intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Rau ngót - món ăn, vị thuốc rẻ tiền, dễ kiếm

Chia sẻ: Kata_7 Kata_7 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

62
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cây Rau ngót hay còn gọi là Bồ ngót, Bù ngót, tên khoa học là Sauropus androgynus (L) Merr, họ Thầu dầu Euphorbiaceae. Cây Rau ngót hay còn gọi là Bồ ngót, Bù ngót, tên khoa học là Sauropus androgynus (L) Merr, họ Thầu dầu Euphorbiaceae. Cây nhỏ nhẵn, có thể cao tới 1,5 – 2m. Vỏ thân cây màu xanh lục sau màu nâu nhạt. Lá mọc so le, dài 4 – 6m, rộng 15 – 30mm, cuống ngắn, phiến lá hình bầu dục, mép nguyên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Rau ngót - món ăn, vị thuốc rẻ tiền, dễ kiếm

  1. Rau ngót - món ăn, vị thuốc rẻ tiền, dễ kiếm Cây Rau ngót hay còn gọi là Bồ ngót, Bù ngót, tên khoa học là Sauropus androgynus (L) Merr, họ Thầu dầu Euphorbiaceae. Cây Rau ngót hay còn gọi là Bồ ngót, Bù ngót, tên khoa học là Sauropus androgynus (L) Merr, họ Thầu dầu Euphorbiaceae.
  2. Cây nhỏ nhẵn, có thể cao tới 1,5 – 2m. Vỏ thân cây màu xanh lục sau màu nâu nhạt. Lá mọc so le, dài 4 – 6m, rộng 15 – 30mm, cuống ngắn, phiến lá hình bầu dục, mép nguyên. Hoa đực mọc ở kẽ lá thành xim đơn ở phía dưới, hoa cái ở trên. Quả nang hình cầu, hạt có vân nhỏ. Trong rau ngót có 5,3% protit, 3,4% gluxit, 2,4% tro trong đó chủ yếu là Canxi, Photpho, Vitamin C. Rau ngót có nhiều axit amin cần thiết. Ở nước ta, Rau ngót mọc hoang và được trồng khắp nơi để lấy lá nấu canh, lấy rễ, lá làm thuốc. Rau ngót ăn lành và mát, Rau ngót nấu suông hoặc nấu với thịt nạc là món ăn rất phổ biến nhất là vào thời tiết nắng nóng mùa hè. Theo Đông y, lá và rễ Rau ngót có tác dụng mát huyết, hoạt huyết, lợi tiểu, giải độc. Khi làm thuốc nên chọn những cây rau ngót từ hai năm tuổi trở lên. Hái lá tươi về dùng ngay. Trẻ bị tưa lưỡi: Lá Rau ngót 5 – 10g giã nát, lọc lấy nước sau đó lấy bông gòn thấ m vào nước rau ngót vừa lọc rồi bôi vào lưỡi. Chỉ cần làm 2 – 3 lần là lưỡi trẻ sạch, khỏi bị tưa. Trẻ bị dị ứng, đái dầm: Lá Rau ngót 40g rửa sạch, giã nát cho nước đun sôi để nguội vào quấy đều gạn lấy nước uống làm hai lần, mỗi lần cách nhau 10 phút.
  3. Trẻ bị đổ mồ hôi trộm, biếng ăn, táo bón: Rau ngót 30g, rau Bầu đất 30g. Hai loại trên rửa sạch, nấu với bầu dục lợn làm canh cho trẻ em ăn cơm. Khi trẻ bị sốt nóng thân nhiệt tăng, dân gian: thường dùng lá Rau ngót rửa sạch, giã nát, lọc lấy nước cho trẻ uống, bã đắp vào thóp sẽ có công hiệu. Rau ngót còn chữa ban sởi, ho, đái rắt, tiêu độc. Ngày dùng 20 – 40g lá tươi sắc uống. Rễ cây rau Rau ngót còn có tác dụng lợi tiểu thông huyết, kích thích tử cung co bóp: Rễ tươi 20 – 40g rửa sạch, giã nát, ép lấy nước uống trong ngày. Rau ngót kết hợp với một số loại khác chữa đau mắt đỏ hoặc mắt bị nhức: Lá rau ngót 50g, Rễ cỏ xước 30g, Lá dâu 30g, Lá tre 30g, Rau má 30g, Lá chanh 10g. Tất cả dùng tươi, sắc đặc, chắt lấy nước uống nhiều lần trong ngày. Rau ngót còn có tác dụng chữa sót rau (rau thai): Lá rau ngót 40g rửa sạch giã nát, thêm một ít nước đã đun sôi để nguội vào. Vắt lấy chừng 100ml nước, chia hai lần uống mỗi lần cách nhau 10 phút. Sau chừng 15 đến 20 phút rau sẽ ra. Với phụ nữ mới sinh con nên ăn canh Rau ngót vì Rau ngót có tác dụng thanh nhiệt lương huyết.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2