thiết nếu dùng sơ đồ tư duy trong khâu củng cố, ôn tập<br />
hoặc khâu kiểm tra, đánh giá.<br />
+ Bước 3: Học sinh tự lực làm việc, hoàn chỉnh từng phần của sơ đồ.<br />
+ Bước 4: Giáo viên kết luận và hoàn chỉnh sơ đồ tư duy.<br />
Khi sửa chữa sơ đồ tư duy của học sinh, giáo viên phải chú ý chỉ ra những chỗ chưa<br />
đúng, giúp học sinh hiểu kỹ và có kỹ thuật thiết kế sơ đồ tư duy.<br />
- Giai đoạn 3: Học sinh tự xây dựng sơ đồ tư duy.<br />
Biện pháp tự xây dựng sơ đồ tư duy là giáo viên đưa ra hệ thống các hoạt động để học<br />
sinh tự xác định từ khóa trọng tâm, xác định mức độ phân cấp của các kiến thức, tìm<br />
mối liên hệ giữa các từ khóa, từ đó tự xây dựng sơ đồ tư duy. Biện pháp này có thể sử<br />
dụng trong khâu dạy bài mới hoặc khâu củng cố, ôn tập, khâu kiểm tra đánh giá.<br />
+ Bước 1: Giáo viên đưa ra hệ thống các hoạt động.<br />
Để học sinh xác định được chủ đề trọng tâm và các tiêu đề phụ, từ khóa giáo viên có thể<br />
tổ chức cho học sinh quan sát tranh, phim, trả lời câu hỏi, giải quyết bài tập tình huống<br />
hoặc hoàn thành phiếu học tập...<br />
Và để học sinh tìm được mối liên hệ giữa các từ khóa, biện pháp hay được giáo viên sử<br />
dụng là hỏi đáp. Những câu hỏi hay được dùng là dạng cấu trúc phù hợp với chức năng,<br />
câu hỏi suy luận, phân tích mối liên hệ giữa các giai đoạn...<br />
+ Bước 2: Học sinh làm việc theo nhóm, trả lời các câu hỏi và xác định từ khóa, sau đó<br />
thiết kế sơ đồ tư duy.<br />
+ Bước 3: Giáo viên tổ chức cho học sinh lên trình bày ý tưởng.<br />
+ Bước 4: Giáo viên sửa chữa, bổ sung.<br />
+ Bước 5: Sử dụng sơ đồ tốt nhất của học sinh hoặc sơ đồ tư duy mà giáo viên đã chuẩn<br />
bị cho học sinh theo dõi, học tập cách thiết kế.<br />
Giáo viên nên đối chiếu nhiều sơ đồ tư duy của nhiều nhóm để khai thác mặt mạnh,<br />
khắc phục mặt yếu của mỗi sơ đồ tư duy. Từ đó giúp học sinh hoàn thiện kỹ năng thiết<br />
kế sơ đồ tư duy.<br />
<br />
152<br />
<br />
PHAN ĐỨC DUY – LÝ HẢI ĐƯỜNG<br />
<br />
3. VÍ DỤ MINH HỌA VỀ TỔ CHỨC HỌC SINH THIẾT KẾ SƠ ĐỒ TƯ DUY<br />
TRONG DẠY HỌC PHẦN SINH HỌC TẾ BÀO, SINH HỌC 10<br />
- Giai đoạn 1. Giáo viên cung cấp sơ đồ tư duy hoàn chỉnh của bài: Vai trò và tính chất<br />
của nước (Sinh học 10), kèm hệ thống câu hỏi khai thác.<br />
<br />
Hình 2. Sơ đồ tư duy về nước<br />
<br />
+ Trình bày cấu trúc và tính chất của nước.<br />
+ Nước có vai trò gì?<br />
+ Trong tế bào, nước tồn tại ở những dạng nào?<br />
+ Trình bày cấu trúc của nước phù hợp với chức năng.<br />
+ Nếu thiếu nước thì điều gì xảy ra với tế bào? [1], [4]<br />
Học sinh dựa vào sơ đồ tư duy và trả lời các câu hỏi. Giáo viên kết luận.<br />
- Giai đoạn 2. Giáo viên cung cấp sơ đồ khuyết về ty thể và lục lạp (Bài 14, Sinh học<br />
10), kèm hệ thống bài giảng và yêu cầu học sinh hoàn chỉnh sơ đồ.<br />
+ Yêu cầu học sinh quan sát hình ty thể và mô tả cấu trúc của ti thể.<br />
+ So sánh bề mặt màng ngoài và màng trong, màng nào có diện tích lớn hơn? Vì sao?<br />
+ Căn cứ vào cấu trúc hãy rút ra các chức năng của ti thể.<br />
+ Cấu trúc của ti thể phù hợp với chức năng thể hiện như thế nào?<br />
<br />
QUY TRÌNH TỔ CHỨC CHO HỌC SINH THIẾT KẾ SƠ ĐỒ TƯ DUY…<br />
<br />
153<br />
<br />
+ Số lượng ti thể ở các loại tế bào khác nhau có khác nhau không? Tế bào nào có nhiều<br />
ti thể?<br />
+ Lục lạp có ở đâu?<br />
+ Yêu cầu học sinh quan sát hình lục lạp và mô tả cấu trúc của lục lạp.<br />
+ Lục lạp có chức năng gì?<br />
+ Cấu trúc lục lạp phù hợp với chức năng quang hợp như thế nào?<br />
+ Lá của cây trồng ngoài ánh sáng với lá cây trồng trong nhà có màu sắc khác nhau như<br />
thế nào? Vì sao? [1], [4]<br />
- Giai đoạn 3. Học sinh tự xây dựng sơ đồ tư duy khi dạy bài: Axit nucleic (Sinh học<br />
10)<br />
- Giáo viên đưa ra hệ thống các hoạt động.<br />
* Xác định và vẽ chủ đề trọng tâm.<br />
GV nêu vấn đề: Trong các bộ phim, người ta thường làm gì để biết một người có quan<br />
hệ huyết thống với mình hay không? Tại sao từ một tế bào để lại ở hiện trường vụ án<br />
người ta có thể phát hiện ra ai là thủ phạm?<br />
HS xác định và vẽ chủ đề trọng tâm là ADN.<br />
* Xác định tiêu đề phụ.<br />
GV cho HS quan sát tranh các loại nucleotit và cấu trúc không gian của phân tử ADN<br />
và đưa ra hệ thống câu hỏi.<br />
- Trình bày cấu trúc hóa học của ADN. Tại sao chỉ có 4 loại nucleotit mà ADN của các<br />
cá thể khác nhau thì không giống nhau?<br />
- Mô tả cấu trúc không gian của ADN. Các nucleotit liên kết theo nguyên tắc bổ sung<br />
bằng liên kết hidro có ý nghĩa gì?<br />
- ADN có chức năng gì? [1], [4]<br />
* Dùng các đường nối để liên kết các từ khóa.<br />
GV đặt câu hỏi để giúp HS tìm được mối liên hệ giữa các từ khóa.<br />
- Đặc điểm cấu trúc nào của ADN giúp chúng thực hiện được chức năng đó?<br />
- Học sinh làm việc theo nhóm, trả lời các câu hỏi và xác định từ khóa, sau đó thiết kế<br />
sơ đồ tư duy.<br />
HS quan sát hình, làm việc theo nhóm, trả lời các câu hỏi và xác định tiêu đề phụ, từ<br />
khóa, tìm các từ khóa có liên hệ với nhau, dùng đường nối để liên kết. Sau đó xây dựng<br />
SĐTD.<br />
<br />