YOMEDIA
ADSENSE
Quyết định số 761/2003/QĐ-BYT
93
lượt xem 4
download
lượt xem 4
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Quyết định số 761/2003/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Chương trình khung giáo dục trung học chuyên nghiệp Ngành đào tạo kỹ thuật viên vật lý trị liệu/Phục hồi chức năng
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Quyết định số 761/2003/QĐ-BYT
- BỘ Y TẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ------- Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -------------- Số: 761/2003/QĐ-BYT Hà Nội, ngày 07 tháng 03 năm 2003 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP NGÀNH ĐÀO TẠO KỸ THUẬT VIÊN VẬT LÝ TRỊ LIỆU/PHỤC HỒI CHỨC NĂNG BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ Căn cứ Nghị định số 68/CP ngày 11/10/1993 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Y tế. Căn cứ Nghị định của Chính phủ số 43/2000/NĐ-CP ngày 30/8/2000 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục. Căn cứ Quyết định số 21/2001/BGD&ĐT ngày 6/6/2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành Chương trình khung giáo dục Trung học chuyên nghiệp. Căn cứ vào văn bản thoả thuận số 8899/THCN&DN ngày 7 tháng 10 năm 2002 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Theo đề nghị của Ông Vụ trưởng Vụ Khoa học đào tạo - Bộ Y tế. QUYẾT ĐỊNH Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình khung giáo dục chuyên nghiệp Ngành đào tạo kỹ thuật viên vật lý trị liệu/Phục hồi chức năng, thuộc nhóm ngành Sức khoẻ. Điều 2. Chương trình khung Ngành Đào tạo Kỹ thuật viên Vật lý trị liệu/Phục hồi chức năng được áp dụng trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp y tế từ năm học 2003. Điều 3. Vụ trưởng Vụ Khoa học đào tạo tiếp tục chỉ đạo và hướng dẫn các trường xây dựng chuơng trình chi tiết, biên soạn và phê duyệt các giáo trình, tài liệu giảng dạy, học tập. Điều 4. Các Ông (Bà) Chánh văn phòng, Cục trưởng, Vụ trưởng các Vụ của Bộ y tế, Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp y tế chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. KT. BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ THỨ TRƯỞNG Lê Ngọc Trọng GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT NGÀNH ĐÀO TẠO 1. Bậc học: Trung học chuyên nghiệp 2. Nhóm ngành đào tạo: Sức khoẻ 3. Ngành đào tạo: Kỹ thuật viên trung học Vật lý trị liệu/ Phục hồi chức năng. 4. Mã số đào tạo: 367240 5. Chức danh khi tốt nghiệp: Kỹ thuật viên trung học Vật lý trị liệu/ Phục hồi chức năng 6. Thời gian đào tạo: 2 năm 7. Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp phổ thông trung học 8. Cơ sở đào tạo:
- - Trường cao đẳng kỹ thuật y tế I - Bộ Y tế - Trường trung học kỹ thuật Y tế II - Bộ Y tế - Trườg đại học Y - Dược TP.Hồ Chí Minh - Các Trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp Y tế khác, khi được Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và đào tạo cho phép. 9. Cơ sở làm việc: Người có bằng Kỹ thuật viên Vật lý trị liệu/Phục hồi chức năng được tuyển dụng vào làm việc tại các cơ sở Y tế công lập: Các Viện, Bệnh viện trung ương, tỉnh/thành phố, huyện, các Trung tâm Phục hồi chức năng/ vật lý trị liệu và các cơ sở y tế ngoài công lập theo các quy chế tuyển dụng công chức và người lao động của Nhà nước. 10. Bậc học sau trung học: Người Kỹ thuật viên trung học Vật lý trị liệu/Phục hồi chức năng nếu có nguyện vọng và đủ tiêu chuẩn có thể được đào tạo thành Kỹ thuật viên vật lý trị liệu/Phục hồi chức năng ở bậc cao đẳng, đại học theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và đào tạo và Bộ Y tế. MÔ TẢ NHIỆM VỤ CỦA NGƯỜI KỸ THUẬT VIÊN VẬT LÝ TRỊ LIỆU/PHỤC HỒI CHỨC NĂNG 1. Thực hiện các kỹ thuật lượng giá: Thử cơ, đo tầm hoạt động khớp, đo chu vi chi và chiều dài chi, thử cảm giác, thử phản xạ, đo chu vi lồng ngực, đếm mạch, đếm nhịp thở, đo huyết áp, lượng giá dáng bộ, lượng giá dáng đi, lượng giá chức năng sinh hoạt hàng ngày. 2. Xác định nhu cầu điều trị 3. Lựa chọn các mục tiêu điều trị thích hợp cho từng dạng bệnh thông thường. 4. Lựa chọn các kỹ thuật viên điều trị thích hợp cho từng dạng bệnh thông thường 5. Lập kế hoạch điều trị về thời gian, địa điểm, người phối hợp vác phương tiện dụng cụ, trang thiết bị cần thiết. 6. Thực hiện kế hoạch điều trị, lượng giá định kỳ và điều chỉnh kế hoạch điều trị. 7. Lượng giá trước khi xuất viện. 8. Thực hiện các kỹ thuật vật lý trị liệu: Thụ động tập, chủ động trợ giúp, chủ động tập tự do, chủ động có lực kháng: bằng tay kỹ thuật viên, bằng dụng cụ, kỹ thuật tập đi với nạng, gậy, khung tập đi, kỹ thuật dịch chuyển xe lăn, kỹ thuật dịch chuyển trên giường: Lăn, lật..., kỹ thuật tập thăng bằng, kỹ thuật kéo dãn: bằng tay, bằng tư thế, đặt tư thế tốt: nằm ngửa, nằm nghiêng, nằm sấp, kỹ thuật giữ - nghỉ (Hold - Relx), kỹ thuật xoa bóp thông thường, kỹ thuật tập cho trẻ bại não thể nhẹ, các kỹ thuật vật lý trị liệu cho bệnh hô hấp. 9. Thực hiện cách vận hành và bảo quản máy móc và các trang thiết bị đơn giản: Đèn hồng ngoại, siêu âm điều trị, sóng ngắn, các dòng điện giảm đau, bồn nước xoáy, bồn tắm sáp, bàn kéo cột sống, đắp nóng, đắp lạnh và các loại dụng cụ thông thường khác... 10. Phát hiện các hỏng hóc của trang thiết bị để báo cáo và đề xuất biện pháp sửa chữa. 11. Thực hiện các chỉ định của bác sỹ có liên quan đến điều trị. 12. Hỗ trợ và phối hợp với các thành viên khác trong nhóm phục hồi. 13. Tham gia công tác quản lý Khoa/Phòng, thực hiện chế độ thường trực theo quy định của bệnh viện. 14. Sơ cứu và chăm sóc bệnh nhân tại khoa Vật lý trị liệu/Phục hồi chức năng. 15. Tham gia công tác đào tạo và bồi dưỡng về kỹ thuật vật lý trị liệu/Phục hồi chức năng, khi có yêu cầu. 16. Tham gia chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng và các hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân của đơn vị và địa phương.
- 17. Thường xuyên cập nhật kiến thức chuyên môn nghiệp vụ; rèn luyện sức khoẻ để đáp ứng nhu cầu công việc. 18. Thực hiện Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân và các quy định về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Y tế. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO TỔNG QUÁT Đào tạo người Kỹ thuật viên Vật lý trị liệu/Phục hồi chức năng có kiến thức và kỹ năng cơ bản trình độ trung cấp, để thực hiện một số kỹ thuật Vật lý trị liệu /Phục hồi chức năng tại cá khoa Vật lý trị liệu/Phục hồi chức năng ở các bệnh viện, Trung tâm y tế, viện điều dưỡng; có phẩm chất đạo đức tốt, tinh thần trách nhiệm, tác phong tỷ mỷ chính xác; có đủ sức khoẻ để làm việc; có ý thức và khả năng học tập vươn lên.
- PHÂN PHỐI QUỸ THỜI GIAN KHOÁ HỌC (Tính theo Tuần) Thực tập N ă m họ c H ọc k ỳ Học tập Thi Học kỳ/Tốt nghiệp Nghỉ Tết Lao động Dự trữ Tổng số Tốt nghiệp 19 2 0 3 1 1 26 I Năm thứ nhất 18 1 0 6 0 0 26 II 19 2 0 3 1 1 26 I Năm thứ hai 12 5 8 1 0 0 26 II Tổng cộng 68 10 8 13 2 2 104
- TỔNG QUAN CÁC MÔN HỌC Thời gian TT tên môn học TS LT TT Các môn học chung 465 340 125 1 Giáo dục quốc phòng 75 31 44 2 Chính trị 90 90 0 3 Thể dục thể thao 60 4 56 4 Ngoại ngữ 150 150 0 5 Tin học 60 35 25 6 Giáo dục pháp luật 30 30 0 Các môn học cơ sở 255 186 69 7 Giải phẫu- sinh lý 60 36 24 8 Vi sinh- ký sinh trùng 30 22 8 9 Điều dưỡng cơ bản-Cấp cứu ban đầu 45 21 24 10 Dược lý 30 30 0 11 Vệ sinh phòng bệnh 30 20 0 12 Kỹ năng giao tiếp & GDSK 30 17 13 13 Tổ chức và quản lý y tế 30 30 0 Các môn học chuyên môn 1755 235 1520 28 Giải phẫu chức năng hệ vận động và thần kinh 32 14 60 88 32 Lượng giá chức năng vận động 120 15 88 32 Vận động trị liệu 120 16 28 17 Xoa bóp trị liệu 45 17 28 17 45 Châm cứu 18 28 17 45 Các phương pháp vật lý trị liệu 19 100 35 135 Vật lý trị liệu Nội khoa 20 84 36 Vật lý trị liệu Ngoại khoa 120 21 28 17 PHCN dựa vào cộng đồng 45 22 140 Thực tập các kỹ thuật vật lý trị liệu cơ bản tại 23 140 Bệnh viện 200 0 24 200 Thực tập VLTL nội khoa tại BV 200 0 25 200 Thực tập VLTL ngoại khoa tại BV 160 0 26 160 Thực tập tại cộng đồng 320 0 27 320 Thực tập tốt nghiệp Tổng cộng 2475 761 1714 Cộng toàn khoá 2475 CẤU TRÚC THỜI GIAN KHOÁ HỌC * Tổng số tiết học toàn khoá: 2475
- - Số tiết học lý thuyết: 761 - Số tiết học thực hành: 1714 * Số tiết học các môn chung: 465 * Số tiết học các môn cơ sở: 255 * Số tiết học các môn chuyên khoa: 1755 * Tỷ lệ số tiết lý thuyết/thực hành = 1/2,25
- PHÂN BỐ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TOÀN KHOÁ QUY ĐỊNH MÔN THI HOẶC KIỂM TRA, SỐ TIẾT VÀ HỆ SỐ MÔN HỌC TƯƠNG ỨNG, THỰC TẬP VÀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NĂM THỨ NHẤT NĂM THỨ HAI PHÂN BỐ CÁC MÔN HỌC TRONG TOÀN KHOÁ HỌC KỲ I HỌC KỲ II HỌC KỲ I HỌC KỲ II TT Môn thi Môn K tra Môn thi Môn K tra Môn thi Môn K tra Môn thi Môn K tra Số Lý Thực TÊN MÔN HỌC Số Hệ Số Hệ Số Hệ Số Hệ Số Hệ Số Hệ Số Hệ Số Hệ tiết thuyết hành tiết số tiết số tiết số tiết số tiết số tiết số tiết số tiết số CÁC MÔN CHUNG 1 Chính trị 90 90 0 45 3 45 3 2 Giáo dục quốc phòng 75 31 44 75 2 3 Thể dục Thể thao 60 4 56 30 1 30 1 4 Ngoại ngữ 150 150 0 50 3 50 3 50 3 5 Tin học 60 35 25 60 3 6 Giáo dục pháp luật 30 30 30 2 CÁC MÔN CƠ SỞ 7 Giải phẫu - sinhlý 60 36 24 60 3 8 Vi sinh - ký sinh trùng 30 22 8 30 2 9 ĐD cơ bản - cấp cứu ban 45 21 24 45 2 đầ u 10 Dược lý 30 30 0 30 2 11 Vệ sinh phòng bệnh 30 30 0 30 2 12 Kỹ năng giao tiếp - GDSK 30 17 13 30 2 13 Tổ chức và quản lý y tế 30 30 0 30 2 CÁC MÔN CHUYÊN MÔN 14 Giải phẫu chức năng hệ 60 32 28 60 3 vận động và thần kinh 15 Lượng giá chức năng vận 120 32 88 120 4
- động 16 Vận động trị liệu 120 32 88 120 4 17 Xoa bóp trị liệu 45 17 28 45 2 18 Châm cứu 45 17 28 45 2 19 Các phương thức vật lý trị 45 17 28 45 2 liệu 20 Vật lý trị liệu Nội khoa 135 35 100 95 4 40 1 21 Vật lý trị liệu Ngoại khoa 120 36 84 75 3 45 2 22 Phục hồi chức năng dựa 45 17 28 45 2 vào cộng đồng THỰC TẬP 23 Thực tập các kỹ thuật vật lý 140 0 140 140 3 trị liệu cơ bản tại bệnh viện 24 Thực tập vật lý trị liệu 200 0 200 120 3 80 2 nộikhoa tại bệnh viện 25 Thực tập vật lý trị liệu ngoại 200 0 200 120 3 80 2 khoa tại bệnh viện 26 Thực tập cộng đồng 160 0 160 160 4 27 Thực tập tốt nghiệp 320 0 320 320 4 Tổng số tiết toàn khoá : 2475 tiết toàn khoá
- KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO THEO TỪNG HỌC KỲ HỌC KỲ I - NĂM THỨ NHẤT Quỹ thời gian: 19 tuần Môn học Giáo dục quốc phòng: 2 tuần = 75 tiết Học lý thuyết và thực hành tại trường: 17 tuần x 32 = 544 tiết Tổng cộng: 619 tiết học Xếp loại/hệ Số tiết số môn học TT Môn học Tổng LT TT Thi KTra 33 31 75 Giáo dục quốc phòng 1 2 0 45 45 Chính trị ( I ) 2 3 26 4 30 Thể dục thể thao (I) 1 3 0 50 50 Ngoại ngữ (I) 3 4 3 24 36 60 Giải phẫu- sinh lý 5 8 22 30 Vi sinh- Ký sinh trùng 2 6 24 21 45 ĐD cơ bản cấp cứu ban đầu 7 2 0 30 30 Vệ sinh phòng bệnh 8 2 28 30 30 Dược lý 9 3 88 32 120 Giải phẫu chức năng hệ vận động 10 4 Tổng cộng 575 333 242 HỌC KỲ II - NĂM THỨ NHẤT Quỹ thời gian: 18 Tuần Học lý thuyết và thực hành tại trường: 18T x 32 tiết = 576 tiết Xếp loại/hệ Số tiết TT Môn học số môn học Tổng LT TT Thi KTra 3 0 45 45 Chính trị (II) 1 30 0 30 Thể dục thể thao (II) 2 1 0 50 50 Ngoại ngữ (II) 3 3 13 17 30 Kỹ năng giao tiếp - GDSK 4 2 88 32 120 Vận động trị liệu 5 4 ` 52 23 75 Vật lý trị liệu Ngoại khoa (I) 6 3 60 35 95 Vật lý trị liệu Nội khoa (I) 7 4 28 17 45 Các phương thức vật lý trị liệu 8 2 28 17 45 Xoa bóp trị liệu 9 2 Cộng 535 236 299 HỌC KỲ I - NĂM THỨ HAI Quỹ thời gian: 19 Tuần Buổi sáng thực tập tại bệnh viện: 19Tuần x 20 tiết = 380 tiết
- Buổi chiều học tại trường: 19Tuần x 15 tiết = 285 tiết Tổng cộng: 665 tiết Xếp loại/hệ Số tiết số môn học TT Môn học Tổng LT TT Thi KTra 1 Ngoại ngữ 50 50 0 3 2 Vật lý trị liệu Ngoại khoa (II) 45 13 32 2 3 Vật lý trị liệu Nội khoa (II) 45 13 32 2 4 Châm cứu 45 17 28 2 5 Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng 45 17 28 2 6 Thực tập vật lý trị liệu Nội khoa tại Bệnh 120 0 120 3 viện (I) 7 Thực tập vật lý trị liệu Ngoại khoa tại 120 0 120 3 Bệnh viện (I) 8 Thực tập các kỹ thuật vật lý trị liệu cơ bản 140 0 140 3 tai Bệnh viện 9 Tổ chức và quảnlý y tế 30 30 0 Tổng cộng 635 127 508 HỌC KỲ II - NĂM THỨ HAI Quỹ thời gian: 13 tuần và 4 tuần thực tập tại cộng đồng, 8 tuần thực tập tốt nghiệp Buổi sáng thực tập tại Bệnh viện: 8Tuần x 20 tiết = 160 tiết Buổi chiều học tại trường: 8Tuần x 15 tiết = 120 tiết Thực tập tại cộng đồng: 4Tuần x 40 giờ = 160 giờ Thực tập tốt nghiệp: 8Tuần x 40 giờ = 320 giờ Tổng cộng: 760 tiết học Các môn học: Xếp loại/hệ số Số tiết môn học TT Môn học Tổng LT TT Thi KTra 1 Tin học 60 35 25 3 2 Pháp luật 30 30 0 2 3 Thực tập vật lý trị liệu Nội khoa tại Bệnh 80 0 80 2 viện (II) 4 Thực tập vật lý trị liệu Ngoại khoa tại 80 0 80 2 Bệnh viện (II) 5 Thực tập cộng đồng 160 0 160 6 Thực tập tốt nghiệp 320 0 320 4 Tổng cộng 730 65 665
- HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH Chương trình khung ngành đào tạo Kỹ thuật viên Vật lý trị liệu/Phục hồi chức năng là văn bản quy phạm pháp luật cụ thể hoá cơ cấu nội dung, số môn học, thời lượng của các môn học, tỷ lệ thời gian giữa lý thuyết và thực hành, thực tập của khoá học 2 năm, được cấu trúc thành một hệ thống hoàn chỉnh và phân bố hợp lý về thời gian theo quy định của Chương trình khung giáo dục trung học chuyên nghiệp nhằm đáp ứng mục tiêu và yêu cầu chất lượng đào tạo. Chương trình khung này chỉ áp dụng cho hình thức đào tạo chính quy theo niên chế, các hình thức đào tạo không chính quy được thực hiện theo chương trình khung riêng. Chương trình khung đào tạo Kỹ thuật viên Vật lý trị liệu/Phục hồi chức năng được áp dụng từ năm học 2003. Căn cứ vào Chương trình khung đã được quy định, Hiệu trưởng các trường được phép đào tạo đối tượng này tổ chức xây dựng và ban hành Chương trình chi tiết của trường mình sau khi đã được thẩm định theo Quy định của Điều 8 Nghị định của Chính phủ số 43/2000/NĐ-CP ngày 30/8/2000 về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục. Để thực hiện Chương trình khung đã ban hành, Hiệu trưởng các trường cần nghiên cứu kỹ những quy định của Chương trình khung để thực hiện trong trường mình. 1- Cấu trúc của chương trình khung: Nội dung các hoạt động trong khoá đào tạo Kỹ thuật viên Vật lý trị liệu/Phục hồi chức năng gồm: Các môn học chung; các môn học cơ sở; các môn học chuyên môn; thực tập và thực tập tốt nghiệp; thi- kiểm tra kết thúc môn học và thi tốt nghiệp; nghỉ hè, lễ, tết; lao động công ích và mỗi năm học dự trữ 1 Tuần. Phần này đã được quy định tại Bảng phân phối quỹ thời gian khoá học. Mỗi năm học được chia làm 2 Học kỳ. Thời gian của các hoạt động trong khoá học được tính theo Tuần. Thời gian giảng dạy lý thuyết và thực hành các môn học được tính theo tiết, mỗi tiết là 45 phút. Mỗi ngày có thể bố trí học 1 hoặc 2 buổi, mỗi buổi không quá 6 tiết. Mỗi Tuần không bố trí quá 32 tiết lý thuyết. Thời gian thực tập, thực tập tốt nghiệp và lao động sản xuất được tính theo giờ, mỗi ngày không bố trí quá 8 giờ. Phần này đã được quy định tại các bản Kế hoạch đào tạo của từng Học kỳ. Chương trình đào tạo Kỹ thuật viên Vật lý trị liệu/Phục hồi chức năng gồm 27 môn học. Mỗi môn học đã được xác định số tiết học (bao gồm số tiết lý thuyết và thực hành môn học), hệ số môn học, xếp loại môn học (môn thi hay môn kiểm tra) và xác định thời gian thực hiện môn học theo Học kỳ của từng năm. Phần này đã được quy định tại Bảng phân bố chương trình đào tạo toàn khoá. Hiệu trưởng các trường căn cứ vào chương trình khung để lập kế hoạch đào tạo toàn khoá và kế hoạch đào tạo hàng năm. 2- Đánh giá học sinh: Việc đánh gía kết quả học tập của học sinh trong đào tạo và khi kết thúc khoá học được thực hiện theo Quyết định số 29/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 14/5/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế kiểm tra, thi, xét lên lớp và công nhận tốt nghiệp Trung học chuyên nghiệp hệ chính quy. 3- Thực hiện môn học: Các môn học trong chương trình đào tạo Điều dưỡng cộng đồng gồm 2 hoặc 3 phần sau đây: + Giảng dạy lý thuyết + Thực tập tại các phòng thực hành của nhà trường + Thực tập tại các bệnh viện, tại cộng đồng 3.1- Giảng dạy lý thuyết: Thực hiện tại các lớp học của nhà trường. Để nâng cao chất lượng giảng dạy, các trường cần cung cấp đầy đủ giáo trình môn học cho học sinh, các phương tiện, đồ dùng dạy học cho Thày và Trò, các giáo viên giảng dạy môn học cần áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực, thực hiện lượng giá, đánh giá theo các quy định cho từng môn học. 3.2- Thực tập tại các phòng thực hành của nhà trường: Với các môn học có phần thực tập tại phòng thực hành của nhà trường, các trường tổ chức để học sinh được thực tập đúng khối lượng thời gian và nội dung đã quy định. Có thể phân chia lớp học thành các nhóm nhỏ để học sinh được trực tiếp thực hiện các nội dung thực hành. Để đảm bảo chất lượng thực tập của học sinh, các trường cần xây dựng và hoàn thiện các phòng thực hành. Trong trường hợp nhà trường chưa đủ các phòng thực hành theo các môn học, nhà trường
- có thể liên hệ với các cơ sở trong và ngoài ngành Y tế để tạo ra các cơ sở thực tập cho học sinh. Học sinh được đánh gía kết qủa thực tập bằng điểm hệ số 1 hoặc hệ số 2 và được tính vào điểm tổng kết môn học. 3.3- Thực tập tại bệnh viện - Thời gian: Học sinh thực tập các buổi sáng: 27 tuần (Học kỳ I năm thứ Hai = 18 Tuần, Học kỳ II năm thứ Hai = 8 tuần). - Địa điểm: + Các Khoa Nội, Ngoại; Khoa phục hồi chức năng, Vật lý trị liệu và một số khoa lâm sàng của Bệnh viện tỉnh hoặc Bệnh viện trung ương. + Các Bệnh viện/Trung tâm phục hồi chức năng, Vật lý trị liệu. - Tổ chức thực tập: Căn cứ vào khối lượng thời gian, nội dung thực tập đã phân bỏ theo từng học kỳ và tình hình thực tế của các cơ sở thực tập của Trường và địa phương, Hiệu trưởng nhà trường bố trí các lớp học sinh thành từng nhóm, quy định thời gian thực tập tại mỗi cơ sở thực hành để học sinh có thể luân phiên thực tập hoặc mỗi đợt thực tập Hiệu trưởng quy định chỉ tiêu thực hành cho học sinh cần phải thực hiện. * Nội dung chủ yếu: - Thực hiện các kỹ thuật về Vật lý trị liệu /Phục hồi chức năng - Tuyên truyền giáo dục sức khoẻ về lĩnh vực Vật lý trị liệu/phục hồi chức năng. - Phụ tá bác sỹ thực hiện các kỹ thuật vật lý trị liệu/Phục hồi chức năng. - Sử dụng, bảo quản các phương tiện, dụng cụ vật lý trị liệu/phục hồi chức năng - Ghi chép, sắp xếp hồ sơ, số sách tại Khoa/Phòng - Đánh giá: + Kiểm tra thường xuyên: Mỗi tuần thực tập tại bệnh viện học sinh được đánh giá bằng một điểm hệ số 1. + Đánh giá định kỳ: Kết thúc mỗi phần trong môn học được đánh giá bằng một điểm hệ số 2. + Kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kỳ là một bài kiểm tra thực hành. + Đánh giá kết thúc: Thực hiện theo quy định môn thi/môn kiểm tra và hệ số môn học đã ghi trong Chương trình khung. Điểm thi hoặc kiểm tra kết thúc môn học là điể của bài thi thực hành kết hợp với điểm hoàn thành chỉ tiêu thực hành và điểm kiểm tra sổ thực tập của học sinh. + Kiểm tra thường xuyên và định kỳ: Sử dụng bảng kiểm quy trình kỹ thuật, bộ công cụ trắc nghiệm để kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ và kết thúc môn học. 3.4- Thực tập tại cộng đồng: - Thời gian: 4 tuần của học kỳ II năm thứ hai Học sinh thực tập cả ngày tại cơ sở thực tập - Địa điểm: Trạm y tế xã - phường, Trung tâm y tế huyện - Nội dung: + Thực hiện chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng + Thực hiện các kỹ thuật phục hồi chức năng, vật lý trị liệu ở tuyến y tế cơ sở. - Đánh giá: + Kiểm tra định kỳ: Trong thời gian thực tập tại cộng đồng, mỗi tuần học sinh được kiểm tra định kỳ một lần. + Thi kết thúc môn học: Thực hiện vào tuần cuối của đợt thực tập tại cộng đồng. Nội dung kiểm tra định kỳ và thi kết thúc môn học là một bài thi thực hành,
- kết hợp với việc hoàn thành các chỉ tiêu thực hành mỗi đợt (do Hiệu trưởng quy định) và kiểm tra sổ thực tập của học sinh. 4- Thực tập tốt nghiệp: - Thời gian: 8 Tuần vào cuối học kỳ II của năm thứ Hai Học sinh thực tập cả ngày tại cơ sở thực tập - Địa điểm: + Bệnh viện, Trung tâm phục hồi chức năng - Vật lý trị liệu tuyến tỉnh, trung ương. + Bệnh viện thuộc Trung tâm y tế huyện. - Tổ chức thực tập: Hiệu trưởng nhà trường quyết định địa điểm, thời gian thực tập tại mỗi địa điểm, nội dung và chỉ tiêu thực hành của học sinh trong thời gian thực tập tốt nghiệp. - Nội dung chính: - Học sinh thực hiện chức năng, nhiệm vụ của người Kỹ thuật viên trung học Vật lý trị liệu/ Phục hồi chức năng dưới sự hướng dẫn của giáo viên nhà trường và giáo viên thỉnh giảng. + Tổ chức và triển khai các hoạt động Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng. + Bổ xung kiến thức, kỹ năng chuyên môn + Tiếp cận với thực tế công tác tổ chức và hoạt động tại các đơn vị có thể sẽ phục vụ sau khi tốt nghiệp. - Đánh giá: + Kiểm tra định kỳ: Kết thúc thời gian thực tập tại một bệnh viện hoặc một phần môn học, học sinh thực hiện một bài kiểm tra thực hành (Hệ số 2). + Thi kết thúc môn học: Cuối đợt thực tập tốt nghiệp mỗi học sinh thực hiện một bài thi thực hành. Nội dung kiểm tra định kỳ và thi kết thúc môn học do Hiệu trưởng quy định. 5- Thi tốt nghiệp: - Thời gian ôn thi và thi tốt nghiệp: 4 tuần - Thời gian thi: 1 tuần - Môn thi tốt nghiệp: + Lý thuyết tổng hợp: Thi viết, thời gian làm bài 150 - 180 phút Sử dụng câu hỏi thi truyền thống kết hợp với câu hỏi thi trắc nghiệm. Nội dung đề thi: Tổng hợp các môn chuyên môn. + Thực hành nghề nghiệp: Thí sinh thực hiện một (hay nhiều) quy trình kỹ thuật Vật lý trị liệu/Phục hồi chức năng. - Hội đồng thi tốt nghiệp: Thực hiện theo Quyết định số 29/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 14/5/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và đào tạo về việc ban hành Quy chế kiểm tra, thi, xét lên lớp và công nhận tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp hệ chính quy. Trên đây là một số hướng dẫn thực hiện chương trình đào tạo Kỹ thuật viên Vật lý trị liệu/ Phục hồi chức năng. Trong quá trình thực hiện khoá học, Hiệu trưởng các trường cần căn cứ vào các quy chế đào tạo trung học chuyên nghiệp của Bộ Giáo dục & Đào tạo và Bộ Y tế để vận dụng cho phù hợp, nhằm đảm bảo mục tiêu và chất lượng đào tạo. Những ý kiến góp ý và đề nghị của các trường xin gửi về Vụ Khoa học đào tạo - Bộ Y tế, Vụ Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề - Bộ Giáo dục & Đào tạo để nghiên cứu, hướng dẫn và giải quyết. VỤ KHOA HỌC ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn