intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quy trình tổ chức dạy học chủ đề sinh học theo định hướng giáo dục STEM

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

34
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

STEM là chương trình giáo dục xuất hiện ở Hoa Kỳ và được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới từ vài chục thập niên lại đây, nó dựa trên ý tưởng trang bị cho người học những kiến thức, kĩ năng theo tiếp cận liên môn. Trong bài viết này, trên cơ sở phân tích một số cơ sở lí luận về giáo dục STEM, bài viết đề xuất quy trình tổ chức dạy học một chủ đề Sinh học theo định hướng giáo dục STEM.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quy trình tổ chức dạy học chủ đề sinh học theo định hướng giáo dục STEM

  1. BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 4 DOI: 10.15625/vap.2020.000124 QUY TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ SINH HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC STEM Nguyễn Đình Nhâm1,*, Phan Thị Thanh Hội2 Tóm tắt: STEM là chương trình giáo dục xuất hiện ở Hoa Kỳ và được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới từ vài chục thập niên lại đây, nó dựa trên ý tưởng trang bị cho người học những kiến thức, kĩ năng theo tiếp cận liên môn. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây giáo dục STEM cũng đã được đưa vào áp dụng trong các nhà trường, tuy nhiên việc dạy học theo STEM cho các môn học cụ thể đang còn khiêm tốn. Trong bài viết này, trên cơ sở phân tích một số cơ sở lí luận về giáo dục STEM, chúng tôi đề xuất quy trình tổ chức dạy học một chủ đề Sinh học theo định hướng giáo dục STEM. Từ khóa: Chủ đề, dạy học theo định hướng STEM, giáo dục STEM, STEM, Sinh học. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Giáo dục STEM ra đời ở Mỹ. Từ góc độ lịch sử, giáo dục phổ thông của Hoa Kỳ từ lâu đã coi trọng toán học và khoa học (không phải kĩ thuật và công nghệ) đối với học sinh khối nhà trẻ đến lớp 12. Tuy nhiên, những phát triển gần đây trong giáo dục STEM ở Hoa Kỳ đã vượt ra ngoài quan điểm truyền thống chỉ coi trọng toán học và khoa học, mà nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tích hợp giữa giáo dục toán học và khoa học với kĩ thuật và công nghệ (Yeping Li, 2018). Bên cạnh đó, giáo dục STEM cũng được coi là rất quan trọng ở nhiều quốc gia, một phần do sự thiếu hụt nhận thức hoặc thực tế trong lực lượng lao động hiện tại và tương lai (Caprile, Palmen, Sanz, & Dente, 2015). Các phân tích kết quả từ các đánh giá so sánh quốc tế (OECD), 2016) đã làm dấy lên hoạt động STEM này (El Nagdi, M., Leammukda, F. & Roehrig, G. (2018). Cục thống kê lao động Mỹ năm 2012 dự báo trong giai đoạn 2010 - 2020 việc làm thuộc lĩnh vực STEM sẽ mở rộng và phát triển nhanh hơn so với việc làm thuộc lĩnh vực không phải STEM (U.S. Congress Joint Economic Committee, 2012). Ở hầu hết các nước trên thế giới, giáo dục STEM đang được quan tâm và thúc đẩy mạnh mẽ thông qua các đầu tư chính sách và cải cách giáo dục mang tầm quốc gia. Tại Việt Nam, giáo dục STEM đã bước đầu được quan tâm của các cấp lãnh đạo, các nhà giáo dục, các nhà tài trợ,... Tuy nhiên, cũng cần đầu tư nhiều hơn nữa để nghiên cứu và thúc đẩy giáo dục STEM để đưa được nó vào trong chương trình giáo dục phổ thông. Trong nội dung bài viết này, chỉ tập trung vào nghiên cứu tổ chức dạy học một chủ đề sinh học theo định hướng giáo dục STEM. 1Trường Đại học Vinh 2Trường Đại học Sư phạm Hà Nội *Email: nhamnd_vn@yahoo.com
  2. PHẦN III. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM 1013 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Giáo dục STEM và quy trình tổ chức dạy học chủ đề Sinh học theo định hướng giáo dục STEM. 2.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết: để thu thập thông tin về giáo dục STEM, qua đó, phân tích, đối chiếu nhằm xây dựng cơ sở lí luận cho vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp tham vấn chuyên gia: nhằm trao đổi, thảo luận và xin ý kiến về quy trình, các ví dụ minh họa cho quy trình xây dựng chủ đề giáo dục STEM trong môn Sinh học. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Định nghĩa STEM STEM là thuật ngữ viết tắt của các từ Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kĩ thuật) và Mathematics (Toán học). Hiện nay thuật ngữ STEM được dùng trong hai ngữ cảnh khác nhau đó là ngữ cảnh giáo dục và ngữ cảnh nghề nghiệp. Trong ngữ cảnh giáo dục, nói đến STEM là muốn nhấn mạnh đến sự quan tâm của nền giáo dục đối với các môn khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học, quan tâm đến việc d ạ y tích hợp các môn học trên gắn với thực tiễn để năng cao năng lực cho người học. Giáo dục STEM có thể được hiểu và diễn giải ở nhiều cấp độ như: chính sách STEM, chương trình STEM, nhà trường STEM, môn học STEM, bài học STEM hay hoạt động STEM. Trong ngữ cảnh nghề nghiệp, STEM được hiểu là nghề nghiệp nằm trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học. Ngoài ra trên thế giới còn có thêm nhiều thuật ngữ chỉ các lĩnh vực được giảng dạy tích hợp như: STEAM (Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật, Mỹ thuật, Toán học); STREM (Khoa học, Công nghệ, Robot, Kĩ thuật, Toán học); STEMM (Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật, Toán học, Y học);… 3.2. Giáo dục STEM ❖ Khái niệm giáo dục STEM Tổ chức uy tín nhất hiện nay trong lĩnh vực giáo dục khoa học trên thế giới là Hiệp hội các GV dạy khoa học quốc gia Mỹ (National Science Teachers Association - NSTA) đã đề xuất khái niệm giáo dục STEM (STEM Education) với cách định nghĩa ban đầu như sau: “Giáo dục STEM là một cách tiếp cận liên ngành trong quá trình học, trong đó các khái niệm, học thuật mang tính nguyên tắc được lồng ghép với các bài học trong thế giới thực, ở đó các HS áp dụng các kiến thức trong khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán vào trong các bối cảnh cụ thể, giúp kết nối giữa trường học, cộng đồng, nơi làm việc và các tổ chức toàn cầu, để từ đó phát triển các năng lực trong lĩnh vực STEM và cùng với đó có thể cạnh tranh trong nền kinh tế mới” (Hom E. J., 2014).
  3. 1014 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM Hiện nay, giáo dục STEM được nhiều tổ chức, nhà giáo dục quan tâm nghiên cứu. Do đó, khái niệm về giáo dục STEM cũng được định nghĩa dựa trên các cách hiểu khác nhau. Có ba cách hiểu chính về giáo dục STEM hiện nay là: Giáo dục STEM được hiểu theo nghĩa là quan tâm đến các môn Khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học. Đây cũng là quan niệm về giáo dục STEM của Bộ giáo dục Mỹ “Giáo dục STEM là một chương trình nhằm cung cấp hỗ trợ, tăng cường, giáo dục Khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học ở tiểu học và trung học cho đến bậc sau đại học” (U.S. Department of Education, 2007). Đây là nghĩa rộng khi nói về giáo dục STEM. Giáo dục STEM được hiểu theo nghĩa là tích hợp (liên ngành) của 4 lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học. Tác giả Tsupros định nghĩa “Giáo dục STEM là một phương pháp học tập tiếp cận liên ngành, ở đó những kiến thức hàn lâm được kết hợp chặt chẽ với các bài học thực tế thông qua việc HS được áp dụng những kiến thức khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học vào trong những bối cảnh cụ thể tạo nên một kết nối giữa nhà trường và cộng đồng cho phép người học phát triển những kĩ năng STEM và tăng khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế mới” (Tsupros N., Kohler R., and Hallinen J., 2009). Giáo dục STEM được hiểu theo nghĩa là tích hợp (liên ngành) từ 2 lĩnh vực về Khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học trở lên. Theo quan niệm này, tác giả Sanders định nghĩa “Giáo dục STEM là phương pháp tiếp cận, khám phá trong giảng dạy và học tập giữa hai hay nhiều hơn các môn học STEM, hoặc giữa một chủ đề STEM và một hoặc nhiều môn học khác trong nhà trường” (Sanders M., 2009). Như vậy, các định nghĩa về giáo dục STEM nói đến một cách tiếp cận liên ngành, liên môn học trong một chương trình đào tạo. Giáo dục STEM là giáo dục kết nối, nó giúp HS nhận thấy được tầm quan trọng của việc kết nối các kiến thức và hướng đến sự vận dụng kĩ thuật trong việc giải quyết các vấn đề thực tế. Bên cạnh đó, giáo dục STEM cũng được quan niệm như là chương trình đào tạo dựa trên ý tưởng giảng dạy cho HS bốn lĩnh vực cụ thể - khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học - trong một liên ngành và phương pháp tiếp cận ứng dụng. Thay vì dạy bốn lĩnh vực này theo những môn học tách biệt và rời rạc, STEM tổng hợp chúng thành một mô hình học tập liền mạch dựa trên các ứng dụng thực tế (Hom E. J., 2014). ❖ Mục tiêu giáo dục STEM Theo Lê Xuân Quang (2017), giáo dục STEM có các mục tiêu sau: Phát triển các của các môn học thuộc về STEM cho HS: Đó là những kiến thức, kĩ năng liên quan đến các môn học Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học. Trong đó HS liên kết được các kiến thức khoa học, toán học để giải quyết các vấn đề thực tiễn; Sử dụng, quản lí và truy cập công nghệ; vận dụng được quy trình thiết kế và chế tạo ra các sản phẩm. Phát triển các năng lực cốt lõi cho HS: Giáo dục STEM nhằm chuẩn bị cho HS những cơ hội cũng như thách thức trong nền kinh tế cạnh tranh toàn cầu của thế kỉ 21. Bên cạnh những hiểu biết về các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kĩ thuật, toán học. HS sẽ được phát triển tư duy phê phán, khả năng hợp tác để thành công.
  4. PHẦN III. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM 1015 Định hướng nghề nghiệp cho HS: Giáo dục STEM sẽ tạo cho HS có những kiến thức, kĩ năng mang tính nền tảng cho việc học tập ở các bậc học cao hơn cũng như cho nghề nghiệp trong tương lai của HS. Từ đó, góp phần xây dựng lực lượng lao động có năng lực, phẩm chất tốt đặc biệt là lao động trong lĩnh vực STEM nhằm đáp ứng mục tiêu xây dựng và phát triển đất nước. 3.3. Quy trình tổ chức dạy học một chủ đề Sinh học theo định hướng giáo dục STEM Quy trình tổ chức dạy học một chủ đề Sinh học theo định hướng giáo dục STEM có thể thực hiện theo 5 bước sau đây: Xác định Đề xuất ý Xác định Trình bày, phương án Thiết kế và tưởng về kiến thức đánh giá và và xây chế tạo sản chủ đề STEM cần rút kinh dựng kế phẩm STEM giải quyết nghiệm hoạch Hình 1. Quy trình tổ chức dạy học một chủ đề Sinh học theo định hướng giáo dục STEM Bước 1: Đề xuất ý tưởng về chủ đề STEM GV giới thiệu hoặc HS tự tìm hiểu về nội dung chủ đề Sinh học, HS liên hệ với vấn đề thực tiễn, thảo luận và đề xuất ý tưởng chủ đề STEM: - Kiến thức chủ đề: Ở đây đang nói đến dạy học Sinh học, do đó, kiến thức sinh học làm chủ đạo, HS cần vận dụng thêm các kiến thức thuộc các lĩnh vực khác để có thể đề xuất các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề thực tiễn. Qua đó HS có thể học được kiến thức mới, vận dụng và củng cố các kiến thức đã học một cách linh hoạt, góp phần ôn tập và sáng tạo. - Vấn đề thực tiễn: là các tình huống xảy ra đối với HS. Đây có thể là các ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày, con người cần giải quyết một công việc nào đó, thôi thúc HS tìm hiểu và thực hiện để đáp ứng nhu cầu. Nó cũng có thể là yêu cầu của định hướng nghề nghiệp, đòi hỏi HS giải quyết nhằm trải nghiệm một số nhiệm vụ của nghề nghiệp nào đó trong thực tế. - Đề xuất ý tưởng về chủ đề STEM: GV hướng dẫn HS tư duy, thảo luận và đề xuất ý tưởng có tính chất kĩ thuật nhằm giải quyết vấn đề thực tiễn mà HS gặp phải. Bước 2: Xác định kiến thức STEM cần giải quyết Từ ý tưởng chủ đề STEM, GV hướng dẫn HS xác định mục tiêu chủ đề STEM. Xác định các kiến thức trong chủ đề có liên quan đến vật lí, hóa học, sinh học, công nghệ, kĩ thuật, toán học,…
  5. 1016 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM Bước 3: Xác định phương án và xây dựng kế hoạch: Hướng dẫn các nhóm thảo luận về các phương án tối ưu nhất, phù hợp nhất với nội dung, đảm bảo các yêu cầu đề ra. Sau đó các nhóm tiến hành xây dựng kế hoạch làm việc bao gồm: phân công nhiệm vụ cho các thành viên, lựa chọn dụng cụ, xác định thời gian làm việc. Bước 4: Thiết kế và chế tạo sản phẩm: trước khi tiến hành làm sản phẩm các nhóm cần có sơ đồ thiết kế để quá trình tiến hành làm sản phẩm diễn ra nhanh và chính xác. Trong suốt quá trình thực hành HS cần tập trung, nhiệt tình, hăng say, giữ trật tự, tuân thủ nghiêm túc các quy định của phòng học/phòng thực hành. GV theo dõi, giúp đỡ và hướng dẫn HS khi cần thiết. Bước 5: Trình bày, đánh giá và rút kinh nghiệm: GV yêu cầu HS, sau khi chế tạo thành công sản phẩm theo kế hoạch đề ra, các nhóm đem sản phẩm trưng bày trước lớp, đại diện nhóm sẽ thuyết trình về sản phẩm của nhóm mình. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét và phản biện. Các nhóm đánh giá sản phẩm của nhóm mình và bạn thông qua các tiêu chí trên phiếu đánh giá. Các nhóm lắng nghe ý kiến thảo luận về sản phẩm của nhóm mình và chỉnh sửa lại để hoàn thiện sản phẩm. Ví dụ: Dạy học chủ đề “Sinh trưởng và phát triển ở thực vật” (Sinh học 11) Mục tiêu: Phát biểu được các khái niệm sinh trưởng, phát triển ở thực vật. Phân tích được mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở thực vật. Phân tích được các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của thực vật (nhân tố nhiệt độ, ánh sáng, nước, dinh dưỡng). Vận dụng được các kiến thức về sinh trưởng và phát triển của thực vật vào thực tiễn trong việc trồng rau sạch, trồng cây, chăm sóc, bảo vệ cây trồng. Bước 1. Đề xuất ý tưởng về chủ đề STEM Từ kiến thức chủ đề sinh học đến vấn đề thực tiễn Từ kiến thức sinh trưởng và phát triển ở thực vật đưa đến ý tưởng làm thế nào để có thể trồng rau đáp ứng yêu cầu (tiêu chí) sạch, sinh trưởng nhanh, đáp ứng yêu cầu người tiêu dùng và góp phần bảo vệ môi trường? Vấn đề thực tiễn Ngày nay với tốc độ đô thị hóa những công trình bê tông mọc lên, chiếm quá nhiều đất đai của thành phố, diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp kể cả đất trồng rau. Do đó, trồng rau trên giàn trở thành một giải pháp tốt cho vấn đề này. Đề xuất ý tưởng chủ đề STEM Ý tưởng chủ đề STEM là thiết kế giàn trồng rau sạch. - Ý tưởng thiết kế đảm bảo các yếu tố sau: - Mỗi nhóm HS gồm 6 người hoạt động nhóm theo kĩ thuật khăn trải bàn. HS ngồi thành bàn tròn và viết các ý tưởng thiết kế mô hình của mình trong thời gian 15p. Hết thời gian cả nhóm thảo luận và thống nhất ý tưởng trong 15p.
  6. PHẦN III. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM 1017 Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của thực vật và động vật Giải pháp Vật liệu thân cho vấn đề Mô hình thiện với môi thực phẩm Aquaponics trường cho quy mô hộ gia đình Thiết kế thi công lắp đặt an toàn tiện lợi ✓ Các dự án mà HS có thể thực hiện (các nhóm tự chọn- có thể trùng nhau) o Mô hình Aquaponics theo phương pháp canh tác nước sâu (DWC). o Mô hình Aquaponics dựa trên phương pháp truyền thống khay giá thể. o Mô hình Aquaponics dựa trên phương pháp màng dinh dưỡng (NFT). Bước 2: Xác định kiến thức STEM cần giải quyết Xác định mục tiêu chủ đề STEM - Nêu được các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng (loại rau đã lựa chọn): nhân tố nhiệt độ, ánh sáng, nước, dinh dưỡng. Vận dụng các kiến thức đã học để trồng và chăm sóc cây. - Trình bày được các thành phần chính và cơ chế hoạt động của hệ thống Aquaponics. - Vẽ được sơ đồ mô hình hệ thống Aquaponics - Giải thích được nguyên tắc hoạt động của hệ thống Aquaponic. - Thiết kế được một mô hình hệ thống Aquaponics hoàn chỉnh - Đánh giá được ưu, nhược điểm các mô hình Aquaponics của các nhóm khác. Xác định kiến thức STEM cần giải quyết trong chủ đề: Ví dụ như sau: Tên sản Khoa học Công nghệ Kĩ thuật Toán học phẩm (S) (T) (E) (M) Hệ thống - Sự sinh trưởng và - Giàn treo làm - Bản vẽ thiết kế - Đo kích thước, trồng rau phát triển của cây. bằng thép không lắp đặt, bố trí tính diện tích khu sạch trên - Các yếu tố ảnh hưởng gỉ (sơn tĩnh điện) giàn treo lắp đặt giàn treo giàn đến sự sinh trưởng và - Eke - Lắp đặt giàn để bố trí giàn treo phát triển của cây. - Ốc vít để lắp treo cho phù hợp - Chậu trồng
  7. 1018 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM Bước 3: Xác định phương án và xây dựng kế hoạch - Phương án: Thiết kế, chế tạo mô hình ao vườn Aquaponics quy mô hộ gia đình thông minh, sáng tạo. - GV đặt yêu cầu đối với các nhóm dự án bao gồm: 1) 1 mô hình sản phẩm. 2) 1 bài thuyết trình về mô hình sản phẩm. - Các nhóm sau khi thống nhất ý tưởng cần xây dựng một dự án bằng cách hoàn thiện các nội dung sau: Nhiệm vụ Thời gian Phương tiện Người thực hiện Kết quả 1 2 ………… - Các nhóm tiến hành thực hiện dự án theo bản kế hoạch đề ra và tiến hành thiết kế sản phẩm. Bước 4: Thiết kế và chế tạo sản phẩm Tùy điều kiện mà có thể yêu cầu HS thiết kế sản phẩm. Bước 5: Trình bày, đánh giá và rút kinh nghiệm - Hoạt động 1: Đại diện nhóm lên trình bày kết quả dự án (thời gian 5 phút). ✓ Phương án chế tạo. ✓ Các thiết bị, dụng cụ cần thiết để xây dựng mô hình. ✓ Thao tác gia công, chế tạo, lắp ráp sản phẩm chính của dự án. ✓ Ưu điểm, nhược điểm của mô hình. ✓ Điểm sáng tạo của mô hình so với các mô hình truyền thống. - Hoạt động 2: Các nhóm phản biện, nhận xét. Các nhóm nhận xét mô hình về ưu điểm, nhược điểm; Đặt câu hỏi; Đánh giá mô hình bằng cách hoàn thành phiếu đánh giá. - Hoạt động 3: Rút ra kiến thức bài học. - Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá và rút ra kết luận. 4. KẾT LUẬN Giáo dục STEM là một xu hướng giáo dục tiên tiến, đang được diễn ra ở hầu hết các nước trên toàn thế giới, dạy học theo định hướng giáo dục STEM mang lại hiệu quả cao thể hiện ở sự kết nối các kiến thức liên môn và phát triển năng lực cho người học. Tuy nhiên, việc thực hiện dạy học ở trường phổ thông nhằm mục đích kép vừa nâng cao kiến thức cho HS, đồng thời phát triển các NL chung và NL đặc thù đang đặt ra nhiều thách thức cho GV và trường học. Bài viết trên đây là một ví dụ minh họa giúp GV tham khảo và có thể vận dụng trong dạy học Sinh học theo định hướng giáo dục STEM.
  8. PHẦN III. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM 1019 TÀI LIỆU THAM KHẢO Lê Xuân Quang, 2017. Dạy học môn công nghệ phổ thông theo định hướng giáo dục STEM. Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. El N. M., Leammukda F. & Roehrig G., 2018. Developing identities of STEM teachers at emerging STEM schools. IJ STEM Ed 5, 36 https://doi.org/10.1186/s40594-018-0136-1. Hom E. J., 2014. What is STEM education? Live Science, February 11, http://www.livescience.com/43296-what-is-stem-education.html (Accessed 20 February 2017). Lyn D. E., 2017. Advancing Elementary and Middle School STEM Education. International Journal of Science and Mathematics Education, 15(S1), pp. 5-24. Sanders M., 2009. STEM, STEM Education, STEM mania. Technology Teacher, 68(4), pp. 20-26. Tsupros N., Kohler R., and Hallinen J., 2009. STEM education: A project to identify the missing components, Intermediate Unit 1: Center for STEM Education and Leonard Gelfand Center for Service Learning and Outreach. Carnegie Mellon University, Pennsylvania. U.S. Department of Education, 2007. Report of the Academic Competitivenes Council. Education Publications Center, Washington. U.S. Congress Joint Economic Committee, 2012. STEM education: Preparing for the Jobs of the Future. Li, Y., 2018. Promoting the Development of Interdisciplinary Research in STEM Education. Journal for STEM Education Research 1, pp. 1-6. https://doi.org/10.1007/s41979- 018-0009-z. http://tiasang.com.vn/-doi-moi-sang-tao/%C2%AD%C2%ADSTEM-da-den-Ha-Giang-10908. PROCESS OF ORGANIZING TEACHING A BIOLOGICAL TOPIC ORIENTED TO STEM EDUCATIONk,l Nguyen Dinh Nham1,*, Phan Thi Thanh Hoi2 Abstract: STEM is an educational program which began in the United States and has been implemented in many countries around the world for decades, it is based on the idea of equipping learners with knowledge and skills according to interdisciplinary approach. In recent years, Vietnam has also implemented STEM education in schools, but the teaching of STEM for specific subjects is still modest. In this article, on the basis of analyzing some theoretical bases in STEM education, we propose a process of organizing the teaching of biological topics towards STEM education. Keywords: Biology, STEM, STEM education, STEM-oriented teaching, topic. 1VinhUniversity 2Hanoi National University of Education *Email: nhamnd_vn@yahoo.com
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2