SẠN THẬN (1)
lượt xem 3
download
Hiện tượng tạo sạn (hay sỏi) trong đường tiểu đã được biết từ hàng ngàn năm trước, nhưng trong những thập niên gần đây tiền trình tạo sạn cũng như con số người bị bệnh thay đổi theo những đường hướng tương đối.. khác lạ. Trước đây, sạn thường chỉ được tạo ra trong bọng đái (bàng quang), nhưng ngày nay đa số sạn lại ở tại thận. Con số bệnh nhân cũng gia tăng quá mức: Ước lượng có đến 10 % người phái Nam tại Hoa Kỳ bị sạn thận..ít nhất là một lần trong đời! và...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SẠN THẬN (1)
- SẠN THẬN (1) Hiện tượng tạo sạn (hay sỏi) trong đường tiểu đã được biết từ hàng ngàn năm trước, nhưng trong những thập niên gần đây tiền trình tạo sạn cũng như con số người bị bệnh thay đổi theo những đường hướng tương đối.. khác lạ. Trước đây, sạn thường chỉ được tạo ra trong bọng đái (bàng quang), nhưng ngày nay đa số sạn lại ở tại thận. Con số bệnh nhân cũng gia tăng quá mức: Ước lượng có đến 10 % người phái Nam tại Hoa Kỳ bị sạn thận..ít nhất là một lần trong đời! và tỷ lệ sạn thận trong dân số Mỹ lên đến từ 0.1 đến 6 %. Mỗi năm, tại Hoa Kỳ, cứ 1000 người thì có 1 người nhập viện để chữa Sạn thận. Tỷ số mắc bệnh tăng theo chiếu hướng của những loại bệnh 'được gọi là do ở lối sống, ăn uống kiểu Tây phương ' như bệnh tim-mạch, huyết áp cao, tiểu đường.. Người da trắng ở lứa tuổi từ 30 đến 50 có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất. Trẻ em và Người da đen ít khi bị Sạn thận. Theo định nghĩa Y-học, Sạn hay Sỏi trong đường tiểu (Urinary calculi) là những khối cứng có dạng như sỏi được tạo thành tại bất kỳ nơi nào trong đường tiểu và có thể gây ra đau, chảy máu, ngăn cản luồng nước
- tiểu hay gây ra nhiễm trùng. Tùy thuộc vào vị trí nơi sạn được tạo ra, để gọi là Sạn thận hoặc Sạn bàng quang. Tiến trình tạo ra sạn được đặt tên là Urolithiasis (Renal lithiasis = Nephrolithiasis). Sạn có thể được tạo ra do ở nước tiểu trở thành quá bão hòa với các loại muối có khả năng đóng tụ lại hay do ở nước tiểu thiếu các chất ức chế sự tạo sạn. Tại Hoa Kỳ, khoảng 80 % tổng số sạn có Calcium trong thành phần. Số còn lại là những khoáng chất khác, kể cả uric acid(5-8%), cystine và struvite (10-15%). Sạn struvite, là một hỗn hợp Magnesium, Ammonium và Phosphate, còn được gọi là Sạn nhiễm trùng, vì chúng chỉ được tạo ra trong những môi trường nước tiểu đã bị nhiễm trùng. Kích thước của Sạn thay đổi: từ quá nhỏ để có thể nhìn được bằng mắt thường đến to cỡ đường kính từ 2, 5 cm trở lên. Sạn to được gọi là Staghorn calculus=Sỏi, có thể bít kín cả ống dẫn nước tiểu. TRIỆU CHỨNG: Sạn, nhất là sạn nhỏ, có thể không gây những triệu chứng gì. Sạ n trong bàng quang có thể gây đau nơi bụng dưới. Sạn gây trở ngại nơi ống dẫn nước tiểu vào thận có gây đau nơi lưng hay đau bụng dữ dội. Cơn đau do sạn thận có những đặc tính: đau dữ dộI, không liên tục, đứt đoạn, thường
- nơi hông và lan dần qua bụng dưới, thường nơi khu vực bộ sinh-dục và đùi phía trong. Có thể có thêm những triệu chứng khác như buồn nôn, ói mửa, căng cứng bụng dưới, ớn lạnh, sốt nóng và có máu trong nước tiểu. Bệnh nhân có thể mắc tiểu nhiều lần, nhất là khi sạn qua đường ống dẫn tiểu. Sạn có thể gây ra nhiễm trùng trong đường tiểu. Khi Sạn ngăn chặn luồng nước tiểu, vi khuẩn bị giữ lại nước tiểu bị đọng lại trước nơi bị nghẽn, đưa đến nhiễm trùng. Nếu sạn chặn đường tiểu lâu ngày, nước tiểu bị giữ trong những ống nhỏ trong thận gây ra áp suất tạo căng thẳng nơi thận (hydronephrosis) và có thể gây hư hại thận. ĐỊNH BỆNH: Sạn không tạo ra những triệu chứng, có thể được tìm ra một cách bất ngờ khi đi thử nước tiểu trong những lần kiểm soát sức khoẻ định kỳ. Sạn gây ra đau, thường được định bệnh dựa trên những triệu chứng đau nhức vùng thận, cùng với sự căng cứng phía sau lưng, hông hoặc đau khu vực bộ sinh dục mà không có nguyên do rõ rệt. Xét nghiệm nước tiểu qua kính hiển vi có thể tìm ra máu hay mủ hoặc những tinh thể nhỏ của sạn. Thông thường thì không cần đến các thử nghiệm bổ túc, ngoại trừ khi các cơn đau kéo dài nhiều giờ hay khi việc định bệnh chưa thật sự rõ rệt.
- Các xét nghiệm bổ túc thường là: lấy mẫu nước tiểu trong 24 giờ; mẫu máu để tìm nồng độ Calcium, Cystine, Uric acid.. và các chất tạo sạn khác.. Chụp Quang tuyến X vùng bụng có thể giúp tìm Sạn Calcium và sạn Struvite. Một vài kỹ thuật xét nghiệm khác cũng có thể được dùng đến, nếu cần: Trong Urography, một chất phản quang (radiopaque), nhìn thấy được qua tia X, được chích vào tĩnh mạch và di chuyển về thận, tại đây sẽ làm hiện rõ các sạn uric acid, nhìn qua tia X. Việc phân loại các Sạn rất quan trọng cho việc chữa trị thích ứng. Khi thẩm định một cách thận trọng một số tiêu chuẩn ( cách thức ăn uống, yếu tố biến dưỡng, bệnh tật, các thông số kỹ thuật của nuớc tiểu, máu..), BS sẽ có thể xác định được loại Sạn. (Xem Bảng phân loại Sạn) Các điều kiện thích hợp cho sự tạo sạn có thể được chia thành hai nhóm : Các yếu tố làm tăng nồng độ của các tinh thể sạn: như sự giảm thể tích của nước tiểu, hoặc gia tăng vận tốc bài tiết những cấu tử của sạn.. Các yêu tố gây tạo sạn trong những điều kiện bình thường của nước tiểu như sự ứ đọng nước tiểu, thay đổi pH, vật lạ trong nước tiểu, sự giảm các yếu tố giúp hòa tan các cấu tử của sạn trong nước tiểu.
- ĐIỀU TRỊ và PHÒNG NGỪA tạo thêm SẠN Những hạt sạn nhỏ, không gây ra triệu chứng, trở ngại hay nhiễm trùng thường không cần đến điều trị. Uống thật nhiều nước sẽ làm tăng thêm việc tạo ra nước tiểu và giúp tống, loại bớt một số sạn; một khi sạn đã b ị tống khỏi đường tiểu ..thì sẽ không cần điều trị nữa.. Các triệu chứng đau có thể được trị bằng các thuốc trị-đau có ma-túy.. Thông thường, những hạt sạn to cỡ hơn 1,5 cm, nằm trong thận sẽ được phá thành những mảnh nhỏ bằng cách dùng những làn sóng siêu-âm (extracorporeal shock wave lithotripsy); những mảnh vụn nhỏ của Sạn sau đó sẽ bị tống thải theo nước tiểu. Đôi khi, Sạn được BS lấy ra bằng cách mổ một đường nhỏ qua da (percutaneous nephrolithotomy), sau khi đã dùng siêu-âm. Các hạt sạn nhỏ nằm ở phần dưới ống tiểu có thể được lấy ra bằng cách dùng ống soi, đưa vào đường tiểu và qua đến bàng quang. Sạn loại Uric acid có thể được làm tan dần bằng cách làm cho nước tiểu trở thành kiềm hơn (như dùng potassium citrate). Các loại Sạn khác không thể làm tan theo phương thức này. Chỉ đôi khi mới cần đến giải phẫu để lấy Sạn ra. Phòng ngừa tạo thêm Sạn:
- Các biện pháp phòng ngừa theo Y học chỉ chú trọng vào việc không tạo thêm Sạn mới, do đó tùu thuộc vào thành phần hóa học của các Sạn đã được tìm ra trong nước tiểu. Đa số những bệnh nhân có Sạn loại Calcium, ở vào tình trạng thừa Calcium trong nước tiểu (Hypercalciuria), nghĩa là Calcium được bài tiết quá mức qua đường tiểu Các loại thuốc lợi tiểu loại Thiazides như Trichlormethiazide có thể sẽ giúp làm bớt sự tạo Sạn nơi những bệnh nhân này. Uống thật nhiều nước- khoảng 8 đến 10 ly nước mỗi ngày- sẽ có ích lợi thêm. Nên ăn theo một chế-độ hạn chế Calcium và dùng loại resin Sodium Cellulose Phosphate nhưng nên thận trọng vì cách này có thể khiến mức Calcium trong cơ thể xuống quá thấp. Có thể dùng Potassium Citrate để làm tăng lượng citrate trong nước tiểu, citrate giúp chặn tạo Sạn Calcium. Nồng độ cao của Oxalate trong nước tiểu..sẽ giúp tạo thêm Sạn Calcium! Nồng độ này có thể do ở ăn uống những thực phẩm chứa nhiều Oxalate (Xem phần dưới), hoặc do ở một tình trạng bệnh lý nơi ruột. Một đôi khi (hiếm xẩy ra) Sạn Calcium là do ở những rối loạn bệnh lý như Cường tuyến Phó Giáp trạng, Bệnh Sarcoidosis, Ngộ độc do dư thừa Vitamin D.. Ung thư.. Đối với các loại Sạn chứa Uric acid: nên bớt ăn Thịt bò, heo, Cá vì những thực phẩm này làm tăng uric acid; nên ăn Thịt gia-cầm (gà-vịt). Bệnh
- nhân có thể được cho uống Allopurinol (Zyloprim@) để giúp giảm bớt sự tạo Uric acid. Có thể dùng Potassium Citrate để làm nước tiểu thêm kiềm vì Sạn Uric acid thường được tạo ra khi độ acid trong nước tiểu tăng lên. Uống nước nhiều cũng rất hữu ích. Dùng Siêu âm để loại Sạn: Sạn thận có thể bị phá thành những mảnh nhỏ bằng những làn sóng siêu-âm tạo ra do một máy gọi là Lithotriptor theo Phương pháp trị liệu Extracorporeal Shock Wave Lithotripsy (ESWL). Sau khi đã xác định được vị trí của Sạn bằng Hệ thống dò siệu âm Fluoroscope, máy Lithotriptor được đặt phía lưng, và các làn sóng siêu-âm phát ra từ máy được nhắm thẳng vào Sạn, làm vỡ sạn từ từ. Bệnh nhân sau đó được cho uống nước liên tục để giúp tạo nước tiểu kéo và thải Sạn ra ngoài. Đôi khi nước tiểu có máu và bệnh nhân bị bầm nơi lưng nhưng ít khi xẩy ra những vấn đề nguy-hại.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SẢN PHỤ KHOA - BỆNH ÁN SẢN KHOA 1./HÀNH CHÍNH 1. Họ tên sản
6 p | 534 | 48
-
SẢN PHỤ KHOA - KỸTHUẬTĐẶT FORCEPS
5 p | 233 | 48
-
X Quang trong bệnh thận tiết niệu (Kỳ 2)
5 p | 155 | 38
-
Thuốc an thần kinh và thuốc bình thần (Kỳ 3)
5 p | 134 | 25
-
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN TÂM THẦN (Kỳ 1)
7 p | 134 | 24
-
Sắn dây - "Thần dược" mùa hè
5 p | 107 | 17
-
Cường Aldosteron, U tuỷ thượng thận
6 p | 135 | 16
-
SỰ LÂY NHIỄM KÝ SINH TRÙNG VÀ ĐỘC TỐ THẦN KINH TRONG SẢN PHẨM THỦY SẢN
11 p | 128 | 13
-
Thận - nước tiểu
16 p | 71 | 6
-
Nhân một trường hợp tử cung đôi có tắc nghẽn âm đạo một bên kèm bất sản thận cùng bên
6 p | 12 | 5
-
Phát hiện người lành mang gen bệnh và chẩn đoán trước sinh bệnh tăng sản thượng thận bẩm sinh
7 p | 47 | 4
-
Kết quả điều trị và một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị trẻ hội chứng thận hư kháng corticosteroid tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh
9 p | 7 | 3
-
Áp dụng kỹ thuật MLPA trong phát hiện đột biến xóa đoạn gen CYP21A2 gây bệnh tăng sản thượng thận bẩm sinh thể thiếu 21-hydroxylase
7 p | 71 | 2
-
Xác định đột biến gen CYP21A2 trên bệnh nhân tăng sản thượng thận bẩm sinh thiếu 21- hydroxylase thể mất muối
6 p | 50 | 2
-
Ứng dụng kỹ thuật chẩn đoán elisa để xác định các thể lâm sàng bệnh ấu trùng sán dải heo ở người - Phan Anh Tuấn
5 p | 62 | 2
-
Ung thư tế bào gai trên bệnh nhân sỏi san hô thận: Báo cáo 1 trường hợp
3 p | 39 | 1
-
Kết quả điều trị và một số yếu tố liên quan ở trẻ tăng sản thượng thận bẩm sinh thể thiếu enzym 21-hydroxylase
4 p | 6 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn