intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sản xuất giống cá dĩa

Chia sẻ: Tu Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

234
lượt xem
76
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cá dĩa có tên khoa học là Symphysodon sp thuộc lớp Osteichthyes, bộ Percifosmes, họ Cichlidae (họ cá rô), giống Symphysodon aequifasciata; có nguồn gốc xuất xứ từ vùng thượng và trung lưu sông Amazon thuộc Brasil (Nam Mỹ). Cá dĩa được phân thành 4 loại chính: Loại thứ nhất là Heckel discus (Symphysodon discus), tiếng Việt gọi là cá đĩa đỏ. Thân có 9 sọc chạy ngang, xuất phát từ phần đầu ngang qua mắt đến cuống đuôi. Trong đó các sọc 1, 5, 9 được nhìn thấy rõ nhất. Thân có màu đỏ cam, miệng và dìa các vi...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sản xuất giống cá dĩa

  1. Sản xuất giống cá dĩa Cá dĩa có tên khoa học là Symphysodon sp thuộc lớp Osteichthyes, bộ Percifosmes, họ Cichlidae (họ cá rô), giống Symphysodon aequifasciata; có nguồn gốc xuất xứ từ vùng thượng và trung lưu sông Amazon thuộc Brasil (Nam Mỹ). Cá dĩa được phân thành 4 loại chính: Loại thứ nhất là Heckel discus (Symphysodon discus), tiếng Việt gọi là cá đĩa đỏ. Thân có 9 sọc chạy ngang, xuất phát từ phần đầu ngang qua mắt đến cuống đuôi. Trong đó các sọc 1, 5, 9 được nhìn thấy rõ nhất. Thân có màu đỏ cam, miệng và dìa các vi màu đỏ hoặc trên đầu và dìa các vây màu đỏ sẫm. Loại thứ 2 tiếng Việt gọi là dĩa nâu Brown discus (Symphysodon aequifasciata axelrodi) thân có màu nâu, sọc chính, sọc đứng, vây có màu xanh da trời, các vằn dọc chỉ có ở vi lưng, trán, và vi hậu môn. Loại thứ 3 tiếng Việt gọi là dĩa xanh da trời Blue discus (Symphysodon aequifasciata haraldi), có tài liệu gọi là dĩa nâu đỏ. Loại này tương tự như dĩa xanh lá cây nhưng sọc có màu xanh sáng, thân có màu đỏ hoặc nâu đỏ. Cuối cùng là loại dĩa xanh lá cây Green discus (Symphysodon aequifasciata aequifasciata) trên thân có màu
  2. xanh lá cây, các sọc có màu nâu đậm hơn các màu trên thân, đây là loài cá quý hiếm. Về tính ăn, cá con mới nở bám vào giá thể, tuổi cá con lúc này tương đương 3 ngày tuổi. Sau 3 ngày tuổi, cá con tách rời giá thể, bám lên mình bố mẹ chúng, ăn chất nhờn do cá bố mẹ tiết ra. Chất nhờn này được ví như nguồn sữa có hàm lượng dinh dưỡng cao, mà cho đến nay chưa tìm ra được loại thức ăn nào có chất lượng và hiệu quả sử dụng tương đương để thay thế. Thời gian ăn chất nhờn trên mình cá bố mẹ kéo dài từ 15 - 18 ngày và tùy thuộc rất nhiều vào kỹ thuật nuôi, có khi ngắn hơn hoặc dài hơn thời gian trên. Sau thời gian ăn chất nhờn, thức ăn tiếp theo của cá con là bo bo, con đỏ (Moina) hoặc trùn muối (Artemia). Cá từ 1 tháng tuổi đến trưởng thành ăn các loại thức ăn như trùn chỉ (Tubifex), thịt bò, tép đồng… Trong sản xuất giống cá, đến ngày tuổi thứ 6, tập cho cá con quen với việc sử dụng Moina, Artemia, đến ngày tuổi thứ 14, 15 tách riêng cá con, nhằm tránh ảnh hưởng đến thể trạng, sức khỏe của cá bố mẹ. Chủ động giúp cá bố mẹ mau hồi phục sức lực, đủ thời gian nuôi vỗ tái phát dục, chuẩn bị cho lần sinh sản tiếp theo được tốt hơn. Về đặc điểm sinh trưởng, trứng sau 60 giờ ở nhiệt độ 30 độ C hoặc 65 - 72 giờ ở nhiệt độ 26 - 28 độ C trứng sẽ nở. Sau 3 ngày, cá bột đạt chiều dài thân từ 2,5 - 3,0 mm. Thường từ 24 - 25 giờ sau khi cá bố mẹ đẻ trứng, có thể đánh giá tỉ
  3. lệ trứng thụ tinh. Trứng thụ tinh có màu trắng trong hoặc trắng xám, vàng, trứng không thụ tinh có màu trắng đục. Cá con 5 - 6 tuần tuổi có chiều dài 24 - 25 mm, sau 3 tháng tuổi dài 60 - 70 mm. Màu sắc xuất hiện đầy đủ khi cá con đạt 5 - 6 tháng tuổi. Riêng đặc điểm sinh sản, cá thành thục, sinh sản lần đầu khi đạt độ tuổi từ 10 - 12 tháng. Tuy nhiên tốt nhất nên cho cá sinh sản lần đầu ở độ tuổi 1,5 năm trở lên. Thời gian tái thành thục (đẻ lại) phụ thuộc vào chất lượng nuôi vỗ, và sức khỏe cá bố mẹ. Có khi chỉ vài ngày, nhưng có khi kéo dài cả tháng trời hoặc hơn. Cá có độ tuổi già, thời gian tái thành thục kéo dài hơn, trung bình hơn 25 ngày, và số lần sinh sản trong năm giảm xuống, trung bình chỉ còn khoảng 3 - 7 lần/năm. Sức sinh sản phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lứa tuổi và mùa sinh sản… Lứa đẻ đầu thường 150 - 200 trứng, các lần đẻ sau số trứng tăng dần lên, tối đa khoảng 700 trứng. Cá đẻ quanh năm nhưng vào mùa lạnh đẻ ít hơn và tỉ lệ trứng ung hư nhiều hơn. Cá dĩa thuộc loài đẻ trứng dính, trứng hình tròn, đường kính trung bình từ 0,7 - 0,8 mm, màu trắng ngà, trứng dính trên giá thể. Để có một cặp cá bố mẹ tốt, cần chọn cặp cá hậu bị có màu sắc đặc trưng, thân hình tròn, cân đối. Đối với cá dĩa việc phân biệt đực - cái rất khó khăn, nhất là giai đoạn cá còn nhỏ, dưới 7 tháng tuổi hoặc chưa đến tuổi sinh sản.
  4. Khi cá đến tuổi sinh sản thường có hiện tượng bắt cặp, ghép đôi giữa hai con khác giới tính. Thường cặp cá đã ghép đôi sẽ tách đàn, sở hữu một vùng lãnh thổ riêng biệt trong hồ, đánh dạt những con còn lại trong bầy về một phía. Cần tách riêng những cặp cá này, bố trí sang hồ kiếng khác để nuôi vỗ riêng, tạo điều kiện cho những cặp khác sớm hình thành. Cũng có thể mua những cặp cá đã trưởng thành làm cá hậu bị mang đi nuôi vỗ, tuy nhiên cách này đòi hỏi người mua phải nắm rõ được lai lịch, tính tình của cặp cá và mất khá nhiều thời gian để thuần dưỡng cặp cá theo mong muốn. Dụng cụ nuôi vỗ thường là hồ kiếng kích thước trung bình dài 50 - 60 cm, ngang 35 - 40 cm, cao 35 - 40 cm, với kích thước hồ trên bố trí nuôi vỗ một cặp cá, mức nước trong hồ cao từ 40 - 45 cm. Nguồn nước nuôi vỗ cá dĩa nên chọn độ cứng (DH) trung bình nhỏ hơn 3 (< 3 ), độ phèn (pH) từ 6,0 - 6,5, nhiệt độ trung bình 28 - 30 độ C, sục khí liên tục. Thức ăn trong giai đoạn nuôi vỗ gồm thịt bò, tim bò, cá lóc con, tép đồng, lượng ăn hàng ngày chiếm 3 - 5% so với trọng lượng thân cá. Ngày cho cá ăn 1 - 2 lần vào sáng 8 giờ, chiều 14 giờ, thức ăn chỉ dùng trong ngày, loại bỏ thức ăn dư thừa sau mỗi cuối ngày. Nếu không sử dụng lọc nước, phải tiến hành thay nước hàng ngày. Lượng nước thay chiếm 30 - 50%, trước khi thay nước cần cọ, rửa, lau chùi hồ kiếng và để lắng 10 - 20 phút, mới tiến hành thay nước. Nếu có lọc nước, 2 ngày thay nước 1 lần.
  5. Thời gian nuôi vỗ kéo dài 1 - 2 tuần tùy thuộc vào chế độ nuôi vỗ, chăm sóc, dinh dưỡng, môi trường. Khi quan sát cá thấy màu sắc trên thân cá trở nên sậm, tối hơn; các vạch trên người, đặc biệt là các vạch cuối trở nên rõ ràng hơn... là lúc cá chuẩn bị đẻ. Gai sinh dục lộ ra dần, cá đực và cá cái thường có những cử chỉ ấu yếm, đùa giỡn, đôi khi hai con bơi song song nhau, bất ngờ đứng yên, rung toàn thân theo chu kỳ. Khi đưa giá thể vào, cặp cá thay nhau làm vệ sinh, cá dùng miệng chà lau sạch giá thể nhiều lần, với mức độ tăng dần. Giá thể có thể là gạch thông gió 6 cạnh, gạch ống, ống nước… Điều lưu ý là dù sử dụng giá thể nào cũng vậy, khi đưa vào trong hồ, đỉnh của giá thể phải ngập trong nước ít nhất 10 cm. Cường độ vệ sinh giá thể tăng đến cực điểm là lúc cá bắt đầu đẻ trứng. Trước tiên cặp cá thay nhau phun nhớt vào tổ đẻ và tiến hành đẻ trứng. Con cá sẽ đẻ trứng theo chiều dọc từ dưới lên trên, như ta quét sơn, từng lớp một, từng viên trứng sẽ được gắn đều đặn ngay ngắn trên giá thể theo hàng, lớp. Con đực đi theo lộ trình con cái để thụ tinh cho trứng. Thường cá đẻ vào thời gian từ 14 - 17 giờ là tốt nhất, đẻ kéo dài 1 - 1,5 giờ, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe cá bố mẹ. Sau khi hoàn tất công đoạn đẻ trứng, cá chuyển sang ấp trứng. Trong lúc cá đẻ, tránh tiếng động mạnh, bóng người qua lại, ra vào quan sát… vì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động đẻ trứng của cá và số
  6. lượng trứng. Cặp cá thay nhau ấp trứng, quạt nước cung cấp oxy, dùng miệng thổi nước vào đám trứng để làm giàu oxy. Trứng thụ tinh có màu trắng trong hoặc trắng xám, vàng. Trứng không thụ tinh có màu trắng đục, cá bố mẹ sẽ ăn hết những trứng hư. Tùy thuộc vào nhiệt độ môi trường thời gian nở sẽ dao động từ 65 - 72 giờ, thường nhiệt độ càng cao (30 độ C) thời gian nở càng nhanh, ngắn hơn. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ quá cao, kéo dài, phôi nở ra rất dễ bị dị hình, dị tật. Do giá thể có lớp chất nhờn, nên khi nở ra cá con vẫn bám đầu vào giá thể, hiện tượng này kéo dài khoảng 3 ngày, sau đó cá con bơi lội tự do trong bể, thân cá con có màu xám, chiều dài từ 2,5 - 3 mm, trong suốt ở vây và đuôi. Cùng với thời điểm này, cá con chuyển dần đời sống sang cơ thể bố mẹ, sống bằng chất nhớt do cơ thể bố mẹ chúng tiết ra. Khi cá con được 4 ngày tuổi, cần lưu ý buổi tối bố trí thêm bóng đèn để cá bố mẹ thấy đường chăm sóc cá con. Từ ngày thứ 6 trở đi, cho vào bể một ít Moina hoặc Artemia. Tập cho cá con có thời gian quen dần với thức ăn mới từ ngoài đưa vào. Sau 2 tuần tuổi, tiến hành tách riêng cá con. Dùng bể có kích thước 0,8 x 0,4 x 0,4 m, ương với mật độ trung bình 80 - 120 con. Chế độ thay nước tiến hành khi cá bột được 5 - 6 ngày tuổi, lượng nước thay trung bình 1/4 - 1/6 tùy theo chất lượng môi trường nước nuôi. Khi thay nước, lưu ý đến sự chênh lệch các thông số môi trường giữa hai nguồn nước cũ và mới, rất dễ gây sốc cho cá con. Thức ăn trong 2 - 3 tuần tuổi đầu gồm: Artemia, Moina, Dapnhia,... Khi chuyển sang cho cá con ăn trùn chỉ, cần tạo thời gian rộng
  7. rãi để cá con thích nghi dần bằng cách giảm lượng thức ăn đang sử dụng và thay thế bằng trùn chỉ, thay từ từ với lượng tăng dần.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2