intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Rượu cần Tây Nguyên

Chia sẻ: Pham Phong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

148
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ta vin cần uống núi rừng thiêng Em múc trăng vàng về tan đáy rượu Giọt mắt hoà vào men chếnh choáng Tôi chìm trong hương tóc trăng em... (Giang Nam) Những ai đã từng đến với núi rừng thiêng bất hủ Tây Nguyên mới thấm thía rượu cần của đồng bào dân tộc nơi đây. Một thức uống với chất men cực kỳ độc đáo, không giống với loại men ở nơi nào trong nước cũng như các xứ sở khác mà ta đã có dịp nếm trải trong đời. Rượu cần Tây Nguyên, văn hoá uống có...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Rượu cần Tây Nguyên

  1. Rượu cần Tây Nguyên Ta vin cần uống núi rừng thiêng Em múc trăng vàng về tan đáy rượu Giọt mắt hoà vào men chếnh choáng Tôi chìm trong hương tóc trăng em... (Giang Nam) Những ai đã từng đến với núi rừng thiêng bất hủ Tây Nguyên mới thấm thía rượu cần của đồng bào dân tộc nơi đây. Một thức uống với chất men cực kỳ độc đáo, không giống với loại men ở nơi nào trong nước cũng như các xứ sở khác mà ta đã có dịp nếm trải trong đời. Rượu cần Tây Nguyên, văn hoá uống có một không hai, mang đậm đà phong cách, bản sắc dân tộc Việt suốt trường kỳ lịch sử thủy chung xưa nay và mai sau bất hủ. Các chất liệu làm nên rượu cần Tây Nguyên không phải là những thứ cao sang, cầu kỳ. Tất cả đều là sản vật của đất và nước, núi và rừng Tây nguyên. Đó là gạo nếp, bắp, mì, khoai... hợp giao với chất men được cất lên từ tinh túy của một số lá cây rừng quý. Quý báu bởi nó đem lại cho con người sự thăng hoa, khoẻ mạnh, sung sướng và hạnh phúc. Đặc biệt, nó được bí mật truyền từ người mẹ, suốt mấy ngàn năm, với tư cách là vật thiêng mẫu truyền. Con gái của mẹ được biết, chứ con trai và đàn ông thì không bao giờ. Chất liệu và men làm rượu được dưỡng trong chóe sành lớn có chạm hoa văn. Miệng
  2. chóe được gắn chặt, đóng thật kín bằng lớp vỏ trấu để giữ nhiệt độ cho “chín” r ượu. Những khi có khách quý đến thăm buôn làng, gia đình, những ngày lễ, ngày tết, những buổi hội hè, tiệc cưới xin... nhất thiết không thể thiếu vắng rượu cần. Giàng (trời) tối cao, tối linh đã ban cho Tây Nguyên rượu cần và ngàn đời nay đã trở thành thuần phong mỹ tục, sinh hoạt văn hoá của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên. Tất cả mọi người, già trẻ, gái trai, không phân biệt chức sắc hay thường dân, ai cũng có thể vin cần mà uống. Uống được bao nhiêu tùy cái bụng của mình! Uống rượu cần phải biết vin cần mà uống. Phải học hỏi và thành tâm mới được. Nói một chút về cần. Cần rượu Tây Nguyên khác hẳn với Tây Bắc, Việt Bắc và bất cứ nơi đâu. Đó là một loại dây chỉ có ở núi rừng Tây Nguyên. Dây này giống như dây cây mây. Chúng được cắm vào choé rượu. Khi vin cần đưa lên miệng, ta thưởng thức rượu nhờ cái ống hút của sợi dây cần này. Khách đông thì nhiều cần, càng nhiều cần càng vui. Thật hạnh phúc khi vin cần rượu Tây Nguyên, thưởng thức hương vị nồng nàn, ngây ngất trong tiệc rượu có già làng làm chủ lễ. Già làng chủ lễ thành kính một tay cầm chiếc sừng trâu mộng khoét rỗng, một tay cầm gáo múc nước. Chóe rượu lớn đặt chính giữa, bên cạnh là hũ đựng nước suối ban mai trong suốt như ngọc. Nước suối ban mai ấy đổ tiếp vào choé cho rượu luôn đầy. Chủ lễ cứ đổ, đồng thời phạt những ai vin cần đến nỗi... làm rượu tràn khỏi miệng choé. Và khi ấy, tiếng cồng, tiếng chiêng dài như sông như suối trầm hùng âm vang, đưa ta vào với lời ca, nhịp múa Tây nguyên... Một trong những ấn t ượng khó quên của khách phương xa khi đến Tây Nguyên, là những ống cơm lam thơm ngát và chóe rượu say nồng. Hai thức dùng đã trở thành vật linh thiêng trong lòng người dân bản địa.
  3. Rượu cần là thứ đồ uống quý có trong tất cả các gia đ ình người Tây Nguyên, dùng trong các dịp lễ tế thần linh, những ngày hội làng và dành đãi khách. Đến Tây nguyên, được người dân mời uống rượu cần, nghĩa là bạn đã là khách quý của làng buôn. Rượu cần được quý vì nhiều lẽ. Người dân Tây Nguyên cho rằng, rượu của họ là do Giàng (trời) bày cho cách làm, mỗi khi cúng Giàng hoặc tế lễ thần linh phải có rượu cần thì lời cầu nguyện mới linh nghiệm. Thứ nữa, rượu cần được làm khá công phu bằng chất liệu là lương thực - thứ sản phẩm nuôi sống con người. Làm men rượu là công đoạn đầu tiên rất công phu. Người Tây Nguyên có bí quyết dùng vài thứ lá, rễ cây trên núi để ủ men. Những thứ này cùng với củ gừng, riềng xắt nhỏ, phơi khô, giã mịn, trộn với bột gạo và vỏ trấu, đánh thành bánh. Phơi khô lần nữa, cầm trong tay cảm giác nhẹ, xốp là tốt, treo lên giàn bếp để dành dùng dần. Ngày nay có men của người Kinh, nhưng những người sành về ẩm thực đều công nhận chỉ loại rượu được làm từ men của người Tây Nguyên tự chế mới cho được hương vị thơm ngon riêng biệt. Rượu cần làm công phu nhưng lại dễ tính về chất liệu: Hạt cào (một thứ cỏ mọc ở Tây Nguyên), hạt bo bo, kê, gạo, bắp (ngô), khoai mì (sắn)… Mỗi loại cho một hương vị ngọt ngào riêng, tuy nhiên đư ợc yêu chuộng nhất theo thứ tự vẫn là rượu cào, bo bo, kê, rồi mới đến gạo, bắp. Chất liệu được nấu chín, tãi ra cho nguội. Men giã nhỏ, trộn đều. Sau khi ủ qua một đêm, mở ra bốc hơi thơm ngào ngạt, là tốt. Trộn với vỏ trấu, theo người làm rượu, là để có độ thoáng cho rượu mới lên men. Chất liệu được cho vào những chiếc chóe nhỏ to bằng gốm, bịt kín miệng bằng lá chuối hoặc ni-lon, để chỗ mát. Chóe ủ rượu có nơi còn gọi là ghè, nên rượu cần còn được người Tây nguyên gọi là rượu ghè. Độ chừng một tháng là rượu chín. Cái độc đáo của rượu cần là càng để lâu, nước rượu càng ngọt giọng, nồng nàn chứ không bị chua hay đắng.
  4. Ở Tây Nguyên, dù nhà rông hay của làng hay là nhà sàn của từng gia đình, luôn luôn có một cây cọc uống rượu. Cọc uống rượu của gia đình thường chỉ nhô lên mặt sàn chừng 1 mét, nhưng ở nhà rông thì cao vút đến tận nóc, trên đầu cây có hoa văn trang trí, tua ren hoa lá sặc sỡ. Khi uống rượu, chủ nhà đem chóe buộc vào cọc, mở nắp bỏ lớp lá đậy trên miệng, đổ đầy nước, để chừng 1 giờ đồng hồ cho rượu ngấm. Nước múc ở những con suối trong veo, đựng trong những trái bầu khô, vỏ lên nước đen bóng, như gỗ mun. Cần uống rượu là những đoạn trúc được thông ruột, dài chừng một mét. Uống rượu cần có những nghi lễ độc đáo. Chủ nhà mở chóe rượu và đọc lời cầu khấn Giàng đem lại sức khỏe, may mắn cho khách. Sau đó chủ nhà nếm trước một ngụm nhỏ rồi nâng cần trao cho khách. Bạn nên đỡ lấy cần bằng hai tay, tay trái đặt lên đầu cần, tay phải cầm phần thân cần, sát miệng chóe, nhẹ nhàng vuốt dọc lên rồi uống. Chủ nhà sẽ thân chinh hoặc cử một người, thường là những thiếu nữ mặc váy thổ cẩm thêu hoa văn xinh đẹp, cầm ca tiếp nước vào chóe. Người Tây Nguyên uống rượu rất công bằng, cách rót nước như vậy gọi là đong “kang”. Khi rót hết nước trong ca, nghĩa là khách đã uống hết phần rượu. Cách đong kang này còn biểu lộ sự quý mến và tận t ình của chủ nhà dành cho khách. Cách thứ hai để công bằng về lượng rượu cho mỗi người, chủ nhà dùng một cành cây gác ngang miệng chóe, có nhánh cắm xuống mặt nước một đoạn chừng một phân. Khi người uống hút rượu, mực nước thấp xuống, đến đoạn đầu nhánh cây là đủ phần mình. Người Tây nguyên mời rượu tinh tế lắm, dù cho bạn có tửu lượng kém đến đâu cũng không thể từ chối uống một kang, nhất là khi các cô gái Tây nguyên đã cầm sẵn ca nước trong tay, mắt nhìn khách chân thành và tha thiết. Bạn sẽ không lo lắng sợ chủ nhà cho là bê tha và thiếu lịch sự dù có uống say đến ngã lăn quay ra sàn. Trái lại chủ nhà sẽ rất thích thú và quý bạn hơn vì cho rằng như vậy là bạn rất chân thành với họ.
  5. Cái say của rượu cần không giống cái say của bất cứ loại rượu bia nào. Chất men thơm nồng làm cho du khách lâng lâng ngay ng ất, và kỳ lạ là dẫu say nhưng vẫn cứ uống được mãi đến vô tư. Bởi tiếng cồng chiêng ngân vang giữa cái nắng, cái gió bao la của Tây nguyên đại ngàn, hay ánh lửa bập bùng trong bóng đem hoang sơ của núi rừng sẽ khiến cho du khách không làm sao say khư ớc. Rượu cần và cơm lam là hai thức không thể thiếu trong trong các lễ hội ở buôn làng Tây nguyên. Cũng như uống rượu cần, khách sẽ được chủ nhà trân trọng mời ống cơm lam đầu tiên.Ống cơm dành cho khách không phải là đoạn dài nhất, to nhất, mà phải là đoạn được cô gái Tây nguyên nướng khéo nhất, nhìn vào màu trúc vẫn xanh tươi. Dùng với rượu, cơm lam là thức nhắm; không có rượu, cơm lam thành lương thực ăn no. Vừa ăn xong, đến buổi uống rượu cần cũng ăn tiếp được mà không thấy ngán. Buổi sáng lên rẫy, mang theo một đoạn cơm lam, một gói muối ớt với thịt con nai khô trên giàn bếp, là làm quên luôn cái nắng ban trưa. Tháng 3, hoa pơ-lang nở đỏ rực trời. Về Tây nguyên vào mùa lễ hội pơ-thi (lễ bỏ mả), lễ mừng cơm mới, cùng với con trai con gái làng uống rượu cần, ăn cơm lam, thức trắng đêm với những vòng xoang nhịp nhàng trong tiếng cồng chiêng ngân vang, nghe đâu đây vọng về một thuở hoang sơ hát bài ca đi mở đất, chinh phục núi rừng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2