Rượu cần
lượt xem 24
download
Rượu cần là cách gọi của người Việt đối với loại rượu đặc sản được một số dân tộc thiểu số Việt Nam ủ men trong hũ/bình/ché/chóe/ghè, không qua chưng cất, khi đem ra uống phải dùng các cần làm bằng tre/trúc đục thông lỗ để hút rượu. Rượu cần là thứ đồ uống quý thường chỉ dùng trong các dịp lễ tế thần linh, những ngày hội làng và dành đãi khách. Nguyên liệu Men rượu: men rượu được các dân tộc làm rất công phu từ các loại lá rừng có tinh dầu, các loại thuốc bắc,...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Rượu cần
- Rượu cần Rượu cần là cách gọi của người Việt đối với loại rượu đặc sản được một số dân tộc thiểu số Việt Nam ủ men trong hũ/bình/ché/chóe/ghè, không qua chưng cất, khi đem ra uống phải dùng các cần làm bằng tre/trúc đục thông lỗ để hút rượu. Rượu cần là thứ đồ uống quý thường chỉ dùng trong các dịp lễ tế thần linh, những ngày hội làng và dành đãi khách. Nguyên liệu Men rượu: men rượu được các dân tộc làm rất công phu từ các loại lá rừng có tinh dầu, các loại thuốc bắc, gừng, riềng v.v. Nguyên liệu chính (cái rượu): cái rượu được làm từ những loại ngũ cốc thông dụng như ngô (bắp), sắn (khoai mì), gạo nếp, gạo tẻ, hạt ý dĩ, hạt bo bo, hạt cào (một loại cỏ), kê v.v. Mỗi loại cho một hương vị ngọt ngào riêng, tuy nhiên ở Tây Nguyên ưa chuộng nhất theo thứ tự là rượu cào, bo bo, kê, rồi mới đến gạo, bắp[1]. Chum, hũ, bình, chóe, ché (còn gọ i là ghè) đựng toàn bộ nguyên liệu đã ủ men. Trước đây người ÊĐê thường dùng các loại ché Tuk, ché Tang màu da lươn là những loại ché quý dùng trong dịp lễ lớn nhưng hiện nay họ chỉ dùng các loại ché thường như ché ba. Còn người M’nông thì dùng các loại ché mà họ gọi là Yang Bung, R’ Lungman.
- Các cần tre, trúc dài cỡ một mét, được hơ lửa vuốt thẳng ra và đục thông ruột sau đó lại được uốn cong. Các dụng cụ đong nước vào ché như ca, sừng trâu đục thủng đáy v.v. Cách làm Tùy theo dân tộc, vùng miền, nghệ nhân, có nhiều bí quyết khác nhau để làm rượu cần. Tuy nhiên, thường thấy có các phương pháp sau: Rượu cần người Thái làm khá cầu kỳ, gọi là "láu xá". Men rượu làm toàn bằng những thứ lá và quả từ rừng sẵn có (gọi là men lá). Những thứ quả lá chủ yếu gồm có: bơ hinh ho, khi mắc cái, củ riềng, lá trầu không, quả ớt... những thứ này được giã đều cho thật nhuyễn với gạo tấm, sau đó nắm thành từng miếng tròn dẹt như bánh rán, đem ủ với rơm, xếp từng lớp đều nhau. Khi đã ủ kỹ từ 15 đến 20 ngày có mùi men bốc lên họ đêm phơi lên gác bếp cho khô. Khi cần dùng đem giã nhỏ rắc vào cái rượu, mỗi mẻ rượu cần từ 7 đến 9 bánh, cái rượu được làm bằng vỏ sắn củ khô gọt ra đem ngâm ở suối ba ngày ba đêm cho hết mùi bồ hóng và độc tố của sắn. Vớt lên phơi khô trộn với trấu lẫn tấm đưa lên "hông" (dụng cụ hấp, đồ) đồ cho chính, sau đó đổ xuống mẹt hoặc lá cót để cho thật nguội đem men rắc đều từng lớp, tiếp tục ủ bằng lá chuối hoặc lá rừng (bỏ nhum, bơ cá) để rượu bốc men rồi đem bỏ vào từng chum, lấy lá chuối hoặc mảnh ni lông bịt kín (nếu để hở hơi rượu sẽ bị chua). Khi đã ủ vào chum từ 25-30 ngày rượu có thể uống được, để càng lâu rượu càng đặc, càng ngọt. Ngoài sắn khô người ta còn làm bằng loại ngũ cốc khác như ngô, hạt ý dĩ củ dong riềng. Tại Tây Nguyên, rượu cần thường được các dân tộc như K’Ho, Giarai, Rhade làm bằng bắp ngô, củ sắn hoặc gạo tẻ, khi có lễ đặc biệt quan trọng thì dùng gạo nếp. Phương pháp làm rượu đơn giản, gạo nấu thành cơm rồi trộn với trấu, dàn mỏng rồi phơi. Men rượu được người dân tộc chế từ vỏ cây hiam lấy trong rừng trộn với bột ớt, bột gừng, riềng, bột
- gạo, một số thứ lá và rễ cây khác, trộn với nước và vắt thành từng bánh nhỏ, phơi thật khô, sau đó để từ 10–15 ngày giã nhỏ rắc lên trên nia cơm, sau đó trộn thêm một lần trấu nữa rồi đổ vào ché trấu ủ từ 1 đến 2 ngày, lấy lá chuối khô ủ kín. Sau một tháng đem ra dùng, khi uống lót lá chuối tươi ở trên, đổ nước lá đầy ché, dùng cần cắm xuyên qua các tầng lá xuống đấy ché, uống cạn đến đâu lại chế thêm nước lã đến đấy. Văn hóa uống rượu cần Trong văn hóa các dân t ộc Tây Nguyên, dù nhà rông hay của làng hay là nhà sàn của từng gia đình, luôn luôn có một cây cọc uống rượu. Cọc uống rượu của gia đình thường chỉ nhô lên mặt sàn chừng 1 mét, nhưng ở nhà rông thì cao vút đến tận nóc, trên đầu cây có hoa văn trang trí, tua ren hoa lá sặc sỡ. Khi uống rượu, chủ nhà đem chóe buộc vào cọc, mở nắp bỏ lớp lá đậy trên miệng, đổ đầy nước, để chừng 1 giờ đồng hồ cho rượu ngấm. Nước múc ở những con suối trong veo, đựng trong những trái bầu khô, vỏ lên nước đen bóng, như gỗ mun. Cần uống rượu là những đoạn trúc được thông ruột, dài chừng một mét. Uống rượu cần có những nghi lễ độc đáo. Chủ nhà mở chóe rượu và đọc lời cầu khấn Giàng đem lại sức khỏe, may mắn cho khách. Sau đó chủ nhà nếm trước một ngụm nhỏ rồi nâng cần trao cho khách. Khách nên đỡ lấy cần bằng hai tay, tay trái đặt lên đầu cần, tay phải cầm phần thân cần sát miệng chóe, nhẹ nhàng vuốt dọc lên rồi uống. Chủ nhà sẽ thân chinh hoặc cử một người, thường là những thiếu nữ mặc váy thổ cẩm thêu hoa văn xinh đẹp, cầm ca (trước kia thường dùng sừng trâu) tiếp nước vào chóe. Người Tây Nguyên uống rượu rất công bằng, cách rót nước như vậy gọi là đong “kang”. Khi rót hết nước trong ca, nghĩa là khách đã uống hết phần r ượu. Ngoài ra cũng thường thấy để xét công bằng về lượng rượu cho mỗi người, chủ nhà dùng cành cây gác ngang miệng chóe,
- có nhánh cắm xuống mặt nước một đoạn chừng một phân. Khi người uống hút rượu, mực nước thấp xuống, đến đoạn đầu nhánh cây là đủ phần mình. [2]. Khác với các dân tộc khác, người Êđê và M’nông chỉ dùng một chiếc cần duy nhất để uống. Thứ tự uống cũng khác: khi thầy cúng cúng xong, mọi ng ười vít cần uống rượu theo thứ tự nữ uống trước, nam uống sau hoặc theo thứ tự chủ nhà, thầy cúng, anh hoặc em bà chủ nhà, người già, nếu có khách quý thì chủ nhà uống xong cầm cần mời khách. Đều hết sức đặc biệt là cần rượu duy nhất đó không bao giờ rời khỏi bàn tay con người, ai đó mà thả cần rượu ra khỏi tay là thất lễ với chủ nhà. Khi trao cần rượu cho người khác phải dùng đầu ngón tay bịt lỗ đầu cần. Rượu cần người Mường không phải là đồ uống hàng ngày mà chỉ khi nhà có đông khách quý, dịp lễ tết, hội hè, người Mường mới tổ chức uống rượu. Khi uống phải có đông người, càng đông càng vui. Ở Mai Châu, Hòa Bình trong các bản dân tộc Mường, uống rượu cần gọi là "vít khòe" (vít cần rượu). Vò rượu ủ chôn dưới đất 100 ngày được đào lên, cạnh vò là một chậu đồng đựng nước suối trong vắt. Chủ nhà là người cầm chịch cho một bữa (một đêm) rượu cần, vừa là người rót rượu, mời rượu vừa là trọng tài trong cuộc rượu (người giữ những vai trò đó gọi là Piềng), một tay cầm chiếc sừng trâu hoặc sừng dê rỗng thủng đáy để đong nước vào rượu, tay kia cầm gáo để múc nước từ chậu tiếp vào sừng. Điệu hát thay lời chúc khách quý đến bản mường mạnh khỏe, hạnh phúc. Vừa hát, vừa đong nước, tiếp nước vào vò rượu. Tốp khách nào uống không kịp, để rượu trào ra sẽ bị phạt bằng cách phải uống tiếp mấy "sừng" nữa trong tiếng vui cười của mọi người[3]. Cách uống rượu cần của người Mường khác các dân tộc khác, sử dụng nhiều cần rượu mỗi người một cần để nhiều người có thể cùng uống. Các cần rượu (cái khòe) làm từ ống trúc rừng nhỏ tỏa đều, không được bắt chéo lên nhau, mỗi người vít lấy một khòe mà hút
- rượu, bao giờ người cầm chịch ra hiệu thôi mới được ngừng, không ai được bỏ nửa chừng vì sẽ bị phạt. Một bình rượu cần của người Mường, Hòa Bình trưng bày trong triển lãm với nhiều cần được cắm vào bình Nếu như có ai nhắc đến Cao Nguyên, nhắc đến Phố Núi mà chỉ nhớ đến những chiếc nhà sàn nho nhỏ, đến đàn T'rưng, đến má đỏ môi hồng, đến sương mù, thông xanh...v..v... mà quên đi mất ché rượu cần và những tiếng cồng, tiếng chiêng thì Nó sẽ chạy ra sau nhà, đào lên ché rượu cần đã ủ sẵn gần 10 năm nay để người đó sẽ sực nhớ ngay đến "hương vị" không thể thiếu của Cao Nguyên. Chỉ có những ai đã từng sống với Cao Nguyên, với Phố Núi, hoặc ít ra còn nặng nợ với Cao Nguyên, với Phố Núi thì mới hiểu hết cái thiêng liêng, cái vui thú khi ngồi quây quần bên ché rượu cần ở một buôn làng nào đó, giữa một đêm hội mừng nào đó chẳng hạn. Nó thì có được may mắn là từ hồi còn bé tí xíu đã được theo mấy cậu đi "thăm" mấy ché rượu cần này rồi. Sau này, khi Bố của Nó đã trở về lại nhà sau những năm tháng mà
- người ta vẫn hay gọi là "cải tạo" thì con bé lại được theo Bố đi thăm các buôn làng nhiều hơn, được "ngắm" những ché rượu cần cũng nhiều hơn, được các "bặp" (Bok - già làng) cưng hơn, được cưỡi voi nhiều hơn, được đi hái phong lan nhiều hơn,.....và lẽ dĩ nhiên, hiểu nhiều hơn về "rượu cần". (Bố ơi, khi không con thèm được nhìn lại ché rượu cần quá đi thôi mất, thèm được nếm lại vị ngòn ngọt của rượu cần nữa há Bố !!!!) Cho những ai chưa biết rượu cần là gì nè : Rượu cần thì chẳng cần phải giải thích thì ai cũng biết đó là một loại rượu rồi kia mà, cũng như trăm ngàn loại rượu ngoài kia vậy thôi. Thế nhưng rượu cần của Cao Nguyên, của Phố Núi thì được những người dân tộc thiểu số (như K'Ho, Giarai, Rhade, v..v...) làm từ bắp (ngô), sắn hay có khi là lúa gạo. Khác với các loại rượu khác vì rượu cần thường được mang đem chôn một thời gian rất dài sau khi đã ủ men. Các "bặp" (già làng, trưởng làng) trong buôn chỉ đào và đem rượu cần lên khi có dịp lễ hội hoặc chỉ để mừng khách quý mà thôi. (Bố ơi, khi nào thì Bố con mình lại được về thăm các "bặp" nữa hả Bố ????) Rượu đế thì người ta đựng trong chai, đong bằng xị này, xị kia. Rượu tây cũng được đựng trong những chiếc chai cổ dài, cổ ngắn, đế lõm, đế lồi, v...v... Riêng rượu cần của Cao Nguyên thì lại được đựng trong những cái ché (hình giống những chiếc chum, chiếc vại nhưng cổ nhỏ và hình thon hơn). Nó còn nhớ là những ché rượu cần đó có rất nhiều ống nhỏ được cắm trên miệng ché để cho những người uống rượu cần có thể "hút" rượu từ ché ra. Cần uống rượu làm bằng cây trúc, nứa nhỏ như ống xe điếu của người Kinh, gọi là Triang (cần). Khi uống thì thường các "bặp" hay các thanh niên trong buôn sẽ đổ nước vào ché rượu. Nước này đã được các Mạ (mẹ), các chị trong buôn gùi về từ các con suối ở nơi thượng nguồn trong rừng lận nha.
- Mấy ché rượu cần này coi vậy chứ những buôn làng dân tộc thiểu số ở Cao Nguyên coi như là một vật vô giá đó nhen. Ché rượu cần có thể coi như giá trị và thiêng liêng như những chiếc vòng đeo tay hay những bộ chiêng trong gia đình của họ vậy đó. Hồi còn bé (chắc khoảng 7 hay 8 tuổi g ì đó), Nó có vô t ình đòi xin "bặp" H'tiêng ở buôn Bô Liêng một ché rượu cần mang về nhà (tại hồi đó còn con nít mà, biết gì đâu). "Bặp" H'tiêng cười rồi nói là nếu Nó mang ché rượu cần về nhà thì "bặp" sẽ "bắt cái hồn" của rượu ở lại. Lúc đó, Nó hổng hiểu g ì hết, sau này về hỏi Bố mới biết là "cái hồn rượu cần" cũng chính là hồn thiêng sông núi của buôn làng Bô Liêng đó thôi. Vậy mà một chút xíu nữa thì Nó đã "bắt cái hồn" của rượu cần đi mất tiêu rồi !!! hì hì hì À, quên mất không nhắc đến hương vị của rượu cần cho bà con thèm chơi héng. Hương vị này cho dù xa cả gần chục năm nay, đã không nếm lại cũng gần cả chục năm nay, nhưng Nó còn nhớ và nhớ lắm cơ (bật mí nho nhỏ nè, Nó đã biết uống rượu cần từ năm 14 tuổi lận, tại ham đi leo núi dzí người lớn mà !! suỵt ! đừng la to nhen.....) Vị của rượu cần một khi đã thử qua rồi thì không tài nào lẫn lộn với bất cứ một loại rượu nào khác trên thế giới này cả. Nếu ai đã từng ngồi xoay quanh ché rượu cần và uống rượu cần bên bếp lửa nhà sàn (được nghe đàn T'rưng ngân nga khúc trầm bổng, khúc thánh thó t) vào những đêm đông giá lạnh của mảnh đất Cao Nguyên, Phố Núi thì khó có thể quên nổi cái "vị rượu cần" này lắm. Cái ngọt của rượu nếp, cái cay của rượu đỏ vùng Bắc Âu, cái say của đất, cái nồng của lúa gạo,v..v..... tất cả như quyện hết vào nhau. Cái ngọt ngào đó làm cho người uống say lả lúc nào cũng không biết, thế mới lạ. Cái ngây ngất của rượu cần, của ánh hồng bếp lửa, của tiếng đàn T'rưng, của tiếng cồng, tiếng chiêng......làm cho người dân ở Cao Nguyên, hay ngay cả những "anh khánh lạ" cũng mê mệt, say đến tận cõi lòng ! Thật đấy !!!
- Nhớ ơi là nhớ cái hương vị rượu cần của những đêm đông Cao Nguyên - dấu yêu ơi ! Người giữ hồn rượu cần LĐCT) - Rượu cần (RC) đối với đồng bào Tây Nguyên nói chung và người Ê Đê, M'Nông nói riêng là sản phẩm văn hoá vật chất tinh thần của mỗi gia đình. Đặc biệt trong các lễ hội và để mời khách quý, rượu cần còn phản ánh tinh thần cộng đồng là vật dâng hiến cho thần linh. Thế nhưng ngày nay rượu cần đã bị "Kinh hoá" đi rất nhiều. Có một người phụ nữ là người dân tộc Ê Đê lấy chồng người Kinh, sống xa buôn làng của mình nhưng RC do chị nấu ngon nổi tiếng khắp nơi. Từ Huế, Nha Trang cho đến TPHCM và các t ỉnh miền Tây đều biết đến rượu của chị. Họ truyền tai nhau rồi theo số điện thoại ở những ché rượu cần của chị, gọi điện hoặc gởi xe ôtô đến để đặt mua. Thế nhưng mục đích nấu rượu cần của chị không phải để kinh doanh... Để tìm hiểu về rượu cần của chị và văn hoá rượu cần, chúng tôi đã tìm đến nhà chị ở số 172, quốc lộ 14, xã Đạt Lý, TP.Buôn Ma Thuột (Đắc Lắc) - một ngôi nhà nhỏ khá khiêm tốn với tấm bảng ngoài cổng cũng khá khiêm tốn - Rượu cần A Mi Tô Ny. Vừa bước vào nhà bắt gặp một người phụ nữ trông khá trắng trẻo xinh đẹp, khiến chúng tôi phải hỏi lại xem có đúng là chị không? Chị cười hiền... Chị tên là H'uk Byă - tên theo tiếng Kinh là A Mi Tô Ny. Sau khi trình bày mục đích của mình, tôi lấy làm thắc mắc, sao chị không đề bảng hiệu to một chút cho mọi người dễ t ìm. Chị trả lời thật như "cái bụng" của người dân tộc: Mình nấu rượu cần không phải để kinh doanh mà chủ yếu là để phục vụ cho anh em trong buôn và cho những người thực sự thích thưởng thức hương vị độc đáo của RC mà thôi. Rồi chị
- kể, có lần do tò mò, đến một cửa tiệm bán RC khá nổi tiếng ở TP.Buôn Ma Thuột (tiệm của người Kinh nhưng lấy tên người dân tộc). Họ nghĩ là người Kinh nên quảng cáo: "Đây nấu r ượu cẩn thận chứ không như người dân tộc, họ nấu RC bẩn, uống ghê chết!". Chị không nói gì nhưng trong lòng thì tự ái vô cùng. Vì họ đã mượn mác RC của người dân tộc để bán được rượu, lại còn đi nói xấu người dân tộc... Từ đó chị thầm hứa đến một lúc nào đó phải cho người ta biết rượu cần của dân tộc mình không như người ta nghĩ... Và chị đã làm được. Giờ chị có thể dùng tay vô men mà không cần cân, đong, đo, đếm gì. RC do chị nấu có 4 vị đặc trưng: Đắng, ngọt, chua, chát giống như hương vị của cuộc sống vậy. RC của chị còn có mùi mật ong rất độc đáo, có người nghĩ chị đổ mật ong vào rượu mới được như vậy, chị không ngần ngại nấu cho họ xem và họ đã phải phục sát đất. Các buôn mang RC đi thi, một số được ban giám khảo chấm đồng giải nhất vì RC từ một nơi chị mà ra... Chị cho biết: Nhiều người đến đây hỏi rượu cần có ngon không, chị không trả lời mà để họ mang về uống rồi tự nhận xét như thế hay hơn. Thế rồi có người về thử thấy ngon quá, quay lại đặt mua số lượng lớn để mang vô TPHCM bán lại nhưng chị không chịu. Lại có người đặt vấn đề sẵn sàng trả 10 triệu để được chị truyền lại nghề nhưng chị cũng không đồng ý, vì theo chị, RC chỉ những anh em cùng huyết tộc truyền cho nhau chứ người ngoài có truyền cách gì họ cũng không nấu được vì RC có cái hồn trong đó... Tôi hỏi sao chị không mở rộng để nấu được nhiều hơn thì chị bảo: "Do điều kiện chưa có, nấu nhiều mà chất lượng không đạt mình không làm được, làm gì cũng phải có cái tâm" - chị quả quyết như vậy. Chị nấu rượu làm niềm vui riêng cho mình. Do đó chị thường nấu RC giúp anh em bà con trong buôn, những người có nhu cầu cứ đem gạo đến chị nấu giúp cho chứ không cần tính công.
- Đối với người dân tộc Ê Đê, RC gắn với nét tâm linh, gắn với thần linh; sự giao tiếp giữa con người với thần linh. Vì vậy tất cả các lễ hội đều phải có RC để cúng tế. Trong quan niệm của người dân tộc Ê Đê thì RC đem lại niềm vui, sự tốt lành... vì thế RC thường được cả nhà cùng uống. Từ người già đến người trẻ, thậm chí trẻ sơ sinh cũng được cho... nhấm. Nồng độ RC không hại như rượu đế, cao nhất chỉ mười mấy độ là cùng do đó uống ít khi say và không gây hại. Thông thường khi uống người ta đổ nước lạnh vào đợi khoảng 30 phút đến một tiếng sau là uống được. Nếu khách bị say rượu thì chủ nhà mừng vì người khách được no đủ. Khi khách uống RC xong không được thả cần lên vì như vậy là tỏ thái độ bất kính, khinh chê, coi thường gia chủ... gia chủ sẽ không vừa lòng. Cung cách uống RC của người Ê Đê cũng hơi khác so với người Gia Rai và một số dân tộc khác. Chẳng hạn người Gia Rai thường uống nhiều cần một lúc trong khi người Ê Đê chỉ uống một cần, mục đích là họ muốn cùng nhau chia sẻ những đắng cay, ngọt bùi trong cuộc sống "anh đến với tôi cũng là để chia sẻ...". Khi uống rượu thì họ thường tâm sự những điều lành điều tốt chứ không ăn nói lung tung thô tục. Với chị A Mi Tô Ny, nấu RC vốn là nghề truyền thống của gia đ ình chị. Chị cho biết: Nấu RC có cái gì đó rất linh thiêng. Những ngày "kiêng cữ" của phụ nữ không nấu được. Khi nào phải thật "sạch sẽ" nấu rượu mới ngon... Vì thế RC thường được đem thờ cúng. Những người Kinh ở gần khu vực nhà chị thường tới mua RC về thờ chứ nhất định không chịu thờ rượu đế vì theo họ: "Đất này trước đây của người dân tộc nên phải dùng rượu của người dân tộc thờ mới linh". Một số ché cổ của người dân tộc dùng đựng RC rất ngon. Chị A Mi To Ny cho biết: "Không hiểu người xưa họ nung những ché cổ kiểu g ì mà đựng RC lại ngon đến thế. Dù
- ché thường có nấu cách gì, rượu cũng không bao giờ ngon bằng ở ché cổ". Chị cũng đang lưu giữ một số chum, ché cổ và một số đồ vật cổ xưa của người Ê Đê như: Chén dùng để thờ cúng, nồi đất, nhạc cụ, nỏ... A Mi Tô Ny là người dân tộc Ê Đê duy nhất sống giữa một khu vực toàn người Kinh (chị lấy chồng người Kinh) nhưng chị vẫn không bỏ phong tục dân tộc mình. Chị cảm thấy hơi buồn vì lớp trẻ người dân tộc giờ phần nhiều không biết nấu rượu cần, không biết lên men rượu. Số nấu được rượu ngon không nhiều, phần lớn là những người già trong buôn. Điều này khiến cho RC có nguy cơ bị mai một. Vì vậy ước muốn của chị là làm được một ngôi nhà sàn để trưng bày những cổ vật do mình sưu tầm được và những thứ mà người Ê Đê đang có như: Dệt thổ cẩm, rượu cần... để cho những người khách du lịch khi qua đây biết đến văn hoá của người Ê Đê. Đồng thời để những người Ê Đê biết được dân tộc mình có những thứ văn hoá quý báu do ông cha để lại cần phải được bảo tồn gìn giữ. Rượu cần - nét văn hoá đẹp Rượu cần là một thứ rượu uống trực tiếp qua cần trúc. Rượu cần có từ bao giờ? Chưa có tài liệu nào khẳng định. Chỉ biết rằng rượu cần có từ lâu, nhiều dân tộc dùng rượu cần, nhưng cách làm, cách thưởng thức như thế nào, mỗi dân tộc có cách thức riêng. Dĩ nhiên cũng là thứ rượu cần ấy nhưng uống thế nào cho có bài bản lại tạo ra không khí vui vẻ đầm ấm đó là một vấn đề cần bàn đến. Rượu cần người Thái làm khá cầu kỳ, gọi là "láu xá" men rượu làm toàn bằng những thứ lá, quả từ rừng sẵn có (gọi là men lá). Những thứ quả lá chủ yếu gồm có: "Bơ hinh ho", "khi mắc cái", củ riềng, lá trầu không, quả ớt...những thứ này được giã đều cho thật
- nhuyễn với gạo tấm, sau đó nắm thành từng miếng tròn dẹt như bánh rán, đem ủ với rơm, xếp từng lớp đều nhau. Khi đã ủ kỹ từ 15 đến 20 ngày có mùi men bốc lên họ đêm phơi lên gác bếp cho khô. Khi cần dùng đem giã nhỏ rắc vào cái rượu, mỗi mẻ rượu cần từ 7 đến 9 bánh, cái rượu được làm bằng vỏ sắn củ khô gọt ra đem ngâm ở suối ba ngày ba đêm cho hết mùi bồ hóng và độc tố của sắn. Vớt lên phơi khô trộn với trấu lẫn tấm đưa lên "hông" đồ cho chính, sau đó đổ xuống mẹt hoặc lá cót để cho thật nguội đem men rắc đều từng lớp, tiếp tục ủ bằng lá chuối hoặc lá rừng (bỏ nhum, bơ cá) để rượu bốc men rồi đem bỏ vào từng chum, lấy lá chuối hoặc mảnh ni lông bịt kín (nếu để hở hơi rượu sẽ bị chua). Khi đã ủ vào chum từ 25-30 ngày rượu có thể uống được, để càng lâu rượu càng đặc, càng ngọt. Ngoài sắn khô người ta còn làm bằng loại ngũ cốc, khác như ngô, hạt ý, dĩ củ dong riềng. Trước đây gạo hiếm nên tiết kiệm dùng vào bữa ăn, ngày nay người ta dùng gạo để làm rượu có chất lượng hơn, nhất là rượu cần được làm bằng gạo cẩm thì rất bổ và ngon. Người Thái dùng rượu cần thường xuyên, nhất là những khi có khách quý mừng cơm mới, đám cưới lễ tết, hội hè, lễ đặt tên cho con...đều có rượu cần làm vui. Khi dùng rượu cần chỉ cần bỏ lớp vỏ bọc ngo ài đổ nước sôi để nguội hoặc nước khoáng (trước đây học chỉ dùng nước lã múc ở mõ nước sạch chảy trong lòng núi dá ra) vài bình cho thật ngấm (từ 15 đến 20 phút cắm từ 6 đến 12 cần trúc được uốn cong cầu kỳ với những tua vải rực rỡ được trang trí. Bình rượu được đặt ở nơi trang trọng, rộng rãi. Họ mời uống từng đợt có gia phong nề nếp, có người già và phụ nữ. Thường vẫn ưu tiên cho khách, chủ nhà uống trước sau đó đến lượt mọi người theo thứ bậc uống cùng.
- Uống rượu cần phải có một người chủ trì, người Mường gọi là chú trám còn người Thái "Nài láu". Nài láu được phép ra những điều kiện quy định cụ thể trước khi vào cuộc rượu, nếu ai vi phạm sẽ chịu phạt theo "luật". Ví dụ: uống đại trà là bao nhiêu "sừng" uống từng người hay uống từng đôi, mỗi người phải uống bao nhiêu sừng...người ta dùng sừng trâu để làm đơn vị đo lường, mỗi sừng chứa khoảng 1 lít nước. Với quan niệm con trâu là đầu cơ nghiệp nên họ dùng sừng trâu để làm vật đo lường khi uống rượu là có hàm ý tôn thờ con vật quí trong nhà. Nai láu mời mọi người uống rượu phải có động t ác trịnh trọng, ý nhị với những lời mời tình cảm, trân trọng nhất. Cũng có lối mời đơn giản, lại có lối mời thành bài bản (mười điều mời rượu cần in trong trong tạp chí văn hoá thông tin) đối với khách quý, khách sang trọng lịch lãm. Mời rượu cần theo lối bình dân như sau: Láu càm xà pá túng mời dơ dấc... Khát pài túng, khói son mời nưa. Mời một tềnh - khát một khói nhăng mời Mời sam tếnh - khát sam khói nhăng mời... (Mời đến mười sừng là kết thúc bằng câu: Khát...khói so háp búa Tạm dịch nghĩa: Rượu cần ngon gia chủ xin kính mời... Dưới làn dưới xin mời làn trên
- Mời một sừng đã dứt - xin mời lần nữa Mời hai sừng đã dứt - xin mời lần ba ...Kết thúc tôi xin đón cần của quí vị vậy là Nài láu hoàn thành công việc một đợt, đợt thứ hai lại tiếp diễn như thế nếu như không có quy đ ịng khác. Những cuộc vui như vậy kéo dài khi nhạt bình rượu mới tàn cuộc vui. Họ còn tổ chức cả múa xoè vòng, múa lăm vông, đánh trống, chiêng gây không khí sôi nổi. Với cách thức tạo ra rượu cần, thể thức uống rượu như trình bầy trên. Uống rượu cần thật là một sinh hoạt văn hoá mang tính cộng đồng rõ nét. Khi đã vào cuộc vui rượu cần con người xích lại gần nhau, xua tan mọi nỗi u buòn thậm chí sẵn sàng tha thứ cho nhau những điều chưa vừa ý, vừa lòng. Trước đây chưa có kỹ thuật trưng cất rượu. Sau này cũng loại men ấy họ đã biết trưng cất từ rượu cần thành "rượu siêu" chất lượng tinh khiết hơn. Nhưng dẫu sao uống rượu cần vẫn là thú vui không thể thiếu được bởi nó đã đi vào cuộc sống của cộng đồng đã từ lâu, trở thành một nét bản sắc văn hoá đáng trân trọng. Nó còn là cầu nối giao lưu văn hoá, tình cảm giữa các dân tộc thậm chí đối với khách quốc tế cũng trở thành một nhu cầu giao tiếp.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
KIẾN THỨC CHUNG VỀ RƯỢU VANG
43 p | 308 | 103
-
Cách làm rượu vang truyền thống
6 p | 362 | 89
-
Tác dụng của tỏi và rượu tỏi
7 p | 568 | 61
-
Rượu cần - một nét văn hóa Tây Nguyên
4 p | 198 | 47
-
Gân Bò Hầm Rượu Vang Đỏ
5 p | 241 | 35
-
Vài Nghi Thức Cần Biết Khi Uống Rượu Cần
3 p | 131 | 28
-
Cách làm rượu vang đỏ và rượu Róse
7 p | 283 | 28
-
Cách ngâm, công dụng và cách dùng rượu rắn
2 p | 327 | 25
-
Rượu
4 p | 165 | 24
-
Rượu cần Tây Nguyên
5 p | 154 | 21
-
Tản mạn về rượu
4 p | 133 | 20
-
Rượu “ông uống, bà khen”
2 p | 125 | 16
-
Rượu thuốc giúp sung sức
2 p | 129 | 12
-
Cách dùng rượu dấm táo hiệu quả
2 p | 133 | 11
-
Rượu dừa Bến Tre, có thể bạn chưa biết
4 p | 87 | 11
-
Cách làm giã rượu!
3 p | 139 | 9
-
Vài mẹo nhỏ với rượu
2 p | 75 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn