intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quyền bào chữa của người chưa thành niên bị buộc tội trên cơ sở đảm bảo các nguyên tắc cơ bản của pháp luật tố tụng hình sự tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày khái niệm người chưa thành niên phạm tội và thực trạng người chưa thành niên phạm tội; Quyền bào chữa và ý nghĩa của chế định quyền bào chữa trong Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2021; Hạn chế trong hoạt động thực tiễn thực hiện chế định quyền bào chữa được quy định tại Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2021.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quyền bào chữa của người chưa thành niên bị buộc tội trên cơ sở đảm bảo các nguyên tắc cơ bản của pháp luật tố tụng hình sự tại Việt Nam

  1. QUYỀN BÀO CHỮA CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN BỊ BUỘC TỘI TRÊN CƠ SỞ ĐẢM BẢO CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ TẠI VIỆT NAM THE RIGHT TO DEFENSE OF MINORS ON THE BASIS OF ENSURING BASIC PRINCIPLES OF CRIMINAL PROCEDURE LAW IN VIETNAM Huỳnh Thị Phương Linh Hà Thị Ngọc Lan Tóm tắt: Thực trạng trẻ hóa tội phạm hiện nay đang có xu hướng gia tăng, đi cùng với đó là sự hạn chế trong việc tiếp cận, thiếu hiểu biết về pháp luật ở độ tuổi chưa thành niên đã tạo tiền đề khiến cho việc thực hiện quyền bào chữa của người chưa thành niên bị buộc tội về cơ bản là chưa được phát huy một cách triệt để và toàn diện. Thông qua bài viết này, nhóm tác giả đề cập đến vấn đề quyền bào chữa của người chưa thành niên bị buộc tội trên cơ sở đảm bảo các nguyên tắc cơ bản của pháp luật tố tụng hình sự tại Việt Nam. Từ khóa: Người chưa thành niên, quyền bào chữa, đảm bảo nguyên tắc tố tụng Abstract: Recently, juvenile crime has become common. The problem of rejuvenating criminals is currently increasing. In addition to limited access and lack of understanding of the law, the exercise of the defense rights of juveniles has not been fully promoted. In this article, the authors address the issue of the defense rights of minors on the basis of ensuring the basic principles of criminal procedure law in Vietnam. Keywords: Minors, right to defend, ensure procedural principles 1. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây, tỷ lệ phạm tội ở độ tuổi chưa thành niên diễn ra ngày càng phổ biến trong xã hội. Là đối tượng được áp dụng thủ tục tố tụng đặc biệt, việc người chưa thành niên cần phải trang bị cho mình nền tảng kiến thức, sự hiểu biết về các quy định pháp luật nói chung và pháp luật tố tụng hình sự nói riêng nhằm đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của họ là điều thực sự cần thiết. Trong bài viết này, nhóm tác giả bình luận về quyền bào chữa của người chưa thành niên bị buộc tội. Qua đó, đề xuất giải pháp để góp phần hoàn thiện pháp luật về tố tụng hình sự đối với quyền bào chữa của người chưa thành niên bị buộc tội trên cơ sở đảm bảo các nguyên tắc cơ bản của pháp luật tố tụng hình sự tại Việt Nam hiện nay. 2. Khái niệm người chưa thành niên phạm tội và thực trạng người chưa thành niên phạm tội Căn cứ pháp lý tại khoản 1 Điều 21 Bộ luật Dân sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định “Người chưa thành niên là người dưới mười tám tuổi”. Tuy nhiên, dưới  Luật K45G, Trường Đại học Luật, Đại học Huế  Luật K45G, Trường Đại học Luật, Đại học Huế 206
  2. góc độ phạm vi của pháp luật hình sự, căn cứ pháp lý tại Điều 12 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã có quy định cụ thể về tuổi chịu trách nhiệm hình sự: “1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác. 2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.”. Như vậy, trong phạm vi về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, nhóm tác giả đặt khái niệm “Người chưa thành niên phạm tội” được hiểu là người trong độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi và đã thực hiện hành vi vi phạm các tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự. Nhận thấy, ở độ tuổi này, người chưa thành niên chủ yếu vẫn đang sống phụ thuộc vào gia đình và chưa có khả năng xác lập nền tảng kinh tế, tài chính cho bản thân. Các mối quan hệ xã hội của họ nằm trong phạm vi tương đối hẹp. Tuy nhiên, đây lại chính là độ tuổi tâm sinh lý phát triển, khiến cho nhu cầu tìm kiếm, thể hiện cái tôi hiếu thắng và mong muốn chứng minh bản thân được thôi thúc mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Bên cạnh đó, đáng kể đến ở độ tuổi này, mức độ người chưa thành niên tiếp cận và tham gia vào các nền tảng mạng xã hội ngày càng phổ biến hơn. Theo nhóm tác giả đánh giá, chính các yếu tố cộng hưởng trên đã góp phần khiến cho lối sống, tư tưởng, lý trí của họ bị xáo động, dẫn đến các vụ việc phạm tội có xu hướng gia tăng đáng kể ở độ tuổi này. Tình hình tội phạm ở độ tuổi chưa thành niên ngày càng diễn ra phổ biến, đáng kể đến là tình hình tội phạm của nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; nhóm tội phạm xâm phạm trật tự công cộng và nhóm tội phạm xâm phạm quyền sở hữu. Đơn cử như trên địa bàn Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian gần đây đã xảy ra một số vụ “cố ý gây thương tích” mà người phạm tội chỉ là những thanh, thiếu niên. Theo Trung tá Lê Ngọc Minh, Đội trưởng Đội Cảnh sát Hình sự, Công an Thành phố Huế đánh giá: “Nguyên nhân chính của nạn thanh, thiếu niên phạm tội “Cố ý gây thương tích” là do lối sống buông thả của bản thân các đối tượng; cũng như thiếu sự quản lý, giáo dục của gia đình, phụ huynh. Hiện, mạng xã hội kết nối thông tin mạnh mẽ, các đối tượng càng dễ dàng lập hội, nhóm rủ rê, lôi kéo, kích động người khác tham gia gây án. Sự hạn chế hiểu biết pháp luật cũng là nguyên nhân khiến cho các đối tượng manh động, liều lĩnh khi gây án”1 Đáng chú ý, vào năm 2021, Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đã mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 6 bị cáo giả danh lực lượng phòng, chống dịch COVID-19 để cưỡng đoạt tài sản của người đi đường. Đây được xem là vụ án điểm để tuyên truyền, răn đe các hành vi vi phạm pháp luật trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Tuy nhiên, điều 1 https://baophapluat.vn/thua-thien-hue-canh-bao-tu-vu-an-co-911-bi-cao-chua-thanh-nien-post476514.html 207
  3. đáng nói ở đây là cả 6 bị cáo đều ở độ tuổi vị thành niên, từ 15-17 tuổi nhưng đã có hành vi vi phạm nghiêm trọng, gây nguy hiểm cho cộng đồng xã hội 2 Cũng theo thống kê của Bộ Công an, từ cuối năm 2020 đến quý I/2023, cả nước phát hiện gần 20.000 vụ người chưa thành niên vi phạm pháp luật. Trong đó, nữ giới chiếm 5%, nam giới chiếm 95%. Riêng quý I có gần 3.000 đối tượng vi phạm, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2022 3 Bên cạnh việc được đánh giá là độ tuổi chưa hoàn toàn phát triển toàn diện về mặt thể chất và tinh thần, có thể thấy phần lớn nhóm người trong độ tuổi chưa thành niên còn có rất nhiều mặt hạn chế trong việc tiếp cận các quy phạm pháp luật nói chung, cũng như thiếu sự hiểu biết pháp luật về tố tụng hình sự nói riêng, dẫn đến việc thực hiện quyền bào chữa của họ trong quá trình tố tụng về cơ bản là chưa được phát huy một cách triệt để và toàn diện. 3. Quyền bào chữa và ý nghĩa của chế định quyền bào chữa trong Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2021 Trong tố tụng hình sự, bào chữa là một phần trong số các thủ tục tố tụng đặc biệt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Đặc biệt hơn, tự bào chữa là một trong số những hình thức thực hiện quyền bào chữa của người chưa thành niên bị buộc tội. Trong đó, quy định về quyền tự bào chữa của người chưa thành niên bị buộc tội lần đầu tiên được pháp luật tố tụng hình sự ghi nhận tại Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 20214 Nếu như tại Điều 305 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003 trước đây, pháp luật chỉ ghi nhận việc thực hiện quyền bào chữa thông qua người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên, thì Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 đã ghi nhận người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa. Theo nhóm tác giả, đây có thể xem là một trong số những điểm còn hạn chế của Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003 so với Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 trong vấn đề đề cao quyền con người, quyền công dân đối với các chủ thể bị buộc tội trên thực tế - những người chưa thành niên phạm tội. Từ đó, dẫn đến tình trạng trong quá trình tố tụng, người dưới 18 tuổi bị buộc tội vẫn chưa thể tự mình lên tiếng, đưa ra quan điểm, lý lẽ thuyết phục để chứng minh và tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp liên quan của mình. Theo đó, Điều 305. Bào chữa” tại Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003 quy định như sau: “1. Người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên có thể lựa chọn người bào chữa hoặc tự mình bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. 2 https://thanglong.chinhphu.vn/phat-tu-6-doi-tuong-gia-danh-luc-luong-phong-chong-dich-de-cuong-doat-tai-san- nguoi-di-duong-10334567.htm 3 https://baothainguyen.vn/phap-luat/202311/gia-tang-tre-vi-thanh-nien-pham-toi-van-nan-nhuc-nhoi-3b005a9/ 4 Điều 422 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2021 208
  4. 2. Trong trường hợp bị can, bị cáo là người chưa thành niên hoặc người đại diện hợp pháp của họ không lựa chọn được người bào chữa thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải yêu cầu Đoàn luật sư phân công Văn phòng luật sư cử người bào chữa cho họ hoặc đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử người bào chữa cho thành viên của tổ chức mình.” Nhằm khắc phục hạn chế trên “Ðiều 422. Bào chữa” tại Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 đã quy định: “1. Người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa. 2. Người đại diện của người dưới 18 tuổi bị buộc tội có quyền lựa chọn người bào chữa hoặc tự mình bào chữa cho người dưới 18 tuổi bị buộc tội. 3. Trường hợp người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi không có người bào chữa hoặc người đại diện của họ không lựa chọn người bào chữa thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải chỉ định người bào chữa theo quy định tại Điều 76 của Bộ luật này.” Như vậy, quy định trên của Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 đã khắc phục điểm còn hạn chế của Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003, ghi nhận và khẳng định quyền năng thực tế của chủ thể bị buộc tội là người dưới 18 tuổi thông qua hai hình thức tự quyết trong việc thực hiện quyền bào chữa của mình, bao gồm: Tự bào chữa và nhờ người khác bào chữa. Nhận thấy, sự thay đổi trên là bước lập pháp mang tính đột phá và thể hiện tính mới của Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 trong việc xác lập các quy định liên quan đối với quyền bào chữa của người chưa thành niên phạm tội bởi các lý do như sau: Thứ nhất, đảm bảo quyền tự bào chữa của người chưa thành niên phạm tội là tuân thủ theo nguyên tắc hiến định tại khoản 4 Điều 31 Hiến pháp năm 2013: “Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa”. Như vậy, quy định này được đánh giá là một quy định mang tính nhân văn, thể hiện sự tôn trọng, bảo vệ quyền con người và lợi ích hợp pháp của cá nhân, bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật nói chung và phù hợp với đặc điểm về lứa tuổi, tâm sinh lý và sự phát triển về thể chất, tinh thần của người chưa thành niên phạm tội nói riêng. Trên tinh thần đó, quy định này cũng đã tuân thủ đúng theo nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hình sự, bao gồm nguyên tắc “Bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự” quy định tại Điều 16 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015. Bên cạnh các quyền năng riêng biệt, có thể thấy người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi cũng được hưởng các quyền giống như người thành niên để có thể tự bào chữa cho bản thân một cách tốt nhất, như: Quyền được nghe, được biết lý do vì sao mình bị bắt, được biết lý do vì sao mình bị khởi tố…Nhóm 209
  5. tác giả cho rằng, đây cũng là một trong những điều thể hiện tính công bằng trong quá trình tố tụng, mang lại cái nhìn đa chiều và tâm lý tự chủ một cách khách quan hơn cho những người chưa thành niên bị buộc tội và góp phần giúp cho các cá nhân, cơ quan có thẩm quyền tố tụng thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong việc xác định sự thật của vụ án. Như vậy, theo đánh giá, hình thức tự bào chữa là một hướng xử sự góp phần thể hiện và phản ánh chủ quan, trung thực ý chí và lý trí của người chưa thành niên bị buộc tội. Thứ hai, bên cạnh quyền tự bào chữa, người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi có quyền lựa chọn, nhờ người khác bào chữa cho mình. Theo nhóm tác giả đánh giá đây là một quy định quan trọng trong việc để cho người chưa thành niên bị buộc tội có thể tự mình trao quyền thông qua việc lựa chọn ra người bào chữa cho mình trong các giai đoạn tiến hành tố tụng. Việc nhờ người khác bào chữa là một hình thức bào chữa thân thiện đối với người chưa thành niên phạm tội. Với tâm lý hoảng loạn, lo sợ của người dưới 18 tuổi khi biết mình rơi vào vòng pháp luật, có thể dễ dàng nhận thấy việc để họ lựa chọn người bào chữa phù hợp sẽ góp phần khiến cho bản thân họ cảm thấy ít nhiều có được sự lắng nghe, có được sự đồng cảm và được người khác hiểu hơn về những góc khuất trong câu chuyện, sự việc mà mình đã gây ra. Tuy nhiên, trên thực tế, quyển tự bào chữa và nhờ người khác bào chữa của người chưa thành niên bị buộc tội chỉ có thể trở thành thực quyền khi người tiến hành tố tụng, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thực hiện đúng quyền hạn, chức năng và nhiệm vụ của mình. Đặc biệt là trong các vụ án khi mà những người bị buộc tội là những người còn chưa phát triển đầy đủ về mặt thể chất và tinh thần. Vì lẽ đó, Điều 415 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 quy định người tiến hành tố tụng đối với vụ án có người dưới 18 tuổi phải là người đã được đào tạo hoặc có kinh nghiệm điều tra, truy tố, xét xử vụ án liên quan đến người dưới 18 tuổi, có hiểu biết cần thiết vể tâm lý học, khoa học giáo dục đối với người dưới 18 tuổi. Qua đó, nhóm tác giả cho rằng quy định này cũng là một trong những cơ sở tạo nên hành lang pháp lý vững chắc trong việc bảo đảm tối ưu nhất quyền bào chữa của người chưa thành niên phạm tội. Thứ ba, trong trường hợp người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi không có người bào chữa hoặc người đại diện của họ không lựa chọn người bào chữa thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải chỉ định người bào chữa theo quy định tại Điều 76 Bộ luật Tố tụng Hình sự hiện hành5. Như vậy, dẫn chiếu quy định tại điểm b khoản 1 Điều 76 và 5 “Điều 76. Chỉ định người bào chữa 1. Trong các trường hợp sau đây nếu người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ không mời người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chỉ định người bào chữa cho họ: a) Bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình; b) Người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa; người có nhược điểm về tâm thần hoặc là người dưới 18 tuổi. 210
  6. khoản 2 Điều 76 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 về vấn đề chỉ định người bào chữa, có thể thấy quy định này đã có sự mở rộng phạm vi về người bào chữa so với phạm vi trước đó đã được Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003 quy định. Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 ghi nhận người bào chữa được chỉ định cho người chưa thành niên phạm tội bao gồm cả trợ giúp viên pháp lý. Qua đó, nhóm tác giả nhận định đây là quy định tạo điều kiện và cơ chế thuận lợi để có thể bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi. Bên cạnh đó, việc ghi nhận trợ giúp viên pháp lý là hoàn toàn phù hợp với bối cảnh, nhu cầu và điều kiện thực tiễn, khi đa phần trợ giúp viên pháp lý hiện nay đều không có thẻ luật sư nên gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận và bảo vệ quyền lợi cho người chưa thành niên bị buộc tội. Vì thế, khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, các cá nhân, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải luôn đề cao, chú trọng thực hiện hai nhiệm vụ: Bảo vệ sự thật, bảo vệ pháp luật và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi. Chính các quy định về hình thức bào chữa trên sẽ tạo điều kiện cho cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng phát huy được năng lực, trí tuệ của mình, làm cho hoạt động tố tụng thực sự mang tính khách quan, công bằng trên cơ sở tôn trọng các quyền cơ bản của người dưới 18 tuổi và góp phần đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của pháp luật tố tụng hình sự. 4. Hạn chế trong hoạt động thực tiễn thực hiện chế định quyền bào chữa được quy định tại Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2021 Mặc dù đã có những thay đổi tích cực, tuy nhiên trên thực tế, việc thực hiện quyền bào chữa của người chưa thành niên bị buộc tội, theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự hiện hành vẫn còn một số điểm hạn chế cơ bản sau: Thứ nhất, mặc dù quyền tự bào chữa về bản chất đã tuân thủ đúng theo nguyên tắc hiến định đối với quyền con người, quyền công dân trên cơ sở bình đẳng. Tuy nhiên, thực trạng việc người chưa thành niên bị buộc tội sử dụng quyền tự bào chữa vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Bởi lẽ họ không có nhiều sự am hiểu về pháp luật tố tụng và không biết được việc tự bào chữa này sẽ mang lại được gì trong việc bảo vệ quyền và các lợi ích chính đáng của mình. Với tâm thế đó, họ có thể mặc nhiên “giao phó” nhiệm vụ đó cho các cá nhân, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng quyết định. Từ đó, dẫn đến việc sử dụng quyền tự bào chữa đa phần trở nên khó có khả năng áp dụng trên thực tế. 2. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải yêu cầu hoặc đề nghị các tổ chức sau đây cử người bào chữa cho các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này: a) Đoàn luật sư phân công tổ chức hành nghề luật sư cử người bào chữa; b) Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước cử Trợ giúp viên pháp lý, luật sư bào chữa cho người thuộc diện được trợ giúp pháp lý; c) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận cử bào chữa viên nhân dân bào chữa cho người bị buộc tội là thành viên của tổ chức mình.” 211
  7. Thứ hai, trong trường hợp nếu người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ không mời người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chỉ định người bào chữa cho họ. Tuy nhiên, đi cùng những điều này mà khi tiến hành tố tụng đã không ít lần vấp phải những khó khăn trong quá trình làm việc đối với vụ án có người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi. Có thể thấy những người bào chữa được chỉ định “chưa đề cao trách nhiệm khi tham gia tố tụng, miễn cưỡng tham gia cho có lệ. Vẫn còn xảy ra tình trạng do nhận thức việc bào chữa là theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng nên không có thái độ tích cực, không nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án… Khi bào chữa cho người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi, người bào chữa đôi khi còn hình thức, qua loa. Chưa coi trọng việc bào chữa chỉ định và còn thiếu tinh thần trách nhiệm trong việc bào chữa, làm theo kiểu nghĩa vụ, phát biểu chung chung, không đi sâu vào việc đánh giá các tình tiết, chứng cứ của vụ án có lợi cho người bị buộc tội một cách cụ thể. Hoặc có trường hợp người bào chữa chỉ định vô trách nhiệm lấy lý do quá bận việc mà chỉ gửi bản bào chữa chứ không tham dự phiên tòa hoặc có trường hợp có mặt tại phiên tòa nhưng chỉ đơn thuần là thay mặt bị cáo dưới 18 tuổi xin giảm nhẹ án chứ chưa thực sự bảo vệ quyền lợi cho các em…”. Chưa kể đến, trong giai đoạn lấy lời khai của người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi, vì nhận thức chưa được hoàn thiện, kiến thức về pháp luật vẫn còn hạn chế và khi đối mặt trực tiếp với các cá nhân, cơ quan điều tra, họ mang tâm lý lo sợ, dẫn đến việc trong lời khai chưa đầy đủ cấu thành tội phạm, làm cho việc tra hỏi có phần còn bất cập, cơ quan có thẩm quyền khó phối hợp. Điều này sẽ dẫn đến một số khó khăn nhất định trong quá trình tra hỏi, khai thác và cung cấp thông tin. Thứ ba, khi tiến hành tố tụng, người chưa thành niên bị buộc tội có nguy cơ dễ rơi vào trường hợp bị một số cá nhân, cơ quan điều tra, người có thẩm quyền làm việc vì vụ lợi mà lợi dụng sự cả tin cùng với việc không biết cách trình bày sự thật khách quan của vụ án của mình nên đã dẫn tới việc vụ án có khả năng bị rẽ sang một hướng giải quyết khác mang tính bất lợi, không có sự thay đổi hay giảm nhẹ tình tiết cho người bị buộc tội. Thứ tư, chưa có cơ quan, đội ngũ cán bộ chuyên trách giải quyết các vụ án do người dưới 18 tuổi thực hiện và còn một vài hạn chế trong việc uỷ quyền cho một số cơ quan để họ có thẩm quyền trong việc bào chữa. Do đó, khi tiến hành tố tụng vẫn còn khá nhiều bất cập. Quyền bào chữa của người chưa thành niên bị buộc tội về cơ bản vẫn chưa được đảm bảo một cách toàn diện. Từ đó cho thấy rằng hiện nay vẫn còn có nhiều vấn đề pháp lý và thực tiễn về quyền bào chữa của người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi trong các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử cần phải được quy định và sử dụng chặt chẽ, linh hoạt hơn nhằm đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của nhóm đối tượng này. Vì vậy, cần có những điều chỉnh, sửa đổi thật sự phù hợp và quy định một cách cụ thể hơn nữa trong Bộ luật Tố tụng Hình sự hiện hành, đồng thời tiếp tục nâng cao trình độ kiến thức, chuyên môn đối với các cá nhân, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. 212
  8. 5. Đề xuất giải pháp Để nâng cao hiệu quả thực thi quyền bào chữa của người chưa thành niên phạm tội, nhóm tác giả đưa ra một số giải pháp, kiến nghị hoàn thiện pháp luật về tố tụng hình sự đối với quyền bào chữa của người chưa thành niên bị buộc tội trên cơ sở đảm bảo các nguyên tắc cơ bản của pháp luật tố tụng hình sự hiện nay. Thứ nhất, tại khoản 1 Điều 422 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 quy định: “Người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người bào chữa.” Nhóm tác giả xét thấy, quy định này chưa có sự hợp lý và chắc chắn trong việc sử dụng ngôn từ. Bởi lẽ, nếu sử dụng chữ “hoặc” thì chúng ta sẽ hiểu người bị buộc tội chỉ có thể lựa chọn một trong hai hình thức bào chữa: Hoặc là tự bào chữa cho mình, hoặc là nhờ người khác bào chữa, chứ không thể đồng thời tự bào chữa cho mình và kết hợp cả hình thức nhờ người khác bào chữa. “Quy định vẫn chưa đảm bảo cho đối tượng này, bởi vì khi người bị buộc tội dưới 18 tuổi tự mình bào chữa thì sẽ không nhờ người khác bào chữa”. Hoặc, có trường hợp việc sử dụng quyền tự bào chữa của người chưa thành niên bị buộc tội đa phần còn có sự hạn chế, bởi dưới góc độ tâm lý, phần lớn họ sẽ lựa chọn hình thức nhờ người khác bào chữa mà không thực hiện quyền tự bào chữa cho bản thân trước tiên. Do đó, nhóm tác giả kiến nghị sửa đổi chữ “hoặc” thành chữ “và” để đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên bị buộc tội trong suốt quá trình tố tụng. Thứ hai, nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực của các cá nhân, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng để đáp ứng nguyên tắc bảo đảm thủ tục tố tụng thân thiện, phù hợp tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức của người dưới 18 tuổi. Bởi lẽ, các cá nhân, cơ quan có thẩm quyền tố tụng không chỉ là những người cần phải thực sự am hiểu thấu đáo về pháp luật tố tụng hình sự, mà họ cần phải được trải qua quá trình đào tạo, có được kinh nghiệm trong việc thực hiện các hoạt động tố tụng và có sự hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục liên quan đến người dưới 18 tuổi. Bên cạnh đó, thực hiện nghĩa vụ giải thích, quán triệt cho người chưa thành niên bị buộc tội hiểu rõ hơn về quyền bào chữa của mình, đồng thời tạo điều kiện để họ được nói lên tiếng nói của chính mình trong quá trình tố tụng. Thứ ba, liên quan đến vấn đề thay đổi hoặc từ chối người bào chữa. Tại khoản 1 Điều 77 Bộ Luật Tố Tụng hình sự năm 2015 quy định “Mọi trường hợp thay đổi hoặc từ chối người bào chữa đều phải có sự đồng ý của người bị buộc tội và được lập biên bản đưa vào hồ sơ vụ án, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 76 Bộ luật này”. Tuy nhiên, điều bất cập ở đây là tại điểm b khoản 1 Điều 76 lại quy định: “Người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa; người có nhược điểm về tâm thần hoặc là người dưới 18 tuổi”, như vậy, nếu người chưa thành niên bị buộc tội bị rơi vào trạng thái có nhược điểm về thể chất hay có nhược điểm về tâm thần thì khả năng tự thực hiện quyền bào chữa của họ là rất hạn chế. Tuy nhiên, đối với trường hợp người dưới 18 tuổi nếu đáp ứng đầy đủ về tình trạng thể chất, tinh thần thì họ hoàn toàn có khả 213
  9. năng thực hiện quyền bào chữa của mình, ngay cả trong vấn đề thay đổi hay từ chối người bào chữa. Do đó, chúng ta cần trao quyền tự quyết cho họ trong việc có thay đổi hoặc từ chối người bào chữa cho chính họ hay không. Thứ tư, quán triệt vai trò, chức năng của gia đình, nhà trường, các tổ chức và xã hội trong việc phổ biến, tuyên truyền pháp luật nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của nhóm người chưa thành niên trong việc tiếp cận, hiểu biết các quy định của pháp luật nói chung và pháp luật tố tụng hình sự nói riêng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhóm đối tượng này. 6. Kết luận Nhìn chung, pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam đã có những quy định cụ thể hóa nhằm đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người dưới 18 tuổi trong các giai đoạn tiến hành tố tụng, đặc biệt phải kể đến là các quy định liên quan đến việc thực hiện quyền bào chữa của người chưa thành niên bị buộc tội. Tuy nhiên, cần đảm bảo và nâng cao vấn đề sử dụng toàn diện chế định quyền bào chữa của nhóm đối tượng này trên thực tế để góp phần tuân thủ đúng tinh thần, tôn chỉ của pháp luật Việt Nam trong việc giải quyết các vụ án mà người bị buộc tội là người chưa thành niên phạm tội nhằm hướng đến mục đích giáo dục, tạo điều kiện cho họ nhìn nhận, giúp đỡ, sửa chữa khắc phục sai lầm và phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội. Qua đó, góp phần đảm bảo các nguyên tắc cơ bản của pháp luật tố tụng hình sự được ghi nhận tại Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2021. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Quốc hội (2015), Bộ luật Dân sự 2015, Hà Nội. 2. Quốc hội (2015), Bộ luật Hình sự 2015, Hà Nội. 3. Quốc hội (2015), Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, Hà Nội. 4. Quốc hội (2003), Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003, Hà Nội. 5. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013, Hà Nội. 6. Đinh Minh Lượng (2020), Quyền bào chữa của người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi, bất cập, hạn chế và kiến nghị hoàn thiện, https://tapchitoaan.vn/quyen-bao-chua- cua-nguoi-bi-buoc-toi-la-nguoi-duoi-18-tuoi-bat-cap-han-che-va-kien-nghi-hoan-thien, truy cập ngày 20/10/2023. 7. Lâm Hồng Loan Chị, Võ Thị Kiều Trang (2021), Bất cập và giải pháp về quyền bào chữa của người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi theo pháp luật Việt Nam hiện hành, https://tdu.edu.vn/storage/photos/shares/images/2021/T%E1%BA%A0P%20CH%C3%8 D%20S%E1%BB%90%2013%20N%C4%82M%202021/11.pdf, truy cập ngày 20/10/2023. 214
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2