intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quyết định số 176/2002/QĐ-UB

Chia sẻ: Son Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

60
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Quyết định số 176/2002/QĐ-UB về việc Ban hành Quy định về quản lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Thành phố Hà Nội do Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quyết định số 176/2002/QĐ-UB

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM THÀNH PHỐ HÀ NỘI Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ****** ******** Số: 176/2002/QĐ-UB Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2002 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban nhân dân; Căn cứ Luật Đầu tư Nước ngoài tại Việt Nam năm 1996; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đầu tư Nước ngoài tại Việt Nam 2000; Căn cứ Nghị định số 24/CP ngày 31 tháng 07 năm 2000 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Căn cứ Nghị định số 36/CP ngày 24 tháng 4 năm 1997 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao. Căn cứ vào Quyết định số 386/TTg ngày 7 tháng 6 năm 1997 của Thủ tướng Chính Phủ về việc phân cấp giấy phép đầu tư đối với dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài cho Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội. Căn cứ Quyết định số: 233/1998/QĐ-TTg ngày 01 tháng 12 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc phân cấp, uỷ quyền cấp phép đầu tư với các dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Căn cứ Thông tư 12/2000/TT-BKH ngày 15 tháng 9 năm 2000 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại tờ trình số 1489/TTr-KH&ĐT ngày 17 tháng 12 năm 2002. QUYẾT ĐỊNH Điều 1: Ban hành kèm theo quyết định này Quy định về quản lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố Hà Nội. Điều 2: Quyết định này thay thế Quyết định số 14/QĐ-UB ngày 23 tháng 3 năm 1999 của UBND thành phố Hà Nội và có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Điều 3: Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân thành phố; Giám đốc các Sở, Ban, ngành; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các Quận, Huyện và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
  2. T/M. UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI CHỦ TỊCH Hoàng Văn Nghiên QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Ban hành kèm theo Quyết định số 176/2002/QĐ-UB ngày 20/12/2002 của UBND) Chương 1: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1: Bản quy định này qui định những nội dung chủ yếu về quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố Hà Nội nhằm tinh giản từng bước các thủ tục hành chính, tạo môi trường và những điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư trên địa bàn thành phố Hà Nội. Điều 2: Hoạt động của các doanh nghiệp, các tổ chức trong và nước thực hiện dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trên địa bàn Thành phố, được quản lý theo quy định này và các văn bản pháp luật về đầu tư nước ngoài (bao gồm cả dự án đầu tư vào khu công nghiệp, các dự án BOT, BTO và BT) Điều 3: Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội thực hiện chức năng quản lý nhà nước với các hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trên những nội dung chủ yếu sau: 1- Tổ chức vận động và xúc tiến đầu tư. 2- Chủ trì thẩm định, cấp Giấy phép đầu tư và điều chỉnh Giấy phép đầu tư, quyết định về việc chấm dứt hoạt động, thanh lý, giải thể Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với các dự án thuộc thẩm quyền. 3- Tham gia thẩm định đối với các dự án trên địa bàn do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy phép đầu tư. 4- Thực hiện các chức năng quản lý nhà nước khác theo qui định hiện hành. Chương 2:
  3. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI A- XÚC TIẾN ĐẦU TƯ, HÌNH THÀNH HỒ SƠ DỰ ÁN. Điều 4: Nội dung xúc tiến đầu tư Căn cứ vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã được Thủ tướng phê duyệt, UBND thành phố Hà Nội: 1- Phối hợp với các Bộ, Ngành liên quan lập và công bố danh mục dự án thu hút đầu tư nước ngoài tại Hà Nội; 2- Tổ chức vận động, xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước. 3- Giới thiệu nhà đầu tư với các cơ quan hữu quan để được cung cáp thông tin ban đầu cho việc thiết lập hồ sơ dự án. 4- Trả lời các nhà đầu tư trong thời gian khôg quá 7 ngày làm việc, kể từ khi nhận được văn bản xin chủ trương đầu tư, đối với các dự án ngoài danh mục công bố kêu gọi đầu tư của UBND Thành phố Hà Nội. B - THẨM ĐỊNH, CẤP GIẤY PHÉP ĐẦU TƯ Điều 5: Quy định về hồ sơ dự án đăng ký và thẩm định cấp giấy phép đầu tư. 1- Trường hợp đăng ký cấp Giấy phép đầu tư, hồ sơ bao gồm: các tài liệu quy định tại Điều 106 Nghị định 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000 của Chính phủ, đơn đăng ký cấp Giấy phép đầu tư được lập theo Mẫu 1 và các tài liệu gửi kèm theo đơn được lập theo Mẫu 2.b, 3.b, 3.c và 4.b Phụ lục II Thông tư 12/2000/TT-BKH ngày 15/9/2000 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 2- Trường hợp thẩm định cấp Giấy phép đầu tư, hồ sơ bao gồm: các tài liệu quy định tại Điều 107 Nghị định 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000 của Chính phủ, đơn xin cấp Giấy phép đầu tư và các tài liệu gửi kèm cho đơn được lập theo các Mẫu 2, 3 và 4 Phụ lục II Thông tư 12/2000/TT-BKH ngày 15/9/2000 của Bộ Kế Hoạch và Đầu tư. 3- Tuỳ từng trường hợp cụ thể, phù hợp với tính chất của dự xin cấp Giấy phép đầu tư, chủ đầu tư có thể được yêu cầu cấp bổ sung một số văn bản, tài liệu liên quan như: - Các tài liệu liên quan đến đánh giá tác động môi trường của dự án (nếu dự án thuộc Danh mục các dự án phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường do Bộ Khoa Học, Công nghệ và Môi trường công bố); - Văn bản liên quan đến việc sử dụng đất (đối với các dự án có nhu cầu sử dụng đất);
  4. - Các thoả thuận, Hợp đồng kinh tế có liên quan đến thực hiện dự án đầu tư (ví dụ như việc thuê nhà xưởng để thực hiện dự án, tổ chức cung ứng nguyên liệu…); - Thiết kế sơ bộ về phương án kiến trúc đối với các dự án cố công trình xây dựng là một phần nêu trong Giải trình kinh tế - kỹ thuật. - Dự kiến kinh phí đền bù và kế hoạch bố trí tái định cư (nếu có). Điều 6: Dự án đầu tư phân cấp cho UBND thành phố xem xét, thẩm định gồm: 1- Các dự án thuộc loại đăng ký cấp giấy phép đầu tư theo quy định tại Điều 105, Nghị định 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000 của Chính phủ. Nội dung hồ sơ được qui định tại Điều 5, Điểm 1 của Bản quy định này. 2- Các dự án còn lại thuộc loại thẩm định cấp giấy phép đầu tư, gồm 2 nhóm được phân loại theo mục tiêu và quy mô vốn cụ thể. - Nhóm dự án có quy mô vốn dưới 5 triệu USD. - Nhóm dự án sản xuất có quy mô vốn từ 5 triệu USD trở lên. Nội dung hồ sơ được qui định tại khoản 2 và 3, điều 5 của Bản quy định này. Điều 7: Nội dung thẩm định * Tư cách pháp lý, năng lực tài chính của Nhà đầu tư nước ngoài và Việt Nam. * Mức độ phù hợp của dự án về quy hoạch ngành và địa điểm. * Lợi ích kinh tế - xã hội (khả năng tạo năng lực sản xuất mới, ngành nghề mới và sản phẩm mới; mở rộng thị trường; khả năng tạo việc làm cho người lao động; lợi ích kinh tế của dự án và các khoản nộp ngân sách,…). * Trình độ kỹ thuật và công nghệ áp dụng, sử dụng hợp lý về bảo vệ tài nguyên bảo vệ môi trường sinh thái. * Tính hợp lý của việc sử dụng đất, định giá tài sản góp vốn của Bên Việt Nam (nếu có) * Tính hợp lý của dự kiến phương án đền bù và kế hoạch tái định cư (nếu có). Điều 8: Thẩm quyền quyết định và thời hạn thẩm định, cấp giấy phép đầu tư: 1- Đối với các dự án có quy mô vốn dưới 5 triệu USD, không phức tạo về kỹ thuật hoặc có tác động nhạy cảm về mặt xã hội chính trị, Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp ý kiến
  5. đóng góp bằng văn bản của các cơ quan ban ngành có liên quan, trình UBND thành phố cấp giấy phép đầu tư. Thời hạn xem xét, cấp giấy phép đầu tư không quá 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ. 2- Đối với các dự án sản xuất có quy mô từ 5 triệu USD trở lên, Sở Kế Hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định dự án, tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố cấp giấy phép đầu tư. Thời hạn xem xét, cấp giấy phép đầu tư không quá 20 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ. 3- Đối với các dự án thuộc loại đăng ký cấp giấy phép đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét, trình UBND thành phố cấp giấy phép đầu tư. Thời hạn xem xét, cấp giấy đầu tư không quá 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ. Đối với các dự án thuộc diện đăng ký cấp giấy phép đầu tư có mục tiêu tương tự như những dự án khác đã được cấp giấy phép trước đó 01 năm, không thực hiện quy trình gửi hồ sơ lấy ý kiến các cơ quan liên quan. Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét, trình UBND thành phố cấp giấy phép đầu tư. Thời hạn xem xét, cấp giấy phép đầu tư không quá 7 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ. 4- Đối với các dự án tham gia thẩm định do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy phép đầu tư, thời hạn UBND Thành phố ra văn bản đóng góp ý kiến trong vòng 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ. 5- Trường hợp từ chối cấp giấy phép đầu tư, trong thời hạn 20 ngày làm việc, Sở Kế hoạch và Đầu tư thảo văn bản trình UBDN thành phố ra thông báo cho nhà đầu tư biết lý do, đồng thời sao gửi các cơ quan có liên quan. C- TRIỂN KHAI, THỰC HIỆN DỰ ÁN Điều 9: Sau khi được cấp giấy phép đầu tư, Doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện các thủ tục hành chính: 1- Họp Hội đồng quản trị, thông qua danh sách cac thành viên Hội đồng quản trị, cử Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị, bổ nhiệm Tổng Giám đốc, Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng. 2- Đăng ký nhân sự chủ chốt gồm Chủ tịch, các Phó chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, các Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng tại Sở Kế hoạch và Đầu tư (Đối với cá nhân là người Việt Nam được bổ nhiệm vào các chức vụ chủ chốt trong doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài phải có phiếu xác minh lý lịch tư pháp luật hiện hành). 3- Đăng bố cáo thành lập Doanh nghiệp trên báo trung ương và địa phương 3 số liên tiếp với nội dung chính như tên, chỉ địa, mục tiêu, qui mô vốn, người đại diện… 4- Đăng ký khắc dấu tại Công an Thành phố Hà Nội.
  6. 5- Mở tài khoản tại Ngân hàng. 6- Đăng ký chế độ kế toán áp dụng tại Bộ Tài Chính và mã số thuế tại Cục Thuế Thành phố Hà Nội 7- Làm thủ tục xin giấy phép Lao động cho người nước ngoài tại Sở Lao động – Thương binh – Xã hội. 8- Thực hiện việc đăng ký các thủ tục xuất nhập cảnh, cư trú cho người nước ngoài, đăng ký sử dụng các phương tiện thông tin liên quan khác, đăng ký chất lượng nhãn hiệu hàng hoá… 9- Đăng ký kế hoạch nhập khẩu với Sở Thương mại. 10- Xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, duyệt thiết kế công trình xây dựng, thực hiện đấu thầu hoặc tuyển chọn tư vấn, tổ chức đấu thầu, mua sắm hàng hoá…(nếu có). 11- Các thủ tục hành chính khác theo qui định. D - ĐIỀU CHỈNH GIẤY PHÉP ĐẦU TƯ Điều 10: Trong quá trình hoạt động, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các bên hợp doanh có thể đề nghị điều chỉnh các điều khoản được quy định tại giấy phép đầu tư. UBND thành phố quyết định việc cấp Giấy phép điều chỉnh đối với các dự án được Chính phủ phân cấp Giấy phép đầu tư theo quy định tại điều 111 Nghị định 24/2000/NĐ- CP ngày 31/7/2000 của Chính phủ và theo hướng dẫn tại các điều 15, 16 Thông tư 12/2000/TT-BKH ngày 15/9/2000 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Điều 11: Nội dung hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép đầu tư được thực hiện theo quy định tại Điều 17 Thông tư 12/2000/TT-BKH ngày 15/9/2000 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Điều 12: Thời hạn xử lý hồ sơ điều chỉnh, bổ sung Giấy phép đầu tư: 1- Đối với dự án được Chính phủ phân cấp, UBND thành phố Hà Nội xem xét, quyết định trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. 2- Đối với các dự án khác, UBND thành phố có ý kiến đóng góp bằng văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong vòng 7 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ. Thời hạn trên đây không kể thời gian Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh giải trình bổ sung. Chương 3:
  7. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC SỞ, BAN, NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI Điều 13: 1- Hàng quý, UBND Thành phố chủ trì họp giao ban về đầu tư nước ngoài với các Sở, Ban, Ngành của Thành phố để đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, thống nhất các giải pháp tạo điều kiện cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hợp đồng hợp tác kinh doanh, BOT, BTO và BT đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh. 2- UBND Thành phố Hà Nội giao nhiệm vụ cho các Sở, ngành, UBND các quận, huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà nội theo các Điều 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24 và 25 dưới đây. Điều 14: Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội. 1- Lập kế hoạch thực hiện xúc tiến đầu tư theo các nội dung quy định Điều 4, Bản Quy định này. 2- Hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ, tổ chức thẩm định đối với các dự án Chính phủ phân cấp cho UBND thành phố. 3- Phối hợp với các cơ quan chức năng giám sát việc thực hiện góp vốn, thực hiện các quy định của giấy phép đầu tư và các văn bản pháp luật khác có liên quan; giải quyết các khó khăn vướng mắc của nhà đầu tư; tổ chức thanh tra, kiểm tra định kỳ hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hợp đồng hợp tác kinh doanh, BOT, BTO và BT trên địa bàn thành phố Hà Nội. 4- Tổng hợp, phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố. 5- Ký các văn bản xác nhận đăng ký nhân sự tham gia bộ máy quản lý, điều hành của doanh nghiệp, chấp thuận việc thành lập văn phòng giao dịch, chi nhánh (không sản xuất); thay đổi địa điểm văn phòng giao dịch, văn phòng điều hành của bên nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh, chi nhánh (không sản xuất) của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hợp đồng hợp tác kinh doanh, BOT, BTO và BT. 6- Hàng quý, hàng năm các Sở, ban, ngành của thành phố có trách nhiệm thông báo cho Sở Kế hoạch và Đầu tư tình hình thực hiện và kết quả xử lý các vụ việc liên quan đến hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của ngành, Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo UBND thành phố.
  8. Điều 15: Ban quản lý các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội là cơ quan trực tiếp quản lý các khu công nghiệp ở Hà Nội, có trách nhiệm: 1- Xây dựng Điều lệ quản lý các KNC trên cơ sở mẫu ban hành, trình UBND thành phố phê duyệt. Tổ chức xây dựng và quản lý thực hiện quy hoạch chi tiết, tiến độ xây dựng, phát triển KCN. 2- Đôn đốc, kiểm tra việc xây dựng các công trình kết cấu của hạ tầng trong và ngoài KCN liên quan để đảm bảo việc xây dựng và đưa hoạt động bộ theo đúng quy hoạch và tiến độ được duyệt. 3- Hỗ trợ vận động đầu tư vào KCN. 4- Tiếp nhận đơn và hồ sơ dự án xin đầu tư, tổ chức thẩm định và cấp giấy phép đầu tư cho các dự án đầu tư nước ngoài theo uỷ quyền. 5- Phối hợp với các cơ quan ban ngành của thành phố giám sát việc thực hiện góp vốn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện giấy phép đầu tư và các qui định của pháp luật về lao động, tiền lương của các doanh nghiệp trong KCN. 6- Quản lý các hoạt động dịch vụ và hoạt động thương mại trong KCN theo luật pháp. 7- Thoả thuận với Công ty phát triển hạ tầng KCN trong việc định giá cho thuê lại đất gắn liền với công trình kết cấu hạ tầng đã xây dựng, các loại phí dịch vụ theo đúng chính sách và pháp luật hiện hành. 8- Gửi báo cáo định kỳ và hàng năm về tình hình hình thành, xây dựng, phát triển và quản lý các KCN cho Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố về hoạt động đầu tư nước ngoài trên địa bàn Hà Nội. Thời hạn thẩm định và cấp giấy phép đầu tư là 15 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ dự án đầy đủ và hợp lệ. Trước khi ra quyết định, Ban quản lý có trách nhiệm gửi Tóm tắt dự án tới các Bộ ngành lấy ý kiến về những vấn đề thuộc thẩm quyền của các Bộ, ngành liên quan mà chưa quy định cụ thể. Điều 16: Sở Quy hoạch - Kiến trúc căn cứ vào đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư, có trách nhiệm: 1- Giới thiệu địa điểm xây dựng và cấp chứng chỉ quy hoạch (hoặc thoả thuận quy hoạch) để chủ đầu tư có cơ sở lập dự án đầu tư. Thời gian thực hiện không quá 20 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ
  9. 2- Xác định chỉ giới đường đỏ và cấp số liệu hạ tầng kỹ thuật đô thị không quá 12 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ. 3- Thoả thuận quy hoạch tổng mặt bằng và xác nhận phương án thiết kế sơ bộ về kiến trúc trong vòng 12 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ (Chỉ áp dụng đối với các dự án đầu tư có quy mô vốn lớn hơn 5 triệu USD và đầu tư tại khu vực có yêu cầu cần quản lý nghiêm ngặt về quy hoạch) Điều 17: Sở Tài chính - Vật giá: 1- Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ của dự án kèm theo công văn đề nghị, Sở Tài chính Vật giá có trách nhiệm xác định và điều chỉnh mức giá tiền thuê đất cho các dự án có vốn đầu tư nước ngoài, trình UBND thành phố ra quyết định. 2- Định gía tài sản góp vốn của Bên Việt Nam trong liên doanh (đối với doanh nghiệp nhà nước thuộc Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội quản lý) 3- Kiểm tra việc thực hiện công tác kế toán tài chính. Điều 18: Sở Thương mại có trách nhiệm: 1- Xét duyệt kế hoạch nhập khẩu cho bên kinh doanh có vốn đầu tư nước ngoài, các bên hợp doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh (không bao gồm các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong khu chế xuất, khu công nghiệp) theo uỷ quyền của Bộ Thương Mại. 2- Thời gian xét duyệt kế hoạch nhập khẩu: trong vòng 10 ngày làm việc từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ của doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ của doanh nghiệp chưa đầy đủ thì thông báo cho doanh nghiệp hoặc việc chưa cấp phép không thuộc thẩm quyền của Sở thì phải có văn bản trả lời doanh nghiệp nêu rõ lý do trong vòng 3 ngày làm việc. 3- Trực tiếp hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan, kiểm tra việc thực hiện nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện Giấy phép đầu tư. Điều 19: Sở Địa chính – Nhà đất có trách nhiệm: 1- Tiếp nhân, tổ chức thẩm định hồ sơ xin giao đất, cho thuê đất của các dự án đầu tư nước ngoài, trình UBND thành phố hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định.
  10. Thời gian thẩm định không quá 10 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ. 2- Sau khi có quyết định về giá đất đai cho dự án, Sở Địa chính – Nhà đất, Sở Tài chính - Vật giá, Cục Thuế Hà Nội, UBND quận huyện và Chủ đầu tư có trách nhiệm triển khai thực hiện quyết định giao, cho thuê đất theo quy định của UBND thành phố Hà Nội về thủ tục để được giao đất, thuê đất trên địa bàn thành phố Hà Nội. Điều 20: Sở Xây dựng có trách nhiệm quản lý nhà nước về xây dựng đối với hoạt động đầu tư nước ngoài và quản lý các nhà thầu nước ngoài vào nhận thầu xây dựng và tư vấn xây dựng các công trình trên địa bàn thành phố Hà Nội, cụ thể: 1- Tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật đối với dự án nhóm A có quy mô xây lắp nhỏ (có giá trị xây lắp nhỏ hơn 10% so với tổng mức đầu tư nhưng không lớn hơn 10 triệu USD) và các dự án nhóm B, trình UBND thành phố ra quyết định chấp thuận thiết kế kỹ thuật (trừ các dự án BOT, BTO và BT). Thời gian thẩm định thiết kế kỹ thuật, ra quyết định chấp nhận thiết kế kỹ thuật và xây dựng công trình không quá 20 ngày làm việc ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ. 2- Quản lý chất lượng công trình theo quy định của Bộ Xây dựng. 3- Cấp giấy phép thầu cho các nhà thầu nước ngoài thực hiện các gói thầu thuộc dự án nhóm B, các dự án nhóm A có giá trị xây lắp nhỏ hơn 10 triệu USD. 4- Chịu trách nhiệm kiểm tra xây dựng các công trình có vốn đầu tư nước ngoài, hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hợp đồng hợp tác kinh doanh, kinh doanh về xây dựng, tư vấn xây dựng và kiểm tra hoạt động của nhà thầu nước ngoài theo qui định của Bộ Xây Dựng. Điều 21: Sở khoa học Công nghệ và Môi trường hướng dẫn thẩm định công nghệ, xem xét và báo cáo đánh giá tác động môi trường, sở hữu công nghiệp, cấp văn bản thoả thuận trong thời gian không qúa 7 ngày làm việc; thường xuyên kiểm tra các điều kiện bảo vệ môi trường; cho phép hoặc đình chỉ sự vận hành dự án theo đúng các quy định vê tiêu chuẩn bảo vệ môi trường của Nhà nước. Điều 22: Sở Lao động Thương Binh và Xã hội có trách nhiệm hướng dẫn các nhà đầu tư kết hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể, chế độ bảo hiểm xã hội, tiền lương và các chế độ chính sách khác theo quy định của Bộ Luật Lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành. Xem xét cấp giấy phép lao động cho lao động là người ngoài làm việc trong các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo quy định của Chính phủ. Theo dõi, kiểm tra thanh tra việc thực hiện các chế độ chính sách về lao động trong quá trình hoạt động của
  11. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hợp đồng hợp tác kinh doanh, BOT, BTO và BT. Thời gian xem xét, cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài là 7 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ. Trường hợp không cấp được giấy phép lao động thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. Điều 23: Cục Thuế Hà Nội có trách nhiệm: Xác định các mức thuế cho dự án trong vòng 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Hướng dẫn các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kê khai, nộp thuế theo quy định của pháp luật. Kiểm tra, giám sát thực hiện nghĩa vụ thuế của các hoạt động đầu tư nước ngoài theo chức năng, nhiệm vụ của mình. Điều 24: Uỷ ban Nhân dân các Quận, Huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trên địa bàn, có trách nhiệm: 1- Tổ chức thành lập Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng và tổ công tác sau 5 ngày nhận được thông báo của Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng thành phố. 2- Hướng dẫn nhà đầu tư những yêu câu liên quan tới đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư và thu hút lao động khi thu hồi đất làm dự án. 3- Kiểm tra, hướng dẫn, tuyên truyền, giải thích, trả lời theo qui định việc thực hiện chính sách đền bù; giải quyết những vướng mắc trong công tác đền bù theo thẩm quyền; tổ chức cho chủ đầu tư thực hiện chi trả bù và tiếp nhận mặt bằng. 4- Giám sát tiến trình thực hiện dự án ở địa phương. Điều 25: Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng thành phố Hà Nội: 1- Sau 7 ngày tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư, quyết định cấp đất, kinh phí đầu tư (xác nhận của Ngân hàng nơi mở tài khoản), ra thông báo giao UBND quận, huyện thu hồi đất để thành lập Hội đồng giải phóng mặt bằng.
  12. 2- Căn cứ các chính sách pháp luật của Nhà nước và các quy định UBND Thành phố Hà Nội hướng dẫn, kiểm tra việc áp dụng chính sách đền bù của Chủ đầu tư và các hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng của Quận, huyện. 3- Tổ chức thẩm định và phê duyệt phương án đền bù và tái định cư. 4- Chỉ đạo giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh trong công việc tổ chức đền bù giải phóng mặt bằng theo quy định của UBND thành phố Hà Nội về trình tự, tổ chức thực hiện công tác bồi thường thiệt hại, tái định cư khi thu hồi trên địa bàn. 5- Thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được giao về việc phân bổ quỹ nhà, đất ở đối với các trường hợp dự án có nhu cầu bố trí di chuyển tái định cư. Điều 26: Các Sở, Ban, Ngành khác của thành phố thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo chức năng, nhiệm vụ của mình. Chương 6: QUY ĐỊNH VỀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO, THỐNG KÊ, THANHTRA, KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM Điều 27: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh thực hiện chế độ báo cáo thống kê định kỳ theo quy định tại Thông tư liên bộ 01/LB ngày 31/3/1997 của Tổng cục Thống kê - Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Mọi vi phạm các quy định tại Nghị định số 93/1000/NĐ-CP ngày 7/9/1999 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê. Đối với Hợp đồng hợp tác kinh doanh, các Bên thoả thuận việc cử Ban điều phối hoặc một Bên làm đại diện thực hiện công tác báo cáo, thống kê, các Bên có trách nhiệm cung cấp số liệu cho Bên làm đại diện. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh phải gửi Báo cáo tài chính hàng năm có kiểm toán tới Bộ Tài chính, Bộ Kế Hoạch và Đầu tư, UBND Thành phố Hà Nội (Sở Kế hoạch và Đầu tư) và Cục thống kê. Điều 28: Việc thanh tra hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các bên hợp doanh trên địa bàn thành phố được thực hiện theo quy định tại Điều 119, Nghị định 24/2000/NĐ-CP của Chính phủ ngày 31/7/2000 và Điều 60, Thông tư 12/2000/TT-BKH ngày 15/9/2000 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Việc thanh tra, kiểm tra được thực hiện định kỳ, theo chuyên ngành hoặc đột xuất thông qua cơ quan đầu mối là Sở Kế hoạch và Đầu tư với sự phối hợp của các Sở, Ban, Ngành chức năng và UNBD quận huyện có liên quan.
  13. Điều 29: - Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh, chủ đầu tư nước ngoài và người lao động vi phạm các quy định của Giấy phép đầu tư và pháp luật Việt Nam thì bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Đối với các dự án không triển khai (đặc biệt không thực hiện góp vốn pháp định) mà không có lý do chính đáng, trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày cấp giấy phép đầu tư, UBND thành phố xem xét, thu hồi Giấy phép đầu tư. Đối với dự án chủ đầu tư cố tình trì hoãn, kéo dài việc triển khai thực hiện dự án, UBND thành phố giao Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp cùng các cơ quan ban ngành liên quan kiểm tra, tổng hợp, báo cáo UBND thành phố phương án xử lý. Đối với các dự án lớn hoặc trong những trường hợp phức tạp, UBND thành phố sẽ chỉ đạo trực tiếp việc tiến hành thanh tra, kiểm tra. Chương 7: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 30: Hàng năm UBND Thành phố xem xét khen thưởng các doanh nghiệp hoặc cá nhân có thành tích tốt trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô. Điều 31: Cán bộ viên chức, cơ quan quản lý nhà nước của thành phố lợi dụng quyền hạn của mình gầy khó khăn phiền hà, cản trở hoạt động đầu tư nước ngoài, tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý về trách nhiệm hoặc bị truy cứu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Điều 32: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các bên hợp doanh, nhà đầu tư vi phạm các quy định của giấy phép đầu tư và pháp luật thì bị xử lý theo quy định của pháp luật thì bị xử lý theo quy định của pháp luật. Điều 33: Quy định này có hiệu lực thi hành sai 15 ngày kể từ ngày ký.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2