intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sai lầm trong cách dạy con

Chia sẻ: Abcdef_5 Abcdef_5 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

93
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiến sĩ tâm lý Huỳnh Văn Sơn cho biết: “Bước vào tuổi teen, các bạn có những thay đổi lớn cả về thể chất và tinh thần. Trong thời kỳ này, các bậc cha mẹ đừng sai lầm khi dùng lời lẽ la mắng, hình phạt quá nghiêm khắc hay quá buông lỏng con đôi khi sẽ phản tác dụng, nhất là không nên quá kỳ vọng, cũng

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sai lầm trong cách dạy con

  1. Sai lầm trong cách dạy con Tiến sĩ tâm lý Huỳnh Văn Sơn cho biết: “Bước vào tuổi teen, các bạn có những thay đổi lớn cả về thể chất và tinh thần. Trong thời kỳ này, các bậc cha mẹ đừng sai lầm khi dùng lời lẽ la mắng, hình phạt quá nghiêm khắc hay quá buông lỏng con đôi khi sẽ phản tác dụng, nhất là không nên quá kỳ vọng, áp đặt quan điểm của mình vào con”. 1. Cầm trên tay hồ sơ tuyển sinh vào Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh TP.HCM, mẹ của Bích Hằng (học sinh lớp 12 Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu – Tiền Giang) đã xé nó một cách không thương tiếc. Và ngay sau khi mẹ chỉ dẫn, Bích Hằng lại phải nắn nót từng chữ để ghi lại một bộ hồ sơ mới thi vào Đại học Ngân hàng TP.HCM. Mẹ của Bích Hằng làm việc trong một ngân hàng danh giá của tỉnh. Đi đâu bà cũng khoe rằng năm nay Hằng thi vào Đại học Ngân hàng, và chắc chắn sẽ đậu. Hằng mệt mỏi với những đống bài vở nhưng không dám hé nửa lời với mẹ. Bản thân Hằng là người có năng khiếu nghệ thuật, nhưng vì những ước mơ của mẹ mà bạn phải cố gắng thực hiện. Nhưng Hằng biết rất rõ, mình khó có thể trở thành tân sinh viên của ngôi trường này.
  2. Nhiều đêm, Hằng cứ nằm mơ thấy ác mộng. Đó là viễn cảnh khi Hằng thi rớt, không khí ngột ngạt bao trùm cả nhà, mẹ thì nghiến răng, đập bàn, luôn miệng chì chiết rồi than thân trách phận: “Tao cực khổ nuôi mày ăn học, thế mà kết quả làm tao không dám ngẩng mặt nhìn ai. Sao tôi khổ thế này? Mày có thương mẹ không mà học hành như vậy…”. Mẹ Hằng xưa nay vẫn thế, luôn áp đặt con theo khuôn khổ do bà đặt ra mà không cần biết con mình có vừa lòng hay không. Chính vì thế, không bao giờ hai mẹ con có những cuộc trò chuyện phiếm cùng nhau. Hoàng Quân – em trai Hằng đang học lớp 11 cũng luôn giấu giếm mẹ về các mối quan hệ bạn bè, may lắm chỉ nói về chuyện học hành. Quân có bạn gái nhưng khi mẹ hỏi thì luôn miệng chối phăng bởi Quân sợ mẹ ngăn cấm, la mắng. Tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn nói: “Đó là sai lầm của người mẹ, cái gì càng cấm, các bạn tuổi teen càng thích khám phá, càng muốn bứt ra khỏi cái “vòng kim cô” kiểm soát của cha mẹ. Thay vì làm bạn với con, người mẹ lại áp đặt con vào khuôn khổ, việc này nếu kéo dài sẽ khó tránh khỏi các hậu quả đáng tiếc”. Và bằng chứng là Quân liên tục nói dối mẹ về mọi thứ, đến khi mẹ phát hiện ra thì Quân bảo: “Mẹ biết tại sao con nói dối không, bởi mẹ luôn áp đặt, mẹ không cần biết con nghĩ
  3. gì, mẹ không bao giờ mở lòng để con được tâm sự, con rất sợ điều đó”. TS. Sơn cũng khuyến cáo rằng các bậc cha mẹ nên đơn giản hóa những mong muốn và kì vọng. Đôi khi chỉ cần con không tham gia vào những hành vi xấu như nghiện hút, quan hệ tình dục bừa bãi, bỏ nhà đi lang thang thế là ngoan rồi. 2. Nếu như không có thầy chủ nhiệm lớp 11A1 Trường THPT X huyện Bến Lức – tỉnh Long An đến nhà báo tin thì vợ chồng anh Nam vẫn chưa hay cô con gái mình đã bỏ học hơn một tháng nay. Bởi lẽ sáng sáng L. vẫn ôm cặp đến lớp và trưa về nhà đúng giờ. Thì ra đó chỉ là cái cớ để L. đi hát karaoke và đi chơi với N. – bạn trai mà L. quen hơn hai tháng nay. Vợ chồng anh Nam quanh năm quần quật với ruộng vườn, ít quan tâm đến việc học của L. Bây giờ anh chị mới hiểu rằng, những món tiền và món đồ vụn vặt trong nhà bỗng dưng mọc cánh bay đi, thì ra đó chính là do bàn tay của con gái mình. Dù rất tức giận, nhưng vì thương con, vợ chồng anh Nam vẫn đến trường xin cho con được đi học lại. Nhưng chứng nào tật nấy, L. lại tiếp tục bỏ học. Lần này anh chị nhất định cấm tiệt không cho L. ra khỏi nhà. Anh đánh L. một trận nên thân rồi dùng dây xích, xích L. lại một góc nhà. Cho đến một hôm, vào nửa
  4. đêm, canh lúc ba mẹ ngủ say, L. quấn dây xích lên người, đi ra tiệm mướn người cắt dây xích rồi trốn lên Sài Gòn cùng người bạn trai của mình. Xài hết tiền, L. đã bị người bạn trai “ đá” nên không dám trở về nhà. Một người quen tình cờ gặp L. lang thang ngoài đường đã gọi điện thoại cho vợ chồng anh Nam hay. Lập tức cả hai liền đáp xe đò lên tận nơi, bắt L. về. Những giọt nước mắt ứa ra, giọng L. nghèn nghẹn: “ Đây là bài học ghi dấu suốt cuộc đời. Mình sẽ cố gắng đi học lại, mong rằng đừng có bạn trẻ nào đi vào vết xe đổ của mình như thế…”. Theo NGƯT Lê Minh Nga - Giám đốc Trung tâm Tư vấn Tâm lý giáo dục Tình yêu - Hôn nhân - Gia đình TP.HCM thì: “Cha mẹ quá buông lỏng dẫn đến việc con ham chơi, bỏ học là chuyện không thể tránh. Nhiều bậc cha mẹ không kiềm chế nổi khi con mình vi phạm lỗi lầm, mỗi ngày một hình phạt mới như đánh đập, xích tay chân… thì kết quả sự việc sẽ tệ hại hơn nữa. Chuyện của bạn L. vừa rồi sẽ “cố vấn” cho các bạn trẻ hãm bớt những giây phút ham chơi phù phiếm. Buông lỏng con trong độ tuổi teen lại là một liều thuốc làm hại con. Tuổi teen cần được sống trong một môi trường sống có sự dạy dỗ kỹ càng của ba mẹ, bởi đây là lúc các em bắt đầu khám phá cuộc sống bên ngoài. Cha mẹ cần củng cố các giá trị gia
  5. đình một cách vững chắc thông qua lời nói và hành động nhất quán. Cha mẹ hãy khuyến khích con phát triển các kĩ năng cần thiết để quản lý bản thân theo những cách thích hợp”. Đại Nghĩa
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2