intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quyết định 15/2013/QĐ-UBND tỉnh Bạc Liêu

Chia sẻ: Nguyen Quan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

64
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Quyết định 15/2013/QĐ-UBND về Quy định dạy, học thêm trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quyết định 15/2013/QĐ-UBND tỉnh Bạc Liêu

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỈNH BẠC LIÊU Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------- --------------- Số: 15/2013/QĐ-UBND Bạc Liêu, ngày 25 tháng 7 năm 2013 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH DẠY THÊM, HỌC THÊM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẠC LIÊU Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16/5/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về dạy thêm, học thêm; Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 137/TTr-SGDĐT ngày 18 tháng 7 năm 2013, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về dạy thêm, học thêm” trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu. Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 18/2008/QĐ-UBND ngày 30 tháng 6 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu ban hành Quy định dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu./. TM. UBND TỈNH CHỦ TỊCH Phạm Hoàng Bê QUY ĐỊNH VỀ DẠY THÊM, HỌC THÊM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU (Ban hành kèm theo Quyết định số 15/2013/QĐ-UBND ngày 25 tháng 7 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu) Căn cứ Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 5 năm 2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành Quy định về dạy thêm, học thêm; nhằm tăng cường quản lý công tác dạy thêm, học thêm (sau đây gọi tắt là Thông tư 17),
  2. Ủy ban nhân dân tỉnh cụ thể hóa một số nội dung nêu tại các Điểm a, b, c, d, Điều 15, Chương IV, Thông tư 17 để áp dụng thống nhất trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu như sau: Chương I TRÁCH NHIỆM CỦA UBND CÁC CẤP, CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ GIÁO DỤC VÀ CÁC NGÀNH LIÊN QUAN TRONG VIỆC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY THÊM, HỌC THÊM Điều 1. Trách nhiệm của Sở Giáo dục và Đào tạo 1. Là cơ quan đầu mối, chủ trì, phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, địa phương, đơn vị liên quan triển khai, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Quy định về dạy thêm, học thêm ban hành kèm theo Thông tư 17 và Quy định này; chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh về quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn theo quy định. 2. Sở Giáo dục và Đào tạo cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm đối với các trường hợp tổ chức dạy thêm, học thêm có nội dung thuộc chương trình trung học phổ thông hoặc thuộc nhiều chương trình nhưng có chương trình cao nhất là chương trình trung học phổ thông. 3. Tổ chức hoặc phối hợp với các cơ quan, ban, ngành liên quan tổ chức phổ biến, thanh tra, kiểm tra về nội dung dạy thêm, học thêm; phòng ngừa và xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm. 4. Tổng hợp kết quả thực hiện quản lý dạy thêm, học thêm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo khi kết thúc năm học hoặc theo yêu cầu đột xuất. Điều 2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân huyện, thành phố (gọi tắt là cấp huyện) 1. Cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm hoặc ủy quyền cho Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm đối với các trường hợp tổ chức dạy thêm, học thêm có nội dung thuộc chương trình tiểu học, trung học cơ sở hoặc nhiều chương trình nhưng có chương trình cao nhất là chương trình trung học cơ sở. 2. Trực tiếp chỉ đạo, quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm đối với tiểu học, trung học cơ sở và phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm đối với trung học phổ thông. 3. Chỉ đạo việc thanh tra, kiểm tra hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn để phát hiện các sai phạm, kịp thời xử lý hoặc kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý. 4. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi tắt là cấp xã) có trách nhiệm xác nhận vào hồ sơ xin cấp hoặc gia hạn giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm cho các tổ chức và cá nhân có đủ điều kiện theo quy định nêu tại Điều 8, Điều 9, Điều 10 của Quy định về dạy thêm, học thêm ban hành kèm theo Thông tư 17. 5. Thực hiện chế độ thông tin báo cáo định kỳ vào đầu các tháng 6, tháng 12 hàng năm và báo cáo đột xuất (nếu có) gửi đến Sở Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp, đánh giá, đề xuất trình Ủy ban nhân dân tỉnh. Điều 3. Trách nhiệm của Phòng Giáo dục và Đào tạo 1. Cấp giấy phép dạy thêm, học thêm nếu được Ủy ban nhân dân cấp huyện ủy quyền.
  3. 2. Thực hiện việc quản lý dạy thêm, học thêm trong nhà trường và ngoài nhà trường của tổ chức, cá nhân theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh. Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp huyện về quản lý dạy thêm, học thêm trên địa bàn. 3. Phổ biến, chỉ đạo các trường, các tổ chức và cá nhân liên quan thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm. 4. Tổ chức hoặc phối hợp với các ban ngành liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra nội dung dạy thêm, học thêm; phát hiện và xử lý vi phạm theo thẩm quyền. 5. Tổng hợp kết quả thực hiện dạy thêm, học thêm kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện và Sở Giáo dục và Đào tạo khi kết thúc năm học hoặc báo cáo đột xuất (nếu có). Điều 4. Trách nhiệm của hiệu trưởng và thủ trưởng các cơ sở giáo dục 1. Tổ chức, quản lý và kiểm tra hoạt động dạy thêm, học thêm trong nhà trường; bảo đảm các điều kiện quy định về hoạt động dạy thêm, học thêm và quyền lợi của người học thêm, người dạy thêm. 2. Quản lý, tổ chức việc dạy và học chính khóa, đảm bảo các nguyên tắc dạy thêm, học thêm quy định nêu tại Điều 3 của Quy định về dạy thêm ban hành kèm theo Thông tư 17; quản lý việc kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh; xác nhận các nội dung yêu cầu đối với người dạy thêm theo quy định nêu tại Khoản 5, Điều 8 của Quy định về dạy thêm, học thêm ban hành kèm theo Thông tư 17 nhằm ngăn chặn hiện tượng tiêu cực trong dạy thêm, học thêm. 3. Kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm quy định về dạy thêm, học thêm. 4. Chịu trách nhiệm về chất lượng dạy thêm, học thêm, quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, kinh phí dạy thêm, học thêm trong nhà trường. 5. Giờ dạy thêm trong nhà trường và cơ sở giáo dục không được xếp xen kẽ hoặc trùng với giờ dạy chính khóa. 6. Kịp thời thông tin, phản ảnh tình hình dạy thêm, học thêm tại đơn vị báo cáo cho các cơ quan quản lý giáo dục trực tiếp khi kết thúc năm học hoặc báo cáo đột xuất (nếu có). Điều 5. Trách nhiệm của Ủy ban nhân các cấp xã 1. Xác nhận vào hồ sơ xin cấp hoặc gia hạn giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm cho các tổ chức và cá nhân được nêu tại Khoản 4, Điều 17 của Quy định về dạy thêm, học thêm ban hành kèm theo Thông tư 17. 2. Phối hợp với cơ quan có chức năng tổ chức, quản lý các hoạt động dạy thêm, học thêm trong địa bàn; kịp thời phát hiện chấn chỉnh hoặc phản ánh với cơ quan quản lý trực tiếp để xử lý theo thẩm quyền. Chương II VIỆC THU, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TIỀN HỌC THÊM Điều 6. Thu, quản lý và sử dụng tiền học thêm đối với hoạt động dạy thêm, học thêm trong nhà trường 1. Mức thu: Nhà trường, các cơ sở giáo dục có dạy thêm, học thêm căn cứ vào mức chi để định mức thu; mức thu tiền học thêm thực hiện theo Điểm b, Khoản 1, Điều 17 của Quy định về dạy thêm, học thêm ban hành kèm theo Thông tư 17.
  4. 2. Thực hiện chế độ miễn giảm học phí đối với học sinh người dân tộc thiểu số, con gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, con gia đình nghèo, mồ côi cha, mẹ… Theo quy định hiện hành. 3. Mức chi: Thủ trưởng các trường, cơ sở giáo dục tổ chức lấy ý kiến, thảo luận công khai, dân chủ trong tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên thuộc đơn vị mình, quyết định theo đa số quá bán về mức chi cụ thể các nội dung chi nêu tại Điểm a, Khoản 1, Điều 7 của Quy định về dạy thêm, học thêm ban hành kèm theo Thông tư 17. Trong đó, chi tối đa 10% cho công tác quản lý, tối thiểu 80% cho người dạy trực tiếp. 4. Nhà trường tổ chức thu, chi và công khai thanh, quyết toán tiền học thêm thông qua bộ phận tài vụ của nhà trường; giáo viên dạy thêm không trực tiếp thu, chi tiền học thêm. Điều 7. Thu, quản lý và sử dụng tiền dạy thêm đối với hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường 1. Mức thu tiền học thêm do thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh với tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm. 2. Tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm thực hiện đúng theo các quy định hiện hành về quản lý tài chính đối với tiền học thêm. Chương III CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM Điều 8. Thanh tra, kiểm tra 1. Thủ trưởng các trường, cơ sở giáo dục tổ chức kiểm tra việc dạy thêm, học thêm trong nhà trường của cán bộ, giáo viên thuộc đơn vị mình. Trong mỗi khóa học, mỗi lớp dạy thêm phải được kiểm tra ít nhất 1 lần trong quá trình tổ chức dạy thêm, học thêm. Phối hợp với cơ quan quản lý giáo dục và Ủy ban nhân dân các cấp kiểm tra hoạt động dạy thêm, học thêm đối với cán bộ, giáo viên (do đơn vị quản lý trực tiếp) tham gia dạy thêm ngoài nhà trường. 2. Người đứng đầu tổ chức dạy thêm ngoài nhà trường tổ chức kiểm tra việc dạy thêm, học thêm của những người dạy thêm, học thêm thuộc tổ chức mình. Mỗi khóa học, lớp dạy thêm phải được kiểm tra ít nhất 1 lần trong quá trình tổ chức dạy thêm, học thêm. 3. Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức hoặc phối hợp với các cơ quan, ban ngành liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thanh tra, kiểm tra định kỳ, đột xuất hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh. 4. Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo thanh tra, kiểm tra; phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo thanh tra, kiểm tra hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn. 5. Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức hoặc phối hợp với các ban ngành liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra định kỳ, đột xuất hoạt động dạy thêm, học thêm đối với các trường hợp do Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp phép; kiến nghị Sở Giáo dục và Đào tạo thanh tra, kiểm tra hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn đối với các trường hợp do Sở Giáo dục và Đào tạo cấp phép khi cần thiết. 6. Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện nhiệm vụ kiểm tra về các nội dung mà tổ chức, cá nhân đã cam kết trong đơn xin cấp phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm về giữ gìn trật tự an ninh, đảm bảo vệ sinh môi trường nơi tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn; phối hợp với các cơ quan quản lý giáo dục kiểm tra hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn khi được yêu cầu. Điều 9. Xử lý vi phạm
  5. 1. Cơ sở giáo dục, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định việc quản lý dạy thêm, học thêm; tùy theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép ra quyết định đình chỉ hoặc thu hồi giấy phép dạy thêm. 2. Cơ sở giáo dục, tổ chức, cá nhân vi phạm nghiêm trọng hoặc tái phạm quy định về việc quản lý dạy thêm, học thêm; có hành vi lừa đảo hoặc tổ chức dạy thêm, học thêm trái quy định thì phải được xử lý thích đáng, bị áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hiện hành. Chương IV ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 10. Giao Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các ngành có liên quan kịp thời phổ biến, quán triệt sâu rộng tinh thần nội dung Thông tư số 17 và Quy định này cho cán bộ, giáo viên và nhân viên trên địa bàn tỉnh. Quá trình tổ chức thực hiện, các cấp, các ngành có liên quan cần thường xuyên theo dõi; thông tin phản ảnh tình hình dạy thêm, học thêm về Ủy ban nhân dân tỉnh để có biện pháp chấn chỉnh, xử lý được kịp thời./.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0