YOMEDIA
ADSENSE
Quyết định số: 516/QĐ-CĐSP
61
lượt xem 3
download
lượt xem 3
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Quyết định số: 516/QĐ-CĐSP về việc ban hành Chuẩn đầu ra các ngành đào tạo trình độ cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp của Trường CĐSP Thừa Thiên Huế; căn cứ Quyết định số 164/QĐ-TTg ngày 21 tháng 3 năm 1978 của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận chính thức Trường Cao đẳng Sư phạm Huế (nay là Trường Cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế);...
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Quyết định số: 516/QĐ-CĐSP
- UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 516/QĐ-CĐSP Thừa Thiên Huế, ngày 01 tháng 12 năm 2015 QUYẾT ĐỊNH Về việc ban hành Chuẩn đầu ra các ngành đào tạo trình độ cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp của Trường CĐSP Thừa Thiên Huế HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM THỪA THIÊN HUẾ Căn cứ Quyết định số 164/QĐ-TTg ngày 21 tháng 3 năm 1978 của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận chính thức Trường Cao đẳng Sư phạm Huế (nay là Trường Cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế); Căn cứ Thông tư số 01/2015/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 01 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường cao đẳng; Căn cứ Quyết định số 946/QĐ-UBND ngày 09 tháng 5 năm 2014 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường Cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế; Xét đề nghị của Trưởng phòng Đào tạo – Quản lý khoa học, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành Chuẩn đầu ra các ngành đào tạo trình độ cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp của Trường Cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế (có danh sách kèm theo). Điều 2. Chuẩn đầu ra các ngành đào tạo được áp dụng đối với khóa tuyển sinh năm học 2015-2016. Điều 3. Các ông/bà Trưởng phòng Đào tạo - QLKH, trưởng các khoa và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này. Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG - HT và các PHT; - Như Điều 2; - Lưu: VT, ĐT-QLKH. (đã ký) Hồ Văn Thành
- DANH SÁCH CHUẨN ĐẦU RA CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG VÀ TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP (Kèm theo Quyết định số 516/QĐ-CĐSP ngày 01 tháng 12 năm 2015 của Hiệu trưởng Trường CĐSP Thừa Thiên Huế) Trình độ Cao đẳng 1. Giáo dục Mầm non 2. Giáo dục Tiểu học 3. Sư phạm Vật lý 4. Sư phạm Sinh học 5. Sư phạm Địa lý 6. Sư phạm Tiếng Anh 7. Tiếng Anh (Du lịch - Thương mại) 8. Tiếng Nhật 9. Kế toán 10. Quản trị kinh doanh 11. Tài chính - Ngân hàng 12. Việt Nam học (Văn hóa - Du lịch) 13. Quản lý đất đai 14. Công tác xã hội 15. Khoa học Thư viện 16. Quản trị văn phòng 17. Thư ký văn phòng 18. Tin học ứng dụng 19. Quản lý văn hóa Trình độ Trung cấp chuyên nghiệp 20. Sư phạm mầm non 21. Kế toán doanh nghiệp Danh sách này có 21 ngành. 2
- 1. CHUẨN ĐẦU RA CAO ĐẲNG GIÁO DỤC MẦM NON (Kèm theo Quyết định số 516/QĐ-CĐSP ngày 01 tháng 12 năm 2015 của Hiệu trưởng Trường CĐSP Thừa Thiên Huế) 1. Tên ngành đào tạo: GIÁO DỤC MẦM NON 2. Trình độ đào tạo: Cao đẳng 3. Yêu cầu về kiến thức 3.1. Kiến thức chung - Khẳng định tư tưởng chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam và áp dụng các kiến thức cơ bản về pháp luật hiện hành; - Tin học: đạt trình độ A quốc gia; - Ngoại ngữ: đạt trình độ tiếng Anh bậc 3 theo Khung Năng lực ngoại ngữ dành cho Việt Nam. 3.2. Kiến thức ngành - Vận dụng tổng hợp các kiến thức cơ bản về đặc điểm tâm lý, sinh lý trẻ lứa tuổi mầm non; giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật; âm nhạc; tạo hình, môi trường xung quanh… cho công tác giáo dục trẻ mầm non. - Vận dụng tổng hợp các kiến thức cơ bản về an toàn, phòng tránh và xử lý ban đầu các tai nạn thường gặp ở trẻ; về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường; về dinh dưỡng, an toàn thực phẩm; về một số bệnh thường gặp ở trẻ, cách phòng bệnh và xử lý ban đầu.,… phục vụ cho công tác chăm sóc sức khoẻ trẻ lứa tuổi mầm non. - Áp dụng các kiến thức về phương pháp giáo dục trẻ mầm non trong các hoạt động phát triển thể chất, vui chơi, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội, thẩm mỹ cho trẻ. 4. Yêu cầu về kỹ năng 4.1. Kỹ năng cứng - Lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ; kế hoạch phối hợp với cha mẹ của trẻ để thực hiện mục tiêu chăm sóc, giáo dục trẻ. - Tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ; Tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ. - Thực hiện quản lý lớp học. 4.2. Kỹ năng mềm - Giao tiếp, ứng xử với trẻ, đồng nghiệp, phụ huynh và cộng đồng. - Làm việc độc lập và hoạt động hợp tác tốt; - Thích ứng với hoàn cảnh và sự đổi mới của nhà trường; - Khai thác các phần mềm dạy học phù hợp. 5. Yêu cầu về thái độ - Chấp hành chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước; 3
- - Tuân thủ đạo đức về nghề nghiệp, tính kỷ luật cao; - Quan hệ xã hội tốt, rộng rãi, dễ hòa nhập với đồng nghiệp, cha mẹ trẻ và trẻ em; - Sống quan tâm đến mọi người và tập thể - Thực hành tiết kiệm, yêu nghề, yêu trẻ. 6. Vị trí việc làm của người học sau khi tốt nghiệp - Giảng dạy trong cơ sở giáo dục mầm non công lập, tư thục, nhóm trẻ gia đình. - Làm chuyên viên ở các Phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT. - Làm việc tại các trung tâm bảo trợ, nuôi dạy trẻ em nghèo, trẻ mồ côi, trẻ em đường phố... - Làm việc các trung tâm tư vấn về chăm sóc – giáo dục trẻ em. - Làm bảo mẫu tại các gia đình. 7. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường - Liên thông lên đại học; - Sinh viên có thể tự học tập, nghiên cứu để nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và khả năng quản lý. 8. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà nhà trường đã tham khảo - Chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non (Ban hành kèm theo Quyết định số 02/2008/QĐ-BGDĐT ngày 22 tháng 01 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT). 4
- 2. CHUẨN ĐẦU RA CAO ĐẲNG GIÁO DỤC TIỂU HỌC (Kèm theo Quyết định số 516/QĐ-CĐSP ngày 01 tháng 12 năm 2015 của Hiệu trưởng Trường CĐSP Thừa Thiên Huế) 1. Tên ngành đào tạo: GIÁO DỤC TIỂU HỌC 2. Trình độ đào tạo: Cao đẳng 3. Yêu cầu về kiến thức 3.1. Kiến thức chung - Khẳng định tư tưởng chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam và áp dụng các kiến thức cơ bản về pháp luật hiện hành; - Tin học: đạt trình độ A quốc gia; - Ngoại ngữ: đạt trình độ tiếng Anh bậc 3 theo Khung Năng lực ngoại ngữ dành cho Việt Nam. 3.2. Kiến thức ngành - Vận dụng tổng hợp các kiến thức văn học, tiếng Việt, xác suất thống kê, các tập hợp số, cơ sở tự nhiên xã hội, vẽ tranh, vẽ theo mẫu, vẽ trang trí, PPDH tiếng Việt ở tiểu học, PPDH Toán ở tiểu học, PPDH Mĩ thuật, Âm nhạc ở tiểu học, công tác Đội và Sao nhi đồng,… phục vụ cho công tác dạy học ở tiểu học. - Áp dụng các kiến thức về tâm lý, sinh lý trẻ lứa tuổi tiểu học, PP giáo dục trẻ lứa tuổi tiểu học, thực hành chức năng hoạt động dạy học bộ môn vào hoạt động dạy học, giáo dục học sinh tiểu học. 4. Yêu cầu về kỹ năng 4.1. Kỹ năng cứng - Thực hiện biên soạn bài giảng: lựa chọn nội dung, kết hợp các phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá, sử dụng tốt các phương tiện, đồ dùng dạy học tổ chức hợp lý các hoạt động trên lớp. - Xây dựng và thực hiện kế hoạch chủ nhiệm, tổ chức các hoạt động Đội và phụ trách Đội, các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, xây dựng các biện pháp giáo dục học sinh, phối hợp làm tốt công tác tự quản và quản lý học sinh tại trường và tại gia đình, địa phương. - Ứng xử phù hợp khi gặp các tình huống sư phạm. 4.2. Kỹ năng mềm - Có khả năng giao tiếp, hoạt động độc lập và hoạt động hợp tác tốt; - Thích ứng với hoàn cảnh và sự đổi mới của nhà trường; - Năng động, sáng tạo; - Khai thác các phần mềm dạy học phù hợp. 5. Yêu cầu về thái độ - Chấp hành chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước; 5
- - Tuân thủ đạo đức về nghề nghiệp, tính kỷ luật cao; - Quan hệ xã hội tốt, rộng rãi, dễ hòa nhập với đồng nghiệp và học sinh; - Sống quan tâm đến mọi người và tập thể - Thực hành tiết kiệm, yêu nghề, yêu trẻ. 6. Vị trí việc làm của người học sau khi tốt nghiệp - Trường tiểu học công lập, tư thục, các trung tâm giáo dục thường xuyên; - Các trung tâm tư vấn về giáo dục trẻ em; - Các trung tâm bảo trợ, nuôi dạy trẻ em nghèo, trẻ mồ côi, trẻ em đường phố; - Chuyên viên ở Phòng GD&ĐT hoặc Sở GD&ĐT. 7. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường - Tự học tập, nghiên cứu để nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và khả năng quản lý; - Tiếp tục học tập nâng cao trình độ lên đại học, sau đại học; 8. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà nhà trường tham khảo Chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 6
- 3. CHUẨN ĐẦU RA CAO ĐẲNG SƯ PHẠM VẬT LÝ (Kèm theo Quyết định số 516/QĐ-CĐSP ngày 01 tháng 12 năm 2015 của Hiệu trưởng Trường CĐSP Thừa Thiên Huế) 1. Tên ngành đào tạo: SƯ PHẠM VẬT LÝ 2. Trình độ đào tạo: Cao đẳng 3. Yêu cầu về kiến thức 3.1. Kiến thức chung - Khẳng định tư tưởng chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam và áp dụng các kiến thức cơ bản về pháp luật hiện hành; - Tin học: đạt trình độ A quốc gia; - Ngoại ngữ: đạt trình độ tiếng Anh bậc 3 theo Khung Năng lực ngoại ngữ dành cho Việt Nam. 3.2. Kiến thức ngành - Vận dụng tổng hợp các kiến thức cơ học, điện học, nhiệt học, quang học, vật lí hạt nhân, lý luận, PPDH Vật lí,… phục vụ cho công tác giảng dạy chương trình Vật lý ở trường THCS. - Áp dụng các kiến thức về tâm lý học, giáo dục học, phương pháp sư phạm, thực hành chức năng hoạt động dạy học bộ môn vào hoạt động dạy học, giáo dục học sinh THCS. - Áp dụng kiến thức cơ bản về thiết bị thí nghiệm và sử dụng đồ dùng dạy học, cách sử dụng các thí nghiệm và phương tiện trực quan vào dạy học vật lí, đánh giá, ra đề thi và tổ chức các buổi thực hành, sinh hoạt ngoại khóa. 4. Yêu cầu về kỹ năng 4.1. Kỹ năng cứng - Thực hiện biên soạn bài giảng: lựa chọn nội dung, kết hợp các phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá, sử dụng tốt các phương tiện, đồ dùng dạy học tổ chức hợp lý các hoạt động trên lớp. - Xây dựng và thực hiện kế hoạch chủ nhiệm, tổ chức các hoạt động Đội và phụ trách Đội, các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, xây dựng các biện pháp giáo dục học sinh, phối hợp làm tốt công tác tự quản và quản lý học sinh tại trường và tại gia đình, địa phương. - Ứng xử phù hợp khi gặp các tình huống sư phạm. 4.2. Kỹ năng mềm - Có khả năng giao tiếp, hoạt động độc lập và hoạt động hợp tác tốt; - Thích ứng với hoàn cảnh và sự đổi mới của nhà trường; - Năng động, sáng tạo trong tổ chức các hoạt động giáo dục; - Khai thác các phần mềm dạy học phù hợp. 5. Yêu cầu về thái độ 7
- - Chấp hành chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước; - Tuân thủ đạo đức về nghề nghiệp, tính kỷ luật cao; - Quan hệ xã hội tốt, rộng rãi, dễ hòa nhập với đồng nghiệp và học sinh; - Sống quan tâm đến mọi người và tập thể - Thực hành tiết kiệm, yêu nghề, yêu trẻ. 6. Vị trí việc làm của người học sau khi tốt nghiệp - Tham gia giảng dạy môn Vật lý các trường THCS, Trung tâm giáo dục thường xuyên hoặc các cơ sở giáo dục; - Chuyên viên ở Phòng GD&ĐT hoặc Sở GD&ĐT. 7. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường - Tự học tập, nghiên cứu để nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và khả năng quản lý; - Tiếp tục học tập nâng cao trình độ lên đại học, sau đại học; 8. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà nhà trường tham khảo Chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 8
- 4. CHUẨN ĐẦU RA CAO ĐẲNG SƯ PHẠM SINH HỌC (Kèm theo Quyết định số 516/QĐ-CĐSP ngày 01 tháng 12 năm 2015 của Hiệu trưởng Trường CĐSP Thừa Thiên Huế) 1. Tên ngành đào tạo: SƯ PHẠM SINH HỌC 2. Trình độ đào tạo: Cao đẳng 3. Yêu cầu về kiến thức 3.1. Kiến thức chung - Khẳng định tư tưởng chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam và áp dụng các kiến thức cơ bản về pháp luật hiện hành; - Tin học: đạt trình độ A quốc gia; - Ngoại ngữ: đạt trình độ tiếng Anh bậc 3 theo Khung Năng lực ngoại ngữ dành cho Việt Nam. 3.2. Kiến thức ngành - Vận dụng tổng hợp các kiến thức về sinh thái học, động vật học, giải phẫu sinh lý người, di truyền, tế bào học, phương pháp dạy học Sinh học vào dạy học môn Sinh học ở trường THCS. - Áp dụng các kiến thức về tâm lý học, giáo dục học, phương pháp sư phạm, thực hành chức năng hoạt động dạy học bộ môn vào hoạt động dạy học, giáo dục học sinh THCS. 4. Yêu cầu về kỹ năng 4.1. Kỹ năng cứng - Thực hiện biên soạn bài giảng: lựa chọn nội dung, kết hợp các phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá, sử dụng tốt các phương tiện, đồ dùng dạy học tổ chức hợp lý các hoạt động trên lớp. - Xây dựng và thực hiện kế hoạch chủ nhiệm, tổ chức các hoạt động Đội và phụ trách Đội, các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, xây dựng các biện pháp giáo dục học sinh, phối hợp làm tốt công tác tự quản và quản lý học sinh tại trường và tại gia đình, địa phương. - Ứng xử phù hợp khi gặp các tình huống sư phạm. 4.2. Kỹ năng mềm - Có khả năng giao tiếp, hoạt động độc lập và hoạt động hợp tác tốt; - Thích ứng với hoàn cảnh và sự đổi mới của nhà trường; - Năng động, sáng tạo; - Khai thác các phần mềm dạy học phù hợp. 5. Yêu cầu về thái độ - Chấp hành chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước; - Tuân thủ đạo đức về nghề nghiệp, tính kỷ luật cao; - Quan hệ xã hội tốt, rộng rãi, dễ hòa nhập với đồng nghiệp và học sinh; 9
- - Sống quan tâm đến mọi người và tập thể - Thực hành tiết kiệm, yêu nghề, yêu trẻ. 6. Vị trí việc làm của người học sau khi tốt nghiệp - Tham gia giảng dạy môn Sinh học các trường THCS, trung tâm giáo dục thường xuyên hoặc các cơ sở giáo dục tương đương khác; - Chuyên viên ở Phòng GD&ĐT hoặc Sở GD&ĐT; - Kỹ thuật viên tại các phòng thí nghiệm sinh học thuộc các trung tâm nghiên cứu hoặc các cơ sở đào tạo. 7. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường - Tự học tập, nghiên cứu để nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và khả năng quản lý; - Tiếp tục học tập nâng cao trình độ lên đại học, sau đại học. 8. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà nhà trường tham khảo Chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 10
- 5. CHUẨN ĐẦU RA CAO ĐẲNG SƯ PHẠM ĐỊA LÝ (Kèm theo Quyết định số 516/QĐ-CĐSP ngày 01 tháng 12 năm 2015 của Hiệu trưởng Trường CĐSP Thừa Thiên Huế) 1. Tên ngành đào tạo: SƯ PHẠM ĐỊA LÝ 2. Trình độ đào tạo: Cao đẳng 3. Yêu cầu về kiến thức 3.1. Kiến thức chung - Khẳng định tư tưởng chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam và áp dụng các kiến thức cơ bản về pháp luật hiện hành; - Tin học: đạt trình độ A quốc gia; - Ngoại ngữ: đạt trình độ tiếng Anh bậc 3 theo Khung Năng lực ngoại ngữ dành cho Việt Nam. 3.2. Kiến thức ngành - Vận dụng tổng hợp các kiến thức về địa lý tự nhiên, địa lý kinh tế - xã hội, địa lý các châu, địa lý Việt Nam, phương pháp dạy học Địa lý phục vụ cho công tác giảng dạy chương trình Địa lý ở trường THCS. - Áp dụng các kiến thức về tâm lý học, giáo dục học, phương pháp sư phạm, thực hành chức năng hoạt động dạy học bộ môn vào hoạt động dạy học, giáo dục học sinh THCS. 4. Yêu cầu về kỹ năng 4.1. Kỹ năng cứng - Thực hiện biên soạn bài giảng: lựa chọn nội dung, kết hợp các phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá, sử dụng tốt các phương tiện, đồ dùng dạy học tổ chức hợp lý các hoạt động trên lớp. - Xây dựng và thực hiện kế hoạch chủ nhiệm, tổ chức các hoạt động Đội và phụ trách Đội, các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, xây dựng các biện pháp giáo dục học sinh, phối hợp làm tốt công tác tự quản và quản lý học sinh tại trường và tại gia đình, địa phương. - Ứng xử phù hợp khi gặp các tình huống sư phạm. 4.2. Kỹ năng mềm - Có khả năng giao tiếp, hoạt động độc lập và hoạt động hợp tác tốt; - Thích ứng với hoàn cảnh và sự đổi mới của nhà trường; - Năng động, sáng tạo; - Khai thác các phần mềm dạy học phù hợp. 5. Yêu cầu về thái độ - Chấp hành chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước; - Tuân thủ đạo đức về nghề nghiệp, tính kỷ luật cao; - Quan hệ xã hội tốt, rộng rãi, dễ hòa nhập với đồng nghiệp và học sinh; 11
- - Sống quan tâm đến mọi người và tập thể; - Thực hành tiết kiệm, yêu nghề, yêu trẻ. 6. Vị trí việc làm của người học sau khi tốt nghiệp - Tham gia giảng dạy môn Địa lý ở các trường THCS, Trung tâm giáo dục thường xuyên hoặc các cơ sở giáo dục; - Chuyên viên ở Phòng GD&ĐT hoặc Sở GD&ĐT; - Kỹ thuật viên tại các phòng thí nghiệm sinh học thuộc các trung tâm nghiên cứu hoặc các cơ sở đào tạo. 7. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường - Tự học tập, nghiên cứu để nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và khả năng quản lý; - Tiếp tục học tập nâng cao trình độ lên đại học, sau đại học. 8. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà nhà trường tham khảo Chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 12
- 6. CHUẨN ĐẦU RA CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TIẾNG ANH (Kèm theo Quyết định số 516/QĐ-CĐSP ngày 01 tháng 12 năm 2015 của Hiệu trưởng Trường CĐSP Thừa Thiên Huế) 1. Tên ngành đào tạo: SƯ PHẠM TIẾNG ANH 2. Trình độ đào tạo: Cao đẳng 3. Yêu cầu về kiến thức 3.1 Kiến thức chung - Khẳng định tư tưởng chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam và áp dụng các kiến thức cơ bản về pháp luật hiện hành; - Tin học: đạt trình độ A quốc gia; - Ngoại ngữ: đạt trình độ tiếng Anh bậc 4, trình độ tiếng Pháp bậc 2 theo Khung Năng lực ngoại ngữ dành cho Việt Nam. 3.2 Kiến thức ngành - Sử dụng kiến thức tiếng Anh ở trình độ trung cấp (intermediate) về các bình diện ngôn ngữ (từ vựng, ngữ âm, ngữ pháp) và kỹ năng ngôn ngữ (nghe, nói, đọc, viết),… phục vụ cho công tác giảng dạy chương trình Tiếng Anh ở trường THCS; - Nhận biết về các nền văn hóa văn minh các nước nói tiếng Anh; - Áp dụng các kiến thức về tâm lý học, giáo dục học, phương pháp sư phạm, thực hành chức năng hoạt động dạy học bộ môn vào hoạt động dạy học, giáo dục học sinh THCS. 4. Yêu cầu về kỹ năng 4.1. Kỹ năng cứng - Thực hiện biên soạn bài giảng: lựa chọn nội dung, kết hợp các phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá, sử dụng tốt các phương tiện, đồ dùng dạy học tổ chức hợp lý các hoạt động trên lớp. - Xây dựng và thực hiện kế hoạch chủ nhiệm, tổ chức các hoạt động Đội và phụ trách Đội, các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, xây dựng các biện pháp giáo dục học sinh, phối hợp làm tốt công tác tự quản và quản lý học sinh tại trường và tại gia đình, địa phương. - Ứng xử phù hợp khi gặp các tình huống sư phạm. 4.2. Kỹ năng mềm - Có khả năng giao tiếp, hoạt động độc lập và hoạt động hợp tác tốt; - Thích ứng với hoàn cảnh và sự đổi mới của nhà trường; - Năng động, sáng tạo; - Khai thác các phần mềm dạy học phù hợp. 5. Yêu cầu về thái độ - Chấp hành chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước; - Tuân thủ đạo đức về nghề nghiệp, tính kỷ luật cao; 13
- - Quan hệ xã hội tốt, rộng rãi, dễ hòa nhập với đồng nghiệp và học sinh; - Sống quan tâm đến mọi người và tập thể; - Thực hành tiết kiệm, yêu nghề, yêu trẻ. 6. Vị trí việc làm của người học sau khi tốt nghiệp - Tham gia giảng dạy môn tiếng Anh các trường THCS, Trung tâm giáo dục thường xuyên hoặc các cơ sở giáo dục; - Làm ở những vị trí công việc đòi hỏi khả năng sử dụng tiếng Anh như lễ tân, nhân viên nhà hàng, khách sạn, thư ký văn phòng… 7. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường - Tự học tập, nghiên cứu để nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và khả năng quản lý; - Tiếp tục học tập nâng cao trình độ lên đại học, sau đại học ngành Tiếng Anh, Sư phạm Tiếng Anh, học bằng hai trình độ cao đẳng ngành Tiếng Nhật, Tiếng Pháp hoặc một ngôn ngữ khác. 8. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà nhà trường tham khảo Chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 14
- 7. CHUẨN ĐẦU RA CAO ĐẲNG TIẾNG ANH (Kèm theo Quyết định số 516/QĐ-CĐSP ngày 01 tháng 12 năm 2015 của Hiệu trưởng Trường CĐSP Thừa Thiên Huế) 1. Tên ngành đào tạo: TIẾNG ANH (DU LỊCH - THƯƠNG MẠI) 2. Trình độ đào tạo: Cao đẳng 3. Yêu cầu về kiến thức 3.1. Kiến thức chung - Khẳng định tư tưởng chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam và áp dụng các kiến thức cơ bản về pháp luật hiện hành; - Tin học: đạt trình độ A quốc gia; - Ngoại ngữ: đạt trình độ tiếng Anh bậc 4, trình độ tiếng Pháp bậc 2 theo Khung Năng lực ngoại ngữ dành cho Việt Nam. 3.2. Kiến thức ngành - Vận dụng kiến thức tiếng Anh ở trình độ trung cấp (intermediate) về các bình diện ngôn ngữ (từ vựng, ngữ âm, ngữ pháp), kỹ năng ngôn ngữ (nghe, nói, đọc, viết), kỹ thuật biên dịch Anh-Việt, Việt-Anh,… trong các tình huống giao tiếp về nhà hàng, khách sạn, lữ hành và các tình huống kinh doanh thương mại. - Phát triển khả năng về tiếng Anh chuyên ngành du lịch (nhà hàng, khách sạn, lữ hành) và chuyên ngành thương mại (đàm phán, soạn thảo và trả lời thư tín thương mại, thuyết trình); 4. Yêu cầu về kỹ năng 4.1 Kỹ năng cứng - Giao tiếp bằng tiếng Anh trong các tình huống giao tiếp xã hội và đời sống hàng ngày; - Giao tiếp bằng tiếng Anh trong các tình huống giao tiếp về nhà hàng, khách sạn, lữ hành, các tình huống kinh doanh thương mại và soạn thảo văn bản. 4.2 Kỹ năng mềm - Làm việc độc lập, giao tiếp ứng xử có văn hóa, làm việc theo nhóm; - Thu thập, xử lý và trình bày lại thông tin, kỹ năng thuyết trình và tổ chức các hoạt động cộng đồng; - Sử dụng các phương tiện công nghệ thông tin trong công việc. 5. Yêu cầu về thái độ - Chấp hành chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước; - Tuân thủ đạo đức về nghề nghiệp, tính kỷ luật cao; - Hợp tác tốt, hòa đồng với đồng nghiệp; - Phục vụ khách hàng niềm nở, nhiệt tình; 15
- - Sẵn sàng làm việc trong môi trường cạnh tranh, áp lực cao. 6. Khả năng, vị trí làm việc sau khi ra trường - Hướng dẫn viên du lịch, nhân viên lễ tân, nhà hàng, lữ hành tại các cơ quan quản lý du lịch, khách sạn, nhà hàng, công ty du lịch, văn phòng tour; nhân viên bán hàng, biên dịch viên tại các siêu thị, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp nhà nước và tư nhân; - Cán bộ, nhân viên các bộ phận đối ngoại, hợp tác quốc tế tại các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị, xã hội; nhân viên các phòng marketing, quan hệ công chúng (PR) tại các doanh nghiệp du lịch, các cơ sở sản xuất, kinh doanh và các công ty tổ chức sự kiện - hội nghị; 7. Nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp - Liên thông lên đại học trình độ đại học ngành tiếng Anh, học bằng hai trình độ cao đẳng ngành Sư phạm Tiếng Anh, Tiếng Nhật, Tiếng Pháp hoặc một ngôn ngữ khác. - Tự học tập, nghiên cứu để nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và khả năng quản lý; 8. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà nhà trường tham khảo Chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 16
- 8. CHUẨN ĐẦU RA CAO ĐẲNG TIẾNG NHẬT (Kèm theo Quyết định số 516/QĐ-CĐSP ngày 01 tháng 12 năm 2015 của Hiệu trưởng Trường CĐSP Thừa Thiên Huế) 1. Tên ngành đào tạo: TIẾNG NHẬT 2. Trình độ đào tạo: Cao đẳng 3. Yêu cầu về kiến thức 3.1. Kiến thức chung - Khẳng định tư tưởng chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam và áp dụng các kiến thức cơ bản về pháp luật hiện hành; - Tin học: đạt trình độ A quốc gia; - Ngoại ngữ: đạt trình độ tiếng Nhật bậc N4, trình độ tiếng Anh bậc 3 theo Khung Năng lực ngoại ngữ dành cho Việt Nam. 3.2. Kiến thức ngành - Vận dụng kiến thức tiếng Nhật ở trình độ trung cấp (chuukyuu) về các bình diện ngôn ngữ (từ vựng, ngữ âm, ngữ pháp), kỹ năng ngôn ngữ (nghe, nói, đọc, viết), kỹ năng biên - phiên dịch Nhật - Việt, Việt - Nhật,… vào các tình huống giao tiếp trong xã hội như nhà hàng, khách sạn lữ hành, các tình huống giao tiếp của một nhân viên văn phòng. - Phát triển các kiến thức về văn hóa và văn minh, văn học và lịch sử Nhật Bản. 4. Yêu cầu về kỹ năng 4.1. Kỹ năng cứng - Giao tiếp bằng tiếng Nhật trong các tình huống giao tiếp xã hội và đời sống hàng ngày; - Giao tiếp bằng tiếng Nhật trong các tình huống giao tiếp về nhà hàng, khách sạn, lữ hành, các tình huống kinh doanh thương mại và soạn thảo văn bản. 4.2 Kỹ năng mềm - Làm việc độc lập, giao tiếp ứng xử có văn hóa, làm việc theo nhóm; - Thu thập, xử lý và trình bày lại thông tin, kỹ năng thuyết trình và tổ chức các hoạt động cộng đồng; - Sử dụng các phương tiện công nghệ thông tin trong công việc. 5. Yêu cầu về thái độ - Chấp hành chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước; - Tuân thủ đạo đức về nghề nghiệp, tính kỷ luật cao; - Hợp tác tốt, hòa đồng với đồng nghiệp; - Phục vụ khách hàng niềm nở, nhiệt tình; - Sẵn sàng làm việc trong môi trường cạnh tranh, áp lực cao. 6. Khả năng, vị trí làm việc sau khi ra trường 17
- - Hướng dẫn viên du lịch, nhân viên lễ tân, nhà hàng, lữ hành tại các cơ quan quản lý du lịch, khách sạn, nhà hàng, công ty du lịch, văn phòng tour; nhân viên bán hàng, biên dịch viên tại các siêu thị, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp nhà nước và tư nhân; - Cán bộ, nhân viên các bộ phận đối ngoại, hợp tác quốc tế tại các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị, xã hội; nhân viên các phòng marketing, quan hệ công chúng (PR) tại các doanh nghiệp du lịch, các cơ sở sản xuất, kinh doanh và các công ty tổ chức sự kiện-hội nghị; - Giảng dạy tiếng Nhật tại các trường trung học cơ sở và tiểu học, các trung tâm ngoại ngữ và các cơ sở giáo dục khác. 7. Nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp - Liên thông lên đại học trình độ đại học ngành tiếng Nhật, học bằng hai trình độ cao đẳng ngành Sư phạm Tiếng Anh, Tiếng Anh hoặc một ngôn ngữ khác. - Tự học tập, nghiên cứu để nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và khả năng quản lý; 8. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà nhà trường tham khảo Chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 18
- 9. CHUẨN ĐẦU RA CAO ĐẲNG KẾ TOÁN (Kèm theo Quyết định số 516/QĐ-CĐSP ngày 01 tháng 12 năm 2015 của Hiệu trưởng Trường CĐSP Thừa Thiên Huế) 1. Tên ngành đào tạo: KẾ TOÁN 2. Trình độ đào tạo: Cao đẳng 3. Yêu cầu về kiến thức 3.1. Kiến thức chung - Khẳng định tư tưởng chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam và áp dụng các kiến thức cơ bản về pháp luật hiện hành; - Tin học: đạt trình độ A quốc gia; - Ngoại ngữ: đạt trình độ tiếng Anh bậc 3 theo Khung Năng lực ngoại ngữ dành cho Việt Nam. 3.2. Kiến thức ngành - Vận dụng kiến thức chuyên ngành để tổ chức thực hiện công tác kế toán tại các doanh nghiệp sản xuất, thương mại, dịch vụ; - Phát triển khả năng phân tích và quản trị tài chính để ứng dụng vào các phần hành và công việc tài chính tại doanh nghiệp. 4. Yêu cầu về kỹ năng 4.1. Kỹ năng cứng - Thực hiện tổ chức bộ máy kế toán; - Sử dụng hệ thống chứng từ kế toán; - Sử dụng hệ thống tài khoản kế toán; - Lập báo cáo tài chính; - Kê khai, báo cáo quyết toán thuế. 4.2. Kỹ năng mềm - Làm việc độc lập, giao tiếp ứng xử có văn hóa, làm việc theo nhóm; - Sử dụng được phần mềm kế toán Misa và khai thác được các phần mềm kế toán khác (bắt đầu từ K38 phần mềm kế toán Misa được chuyển ra trung tâm LKĐT giảng dạy dưới hình thức cấp chứng chỉ), sinh viên sẽ không học nếu không bắt buộc trong kế hoạch đào tạo; - Sử dụng tiếng Anh chuyên ngành kế toán. 5. Yêu cầu về thái độ - Chấp hành chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước; - Tuân thủ đạo đức về nghề nghiệp, tính kỷ luật cao; - Hợp tác tốt, hòa đồng với đồng nghiệp; 19
- - Phục vụ khách hàng niềm nở, nhiệt tình; - Sẵn sàng làm việc trong môi trường cạnh tranh, áp lực cao. 6. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp - Kế toán viên phụ trách các phần hành kế toán tại các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp thương mại; - Kế toán tại các cơ quan hành chính sự nghiệp; - Kế toán tổng hợp tại các doanh nghiệp. 7. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường - Tự học tập, nghiên cứu để nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và khả năng quản lý; - Liên thông lên đại học và tham gia các khóa đào tạo kế toán trưởng; 8. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà nhà trường tham khảo Chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 20
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn