intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quyết định số 2169/2005/QĐ-UBND

Chia sẻ: Son Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

86
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Quyết định số 2169/2005/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án "Giáo dục Trẻ em khuyết tật do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quyết định số 2169/2005/QĐ-UBND

  1. UỶ BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỈNH AN GIANG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ****** ******** Số: 2169/2005/QĐ-UBND Long Xuyên, ngày 27 tháng 07 năm 2005 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN "GIÁO DỤC TRẺ EM KHUYẾT TẬT TỈNH AN GIANG GIAI ĐỌAN 2005-2010" ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân được Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Chiến lược phát triển giáo dục từ 2001-2010 của cả nước và Chương trình hành động của Tỉnh Ủy An Giang về phát triển Giáo dục và Đào tạo từ nay đến năm 2010; Căn cứ công văn số 5983/TH, ngày 16/7/2003 của Bộ Giáo dục-Đào tạo về công tác giáo dục trẻ khuyết tật; Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục-Đào tạo, QUYẾT ĐNNH: Điều 1. Luật Giáo dục và các chính sách về giáo dục của Nhà nước đều có đề cập đến công tác giáo dục trẻ em khuyết tật, đây là việc thực hiện chính sách công bằng trong giáo dục cho mọi trẻ em trong lứa tuổi đều được đi học. Các ngành, các cấp cần tạo cơ hội, điều kiện cho trẻ khuyết tật được học tập ở một trong các lọai hình trường, lớp hòa nhập, bán hòa nhập hoặc chuyên biệt ở các cấp, bậc học trong tỉnh. Do vậy, phạm vi Đề án này sẽ tập trung vào việc tổ chức giáo dục trẻ em khuyết tật của tỉnh trong giai đọan 2005-2010. Phê duyệt Đề án "Giáo dục trẻ em khuyết tật tỉnh An Giang giai đọan 2005-2010" với những nội dung chủ yếu sau đây: I- MỤC TIÊU Phấn đấu tạo điều kiện tổ chức huy động trẻ khuyết tật (TKT) tất cả các lọai trong độ tuổi được đi học ở các lọai hình trường, lớp hòa nhập, bán hòa nhập và chuyên biệt ở các cấp, bậc học trong tỉnh đạt tỉ lệ 55% vào năm 2007 và 70% vào năm 2010. II- CÁC NHIỆM VỤ CHỦ YẾU : 1- Đến năm 2007: - Huy động TKT đi học đạt 55% số TKT trong độ tuổi 0-16.
  2. - Thành lập và kiện tòan Ban chỉ đạo Giáo dục TKT của ngành GD-ĐT. - Trường Trẻ em khuyết tật (TEKT) tỉnh tổ chức thêm cấp trung học cơ sở cho trẻ em khiếm thị - Thành lập Trung tâm nguồn Giáo dục TKT của tỉnh, đặt tại Trường TEKT tỉnh. - Tất cả giáo viên dạy hòa nhập bậc mầm non, tiểu học đều phải qua tập huấn nghiệp vụ sư phạm về tật học. 2- Đến năm 2010: - Huy động TKT đi học đạt 70%. - Xây dựng Trường Giáo dục trẻ chậm phát triển về trí tuệ của tỉnh (lọai trường chuyên biệt). - Thành lập các Trung tâm hỗ trợ Giáo dục TKT theo đơn vị huyện. - Tất cả giáo viên dạy hòa nhập ở các bậc học đều phải qua tập huấn nghiệp vụ sư phạm về tật học. - Tổ chức các lớp đào tạo nghề cho TKT theo hình thức liên kết. III- CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU: 1- ĐNy mạnh công tác tuyên truyền về mục đích ý nghĩa của công tác giáo dục TKT, làm cho mọi người nhận thức đây không phải là việc làm nhân đạo mà là trách nhiệm của tòan xã hội, để thực hiện công bằng trong giáo dục. 2- Tiến hành điều tra, cập nhật số liệu TKT các lọai từ 0-16 tuổi theo cách phân lọai của Trung ương để có cơ sở xây dựng các đề án, kế họach huy động, tổ chức trường, lớp cho các em vào học phù hợp. 3- Huy động TKT vào học các lớp đầu cấp của các cấp, bậc học có thể lớn hơn trẻ bình thường 3-4 tuổi. Tùy theo mức độ tật có thể huy động TKT đi học theo các lọai hình thích hợp như sau: - Chuyên biệt : TKT nặng không thể đi học ở các trường phổ thông bình thường, cần đưa vào học ở trường TEKT chuyên biệt của tỉnh. - Hòa nhập theo lọai tật: TKT nhẹ còn khả năng đi học ở các trường phổ thông bình thường nhưng được hòa nhập theo ngôn ngữ của từng lọai tật. Đây là lọai hình cần được tập trung phát triển mạnh trong thời gian tới. - Hòa nhập tự nhiên: TKT có khả năng học theo chương trình ở các trường phổ thông bình thuờng. Việc tổ chức cho TKT đi học cần được quam tâm từ bậc mầm non và gắn với chủ trương thực hiện phổ cập giáo dục và chống mù chữ ở từng địa phương.
  3. Chú ý nâng cao chất lượng dạy, học TKT ở các lọai hình trường, nhất là tạo điều kiện để các em có thể tham gia học hòa nhập ở các cấp, bậc học. 4- Xây dựng tổ chức bộ máy quản lý, nghiệp vụ giáo dục TKT các cấp như thành lập Ban chỉ đạo công tác Giáo dục TKT cấp tỉnh, huyện; nâng cấp, mở rộng Trường TEKT tỉnh và thành lập Trung tâm nguồn về giáo dục TKT của tỉnh trực thuộc Trường. Sở Y Tế chủ trì phối hợp với Sở GD-ĐT và các Sở, ngành liên quan tham mưu UBN D tỉnh và vận động các nguồn lực xã hội để xây dựng Trường Giáo dục trẻ em chậm phát triển trí tuệ của tỉnh (lọai hình chuyên biệt). 5- Chú ý đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm về tật học cho giáo viên; trước mắt Trường TEKT tỉnh chịu trách nhiệm bồi dưỡng ngắn hạn cho giáo viên ở những nơi có tổ chức dạy hòa nhập theo từng lọai tật. Về lâu dài, Trường Đại học An Giang đưa nội dung, phương pháp dạy TKT vào chương trình đào tạo của Khoa Sư phạm. Xây dựng kế họach đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về tật học để đáp ứng nhu cầu phát triển qui mô, lọai hình của công tác giáo dục TKT cho tất cả các lọai tật. Chú ý liên kết đào tạo, bồi dưỡng, mua sắm trang thiết bị tật học với các Viện, trường để mở rộng qui mô và nâng cao chất lượng giáo dục TKT ở các trường trong tỉnh. 6- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và chế độ chính sách cho Trường TEKT tỉnh và các giáo viên dạy TKT. Việc đầu tư nâng cấp, mở rộng Trường TEKT tỉnh phải đNy nhanh tiến độ thực hiện như dự án đã được phê duyệt. Trong khi chờ đợi Trung ương, Sở GD-ĐT chủ trì phối hợp với Sở Tài Chính tham mưu UBN D tỉnh ban hành các chế độ chính sách tạm thời cho cán bộ quản lý, giáo viên dạy TKT trong tỉnh. TKT học hòa nhập được miễn mọi khỏan phí đóng góp cho nhà trường. 7- ĐNy mạnh xã hội hóa để huy động mọi nguồn lực trong, ngòai nước tham gia giáo dục TKT cho tỉnh. N gành GD-ĐT, Hội khuyến học các cấp phối hợp với các đòan thể tổ chức vận động sâu rộng trong nhân dân để mọi người có nhận thức tốt và tự nguyện tham gia giáo dục TKT; chú ý vận động các mạnh thường quân, các tổ chức phi chính phủ nước ngòai, các dự án tài trợ không hòan lại của quốc tế để đầu tư phát triển các cơ sở giáo dục TKT của tỉnh. Điều 2.Tổ chức thực hiện 1- Tiến độ thực hiện Đề án Giáo dục trẻ em khuyết tật tỉnh An Giang phải theo đúng tiến độ trong Đề án do Sở GD-ĐT trình. 2- Sở GD-ĐT chủ trì phối hợp với các Sở, ngành, đòan thể, UBN D các huyện, thị, thành phố xây dựng kế họach triển khai thực hiện Đề án và cụ thể hàng năm theo tiến độ.
  4. 3- Ủy ban nhân dân tỉnh kêu gọi mọi tầng lớp nhân dân, các tổ chức trong, ngòai nước tích cực tham gia triển khai thực hiện đề án này để tạo sự công bằng trong giáo dục và tạo điều kiện cho các TKT vượt qua khó khăn, vươn lên hòa nhập với cộng đồng. Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký. Điều 4. Chánh Văn phòng UBN D tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ngành liên quan, Chủ tịch UBN D các huyện, thị, thành phố chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./. TM.ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KT.CHỦ TNCH PHÓ CHỦ TNCH Lê Minh Tùng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2