intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Rau nào an toàn cho bữa ăn của bạn?

Chia sẻ: A A | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

55
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trước những thông tin rau củ quả nhiễm hóa chất làm cho người tiêu dùng phân vân lo lắng. Amthuc365.vn xin chia sẻ với độc giả một số loại rau an toàn cho người sử dụng cũng như hạn chế được lượng hóa chất. Khoai tây, khoai lang, khoai sọ, rau mồng tơi, rau dền, rau đay… là những loại rau củ khá an toàn cho người tiêu dùng. Rau, củ an toàn: Do người trồng Trước vấn đề về chất lượng rau, củ, ông Trần Quang Trung - Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP), Bộ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Rau nào an toàn cho bữa ăn của bạn?

  1. Rau nào an toàn cho bữa ăn của bạn?
  2. Trước những thông tin rau củ quả nhiễm hóa chất làm cho người tiêu dùng phân vân lo lắng. Amthuc365.vn xin chia sẻ với độc giả một số loại rau an toàn cho người sử dụng cũng như hạn chế được lượng hóa chất. Khoai tây, khoai lang, khoai sọ, rau mồng tơi, rau dền, rau đay… là những loại rau củ khá an toàn cho người tiêu dùng. Rau, củ an toàn: Do người trồng Trước vấn đề về chất lượng rau, củ, ông Trần Quang Trung - Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP), Bộ Y tế nói: “Rau củ phải dùng phân bón mới phát triển được. Tuy nhiên, mỗi loại rau, củ có quy định rõ ràng bón như thế nào và bón trước khi thu hoạch bao lâu. Nhưng thực tế vẫn có chuyện bà con nông dân phun rau cho bóng đẹp hôm trước, hôm sau đã mang ra chợ bán”.
  3. Bà Trần Thanh Bình, một người nội trợ ở Hà Nội chia sẻ: Tôi rất lo cho việc ăn uống hiện nay và hoang mang không biết ăn gì. “Trăm người mua, thua người bán” nên chỉ trông chờ vào lương tâm của người sản xuất và người bán thôi. Bà Tuyết, một nông dân tại thôn Tằng My, xã Nam Hồng, Đông Anh, Hà Nội cho biết: Có những luống rau cải, vừa phun trước đó vài hôm đã được dân mang ra chợ Hà Nội bán. Tuy nhiên, không phải nhà nào cũng vậy. Gia đình bà Tuyết khá ý thức trong việc giữ gìn sức khỏe cho chính gia đình mình và cho người dùng. Bà nói: “Vừa rồi, gia đình tôi trồng hơn 2 sào bí xanh, mỗi sào được hơn 2 ngàn cây. Nếu không có sâu thì không phải phun nhưng khi nhiều sâu thì phải phun nhiều. Phun thuốc hóa học thì để dài khoảng 10 ngày đến 15 ngày mới thu hoạch, nếu phun thuốc sinh học thì ngắn thời gian khoảng 3 – 5 ngày có thể thu hoạch”. Thực tế là nông dân phun thuốc trừ sâu, bón phân đạm trước vài hôm đã mang đi bán không phải là hiếm. Tuy nhiên, có một số rau củ quả ít bị "tấn công" bởi thuốc tăng trưởng, trừ sâu, vì lí do ít sâu bệnh, vỏ dày. Ăn loại rau củ nào an toàn?
  4. Theo ông Nguyễn Quốc An, một chuyên gia nông nghiệp lâu năm thì thuốc bảo vệ thực vật cơ bản có 5 loại. Thuốc tiếp xúc được phun trên bề mặt rau, khi đó, côn trùng tiếp xúc với thuốc sẽ bị tiêu diệt. Loại thứ 2 là độc vị, tức là sâu chỉ chết khi thuốc đi qua hệ tiêu hóa của nó. Thứ 3 là thuốc thấm sâu tức là khi phun lên lá rau, thuốc sẽ thấm sâu vào bên trong lá. Tiếp đến là thuốc xông hơi, ví dụ như để diệt mối, mọt trong kho người ta dùng thuốc này để diệt. Cuối cùng là thuốc nội hấp, cơ chế hoạt động của thuốc là ngấm vào tế bào lá rồi đi khắp cơ thể cây rau và tiêu diệt sâu. Với cây bắp cải, trong quá trình cuốn lá, sâu tơ
  5. đã xâm nhập vào trong bắp cải và được nhiều lá ngoài che chắn. Vì vậy, nếu dùng các loại khác thì không thể tiêu diệt được sâu mà phải dùng thuốc nội hấp. Khi thuốc được phun sẽ ngấm vào từng tế bào, đi khắp cây rau. Và đặc biệt nguy hiểm cho sức khỏe con người nếu nông dân mới phun được vài hôm, thậm chí hôm trước, hôm sau đã mang đi bán. Do đó lượng thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trong rau rất cao. Và với việc ngâm rau nếu rau đó được phun thuốc tiếp xúc thì thuốc có thể phai ra nước phần nào nhưng nếu là thuốc nội hấp thì có ngâm nhiều giờ cũng không thể hết. Trong thuốc bảo vệ thực vật có các loại thuốc trừ vi khuẩn, nấm, virus riêng cho từng loại. Với những loại rau, củ được cho là an toàn cho người sử dụng. Ông An cho rằng, khoai tây thường được nông dân phun thuốc trên cây. Do đó, dư lượng thuốc trong củ khoai nằm dưới mặt đất thường thấp hơn trên lá. Cũng trong loại củ có khoai sọ được cho an toàn. Bên cạnh đó, có khoai lang, hành tây… Bản thân các giống khoai, củ này thường ít bị phun thuốc bảo vệ thực vật hơn. Hơn nữa, những loại củ này thu hoạch về có thể để nhiều ngày nên dư lượng thuốc có thể giảm đi. Ngoài ra, quả bí xanh, bí đỏ, mướp, bầu tương đối đảm bảo. Vì bản thân các loại cây này vốn không nhiều sâu. Và nếu có bị phun thì lượng nhiễm vào ít hơn so với loại rau khác vì những loại quả này có quá trình hình thành dài ngày. Hơn nữa những loại quả này thường được cắt về và để được nên lượng thuốc nếu có phun cũng dần mất đi.
  6. Trong các loại rau ăn lá, ông An tư vấn, người tiêu dùng nên chọn những loại rau mà bản thân nó ít bị sâu, bệnh như rau đay, rau mùng tơi, rau dền, cần tây. Với loại rau gia vị có rau mùi, thìa là, hẹ là khá an toàn. Vậy liệu có biện pháp nào để giảm thiểu những tác hại của thuốc bảo vệ thực vật đối với người tiêu dùng, ông An cho rằng, chỉ có cách từ chính người trồng dùng đúng loại thuốc bảo vệ thực vật được Bộ NN&PTNT cho phép sử dụng, dùng đúng liều lượng, và thời gian cách ly khuyến cáo. Còn người tiêu dùng nên mua rau, củ đúng mùa vụ, lúc đó cây sinh trưởng tốt, ít sâu bệnh hơn, nên người nông dân ít phải dùng thuốc bảo vệ thực vật.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2