intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quyết định số 12/2001/QĐ-BGD&ĐT

Chia sẻ: Son Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:93

164
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Quyết định số 12/2001/QĐ-BGD&ĐT về việc ban hành chương trình khung các ngành đào tạo đại học, cao đẳng thuộc nhóm ngành khoa học sức khoẻ do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quyết định số 12/2001/QĐ-BGD&ĐT

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ******** ******** Số :12/2001/QĐ-BGD&ĐT Hà Nội, ngày 26 tháng 4 năm 2001 QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SỐ 12/2001/QĐ-BGD&ĐT NGÀY 26 THÁNG 4 NĂM 2001 VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH KHUNG CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG THUỘC NHÓM NGÀNH KHOA HỌC SỨC KHOẺ BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Căn cứ Nghị định số 29/CP ngày 30-3-1994 của Chính phủ qui định về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02-3-1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, của cơ quan ngang Bộ; Căn cứ Nghị định số 43/2000/NĐ-CP ngày 30-8-2000 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Căn cứ báo cáo của các Hội đồng ngành thuộc nhóm ngành Khoa học sức khoẻ được thành lập theo các Quyết định số 3704/QĐ-BGD&ĐT/ĐH ngày 28-9-1999, số 5995/ QĐ-BGD&ĐT/ĐH ngày 29-12-1999 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Căn cứ đề nghị của Bộ Y tế tại công văn số 2588/YT/K2ĐT ngày 10-4-2001; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Đại học; QUYẾT ĐỊNH: Điều 1: Ban hành chương trình khung của các ngành đào tạo đại học, cao đẳng thuộc nhóm ngành Khoa học sức khoẻ gồm (văn bản kèm theo): 1. Chương trình đào tạo Bác sĩ đa khoa hệ chính qui, 6 năm; 2. Chương trình đào tạo Bác sĩ đa khoa, 4 năm (hệ chuyên tu cũ); 3. Chương trình đào tạo Bác sĩ Y học cổ truyền, 6 năm; 4. Chương trình đào tạo Bác sĩ Răng - Hàm - Mặt, 6 năm; 5. Chương trình đào tạo Dược sĩ, 5 năm; 6. Chương trình đào tạo Dược sĩ, 4 năm (hệ chuyên tu cũ); 7. Chương trình đào tạo Cử nhân y tế công cộng, 4 năm; 8. Chương trình đào tạo Cử nhân Điều dưỡng, 4 năm; 9. Chương trình đào tạo Cử nhân Kỹ thuật Y học, 4 năm (cho 4 chuyên ngành: Xét nghiệm, Vật lý trị liệu, Kỹ thuật hình ảnh, Phục hình răng); 10. Chương trình đào tạo Cao đẳng Điều dưỡng. Điều 2: Chương trình này được áp dụng trong các trường đại học, cao đẳng khối y, dược và các khoa y thuộc các trường đại học từ năm học 2001- 2002; Điều 3: Bộ Y tế tiếp tục chỉ đạo các trường xây dựng chương trình chi tiết cho các ngành đào tạo, chỉ đạo việc biên soạn và phê duyệt các giáo trình, tài liệu giảng dạy và học tập; Điều 4: Các Ông Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Đại học, Vụ Kế hoạch - Tài chính thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ trưởng Vụ Khoa học Đào tạo thuộc Bộ Y tế, Giám đốc các Đại học Huế, Đại học Thái Nguyên, Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng khối y, dược, Hiệu trưởng các trường đại học có khoa y chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Page 1 of 93
  2. K/T BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO Nơi nhận: TẠO - Như Điều 4; THỨ TRƯỞNG - Bộ Y tế; - Lưu VP, Vụ ĐH. Vũ Ngọc Hải CHƯƠNG TRÌNH KHUNG ĐÀO TẠO BÁC SĨ ĐA KHOA (Ban hành theo quyết định số 12/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 26 tháng năm 2001) Chương trình khung đào tạo Bác sĩ đa khoa được xây dựng theo các quyết định của Bộ giáo dục & đào tạo, Quyết định số 370/QĐ-BGD&ĐT/ĐH ngày 28/9/1999 Về việc thành lập hội đồng chương trình đào tạo đại học nhóm ngành Khoa học Sức khoẻ và Quyết định số 5995/QĐ- BGD/ĐT/ĐH ngày 29/12/1999 Về việc thành lập Hội đồng Ngành Y đa khoa. CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG NGÀNH Y ĐA KHOA ĐẠI DIỆN BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO Nhóm ngành khoa học sức khoẻ T/L Bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo GS.TS. Nguyễn Đình Hối VỤ trưởng vụ đại học PGS.TS. Lê Ngọc Trọng PGS.TS.Đỗ Văn Chừng MỤC LỤC Nội dung Trang 1. Lời giới thiệu 1 2. Giới thiệu ngành nghề đào tạo 5 3. Mô tả nhiệm vụ 7 . Mục tiêu tổng quát 8 5. Mục tiêu cụ thể 9 6. Quỹ thời gian của khoá học 12 7. Chương trình tổng quát đào tạo Bác sỹ đa khoa 12 8. Mô tả thi tốt nghiệp 16 9. Cơ sở thực hành chủ yếu 18 10.Hướng dẫn thực hiện chương trình 19 11.Tài liệu tham khảo chính 22 LỜI GIỚI THIỆU Chương trình đào tạo Bác sỹ đa khoa được xây dựng trên cơ sở pháp lý của các văn bản sau đây: - Luật giáo dục được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá X thông qua ngày 2/12/1998. Page 2 of 93
  3. - Nghị định của Chính phủ số 3/2000/NĐ-CP ngày 30/8/2000 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục. - Quyết định số 2677/GD-ĐT của Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành ngày 3/12/1993 quy định Về cấu trúc và khối lượng tối thiểu cho các cấp đào tạo trong bậc Đại học. - Quyết định số 2678/GD-ĐT của Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành ngày 3/12/1993 quy định Về khối lượng kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu của chương trình Đại học. - Công văn số 2162/ĐH ngày 15/3/1999 của Bộ Giáo dục & Đào tạo hướng dẫn xây dựng lại chương trình khung và tổ chức biên soạn giáo trình đại học và Cao đẳng. - Công văn 513/ĐH ngày 12/6/1999 của Bộ Giáo dục & Đào tạo gửi Bộ Y tế Về việc xây dựng chương trình khung các ngành Khoa học sức khoẻ. - Quyết định số 370/QĐ-BGD&ĐT/ĐH ngày 28/9/1999 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Về việc thành lập Hội đồng chương trình đào tạo đại học nhóm ngành Khoa học Sức khoẻ. - Quyết định số 5995/QĐ-BGD&ĐT/ĐH ngày 29/12/1999 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Về việc thành lập các Hội đồng chương trình đào tạo đại học, cao đẳng thuộc nhóm ngành Khoa học Sức khoẻ. - Công văn số 9898/K2ĐT ngày 30/12/1999 của Vụ trưởng Vụ Khoa học Đào tạo - Bộ Y tế gửi tới các Hiệu trưởng các Trường Đại học, Cao đẳng Y tế, Các Chủ tịch các Hội đồng chương trình đào tạo Đại học thuộc nhóm ngành Khoa học sức khoẻ Về việc hướng dẫn xây dựng chương trình khung nhóm ngành Khoa học sức khoẻ. - Kết quả chương trình khung của Hội đồng đào tạo ngành Y đa khoa được Chủ tịch hội đồng ngành ký ngày 7/6/2000 và ý kiến đóng góp của các cơ sở đào tạo. Trong quá trình hoạt động biên soạn của Hội đồng chương trình đào tạo Y đa khoa và Hội đồng chường trình đào tạo Cao đẳng, Đại học nhóm ngành Khoa học sức khoẻ, đã tham khảo nhiều chương trình đào tạo Bác sĩ của nhiều trường Đại học trong nước và nước ngoài, các khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, Hội giáo dục Y học quốc tế và khu vực về việc chuẩn bị nhân lực y học cho thế kỷ XXI. Hội đồng cũng đã tham khảo ý kiến các giáo sư, các giảng viên có kinh nghiệm, các cán bộ quản lý của nhiều Trường Đại học, Viện nghiên cứu trong nước và các Hội đồng đã làm việc thận trọng, khẩn trương để hoàn thành chương trình này. GIỚI THIỆU NGÀNH NGHỀ ĐÀO TẠO - Bậc học: Đại học - Nhóm ngành nghề đào tạo: Khoa học sức khoẻ - Ngành đào tạo: Y đa khoa - Chức danh khi tốt nghiệp: Bác sỹ đa khoa - Mã số đào tạo: - Thời gian đào tạo: 6 năm - Hình thức đào tạo: Chính quy tập trung - Đối tượng tuyển sinh: Có bằng tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc bổ túc. - Cơ sở đào tạo: Trường đại học y hoặc khoa Y của Trường Đại học. - Nơi làm việc sau tốt nghiệp: Các cơ sở y tế và một số ban ngành có nhu cầu sử dụng bác sĩ đa khoa. - Bậc sau đại học: Có thể học tiếp: + Bác sỹ nội trú bệnh viện + Bác sỹ chuyên khoa I Page 3 of 93
  4. + Bác sỹ chuyên khoa II + Thạc sĩ + Tiến sĩ MÔ TẢ NHIỆM VỤ 1. Khám chữa bệnh: 1.1. Chẩn đoán và xử trí một số bệnh nội khoa thông thường. 1.2. Xử trí một số cấp cứu thường gặp trong nội khoa tại tuyến y tế cơ sở. 1.3. Chẩn đoán và xử trí ban đầu một số cấp cứu thường gặp trong ngoại khoa, gửi bệnh nhân đến cơ sở điều trị thích hợp và thực hiện các kỹ thuật tiểu phẫu. 1.4. Chẩn đoán định hướng một số bệnh chuyên khoa và gửi đến các cơ sở điều trị thích hợp. 1.5 Thực hiện một số kỹ thuật đơn giản trong chăm sóc và bảo vệ bà mẹ trẻ em, sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình và đỡ đẻ thường. 1.6. Thực hiện một số xét nghiệm đơn giản phục vụ cho chẩn đoán ban đầu. 1.7. Chỉ định và nhận định kết quả một số xét nghiệm cơ bản phục vụ cho chẩn đoán. 1.8. Sử dụng một số bài thuốc y học cổ truyền đơn giản, chữa bệnh không dùng thuốc, dự phòng và phục hồi chức năng một số bệnh thường gặp. 2. Điều trị và hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân tại nhà, tại cộng đồng. 2.1. Điều trị, theo dõi và hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân ngoại trú tại cộng đồng sau khi ra viện hoặc theo chỉ định của các chuyên khoa. 2.2. Theo dõi, điều trị tiếp tục, hướng dẫn chăm sóc và quản lý các trường hợp bệnh mạn tính tại cộng đồng. 2.3. Theo dõi, hưóng dẫn chăm sóc phụ nữ có thai, trẻ sơ sinh và sản phụ sau đẻ. 2.. Hướng dẫn chế độ ăn trong điều trị một số bệnh như cao huyết áp, đái tháo đường, bệnh thận mãn tính, suy dinh dưỡng.... 3. Phòng bệnh và giáo dục sức khoẻ. 3.1. Tham gia chỉ đạo thực hiện công tác dự phòng và các chương trình sức khoẻ tại địa phương, các chương trình y tế quốc gia. 3.2. Phát hiện sớm và báo cáo các dấu hiệu của dịch. 3.3. Tham gia bao vây và dập dịch bệnh 3.. Tham gia công tác giáo dục sức khoẻ cho người dân. 3.5. Tham gia phòng chống suy dinh dưỡng, tăng cường vệ sinh an toàn thực phẩm, hướng dẫn chế độ ăn cho một số đối tượng đặc biệt như phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con, trẻ thiếu sữa mẹ, người cao tuổi.... 3.6. Hướng dẫn chế độ làm việc, nghỉ ngơi, liệu pháp vận động để dự phòng bệnh tật. 3.7. Hướng dẫn, giáo dục người dân xoá bỏ những tập quán có hại đến sức khoẻ. 4.Tổ chức và quản lý các hoạt động chăm sóc sức khoẻ tại cộng đồng. 4.1.Tham mưu với chính quyền Về những vấn đề sức khoẻ của địa phương. 4.2. Lập kế hoạch làm việc cho nhóm công tác y tế. 4.3. Lập và tham gia tổ chức thực hiện kế hoạch giải quyết các vấn đề sức khoẻ ưu tiên tại địa phương Page 4 of 93
  5. 4.4. Thực hiện các biểu mẫu thống kê và báo cáo công tác chăm sóc sức khoẻ ở địa phương. 4.5. Tham gia điều tra, theo dõi tình hình sức khoẻ, bệnh tật và các nguy cơ mắc bệnh ở địa phương. 4.6. Tham gia giám sát và đánh giá công tác chăm sóc sức khoẻ ở địa phương. 4.7. Lập kế hoạch hợp tác với các ban ngành của địa phương để thực hiện lồng ghép công tác chăm sóc sức khoẻ. 5.Thực hiện công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học 5.1. Tự trau dồi kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp để thích ứng với nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ của địa phương. 5.2. Hợp tác và hỗ trợ về chuyên môn với các đồng nghiệp và với các nhân viên y tế ở cộng đồng. 5.3. Tham gia các đề tài nghiên cứu cấp cơ sở hoặc chương trình nghiên cứu quốc gia thực hiện ở địa phương. 5.3. Tham gia đào tạo liên tục cho nhân viên y tế. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO Đào tạo Bác sỹ đa khoa có y đức, có kiến thức khoa học cơ bản, kiến thức y học cơ sở vững chắc có kiến thức và kỹ năng cơ bản Về y học lâm sàng và cộng đồng, kết hợp được Y học hiện đại với y học cổ truyền, có khả năng tự học vươn lên để đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Mục tiêu cụ thể 1. Về thái độ 1.1. Tận tuỵ với sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân, hết lòng phục vụ người bệnh. 1.2 Tôn trọng và chân thành hợp tác với đồng nghiệp, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành. 1.3 Khiêm tốn học tập vươn lên. 1.Coi trọng việc kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền. 2. Về kiến thức Trình bày và áp dụng được: 2.1 Những quy luật cơ bản về: - Cấu tạo, hoạt động và chức năng của cơ thể con người trong trạng thái bình thường và bệnh lý. - Sự tác động qua lại giữa môi trường sống và sức khoẻ con người, các biện pháp duy trì và cải thiện điều kiện sống để bảo vệ và nâng cao sức khoẻ. 2.2 Những nguyên tắc cơ bản về chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh. 2.3 Luật pháp, chính sách của Nhà nước về công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân. 2. Phương pháp luận khoa học trong công tác phòng bệnh, chữa bệnh và nghiên cứu khoa học. 3. Về kỹ năng: 3.1 Thực hiện được công tác tư vấn, giáo dục sức khoẻ, tổ chức chăm sóc bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân. 3.2 Đề xuất những biện pháp xử lý thích hợp để chăm sóc, nâng cao sức khoẻ cộng đồng và bảo vệ môi trường sức khoẻ. Page 5 of 93
  6. 3.3 Chẩn đoán và xử lý các bệnh thông thường và các trường hợp cấp cứu thông thường. 3.4. Chẩn đoán định hướng một số bệnh chuyên khoa. 3.5. Thực hiện được một số xét nghiệm đơn giản tại cộng đồng. 3.6. Chỉ định đánh giá được một số xét nghiệm và kỹ thuật thăm dò chức năng cơ bản phục vụ cho chẩn đoán các bệnh thông thường. 3.7. Phát hiện sớm các bệnh dịch tại địa phương công tác 3.8. Đề xuất các biện pháp phòng chống dịch phù hợp và tham gia tổ chức phòng chống dịch. 3.9. Áp dụng y học cổ truyền trong công tác phòng và chữa bệnh. 3.10. Sử dụng tối thiểu một ngoại ngữ để đọc và hiểu được tài liệu chuyên môn. QUỸ THỜI GIAN 1. Số năm học: 6 năm 2. Tổng số tuần học và thi : Tối đa 240 tuần 3.Tổng số tuần thi: Theo quy chế của Bộ Giáo dục& Đào tạo (Kể cả ôn tập) 4. Tổng khối lượng kiến thức học tập: 320 đơn vị học trình (Tính theo đơn vị học trình) Cụ thể: STT Đơn vị học trình * TS LT TH Tỷ lệ % Giáo dục đại cương (gồm các môn chung và 1 82 71 11 25,6 các môn khoa học cơ bản) Giáo dục chuyên nghiệp (gồm các môn cơ sở và 182 56,9 các môn chuyên ngành): 112 70 1 12,8 2 -Bắt buộc ** ** 15 ,7 -Tự chọn -Thi tốt nghiệp Cộng 320 100 * : 01 đơn vị học trình:Tương đương 15 tiết lý thuyết, 30 tiết thực tập tại các phòng thí nghiệm, 5 tiết thực tập tại bệnh viện, cộng đồng, quân sự và thể dục **: Phần tự chọn ( đặc thù ) lý thuyết, thực hành do các Trường/Khoa đề xuất và xây dựng thể hiện trong chương trình chi tiết. Chương trình tổng quát đào tạo bác sĩ đa khoa (Tính theo đơn vị học trình) A.Phần giáo dục đại cương: Stt Mã số Tên môn học/học phần TS ĐVHT Phân bố ĐVHT Các môn học chung: LT TH 1 Lịch sử triết học 2 2 0 Page 6 of 93
  7. 2 Triết học Mác Lênin 0 Kinh tế Chính trị Mác Lê 3 0 nin 4 CNXHKH 0 5 Lịch sử Đảng CSVN 0 6 Tư tưởng Hồ Chí Minh 3 3 0 7 Tâm lý học (TLYH-Y đức) 0 8 Ngoại ngữ (có NNCN) 20 20 0 9 Giáo dục thể chất 3 1 2 10 GDQP và YHQS 0 Cộng 52 6 6 Các môn khoa học cơ bản 11 Toán cao cấp 3 3 0 12 Xác suất thống kê 3 3 0 13 Tin học 2 2 1 Vật lý đại cương 2 2 0 15 Lý sinh 3 1 16 Hoá đại cương 3 2 1 17 Hoá vô cơ 2 2 0 18 Hoá Hữu cơ 2 2 0 19 Sinh học đại cương 3 1 20 Di truyền học 3 3 0 Cộng 30 25 5 Tổng cộng 82 71 11 B.Phần giáo dục chuyên nghiệp: TS Stt Mã số Tên môn học/học phần Phân bố ĐVHT ĐVHT Các môn học cơ sở: LT TH 21 Giải phẫu I 3 1 22 Giải phẫu II 2 2 23 Mô phôi 5 1 2 Sinh lý học I 3 2 1 25 Sinh lý học II 3 1 26 Hoá sinh 5 1 27 Vi sinh 5 1 Page 7 of 93
  8. 28 Ký sinh trùng 3 1 29 Giải phẫu bệnh 3 1 30 Sinh lý bệnh và miễn dịch 5 1 31 Dược lý 5 1 32 Phẫu thuật thực hành 2 1 1 33 Chẩn đoán hình ảnh 3 2 1 3 DD-VS an toàn thực phẩm 2 2 0 35 Điều dưỡng cơ bản 3 2 1 Khoa học môi trường và sức 36 5 1 khoẻ môi trường 37 Dịch tễ học 3 1 38 Giáo dục nâng cao sức khoẻ 2 2 0 39 Thực tập cộng đồng I 2 0 2 Cộng 71 52 19 Các môn học chuyên môn : Nội cơ sở I 3 2 1 1 Nội cơ sở II 3 1 2 2 Ngoại cơ sở I 3 2 1 3 Ngoại cơ sở II 2 1 1 Nội bệnh lý I 2 2 5 Nội bệnh lý II 2 2 6 Nội bệnh lý II 2 2 7 Nội bệnh lý IV 2 2 8 Ngoại bệnh lý I 2 2 9 Ngoại bệnh lý II 2 2 50 Ngoại bệnh lý III 2 2 51 Phụ sản I 2 2 52 Phụ sản II 2 2 53 Phụ sản III 2 2 5 Nhi I 2 2 55 Nhi II 2 2 56 Nhi III 2 2 57 Truyền nhiễm 5 3 2 58 Y học cổ truyền 2 2 59 Lao 2 2 Page 8 of 93
  9. 60 Răng - Hàm Mặt 3 2 1 61 Tai Mũi Họng 3 2 1 62 Mắt 3 2 1 63 Da liễu 3 2 1 6 Phục hồi chức năng 2 2 65 Thần kinh 3 2 2 66< Tâm thần 2 2 67 Ung thư đại cương 2 1 1 68 Pháp y 2 1 1 69 Chương trình y tế quốc gia 1 1 0 Các vấn đề DS - BVSKBMTE- 70 1 1 0 SKSS 71 Kinh tế y tế - Bảo hiểm y tế 1 1 0 72 Tổ chức y tế 3 2 1 73 Thực tập cộng đồng 2 2 0 2 Cộng 111 60 51 Tổng cộng 182 112 70 MÔ TẢ THI TỐT NGHIỆP 1. Thời gian ôn thi và làm khoá luận Theo quy chế của Bộ Giáo dục & Đào tạo 2. Thời gian thi :Theo quy chế của Bộ Giáo dục & Đào tạo 3. Hình thức thi : Thi tốt nghiệp có thể là khoá luận tốt nghiệp hay thi cuối khoá hoặc kết hợp cả hai hình thức: 3.1. Làm khoá luận tốt nghiệp : Sinh viên có điểm trung bình trung học tập trong 5 năm học đạt loại khá trở lên thì được Hội đồng thi tốt nghiệp nhà trường xem xét cho thực hiện khoá luận tốt nghiệp theo quy chế của Bộ Giáo dục & Đào tạo và Bộ Y tế. 3.2 Thi cuối khoá: Gồm hai phần Lý thuyết và Thực hành, điểm thi của từng phần độc lập với nhau. * Lý thuyết: Thi viết có cải tiến kết hợp trắc nghiệm. Nội dung tổng hợp các kiến thức mà trọng tâm là các môn: Nội, Ngoại, Sản,Nhi, chú ý đúng mức kiến thức y học cơ sở, y xã hội học.. * Thực hành: Hình thức thi lâm sàng trình bệnh án hoặc hình thức thi nhiều trạm : OSCE, OSPE (chú ý các kỹ năng giao tiếp, phân tích, ra quyết định và giải quyết vấn đề). THỰC HÀNH CHỦ YẾU 1.Thực tập cận lâm sàng: Tại các phòng thí nghiệm của Trường, Viện, Bệnh viện. 2.Thực hành tiền lâm sàng: Tại các phòng tiền lâm sàng của các Trường/ Khoa Y 3.Thực hành ở bệnh viện: Page 9 of 93
  10. Tại các Bệnh viện, các Viện dạy học ở Trung ương , Tỉnh, Thành phố được Bộ Y tế công nhận. 4.Thực tế tại cộng đồng: * Một số nhà máy xí nghiệp và cụm dân cư * Cơ sở thực tế của nhà trường tại cộng đồng. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 1.Chương trình: Chương trình khung đào tạo Bác sỹ đa khoa được Bộ Giáo dục & Đào tạo và Bộ Y tế thống nhất ban hành và thực hiện ở tất cả các Trường/Khoa Y để đào tạo Bác sĩ đa khoa. Chương trình gồm 26 đơn vị học trình bắt buộc, 1 đơn vị học trình tự chọn (đặc thù) và 15 đơn vị học trình thi tốt nghiệp. Việc triển khai chi tiết thực hiện chương trình và giám sát chất lượng chuyên môn do Bộ Y tế chỉ đạo thực hiện. Phần nội dung chương trình bắt buộc, các Trường phải tổ chức giảng daỵ đủ khối lượng kiến thức đã qui định. Phần nội dung chương trình tự chọn (đặc thù), tuỳ theo đặc điểm riêng của mỗi Trường mà xây dựng phần đặc thù của trường mình. Trên cơ sở các đơn vị học trình bắt buộc và đơn vị học trình tự chọn (đặc thù) đã được duyệt, từng Trường biên soạn chương trình chi tiết từng môn học/học phần và trình Bộ trưởng Bộ Y tế ký ban hành thực hiện. 2.Kế hoạch sắp xếp nội dung và quỹ thời gian Các Trường chủ động bố trí và điều chỉnh các môn học/học phần của các học kỳ nhưng phải đảm bảo tính logic và tính hệ thống của chương trình đào tạo theo trình tự để sinh viên học các môn Khoa học cơ bản, Y học cơ sở, Tiền lâm sàng rồi mới học các môn Lâm sàng. Trong các môn y học lâm sàng, các môn học Nội, Ngoại, Sản, Nhi là trọng tâm, trong đó môn Nội khoa là trọng tâm nhất, cần bố trí các môn này học trước khi học các môn y học lâm sàng khác. Trên cơ sở chương trình khung đã được hai Bộ duyệt, các trường sắp xếp chương trình và triển khai thực hiện, có thể áp dụng phương pháp mới như lồng ghép, cấu trúc chương trình theo khối thời gian (Bloc)... nhưng cần thận trọng, nghiên cứu, chuẩn bị kỹ, báo cáo Bộ Y tế và Bộ Giáo dục & Đào tạo phê duyệt trước khi thực hiện. 3.Thực tập, thực hành lâm sàng, thực tế tại cộng đồng: 3.1. Thực tập: Tổ chức thực hiện tại phòng thí nghiệm theo qui chế của Bộ Giáo dục & Đào tạo và Bộ Y tế. Tuy nhiên do yêu cầu của nghề nghiệp đảm bảo chất lượng đào tạo, nhà trường có thể qui định điểm kết thúc mỗi môn học/ học phần là tổng hợp điểm lý thuyết và điểm thực tập. 3.2. Thực hành lâm sàng: Nên sắp xếp đưa sinh viên đi thực hành lâm sàng bệnh viện càng sớm càng tốt, thường được bắt đầu vào học kỳ IV hoặc V và bố trí từ buổi/tuần hoặc 6 buổi/tuần, cả buổi sáng và buổi chiều. 3.3. Thực tế tại cộng đồng: Trong khoá học sẽ có hai đợt đi thực tế tại cộng đồng, có thể sắp xếp như sau: Đợt 1: Vào cuối năm thứ ba (02 tuần) sau khi sinh viên học xong các môn Y học cơ sở, Y học tiền lâm sàng, Môi trường học, Dinh dưỡng, Vệ sinh An toàn Thực phẩm, Giáo dục nâng cao sức khoẻ. Đợt 2: Vào cuối năm thứ năm (02 tuần) sau khi sinh viên đã học các môn Dịch tễ học và hầu hết các môn Y học lâm sàng. 4. Phương pháp Dạy / Học: - Coi trọng tự học của sinh viên - Tăng cường các phương tiện nghe nhìn, phương pháp dạy/ học tích cực. Page 10 of 93
  11. - Đảm bảo sách giáo khoa và tài liệu tham khảo cho sinh viên. - Khi đã có tương đối đủ sách giáo khoa khuyến khích giảm số giờ lên lớp lý thuyết trong chương trình để sinh viên có thời gian tự học. - Tăng cường hiệu quả các buổi thực tập trong phòng thí nghiệm, thực hành lâm sàng tại bệnh viện và thực tế tại cộng đồng bằng cách tổ chức kiểm tra khi kết thúc mỗi đơn vị học trình. 5.Kiểm tra, Thi: 5.1. Kiểm tra sau mỗi đơn vị học trình (lượng giá quá trình đào tạo) 5.2. Thi sau mỗi học phần để tích luỹ chứng chỉ (lượng giá kết thúc): - Đối với các môn: Khoa học cơ bản, Y học cơ sở, tiền lâm sàng, sau mỗi học phần sinh viên phải có một điểm thi (một chứng chỉ). - Đối với các môn học Y học lâm sàng, sau mỗi học phần sinh viên có hai điểm thi (chứng chỉ lý thuyết và thực hành). 5.3. Cách tính điểm Theo qui chế của Bộ Giáo dục & Đào tạo và Bộ Y tế. K/T BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỨ TRƯỞNG Vũ Ngọc Hải TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH 1. Chương trình đào tạo bác sĩ y khoa của Trường Đại học Y Hà Nội, năm học 1993 - 1994. 2. Chương trình đào tạo bác sĩ đa khoa giai đoạn II của Trường Đại học Y Hà Nội năm học 1995. 3. Chương trình đào tạo bác sĩ đa khoa giai đoạn II của trường đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh năm 1995 4. Chương trình đào tạo bác sĩ đa khoa giai đoạn II của Trường Đại học Y Huế năm 1995 5. Chương trình đào tạo bác sĩ đa khoa giai đoạn II của Trường Đại học Y Bắc Thái năm 1995. 6. Bộ chương trình giáo dục đại cương của Bộ GD-ĐT dùng cho các trường Đại học, các trường Cao đẳng sư phạm năm 1995. 7. Dự thảo định hướng chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020 của Bộ GD- ĐT năm 1996. 8. Chương trình đào tạo bác sĩ đa khoa của Bộ Y tế năm 1997. 9. Định hướng chiến lược phát triển ngành Y tế đến năm 2020 của Bộ Y tế năm 1998. 10. Chương trình đào tạo bác sĩ của Trường Đại học London (Anh) năm 1993-1994. 11. Chương trình đào tạo bác sĩ của trường Đại học Stanford (Mỹ) năm 1994-1995. 12. Chương trình đào tạo bác sĩ của Trường Đại học Davis (Mỹ) năm 1994-1995. 13. Chương trình đào tạo bác sĩ của Trường Đại học Harvard (Mỹ) năm 1994-1995. 14. Chương trình đào tạo bác sĩ của Trường Đại học New South Wales (úc) năm 1995-1996. 15. Chương trình đào tạo bác sĩ của Trường Đại học Sydney (úc) năm 1995-1996. Page 11 of 93
  12. 16. Chương trình đào tạo bác sĩ của Trường Đại học Singapore năm 1996. 17. Chương trình đào tạo bác sĩ của Trường Đại học Mahidol (Thailand) năm 1994-1995. CHƯƠNG TRÌNH KHUNG ĐÀO TẠO BÁC SĨ ĐA KHOA, 4 NĂM (chuyên tu) (Ban hành theo quyết định số 12/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 26 tháng 4 năm 2001) Chương trình khung đào tạo Bác sĩ đa khoa hệ bốn năm (chuyên tu) được xây dựng theo các quyết định của Bộ giáo dục & đào tạo, Quyết định số 3704/QĐ-BGD&ĐT/ĐH ngày 28/9/1999 về việc thành lập Hội đồng chương trình đào tạo đại học nhóm ngành Khoa học Sức khoẻ và Quyết định số 5995/QĐ-BGD/ĐT/ĐH ngày 29/12/1999 về việc thành lập Hội đồng Ngành Y đa khoa. CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG Nghành Y Đa Khoa Nhóm ngành khoa học sức khoẻ GS.TS. Nguyễn Đình Hối PGS.TS. Lê Ngọc Trọng ĐẠI DIỆN BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO T/L BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VỤ TRƯỞNG VỤ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PGS.TS.Đỗ Văn Chừng Mục lục Nội dung: Trang 1. Lời giới thiệu 3 2. Giới thiệu ngành nghề đào tạo 4 3. Mô tả nhiệm vụ 5 4. Mục tiêu tổng quát 6 4. Mục tiêu cụ thể 7 5. Quỹ thời gian của khoá học 9 6. Chương trình tổng quát đào tạo Bác sỹ đa khoa hệ 19 bốn năm (chuyên tu) 7. Mô tả thi tốt nghiệp 14 8. Cơ sở thực hành chủ yếu 16 9. Hướng dẫn thực hiện chương trình 18 10.Tài liệu tham khảo chính 21 LỜI GIỚI THIỆU Chương trình đào tạo Bác sỹ đa khoa hệ chuyên tu được xây dựng trên cơ sở pháp lý của các văn bản sau đây: Page 12 of 93
  13. - Luật giáo dục được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá X thông qua ngày 2/12/1998. - Nghị định của Chính phủ số 43/2000/NĐ-CP ngày 30/8/2000 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục. - Quyết định số 2677/GD-ĐT của Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành ngày 3/12/1993 quy định về cấu trúc và khối lượng tối thiểu cho các cấp đào tạo trong bậc Đại học. - Quyết định số 2678/GD-ĐT của Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành ngày 3/12/1993 quy định về khối lượng kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu của chương trình Đại học. - Công văn số 2162/ĐH ngày 15/3/1999 của Bộ Giáo dục & Đào tạo hướng dẫn xây dựng lại chương trình khung và tổ chức biên soạn giáo trình Đại học và Cao đẳng. - Công văn 5413/ĐH ngày 12/6/1999 của Bộ Giáo dục & Đào tạo gửi Bộ Y tế về việc xây dựng chương trình khung các ngành Khoa học sức khoẻ. - Quyết định số 3704/QĐ-BGD&ĐT/ĐH ngày 28/9/1999 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thành lập Hội đồng chương trình đào tạo đại học nhóm ngành Khoa học Sức khoẻ. - Quyết định số 5995/QĐ-BGD&ĐT/ĐH ngày 29/12/1999 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thành lập các Hội đồng chương trình đào tạo đại học, cao đẳng thuộc nhóm ngành Khoa học Sức khoẻ. - Công văn số 9898/K2ĐT ngày 30/12/1999 của Vụ trưởng Vụ Khoa học Đào tạo - Bộ Y tế gửi tới các Hiệu trưởng các Trường Đại học, Cao đẳng Y tế, Các Chủ tịch các Hội đồng chương trình đào tạo Đại học thuộc nhóm ngành Khoa học sức khoẻ về việc hướng dẫn xây dựng chương trình khung nhóm ngành Khoa học sức khoẻ. - Kết quả chương trình khung của Hội đồng đào tạo ngành Y đa khoa được Chủ tịch hội đồng ngành ký ngày 22/6/2000 và ý kiến đóng góp của các cơ sở đào tạo. Trong quá trình hoạt động biên soạn của Hội đồng chương trình đào tạo Y đa khoa và Hội đồng chương trình đào tạo Cao đẳng, Đại học nhóm ngành Khoa học sức khoẻ, đã tham khảo nhiều chương trình đào tạo Bác sĩ của nhiều trường Đại học trong nước và nước ngoài, các khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, Hội giáo dục Y học quốc tế và khu vực về việc chuẩn bị nhân lực y học cho thế kỷ XXI. Hội đồng cũng đã tham khảo ý kiến các giáo sư, các giảng viên có kinh nghiệm, các cán Bộ quản lý của nhiều Trường Đại học, Viện nghiên cứu trong nước và các Hội đồng đã làm việc thận trọng, khẩn trương để hoàn thành chương trình này. Giới thiệu ngành nghề đào tạo - Bậc học: Đại học - Nhóm ngành nghề đào tạo: Khoa học sức khoẻ - Ngành đào tạo: Y đa khoa - Hệ đào tạo:Chuyên tu - Chức danh khi tốt nghiệp: Bác sỹ đa khoa (Tuyến y tế cơ sở) - Mã số đào tạo: - Thời gian đào tạo: 4 năm - Hình thức đào tạo: Tập trung - Đối tượng tuyển sinh: Có bằng tốt nghiệp y sĩ trung học đa khoa và có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bổ túc. - Cơ sở đào tạo: Trường đại học Y hoặc khoa Y của Trường Đại học. - Nơi làm việc sau tốt nghiệp: Các đơn vị y tế tuyến cơ sở. - Bậc sau đại học: Có thể tiếp tục học Page 13 of 93
  14. + Bác sỹ chuyên khoa I + Bác sỹ chuyên khoa II + Thạc sĩ + Tiến sĩ MÔ TẢ NHIỆM VỤ 1.Khám chữa bệnh: 1.1. Chẩn đoán và xử trí một số bệnh thường gặp tại tuyến y tế cơ sở. 1.2. Phát hiện và xử trí một số cấp cứu thường tại tuyến y tế cơ sở. 1.3. Chăm sóc và điều trị bệnh nhân ngoại trú theo chỉ đạo của chuyên khoa. 1.4. Đỡ đẻ thường, chăm sóc sản phụ và sơ sinh sau đẻ thường. 1.5 Thực hiện một số xét nghiệm đơn giản tại cơ sở. 2. Thực hiện công tác y tế dự phòng, vệ sinh môi trường. 2.1. Theo dõi và phát hiện dịch sớm. 2.2. Tổ chức phòng chống dịch bệnh ở địa phương. 2.3. Thực hiện công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh học đường, vệ sinh an toàn thực phẩm. 2.4. Chăm sóc sức khoẻ gia đình. 3. Thực hiện các chương trình y tế và giáo dục sức khoẻ. 3.1. Tổ chức thực hiện, theo dõi, đánh giá các chương trình y tế, sức khoẻ tại cơ sở. 3.2. Tuyên truyền, giáo dục sức khoẻ, vận động hướng dẫn nhân dân tự chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ bản thân, gia đình và cộng đồng. 3.3. Thu thập, lưu trữ, phân tích và sử dụng các thông tin liên quan đến bệnh, dịch, sức khoẻ các gia đình và cộng đồng. 3.4. Xác định các vấn đề sức khoẻ ưu tiên, tham mưu cho chính quyền trong việc xây dựng kế hoạch hành động để chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. 4.Tổ chức và quản lý các hoạt động chăm sóc sức khoẻ tại cộng đồng. 4.1.Tổ chức và quản lý hoạt động mạng lưới y tế cơ sở. 4.2. Lồng ghép các hoạt động sức khoẻ - y tế tại cơ sở. 5.Thực hiện công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học 5.1. Tự trau dồi kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp để thích ứng với nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ của địa phương. 5.2. Cộng tác, hỗ trợ chuyên môn cho nhân viên y tế cơ sở để tăng cường hiệu quả hoạt động mạng lưới y tế cơ sở. 5.3. Tham gia các đề tài nghiên cứu cấp cơ sở hoặc chương trình nghiên cứu quốc gia thực hiện ở địa phương. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO Đào tạo tiếp tục y sỹ thành Bác sỹ đa khoa hướng cộng đồng (chuyên tu) có y đức, có kiến thức khoa học cơ bản, kiến thức y học cơ sở ; có năng lực chuyên môn, kết hợp Y học hiện đại với Y học cổ truyền, có khả năng tự học vươn lên để đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân tại tuyến y tế cơ sở. Mục tiêu cụ thể: Page 14 of 93
  15. Sau khi tốt nghiệp, bác sĩ đa khoa hệ bốn năm tập trung (chuyên tu) có khả năng công tác ở tuyến y tế cơ sở, cụ thể như sau: 1. Về thái độ 1.1 Tận tuỵ với sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ nhân dân và hết lòng phục vụ người bệnh. 1.2 Tôn trọng và chân thành hợp tác với đồng nghiệp, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành. 1.3 Luôn khiêm tốn tự học vươn lên. 1.4 Coi trọng việc kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền. 2. Về kiến thức Trình bày và áp dụng được: 2.1 Những quy luật cơ bản về: - Cấu tạo, hoạt động và chức năng của cơ thể con người trong trạng thái bình thường và bệnh lý. - Sự tác động qua lại giữa môi trường sống và sức khoẻ con người, các biện pháp duy trì và cải thiện điều kiện sống để bảo vệ và nâng cao sức khoẻ. 2.2 Những nguyên tắc cơ bản về chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh. 2.3 Luật pháp, chính sách của Nhà nước về công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân. 2.4 Phương pháp luận khoa học trong công tác phòng bệnh, chữa bệnh và nghiên cứu khoa học. 3. Về kỹ năng: Về y tế dự phòng: 3.1 Tổ chức, quản lý hoạt động mạng lưới y tế chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân tại tuyến y tế cơ sở. 3.2 Thực hiện chăm sóc sức khoẻ ban đầu, hướng tới chăm sóc sức khoẻ các gia đình. 3.3 Tổ chức, quản lý, phòng ngừa các bệnh xã hội trong cộng đồng. 3.4 Tổ chức thực hiện các chương trình y tế tại tuyến y tế cơ sở. 3.5 Phát hiện dịch bệnh sớm, tổ chức và tham gia phòng chống dịch. 3.6 Xây dựng tiêu chí để theo dõi, giám sát, đánh giá những vấn đề sức khoẻ cộng đồng. 3.7 Giáo dục sức khoẻ để bảo vệ và cải thiện sức khoẻ cho nhân dân. 3.8 Phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, vận động cộng đồng cùng tham gia giải quyết những vấn đề sức khoẻ ở tuyến y tế cơ sở Về chẩn đoán và điều trị. 3.9 Khám và theo dõi bệnh cho nhân dân tại y tế cơ sở. 3.10 Phát hiện sớm và điều trị được các bệnh thông thường tại tuyến y tế cơ sở. 3.11 Xử trí ban đầu các trường hợp cấp cứu thông thường tại tuyến y tế cơ sở. 3.12 Đề xuất chuyển tuyến trên kịp thời các bệnh vượt quá khả năng giải quyết ở tuyến y tế cơ sở. 3.13 Khai thác và ứng dụng được các kinh nghiệm dân gian ở địa phương trong việc chữa bệnh và dùng y học cổ truyền để chữa các bệnh thông thường. Về quản lý Page 15 of 93
  16. 3.14 Thống kê, tổng kết, lập biểu đồ tình hình sức khoẻ và bệnh tật tại cơ sở 3.15 Quản lý được các chương trình y tế tại cơ sở. 3.16 Tham gia quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị, vốn của trung tâm y tế cơ sở. QUỸ THỜI GIAN 1. Số năm học: 4 năm 2. Tổng số tuần học và thi: Tối đa 160 tuần 3.Tổng số tuần thi: Theo quy chế của Bộ Giáo dục & Đào tạo (Kể cả ôn tập) 4. Tổng khối lượng kiến thức học tập: 210 đơn vị học trình (Tính theo đơn vị học trình) Cụ thể: Đơn vị học trình * STT Khối lượng học tập TS LT TH Tỷ lệ % Giáo dục đại cương (gồm 1 các môn chung và các môn 46 37 9 21,9% khoa học cơ bản) Giáo dục chuyên nghiệp (gồm các môn cơ sở và 69,5% 146 95 51 các môn chuyên ngành): 3,8% 2 08 ** ** -Bắt buộc 4,8% 10 -Tự chọn -Thi tốt nghiệp Cộng 210 100% * :01 đơn vị học trình:Tương đương 15 tiết lý thuyết, 30 tiết thực tập tại các phòng thí nghiệm, 45 tiết thực tập tại bệnh viện, cộng đồng, quân sự và thể dục **: phần tự chọn (đặc thù) lý thuyết, thực hành do các Trường/Khoa đề xuất và xây dựng. CHƯƠNG TRÌNH TỔNG QUÁT Đào tạo bác sĩ đa khoa hệ 4 năm (chuyên tu) (Tính theo đơn vị học trình: ĐVHT) A. Phần giáo dục đại cương: Stt Mã số Tên môn học/học phần TS ĐVHT Phân bố ĐVHT CÁC MÔN HỌC CHUNG: LT TH 1 Lịch sử triết học 1 1 0 2 Triết học Mác Lê nin 2 2 0 3 Kinh tế Chính trị Mác Lê nin 2 2 0 4 CNXHKH 2 2 0 5 Lịch sử Đảng CSVN 2 2 0 6 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2 2 0 7 Tâm lý học (có TLYH) 2 2 0 Page 16 of 93
  17. 8 Ngoại ngữ (có NNCN) 10 10 0 Cộng 23 23 0 Các môn khoa học cơ bản: 9 Xác xuất thống kê 2 2 0 10 Tin học 4 2 2 11 Vật lý đại cương - Lý sinh 4 2 2 12 Hoá đại cương, vô cơ , hữu cơ 6 3 3 13 Sinh học đại cương 4 3 1 14 Di truyền học 3 2 1 Cộng 23 14 9 Tổng cộng 46 37 9 B. Phần giáo dục chuyên nghiệp: TS Stt Mã Phân bố Tên môn học/học phần ĐVHT số ĐVHT Các môn học cơ sở: LT TH 15 Giải phẫu 6 4 2 16 Mô phôi 3 2 1 17 Sinh lý học 6 5 1 18 Hoá sinh 5 4 1 19 Vi sinh 3 2 1 20 Ký sinh trùng 3 2 1 21 Giải phẫu bệnh 3 2 1 22 Sinh lý bệnh và miễn dịch 5 3 2 23 Dược lý 4 3 1 Page 17 of 93
  18. 24 DD - VS an toàn thực phẩm 2 2 0 25 Điều dưỡng cơ bản 2 1 1 26 Sức khoẻ môi trường/ bệnh 3 3 0 nghề nghiệp 27 Dịch tễ học 4 4 0 28 Giáo dục nâng cao sức 2 2 0 khoẻ 29 Chẩn đoán hình ảnh 3 2 1 30 Phẫu thuật thực hành 2 1 1 31 Thực tập cộng đồng I 2 0 2 Cộng 58 42 16 CÁC MÔN CHUYÊN MÔN: 32 Nội cơ sở 3 2 1 33 Ngoại cơ sở 3 2 1 34 Nội bệnh lý 10 6 4 35 Ngoại bệnh lý 9 5 4 36 Phụ sản 9 5 4 37 Nhi khoa 9 5 4 38 Truyền nhiễm 4 3 1 39 Y học cổ truyền 4 2 2 40 Lao và bệnh phổi 3 2 1 41 Răng - Hàm Mặt 3 2 1 42 Tai Mũi Họng 3 2 1 Page 18 of 93
  19. 43 Mắt 3 2 1 44 Da liễu 3 2 1 45 Phục hồi chức năng 3 2 1 46 Thần kinh 2 1 1 47 Tâm thần 3 2 1 48 Ung thư đại cương 2 1 1 49 Pháp y 2 1 1 50 Chương trình y tế quốc 2 2 0 gia 51 Các vấn đề DS - 2 2 0 BVSKBMTE-SKSS 52 Tổ chức y tế - Bảo hiểm y 2 2 0 tế 53 Thực tập cộng đồng 2 4 0 4 Cộng 88 53 35 Tổng cộng 146 95 51 MÔ TẢ THI TỐT NGHIỆP 1. Thời gian ôn thi và làm khoá luận :Theo quy chế của Bộ Giáo dục & Đào tạo 2. Thời gian thi:Theo quy chế của Bộ Giáo dục & Đào tạo 3. Hình thức thi: Thi tốt nghiệp có thể là khoá luận tốt nghiệp hoặc thi cuối khoá hoặc kết hợp cả hai hình thức: 3.1. Làm khoá luận tốt nghiệp: Sinh viên có điểm trung bình trung học tập trong 3 năm học đạt loại khá trở lên thì được Hội đồng thi tốt nghiệp nhà trường xem xét cho thực hiện khoá luận tốt nghiệp theo quy chế của Bộ Giáo dục & Đào tạo và Bộ Y tế. 3.2 Thi cuối khoá: Gồm hai phần Lý thuyết và Thực hành, điểm thi của từng phần độc lập với nhau. © Lý thuyết: Thi viết câu hỏi truyền thống có cải tiến hoặc trắc nghiệm. Nội dung tổng hợp các kiến thức các môn học mà trọng tâm là các môn: Nội, Ngoại, Sản, Nhi, chú ý đúng mức kiến thức y học cơ sở, y xã hội học và các môn y tế cộng đồng. © Thực hành: Hình thức thi lâm sàng trình bệnh án có thể thi thực hành nhiều trạm: (OSCE, OSPE), chú ý các kỹ năng giao tiếp, phân tích, ra quyết định và giải quyết vấn đề. CƠ SỞ THỰC HÀNH CHỦ YẾU Page 19 of 93
  20. 1. Thực tập cận lâm sàng: Tại các phòng thí nghiệm của Trường, Viện, Bệnh viện. 2. Thực hành tiền lâm sàng: Tại các phòng tiền lâm sàng của các Trường/ Khoa Y 3. Thực hành ở bệnh viện: p1>Tại các Bệnh viện, các Viện dạy học ở Trung ương , Tỉnh, Thành phố được Bộ Y tế công nhận. Tại các bệnh viện Huyện được Bộ Y tế công nhận 4. Thực tế tại cộng đồng: © Tại trạm y tế xã/phường. © Một số nhà máy xí nghiệp và cụm dân cư. © Cơ sở thực tế của nhà trường tại cộng đồng. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 1. Chương trình: Chương trình đào tạo Bác sỹ đa khoa hệ bốn năm (chuyên tu) được Bộ Giáo dục & Đào tạo và Bộ Y tế thống nhất ban hành và thực hiện ở tất cả các Trường/Khoa Y để đào tạo Bác sĩ đa khoa hệ bốn năm (chuyên tu). Chương trình gồm 192 đơn vị học trình bắt buộc (không tính phần khối lượng kiến thức đã học được ở chương trình đào tạo y sĩ), 08 đơn vị học trình tự chọn (đặc thù ) và 10 đơn vị học trình thi tốt nghiệp. Việc triển khai chi tiết thực hiện chương trình và giám sát chất lượng chuyên môn do Bộ Y tế chỉ đạo thực hiện. Phần nội dung chương trình bắt buộc, các Trường phải tổ chức giảng daỵ đủ khối lượng kiến thức đã qui định. Phần nội dung chương trình tự chọn (đặc thù), tuỳ theo đặc điểm riêng của mỗi Trường mà xây dựng phần đặc thù của trường mình. Trên cơ sở các đơn vị học trình bắt buộc và đơn vị học trình tự chọn (đặc thù) đã được duyệt, từng Trường biên soạn chương trình chi tiết từng môn học/học phần và trình Bộ trưởng Bộ Y tế ký ban hành thực hiện. 2. Kế hoạch sắp xếp nội dung và quỹ thời gian Các Trường chủ động bố trí và điều chỉnh các môn học/học phần của các học kỳ nhưng phải đảm bảo tính logic và tính hệ thống của chương trình đào tạo theo trình tự để sinh viên học các môn Khoa học cơ bản, Y học cơ sở, Tiền lâm sàng rồi mới học các môn Lâm sàng. Trong các môn y học lâm sàng, các môn học Nội, Ngoại, Sản, Nhi là trọng tâm. Các trường sắp xếp chương trình và triển khai thực hiện, có thể áp dụng phương pháp mới như lồng ghép, cấu trúc chương trình theo khối thời gian (Bloc)... nhưng cần nghiên cứu thận trọng, chuẩn bị kỹ, báo cáo Bộ Y tế và Bộ Giáo dục & Đào tạo phê duyệt trước khi thực hiện. 3. Thực tập, thực hành lâm sàng, thực tế tại cộng đồng: 3.1. Thực tập: Tổ chức thực hiện tại phòng thí nghiệm theo qui chế của Bộ Giáo dục & Đào tạo và Bộ Y tế. Tuy nhiên do yêu cầu của nghề nghiệp đảm bảo chất lượng đào tạo, nhà trường có thể qui định điểm kết thúc mỗi môn học/ học phần là tổng hợp điểm lý thuyết và điểm thực tập. 3.2. Thực hành lâm sàng: Nên sắp xếp đưa sinh viên đi thực hành lâm sàng bệnh viện càng sớm càng tốt, thường được sắp xếp 4-5 buổi/tuần, ở cả buổi sáng và buổi chiều. 3.3. Thực tế tại cộng đồng: Page 20 of 93
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2