Quyết định chọn học ngành kế toán của sinh viên bị tác động bởi những yếu tố nào? Nghiên cứu tại Trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh
lượt xem 1
download
Bài nghiên cứu "Quyết định chọn học ngành kế toán của sinh viên bị tác động bởi những yếu tố nào? Nghiên cứu tại Trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh" nhằm cho mục đích tuyển sinh và đào tạo ngành kế toán. Trong nghiên cứu, tác giả tập trung tìm kiếm các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn học ngành kế toán của sinh viên khoa Kế toán và xác định mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn học ngành kế toán của sinh viên. Khảo sát lấy ngữ cảnh nghiên cứu tại trường Đại học Mở TP.Hồ Chí Minh (HCM), một trong những cơ sở đào tạo lớn và có uy tín đào tạo ngành kế toán ở khu vực miền Nam, Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Quyết định chọn học ngành kế toán của sinh viên bị tác động bởi những yếu tố nào? Nghiên cứu tại Trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh
- Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 QUYẾT ĐỊNH CHỌN HỌC NGÀNH KẾ TOÁN CỦA SINH VIÊN BỊ TÁC ĐỘNG BỞI NHỮNG YẾU TỐ NÀO? NGHIÊN CỨU TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH WHICH FACTORS IMPACT A STUDENT'S DECISION TO CHOOSE ACCOUNTING?A RESEARCH FROM HO CHI MINH CITY OPEN UNIVERSITY TS.GVC. Vũ Quốc Thông Trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh Ngày nhận bài: 25/9/2021 Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Bài nghiên cứu này nhằm cho mục đích tuyển sinh và đào tạo ngành kế toán. Trong nghiên cứu, tác giả tập trung tìm kiếm các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn học ngành kế toán của sinh viên khoa Kế toán và xác định mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn học ngành kế toán của sinh viên. Khảo sát lấy ngữ cảnh nghiên cứu tại trường Đại học Mở TP.Hồ Chí Minh (HCM), một trong những cơ sở đào tạo lớn và có uy tín đào tạo ngành kế toán ở khu vực miền Nam, Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy có ba (03) nhóm yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn học ngành kế toán bao gồm (1) Sự phù hợp của đặc điểm bản thân với nghề kế toán chuyên nghiệp. Với những đặc điểm của bản thân sở thích như sở thích, năng khiếu, thành tích học tập trong nhà trường,… (2) Quá trình tiếp cận thông tin ngành học từ trường, từ khoa chuyên ngành và (3) Chi phí cơ hội của việc tham gia học ngành kế toán. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất cho nhà trường các khuyến nghị liên quan về các yếu tố tác động đến việc sinh viên chọn học kế toán. Kết quả nghiên cứu có thể dùng làm tham chiếu cho các trường đại học Việt Nam có đào tạo ngành kế toán. Từ khóa: việc chọn học, kế toán, đào tạo kế toán. ABSTRACT This study is aim for the purpose of accounting major admissions. In the study, the author discovers the results of factors affecting the accounting students' choice to study accounting and determining the impact degree of the factors affecting the students’ decision to study accounting major. The research survey is conducted at Ho Chi Minh City Open University, one of the largest and reputable accounting training institutions in the South of Vietnam. The research results indicate that there are three (03) groups of factors affecting the choice of accounting major from learners, including (1) The suitability of personal characteristics to the professional accounting profession. With the characteristics of the hobby itself such as interests, aptitudes, academic achievements in school,... (2) The process of accessing subject information from the school, from the major faculty and (3) Facility cost association of participating in accounting majors. On that basis, the author proposes to the University with relevant recommendations on factors affecting students' choice to study accounting. The research results can be used as a reference for Vietnamese universities offering accounting training. Keywords: Choice to study, accounting, accounting training. 1074
- Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 1. Giới thiệu Kể từ năm 2007, Việt Nam gia nhập vào WHO và tiếp đó là gia nhập vào các tổ chức thương mại khác như cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC, năm 2015) và gần đây là tham gia ký hiệp ước Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTTP, năm 2018) và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP, năm 2020) đã đưa nước ta tiến ra xa hơn với thị trường quốc tế. Nghề kế toán, kiểm toán hiển nhiên phải có những chuyển mình đột phá để theo kịp sự biến đổi. Đặc biệt là khi Việt Nam tham gia cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), ngành kế toán kiểm toán là một trong 8 lĩnh vực ngành nghề được tự do di chuyển; do đó, sinh viên càng phải chuẩn bị hành trang vào đời đầy đủ. Việc chọn học ngành kế toán là một lợi thế cạnh tranh, giúp cho các bạn sinh viên thuộc khối kinh tế chứng tỏ năng lực ngành nghề trước các nhà tuyển dụng trong nước. Khi chọn học ngành kế toán, một trong những yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh hiện nay của các trường là chất lượng đào tạo và tỷ lệ sinh viên có việc làm ổn định sau khi tốt nghiệp (bảng 1.1). Bảng 1.1. Thống kê về tình hình việc làm, thu nhập của SV ngành kế toán giai đoạn 2016- 2020 m: tháng (month) tr: triệu đồng (VNĐ) (Nguồn: khoa Kế toán – Kiểm toán, Trường đại học Mở TP. HCM) Với tôn chỉ là đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của xã hội trong bối cảnh nền kinh tế đang phát triển, khoa Kế toán- Kiểm toán, Trường Đại học Mở TP. HCM luôn chú trọng đào tạo kỷ năng nghề nghiệp, tính thích ứng và khả năng ứng dụng của sinh viên. Tác giả nghiên cứu tập trung tìm kiếm câu trả lời về những yếu tố có tác động đến quyết định chọn ngành kế toán của sinh viên, trong phạm vi khảo sát tại trường đại học Mở TP.HCM. Bài nghiên cứu “Quyết định chọn học ngành kế toán của sinh viên bị tác động bởi những yếu tố nào?” nhằm khám phá các yếu tố quan trọng có tác động đến quá trình ra quyết định chọn học ngành kế toán – lấy phạm vi khảo sát tại trường đại học Mở TP.HCM. Từ đó, tác giả có những gợi ý giúp những cơ sở đào tạo bao gồm trường đại học Mở TP.HCM có được những lưu ý nhằm nắm bắt được yêu cầu và nhận được sự hài lòng hơn từ phía sinh viên, thu hút nhiều đối tượng đầu vào đăng ký theo học ngành kế toán. 2.Tổng quan tài liệu 1075
- Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Cơ sở lý thuyết Thuyết lựa chọn hợp lý của George Homans (1961) được xây dựng dựa trên quan điểm mọi hành động đều dựa trên lý trí và tính toán giữa chi phí hợp lý và những lợi ích mang lại của bất cứ hành động nào trước khi đưa ra quyết định. Theo Homans (1961), khi lựa chọn trong số các hành động có thể có, cá nhân sẽ chọn cách mà họ cho là tích (C) của xác suất thành công của thành động đó (P) với giá trị mà phần thưởng của hành đó (V) là lớn nhất C = (P x V) = Maximum. Điều này nhấn mạnh rằng sự lựa chộn là quá trình tối ưu hoá. Thuật ngữ “lựa chọn” nghĩa là trong điều kiện hạn chế về nguồn lực thì con người phải cân nhắc, tính toán sao cho đạt kết quả tối ưu với chi phí bỏ ra là thấp nhất. Phạm vi mục đích ở đây được hiểu là không chỉ gồm các yếu tố về vật chất mà còn bao gồm cả những lợi ích xã hội và tinh thần. Thuyết lựa chọn hợp lý dựa vào phương pháp luận quan điểm và suy tính của từng cá nhân để giải thích các hiện tượng của xã hội về việc tính toán được thực hiện nhằm mang lại lợi ích cá nhân. “Khi đối diện với một số cách hành động, con người thường làm cái mà họ tin là có khả năng đạt được kết quả cuối cùng tốt nhất” (Philip K. L., 2010). Nghiên cứu nước ngoài Chapman D. W. (1981) thể hiện việc lựa chọn trường Đại học của sinh viên bị ảnh hưởng bởi hai nhóm yếu tố. Thứ nhất là các đặc điểm của gia đình và cá nhân, thứ hai là các yếu tố bên ngoài. Nhóm yếu tố thuộc đặc điểm gia đình và cá nhân như là địa vị kinh tế - xã hội, năng lực ảnh hưởng thành quả từ bậc trung học, nguyện vọng học tập và thành tích học tập trong quá khứ. Bên cạnh đó, những tác động bên ngoài có thể kể đến như người thân, các đặc điểm của trường đại học, nổ lực giao tiếp, quảng bá của trường… Mô hình của Chapman cho thấy sự liên kết và tác động lẫn nhau giữa các yếu tố trong mô hình sẽ ảnh hưởng và định hình hành vi chọn trường của học sinh. Mô hình tuy chưa nghiên cứu đủ tất cả các yếu tố có thể ảnh hưởng tới quyết định chọn trường của học sinh nhưng mô hình đã nhận dạng được các yếu tố chủ yếu. Nghiên cứu này của Michael B. (2002) khảo sát 325 học sinh trung học bang Wisconsin, Hoa Kỳ, đã chỉ ra có các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn nghề nghiệp của học sinh là môi trường, đặc điểm cá nhân và cơ hội bên ngoài. Nghiên cứu của Philip K. L. (2010) đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn nghề kế toán công của sinh viên thời kỳ hậu Enron gồm có các yếu tố nội tại (thái độ và niềm tin), phần thưởng tài chính, giới tính, sự linh hoạt trong lựa chọn nghề nghiệp và ảnh hưởng của người thân. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn học ngành kế toán của học sinh ở Úc (Satoshi S. và cộng sự, 2017) cho thấy các yếu tố có tác động như là nguyện vọng nghề nghiệp, nhận thức về nghề, phong cách học tập có ảnh hưởng đến việc chọn học ngành kế toán. Nghiên cứu trong nước Nghiên cứu “các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường Đại học của học sinh Phổ thông Trung học” (Trần Văn Quý và Cao Hào Thi, 2009) trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học sinh THPT Quãng Ngãi nhằm đánh giá tác động của 5 yếu tố bao gồm: yếu tố cơ hội việc làm trong tương lai, yếu tố đặc điểm cố định của trường Đại học, yếu tố về bản thân cá nhân học sinh, yếu tố. Nghiên cứu “các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ chọn ngành quản trị doanh nghiệp của sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế Kế hoạch Đà Nẵng” (Nguyễn Thị Lan Hương, 2012). Mô hình này nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chọn ngành quản trị doanh nghiệp của sinh viên trường Cao Đẳng Kinh tế Kế hoạch Đà Nẵng đưa ra một hệ thống các cơ sở lý thuyết về động cơ như khái niệm, bản chất, đặc điểm, các yếu tố ảnh hưởng đến 1076
- Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 động cơ,… đồng thời đưa ra tiến trình quyết định chọn ngành nhằm giải thích và làm rõ các yếu tố tác động đến việc chọn ngành của sinh viên. Nghiên cứu “các yếu tố ảnh hưởng đến việc sinh viên chọn trường Đại học Mở TP.HCM” (Nguyễn Minh Hà và cộng sự, 2011) thực hiện khảo sát với 1.894 sinh viên năm thứ nhất hệ chính quy và đưa ra 7 nhân tố tác động đến hành vi chọn trường bao gồm: nỗ lực nhà trường, chất lượng dạy – học, đặc điểm cá nhân của sinh viên, công việc trong tương lai, khả năng đậu vào trường, người thân trong gia đình và ngoài gia đình. Có nhiều công trình nghiên cứu trước đây như là nhóm tác giả Nguyễn Minh Hà và cộng sự về “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sinh viên chọn trường đại học Mở TP.HCM” (2011), Trần Văn Quí và Cao Hào Thi nghiên cứu về “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường Đại học của học sinh phổ thông trung học” (2009), các nghiên cứu đã đề cập đến yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn trường đại học của người học. Tuy nhiên, vẫn chưa có nhiều đề tài nghiên cứu về các hành vi lựa chọn ngành học của một trường đại học và cụ thể là liên quan đến chọn học ngành Kế toán tại trường Đại học Mở TP. HCM. Đề xuất mô hình nghiên cứu Trong nghiên này, tác giả đề xuất mô hình của đề tài gồm năm (05) nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn học ngành kế toán của SV (hình 2.1) bao gồm (1) sự tác động của những người xung quanh, (2) triển vọng của nghề kế toán chuyên nghiệp, (3) sự phù hợp của đặc điểm bản thân với nghề kế toán chuyên nghiệp, (4) chi phí cơ hội của việc tham gia học ngành kế toán, (5) quá trình tiếp cận thông tin ngành học. Sự tác động của những người xung quanh H.1 Triển vọng của nghề kế toán chuyên nghiệp H.2 Sự phù hợp của đặc điểm bản Quyết định H.3 thân với nghề kế toán chuyên chọn học ngành nghiệp kế toán H.4 Chi phí cơ hội của việc tham gia học ngành kế toán H.5 Quá trình tiếp cận thông tin ngành học Hình 2.1. Các yếu tố tác động đến quyết định chọn học ngành kế toán. Các giả thuyết nghiên cứu (H) được trình bày: H.1: Sự tác động từ những người xung quanh có tác động cùng chiều (+) đến quyết định chọn học ngành kế toán. H.2: Triển vọng của nghề kế toán chuyên nghiệp có tác động cùng chiều (+) đến quyết định chọn học ngành kế toán. H.3: Sự phù hợp của đặc điểm bản thân với nghề kế toán chuyên nghiệp có tác động cùng 1077
- Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 chiều (+) đến quyết định chọn học ngành kế toán. H.4: Chi phí cơ hội của việc tham gia học ngành kế toán có quan hệ ngược chiều (-) đến quyết định chọn học ngành kế toán. H.5: Quá trình tiếp cận thông tin có tác động cùng chiều (+) đến quyết định chọn học ngành kế toán. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1 Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu sơ bộ: Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện tại trường đại học Mở TP.HCM vào tháng 3 năm 2021 thông qua phương pháp định tính để xây dựng các khái niệm khung. Nghiên cứu sơ bộ nhằm đánh giá các thuật ngữ, các yếu tố trong bảng hỏi để điều chỉnh cho phù hợp trước khi tiến hành thu thập dữ liệu cho nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu chính thức: Tác giả thu về 150 mẫu khảo sát và sàn lọc ra những bảng câu trả lời sai, không đầy đủ. Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng và thông qua bảng câu hỏi điều tra (bảng khảo sát), thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi. Nghiên cứu chính thức được thực hiện vào 6 tháng đầu năm 2021 tại trường Đại học Mở TP.HCM. Nghiên cứu định lượng này nhằm kiểm định các thang đo và mô hình lý thuyết. Nghiên cứu này sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 22.0 kiểm định thang đo bằng chỉ số Cronbach Alpha. Sau khi phân tích Cronbach Alpha, các thang đo phù hợp sẽ được kiểm định tiếp theo bằng việc phân tích nhân tố EFA để hiệu chỉnh cho phù hợp. Phân tích tương quan Pearson được dùng để kiểm định mối quan hệ giữa các thang đo và phương pháp phân tích hồi quy đa biến, phân tích Anova để xem xét sự khác biệt giữa các biến. 3.2 Cách thức đo lường Từ mô hình nghiên cứu, các thang đo được xây dựng và phát triển. Trước khi hình thành thang đo chính thức cho mục tiêu nghiên cứu, các cuộc phỏng vấn sau đã được thực hiện để khảo sát sơ bộ các biến do nhóm nghiên cứu đề xuất đã phù hợp với thực tế hay chưa, còn thiếu sót gì không, và để điều chỉnh lại cho phù hợp hơn để tiến hành cuộc khảo sát chính thức. Các biến quan sát trong bảng câu hỏi sử dụng thang đo Likert 5 điểm. Mẫu dữ liệu nghiên cứu là sinh viên học ngành kế toán và kiểm toán của trường Đại học Mở TP.HCM bao gồm chương trình kế toán chất lượng cao và chương trình đại trà. Mẫu sẽ được chọn theo phương pháp thuận tiện, một trong các hình thức chọn mẫu phi xác suất. Kích thước mẫu cần thiết phụ thuộc vào kỹ thuật phân tích dữ liệu được sử dụng, yếu tố tài chính và khả năng tiếp cận đối tượng. Phương pháp phân tích dữ liệu chính được sử dụng cho nghiên cứu này là phân tích tương quan hồi quy đa biến. Các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực này đều đồng ý là phương pháp này đòi hỏi phải có kích thước mẫu lớn vì nó dựa vào lý thuyết phân phối mẫu lớn (Raykov và Widaman, 2015). Có nhà nghiên cứu cho rằng kích thước mẫu tới hạn phải là 200 (Hoelter, 2003). Nghiên cứu có 27 biến thì số mẫu tối thiểu là 135. Để đảm bảo tối thiểu khách quan, kích thước mẫu được chọn là 150. Dữ liệu mẫu khảo sát được thu thập tại trường Đại học Mở TP.HCM. 3.3 Phân tích dữ liệu Nghiên cứu đánh giá sơ bộ thang đo thông qua kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, 1078
- Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích thống kê mô tả mẫu và phân tích tương quan hồi quy đa biến. Dữ liệu sau khi thu thập sẽ sàng lọc dữ liệu không phù hợp. Trình tự tiến hành phân tích dữ liệu được tác giả thực thiện bao gồm bước 1: Chuẩn bị thông tin; bước 2: Nghiên cứu thống kê mô tả; bước 3: Đánh giá độ tin cậy (Cronbach’s Alpha); bước 4: Phân tích nhân tố khám phá (EFA); bước 5: Phân tích tương quan Pearson và bước 6: Phân tích hồi quy đa biến. 4. Kết quả nghiên cứu 4.1 Thống kê mô tả Từ 150 bảng câu hỏi được phát, tác giả thu lại được 140 bảng câu hỏi đáp ứng được các điều kiện của nghiên cứu đề ra (tương đương 93%). Đa số các đáp viên là sinh viên năm 3 (66 câu trả lời, chiếm 47.1%), sinh viên năm 2 có 26 câu trả lời (chiếm 18.6%), sinh viên năm 4 có 25 câu trả lời (chiếm 17.9%), và sinh viên năm nhất có 23 câu trả lời (chiếm 16.4%) (bảng 4.1). Bảng 4.1. Kết quả thống kê yếu tố quyết định học hay không. Quyết định học Lưỡng lự Quyết định không học Tần số Tần suất Tần số Tần suất Tần số Tần suất Năm 1 17 12.1 6 4.3 0 0 Năm 2 21 15 3 2.1 2 1.5 Năm 3 51 36.4 9 6.4 6 4.3 Năm 4 11 7.9 5 3.6 9 6.4 Tổng 100 71.4 23 16.4 17 12.2 (Nguồn: Kết quả tổng hợp dữ liệu của nghiên cứu) 4.2 Kiểm định Cronbach Alpha a. Yếu tố sự tác động của người người thân (NT) Bảng 4.2. Yếu tố sự tác động của người thân (NT), Cronbach Alpha = 0.642. Trung bình Phương sai Tương quan Cronbach Alpha Biến quan sát thang đo nếu thang đo nếu biến-tổng hiệu nếu loại biến loại biến loại biến chỉnh NT1 11.89 6.183 0.274 0.646 NT2 12.58 5.871 0.426 0.577 NT3 12.70 5.391 0.467 0.553 NT4 12.25 5.570 0.415 0.580 NT5 12.35 5.639 0.403 0.586 Kết quả từ bảng 4.2 cho thấy, cần loại biến NT1 vì không đạt yêu cầu – hệ số tương quan biến tổng (0.274) nhỏ hơn 0.3. Sau khi chạy lại lần 2 với 4 biến NT2, NT3, NT4 và NT5 thu được kết quả ở bảng 4.3. 1079
- Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Bảng 4.3. Yếu tố sự tác động của người thân (NT) – lần 2, Cronbach Alpha = 0.646. Trung bình Phương sai Tương quan Cronbach Alpha Biến quan sát thang đo nếu thang đo nếu biến-tổng hiệu nếu loại biến loại biến loại biến chỉnh NT2 9.03 4.460 0.307 0.652 NT3 9.15 3.726 0.457 0.556 NT4 8.70 3.550 0.515 0.512 NT5 8.80 3.816 0.430 0.575 Kết quả sau khi loại bỏ biến quan sát NT1 cho thấy tất cả các biến đều có hệ số tương quan biến-tổng lớn hơn 0.3. Tuy nhiên, vẫn cần loại biến lớn hơn hệ số Cronbach Alpha của yếu tố là NT2. Bảng 4.4. Yếu tố sự tác động của người thân (NT) – lần 3, Cronbach Alpha = 0.652. Trung bình Phương sai Tương quan Cronbach Alpha Biến quan sát thang đo nếu thang đo nếu biến-tổng hiệu nếu loại biến loại biến loại biến chỉnh NT3 6.2857 2.393 0.433 0.595 NT4 5.8357 2.124 0.555 0.425 NT5 5.9357 2.463 0.406 0.630 Sau khi loại 2 biến NT1 và NT2, chúng ta thu được kết quả bảng 4.4, các biến đạt yêu cầu. b. Yếu tố triển vọng nghề nghiệp (TV) Bảng 4.5. Yếu tố triển vọng nghề nghiệp (TV), Cronbach Alpha = 0.848. Trung bình Phương sai Tương quan Cronbach Alpha Biến quan sát thang đo nếu thang đo nếu biến-tổng hiệu nếu loại biến loại biến loại biến chỉnh TV1 11.05 8.710 0.433 0.862 TV2 10.74 8.192 0.608 0.828 TV3 11.11 8.016 0.721 0.807 TV4 10.81 8.258 0.623 0.825 TV5 11.04 7.718 0.723 0.805 TV6 11.14 7.922 0.705 0.809 Tương tự, theo kết quả thu được ở bảng 4.5, tất cả các biến đều có hệ số tương quan biến- tổng lơn hơn 0.3, song biến TV1 có hệ số Cronbach Alpha nếu loại biến (0.862) lớn hơn hệ số Cronbach Alpha của thang đo này, nên biến TV1 bị loại. Bảng 4.6. Yếu tố triển vọng nghề nghiệp (TV), Cronbach Alpha = 0.862. Trung bình Phương sai Tương quan Cronbach Alpha Biến quan sát thang đo nếu thang đo nếu biến-tổng hiệu nếu loại biến loại biến loại biến chỉnh TV2 8.61 6.008 0.580 0.859 TV3 8.99 5.698 0.752 0.816 1080
- Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 TV4 8.68 5.975 0.626 0.847 TV5 8.91 5.437 0.755 0.814 TV6 9.01 5.712 0.701 0.828 Dựa theo kết quả ở bảng 4.6, sau khi loại bỏ biến TV1, các biến còn lại đều đạt yêu cầu. c. Yếu tố đặc điểm bản thân (DD) Bảng 4.7. Yếu tố đặc điểm bản thân (DD) – lần 1, Cronbach Alpha = 0.793. Trung bình Phương sai Tương quan Cronbach Alpha Biến quan sát thang đo nếu thang đo nếu biến-tổng hiệu nếu loại biến loại biến loại biến chỉnh DD1 11.76 5.074 0.601 0.747 DD2 11.52 4.295 0.767 0.685 DD3 11.26 4.570 0.729 0.703 DD4 11.36 4.692 0.656 0.726 DD5 10.78 5.871 0.203 0.872 Kết quả phân tích ở bảng 4.7 cho thấy, cần loại biến DD5 vì hệ số tương quan biến-tổng của biến này (0.203) nhỏ hơn 0.3. Bảng 4.8. Yếu tố đặc điểm bản thân (DD) – lần 2, Cronbach Alpha = 0.872. Trung bình Phương sai Tương quan Cronbach Alpha Biến quan sát thang đo nếu thang đo nếu biến-tổng hiệu nếu loại biến loại biến loại biến chỉnh DD1 8.37 3.732 0.675 0.856 DD2 8.13 3.134 0.806 0.802 DD3 7.87 3.321 0.793 0.809 DD4 7.96 3.589 0.639 0.870 Kết quả sau khi loại biến DD5 ở bảng 4.8 cho thấy, các biến DD1, DD2, DD3, và DD4 thỏa điều kiện. d. Yếu tố chi phí cơ hội (CP) Bảng 4.9. Yếu tố chi phí cơ hội (CP), Cronbach Alpha = 0.684. Biến quan sát Trung bình Phương sai Tương quan Cronbach Alpha thang đo nếu thang đo nếu biến-tổng hiệu nếu loại biến loại biến loại biến chỉnh CP1 13.57 5.901 0.302 0.678 CP2 13.50 5.374 0.461 0.629 CP3 12.84 5.707 0.316 0.676 CP4 13.23 5.242 0.455 0.629 CP5 13.07 5.189 0.518 0.609 CP6 13.40 5.033 0.442 0.634 1081
- Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Kết quả phân tích ở bảng 4.9 cho thấy tất cả các biến trong thang đo này đều đạt yêu cầu ban đầu. e. Yếu tố quá trình tiếp cận thông tin khoá học (TT) Bảng 4.10. Yếu tố quá trình tiếp cận thông tin (TT), Cronbach Alpha = 0.682. Biến quan sát Trung bình Phương sai Tương quan Cronbach Alpha thang đo nếu thang đo nếu biến-tổng hiệu nếu loại biến loại biến loại biến chỉnh TT1 9.64 3.989 0.453 0.627 TT2 9.39 3.578 0.516 0.595 TT3 9.59 3.985 0.425 0.637 TT4 9.66 3.994 0.379 0.657 TT5 9.41 3.740 0.417 0.642 Kết quả phân tích ở bảng 4.10 cho thấy tất cả các biến trong thang đo này đều đạt yêu cầu ban đầu. 4.3 Kiểm định Nhân tố khám phá (EFA) Sau khi kiểm định Cronbach Alpha có một vài biến của thang đo bị loại nhằm đảm bảo độ tin cậy khi xử lý phân tích EFA. Kết quả chạy phân tích nhân tố (lần 1) thu được cho thấy biến quan sát TT5 và CP1 bị loại vì không thỏa mãn yêu cầu (giá trị không hội tụ). Sau khi loại 2 biến TT5 và CP1 thu được kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) ở bảng 4.14 lại xuất hiện 2 nhóm biến không thoả yêu cầu (giá trị không hội tụ) là nhóm TT1, TT2 và nhóm biến TT3, TT4. Tác giả tiến hành chạy lại phân tích nhân tố khám phá (EFA). Sau khi phân tích thu được kết quả sau cùng ở bảng 4.11. Bảng 4.11. Bảng ma trận xoay nhân tố Nhân tố 1 2 3 4 5 TV3 0.852 TV5 0.841 TV6 0.773 TV4 0.760 TV2 0.673 DD2 0.872 DD3 0.865 DD1 0.799 DD4 0.714 CP5 0.782 CP4 0.743 CP3 0.596 CP6 0.523 CP2 0.506 1082
- Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 NT4 0.838 NT5 0.703 NT3 0.672 TT4 0.840 TT3 0.830 (Nguồn: Kết quả tổng hợp dữ liệu của nghiên cứu) Khi tiến hành loại bỏ các biến không đủ điều kiện, thu được kết quả sau: • Giá trị KMO = 0.750 > 0.6 chính vì vậy phân tích nhân tố là thích hợp với dữ liệu nghiên cứu thu được. • Kiểm định Bartlett có giá trị Sig = 0.00 < 0.05 nên các biến quan sát được sử dụng để phân tích là phù hợp. • Có 5 nhân tố được trích tại Eigenvalues = 1.527 > 1 nên có thể khẳng định số nhân tố được rút trích là phù hợp. • Tổng phương sai trích (Total Variance Explanied) của phân tích nhân tố là 63.626% > 50%. Khi đó có thể nói rằng các nhân tố này giải thích được 63.626% biến thiên của dữ liệu. Kết quả phân tích nhân tố cho thấy thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến việc chọn học ngành kế toán của sinh viên được đánh giá bởi 5 nhân tố với 19 biến quan sát: • Thang đo 1 (NT): Yếu tố những người xung quanh. Bao gồm 3 biến quan sát là NT3, NT4, NT5. • Thang đo 2 (TV): Yếu tố triển vọng nghề nghiệp. Bao gồm 5 biến quan sát là TV2, TV3, TV4, TV5, TV6. • Thang đo 3 (DD): Yếu tố đặc điểm bản thân. Bao gồm 4 biến quan sát là DD1, DD2, DD3, DD4. • Thang đo 4 (CP): Yếu tố chi phí cơ hội. Bao gồm 5 biến quan sát là CP2, CP3, CP4, CP5, CP6. • Thang đo 5 (TT): Yếu tố quá trình tiếp cận thông tin. Bao gồm 2 biến quan sát là TT3, TT4. Nhân tố “việc chọn học ngành kế toán”, được đo lường bởi biến quan sát CH. Sau khi tiến hành phân tích EFA các nhân tố, nhóm tác giả đã mã hoá biến đại diện cho các nhân tố được sắp xếp trong bảng nhân tố. 4.4 Phân tích tương quan Pearson Phân tích tương quan Pearson với kích thước mẫu n = 140, từ kết quả phân tích EFA gồm có các khái niệm chính được sử dụng trong mô hình nghiên cứu. Kết quả phân tích cho thấy: • Có dấu hiệu của hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình: giữa biến quan sát TV với DD. • Kết quả cho thấy thang đo NT “Yếu tố những người xung quanh”, thang đó TV “Triển vọng nghề nghiệp”, và thang đi CP “Chi phí cơ hội” có mức ý nghĩa (ở cả hai đuôi) với thang đo CH4 “Việc chọn học ngành kế toán” lần lượt là 0.173, 0.093, và 0.452 lớn hơn 0.05. Có nghĩa là phương sai số dư sẽ không đổi nếu bỏ biến NT, TV và CP. • Các biến có ý nghĩa thống kê bao gồm DD, TT, và CH. • Hệ số tương quan Pearson (r>0), suy ra các biến có mối liên hệ là tuyến tính thuận trừ biến 1083
- Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 CP (r
- Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 4.4 Kiểm định hồi quy đa biến Dựa vào các bước phân tích trên, tác giả tiến hành phân tích hồi quy đa biến với mô hình: CH = 𝜷 𝟏 NT + 𝜷 𝟐 TV + 𝜷 𝟑 DD + 𝜷 𝟒 CP + 𝜷 𝟓 TT Bảng 4.13. Bảng hệ số hồi quy đa biến. Hệ số Hệ số chưa Hệ số đã t Sig. Collinearity Statistics chuẩn hoá chuẩn hoá Model Std. B Beta Tolerance VIF Error 1 (Hằng 1.248 0.317 3.937 0.000 số) NT 0.030 0.063 0.040 0.480 0.632 0.908 1.102 TV 0.038 0.079 0.042 0.485 0.628 0.833 1.200 DD 0.248 0.078 0.281 3.164 0.002 0.799 1.251 CP -0.188 0.091 -0.171 -2.059 0.041 0.911 1.098 TT 0.164 0.072 0.189 2.271 0.025 0.912 1.096 Model Summary Mode R R Adjusted Std. Error of the Square R Square Estimate 1 0.396 𝑎 0.526 0.524 0.50015 a. Predictors: (Constant), TT, TV, CP, NT, DD Số VIF của tất cả các biến “sự tác động của những người thân” (NT), “triển vọng nghề nghiệp” (TV), “sự phù hợp của đặc điểm bản thân” (DD), “chi phí cơ hội” (CP), “quá trình tiếp cận thông tin” (TT) đều < 2, nên sẽ không xảy ra trường hợp đa cộng tuyến. Tuy nhiên, có 2 biến là “sự tác động của những người xung quanh” (NT), và “triển vọng nghề nghiệp” (TV) có số Sig lần lượt là 0.632 và 0.628 đều lớn hơn 0.05 nên ta sẽ loại ra khỏi mô hình. Kết quả thu được từ kiểm định hồi quy tương quan cho thấy 3 biến “sự phù hợp của đặc điểm bản thân” (DD), “chi phí cơ hội” (CP), “quá trình tiếp cận thông tin” (TT) giải thích được 52,4% ý định chọn học ngành kế toán của sinh viên kế toán tại trường đại học Mở TP. Hồ Chí Minh. Dựa trên kết quả nghiên cứu, các giả thuyết nghiên cứu được khẳng định: Các giả thuyết Giả thuyết H1: Sự tác động từ những người xung quanh có tác động cùng chiều Bác bỏ (+) đến quyết định chọn học ngành kế toán. Giả thuyết H2: Triển vọng của nghề kế toán chuyên nghiệp có tác động cùng Bác bỏ chiều (+) đến quyết định chọn học ngành kế toán. Giả thuyết H3: Sự phù hợp của đặc điểm bản thân với nghề kế toán chuyên Chấp nhận nghiệp có tác động cùng chiều (+) đến quyết định chọn học ngành kế toán. Giả thuyết H4: Chi phí cơ hội của việc tham gia học ngành kế toán có quan hệ Chấp nhận ngược chiều (-) đến quyết định chọn học ngành kế toán. Giả thuyết H5: Quá trình tiếp cận thông tin có tác động cùng chiều (+) đến Chấp nhận quyết định chọn học ngành kế toán. 1085
- Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 5. Kết luận và đề xuất Tóm lại, kết quả nghiên cứu cho thấy có ba (03) nhóm yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn học ngành kế toán bao gồm (1) Sự phù hợp của đặc điểm bản thân với nghề kế toán chuyên nghiệp. Với những đặc điểm của bản thân sở thích như sở thích, năng khiếu, thành tích học tập trong nhà trường,… (2) Quá trình tiếp cận thông tin ngành học từ trường, từ khoa chuyên ngành và (3) Chi phí cơ hội của việc tham gia học ngành kế toán. Nhằm giúp những cơ sở đào tạo bao gồm trường đại học Mở TP. HCM có được những lưu ý nhằm nắm bắt được yêu cầu và nhận được sự hài lòng hơn từ phía sinh viên, thu hút nhiều đối tượng đầu vào đăng ký theo học ngành kế toán, tác giả nêu lên những đề xuất bao gồm: • Thứ nhất, theo kết quả nghiên cứu sự phù hợp của bản thân sinh viên với nghề kế toán chuyên nghiệp có ảnh hưởng cao nhất. Yếu tố này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Satoshi S. và cộng sự (2017). Theo tác giả, nhà trường cần phối hợp chặt chẽ với Khoa kế toán trong việc tư vấn tuyển sinh đầu vào qua các kênh trực tiếp và trực tuyến cũng như thiết kế các chương trình đào tạo phù hợp với sinh viên trong điều kiện thực tiễn. • Thứ hai, về chi phí cơ hội của việc tham gia học ngành kế toán là đáng kể. Do đó, nhà trường và khoa nên tăng cường những buổi giao lưu, chia sẻ, tư vấn các vấn đề khó khăn trong quá trình đào tạo cùng với những hỗ trợ về tài chính, học bổng cho người học. • Thứ ba, đối với quá trình tiếp cận thông tin của sinh viên, nhà trường nền đẩy mạnh các kênh tư vấn, đăng tải thêm thông tin về ngành học, nhu cầu việc làm kế toán của xã hội, cập nhật thông tin thường xuyên. Tăng cường tổ chức thêm các buổi tư vấn tuyển sinh với các trường phổ thông trung học để phổ biến thông tin ngành học kế toán cho học viên có nhu cầu. • Và thứ tư, theo thống kê từ khảo sát cho thấy tỷ lệ kiếm được việc làm trong vòng 1 năm, thời gian tìm được việc làm và thu nhập của sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán trong giai đoạn 2016 – 2020 là khá hấp dẫn. Tác giả gợi ý ban tuyển sinh có thể sử dụng số liệu thu thập được từ nghiên cứu để làm tham chiếu cung cấp thêm thông tin cho học viên có nguyện vọng lựa chọn theo học ngành kế toán tại Trường đại học Mở TP.HCM. Bên cạnh những đóng góp, do có những hạn chế về thời gian và phạm vi nghiên cứu nên vẫn còn hạn chế. Nghiên cứu này chỉ thực hiện đối với sinh viên trường đại học Mở TP.HCM nên chưa có được mẫu khảo sát tổng thể. Các nghiên cứu nối tiếp có thể đồng ý tưởng; tuy nhiên nên mở rộng phạm vi nghiên cứu sang các khu vực khác và đa dạng đối tượng người học, ngành học. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Chapman D.W. (1981). A model of student college choice. The Journal of Higher Education, 52(5), 490-505. [2] Hoelter J. W. (2003). The analysis of covariance structures: Goodness-of-fit indices. Sociological Methods and Research, 11 (2), 325-344. [3] Homans, George C. (1961). Social Behavior: Its Elementary Forms. New York: Harcourt, Brace & World, Inc. [4] Khoa Kế toán – Kiểm toán, Trường Đại học Mở TP. HCM (2020), Bảng số liệu báo cáo thống kê về tình hình việc làm sinh viên 2016-2020. [5] Michael B. (2002). Career choice factors of high school students. University of Wisconsin, USA. [6] Nguyễn Minh Hà, Hà Gia Xuyên và Huỳnh Thị Kim Tuyết (2011). Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sinh viên chọn trường Đại học Mở TP.HCM. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Mở TP.HCM, 5 (2), 5-14. 1086
- Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 [7] Nguyễn Thị Lan Hương (2012). Luận văn Các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ chọn ngành quản trị doanh nghiệp của sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế kế hoạch Đà Nẵng. Đại học Đà Nẵng. [8] Philip K. L. (2010). A theory of reasoned action model of accounting students’ career choice in public accounting practices in the post – Enron. Journal of Applied Accounting Research, 11 (1), 58-73. [9] Raykov T. and Widaman, K. F. (2015). Issues in Applied Structural Equation Modeling Research. Accounting and business Research Journal, 2 (4), 289-318. [10] Satoshi S., Kazuo H. and Greg B. (2017). The factors influencing accounting school students’ career intention to become a Certified Public Accountant in Japan. Asian Review of Accounting, 17 (2), 5-22. [11] Trần Văn Quí và Cao Hào Thi (2009). Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học sinh trung học phổ thông. Tạp chí phát triển KH&CN, 15 (1), 26-34. 1087
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kế toán Quản trị (Ths ĐInh Xuân Dũng. Ths Nguyễn Văn Tuấn. Ths Vũ Quang Kết) - 5
39 p | 101 | 27
-
Giáo trình Kinh tế vi mô (Nghề Kế toán doanh nghiệp - Trình độ Trung cấp) - CĐ GTVT Trung ương I
44 p | 74 | 13
-
Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn học chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế trong lĩnh vực kế toán của sinh viên đại học tại Hà Nội
14 p | 25 | 7
-
Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chuyên ngành học – nghiên cứu đối với sinh viên chuyên ngành Kế toán công các trường Đại học Kinh tế trên địa bàn Hà Nội
15 p | 20 | 7
-
Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn học của sinh viên chuyên ngành Kế toán công
8 p | 13 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn