RỐI LOẠN ĐI TIỂU
lượt xem 5
download
Đái buốt: Là cảm giác đau ở niệu đạo, bàng quang, mỗi khi đi tiểu. Vì co buốt nên người bệnh không giám đái mạnh thành tia mà chỉ thành từng giọt rơi xuống đầu ngón chân. Ở trẻ em, mỗi khi đái phải kêu khóc nhăn nhó, và thường phải xoa quy đầu ở trong lòng hai bàn tay
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: RỐI LOẠN ĐI TIỂU
- RỐI LOẠN ĐI TIỂU I. ĐÁI BUỐT, ĐÁI RẮT. 1. Định nghĩa. 1.1. Đái buốt: Là cảm giác đau ở niệu đạo, bàng quang, mỗi khi đi tiểu. Vì co buốt nên người bệnh không giám đái mạnh thành tia mà chỉ thành từng giọt rơi xuống đầu ngón chân. Ở trẻ em, mỗi khi đái phải kêu khóc nhăn nhó, và thường phải xoa quy đầu ở trong lòng hai bàn tay. 1.2. Đái rắt: Là tình trạng đi đái nhiều lần trong một ngày. Mỗi lần số lượng nước tiểu rất ít, mỗi khi chỉ có vài giọt hoặc không có giọt nào. Người bệnh mới đi đái xong lại muốn đi nữa. Mỗi lần đi tiểu có cảm giác khó đi. Cần phải phân biệt với đi đái nhiều lần như trong bệnh đái tháo đừong, đái tháo nhạt cũng đi đái nhiều lần nhưng số lượng nước tiểu mỗi lần nhiều, người bệnh dễ đái.
- 2. Nguyên nhân. Để hiểu rõ nguyên nhân của đái buốt, đái rắt cầu nhặc lại cơ chế của việc đi đái bình thường, khi nước tiểu đầy bàng quang (250 – 300ml) thì một phản xạ làm co bóp bàng quang đồng thời mở cơ thắt cổ bàng quang và nước tiểu được phóng ra ngoài. Khi bàng quang có tổn thương, nhất là vùng cổ bàng quang dễ bị kích thích, khối lượng nước tiểu rất ít cũng đủ gây phản xạ đó. Hậu quả là làm cho người bệnh phải đi đái luôn và đái buốt. Những nguyên nhân thông thường của đái buốt và đái rắt là: 2.1. Đái buốt: 2.1.1. Viêm bàng quang, niệu đạo: - Ở phụ nữ: thường do tạp khuẩn thường (Coli, Enterococcus, Doder jein…), do lậu cầu, hoặc do Trichomonas. Nguy ên nhân chủ yếu là do thiếu vệ sinh bộ máy sinh dục, nhất là khi giao hợp, thường xảy ra cho phụ nữ mới lấy chồng. + Triệu chứng chủ yếu là đái buốt, đái rắt, đái ra máu. Nếu do lậu cầu sẽ đái ra mủ, nếu có mủ cần lấy mủ soi tươi và cấy tìm vi khuẩn. + Soi bàng quang, thấy hiện tượng chảy máu ở niêm mạc thành những chấm chảy máu, hoặc những ổ loét có mủ. - Ở nam giới: thường do lậu cầu (lây ở phụ nữ sang) và do sỏi bàng quang.
- - Chung cho cả nam lẫn nữ: lao bàng quang. 2.1.2. Ung thư bàng quang: Rất hiếm. Triệu chứng chủ yếu là đái ra máu, đái buốt, đái rắt. 2.1.3. Viêm niệu đạo: - Ở đàn ông chủ yếu là do vi khuẩn lậu. - Ở phụ nữ, thường cũng do vi khuẩn lậu, ngo ài ra còn do những vi khuẩn sống ở âm đạo: Doderlein, Coli… hoặc do ký sinh vật như Trichomonas. Triệu chứng chủ yếu là đái buốt và đái ra mủ lúc đầu. Khám buổi sáng, lúc chưa đi đái, sẽ thấy mủ chảy ra ở lỗ niệu đạo ngo ài, cần lấy mủ đó cấy tìm vi khuẩn ngay. 2.1.4. Viêm tiền liệt tuyến: Thường gây triệu chứng viêm bàng quang… đôi khi có thễ gây bí đái. Người bệnh sẽ đái ra mủ. Thăm trực tràng, thấy tiền liệt tuyến to, mềm, đau, có thể nặn ra mủ. 2.2. Đái rắt: Đái buốt thường kèm theo đái rắt. Ngoài những nguyên nhân trên, đái rắt còn có thêm những nguyên nhân ngoài bàng quang, niệu đạo.
- 2.2.1. Tổn thương ở trực tràng: Viêm trực tràng, giun kim (hay gặp ở trẻ con), ung thư trực tràng… cũng có thể gây đái rắt, vì trung tâm điều chỉnh hoạt động của bàng quang và trực tràng ở cạnh nhau trong tuỷ sống. 2.2.2. Tổn thương ở bộ phận sinh dục nữ: Uxơ tử cung, ung thư cổ tử cung, thân tử cung, viêm phần phụ sinh dục.. cũng có gây đái rắt vì nó nằm sát ngay bàng quang, trực tiếp gây những kích thích đối với bàng quang. II. BÍ ĐÁI. 1. Định nghĩa. Khi bí đái, thận vẫn làm việc được, bàng quang đầy nước tiểu nhưng người bệnh không đi đái được. Khác hẳn với vô niệu, người bệnh không đi đái vì thận không lọc được nước tiểu, bàng quang trống rỗng. Bí đái, nếu kéo dài, nước tiểu ở bàng quang sẽ đi ngược lên bể thận đem theo vi khuẩn và gây viêm thận ngược dòng rất nguy hiểm. 2. Chẩn đoán xác định.
- - Hỏi: người bệnh sẽ cho biết một ngày hay hai ba ngày không đái, có cảm giác căng tức vùng hạ vị. Muốn đi đái nhưng không đi đái được. - Khám lâm sàng: + Thấy có cầu bàng quang. + Thông đái: lấy được nhiều nước tiểu, cầu bàng quang xẹp xuống ngay. 3. Nguyên nhân. 3.1. Tại bàng quang niệu đạo: 3.1.1. Dị vật ở bàng quang: sỏi hay cục máu. Có thể từ trên thân xuống, hoặc sinh ngay tại bàng quang, lúc đó không đi đái được. 3.1.2. Ung thư bàng quang: Rất hiếm gặp. Nếu khối u to có thể làm tắc lỗ niệu đạo, nếu hẹp nhiều có thễ gây bí đái. Soi bàng quang sẽ thấy khối u hay nằm ở vùng cổ bàng quang. 3.1.3. Hẹp niệu đạo: Trong bệnh lậu, hay gây hẹp niệu đạo, nếu hẹp nhiều có thể gây bí đái. 3.2. Ngoài bàng quang.
- 3.2.1. Do tiền tuyến: Là nguyên nhân thường gặp ở nam giới. Tiền liệt tuyến to lên sẽ đè bẹp niệu đạo, gây bí đái. Tiền liệt tuyến to hơn do hai nguyên nhân: - Ung thư tiền liệt tuyến: rất hay gặp ở người già, là nguyên nhân bí đái chủ yếu của những người già. Thăm trực tràng thấy tiền liệt tuyến to và cứng. - Viêm tiền liệt tuyến: có triệu chứng viêm bàng quang, đái ra mủ, đôi khi có thể gây bí đái. Thăm trực tràng có tiển liệt tuyến cũng to nhưng mềm, đau có thể nặn ra mủ. 3.2.2. Do các khối u ở tiểu khung: Ung thư trực tràng, ung thư cổ tử cung,ung thư thận tử cung,v.v…khi di căn vào tiểu khung, có thể đè vào vùng cổ bàng quang gây bí đái. 3.2.3. Do các tổn thương thần kinh trung ương: - Bệnh ở tuỷ sống: chấn thương, gãy cột sống, đứt ngang tuỷ, lao cột sống, u tuỷ viêm tuỷ,… đều có thể gây bí đái. - Bệnh ở não và màng não: viêm não, apxe não, chảy máu não, nhũn não, viêm màng não,… đều có thể gây bí đái.
- Bí đái ở dây chỉ cho thầy thuốc biết tổn thương nằm ở phần thần kinh trung ương mà không phải nằm ở các dây thần kinh ngoại biên. Bí đái trong trường hợp tổn thương thần kinh trung ương rất nguy hiểm vì rất khó hồi phục, phải thông đái luôn, do đó dễ gây nhiễm khuẩn b àng quang và từ đó gây viêm bể thận ngược dòng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hội chứng rối loạn tiêu hoá (Kỳ 1)
5 p | 210 | 33
-
Rối loạn tiêu hóa và cách xử trí
5 p | 151 | 21
-
Hội chứng rối loạn tiêu hoá (Kỳ 4)
6 p | 146 | 16
-
9 dược liệu thường dùng để chữa rối loạn tiêu hóa
4 p | 96 | 7
-
Xử lý trẻ rối loạn tiêu hóa kéo dài như thế nào
3 p | 82 | 6
-
Điều trị rối loạn tiêu hoá mạn tính
4 p | 78 | 5
-
Tỷ lệ rối loạn trầm cảm qua đánh giá bằng tiêu chuẩn lâm sàng của ICD 10 và mối liên quan với hành vi sức khỏe, tuân thủ điều trị và các bệnh lý kèm theo ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2
8 p | 49 | 4
-
Sử dụng hệ thống POP-Q trong đánh giá sa cơ quan đáy chậu
6 p | 76 | 4
-
Chứng rối loạn tiêu hóa ở người lớn
3 p | 66 | 4
-
Rối loạn đi vệ sinh ở trẻ nhỏ
3 p | 72 | 4
-
Cảnh báo tình trạng rối loạn lo âu ở trẻ
3 p | 72 | 3
-
Tỷ lệ rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ 24-72 tháng tuổi bằng tiêu chuẩn DSM-5
10 p | 7 | 3
-
Rối loạn điện giải và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối chưa điều trị thay thế thận
8 p | 5 | 2
-
Nghiên cứu đa hình nhiễm sắc thể Y trên nhóm bệnh nhân nam khám và điều trị hỗ trợ sinh sản
7 p | 4 | 2
-
50 tần suất rối loạn đi tiểu tại Cần Thơ
4 p | 56 | 2
-
Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng sản phẩm súp xay kiểm định chất lượng ở bệnh nhân tại khoa ngoại thần kinh Bệnh viện Chợ Rẫy
8 p | 37 | 1
-
Rối loạn dáng đi và thăng bằng ở bệnh nhân Parkinson
4 p | 3 | 1
-
Khảo sát thực trạng bàng quang tăng hoạt ở người từ 18 tuổi trở lên tại xã Cẩm Phúc, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương
4 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn