MỘT SỐ BÀI TẬP GIÚP HỌC SINH KHIẾM THỊ LỚP 1<br />
RÈN LUYỆN CƠ BÀN TAY<br />
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI<br />
“Giàu hai con mắt, khó đôi bàn tay”<br />
Đó là những đúc kết của cha ông ta từ xa xưa về giá trị của đôi mắt và đôi tay.<br />
Chúng ta sống và làm việc có hiệu quả là nhờ vào đôi mắt biết quan sát và đôi tay<br />
khéo léo. Nếu thiếu một trong hai bộ phận đó, con người sẽ gặp rất nhiều khó khăn<br />
trong sinh hoạt cũng như làm chủ thế giới.<br />
Đối với người bình thường, có một đôi mắt tinh tường, đôi tay chắc khỏe là<br />
có thể dễ dàng làm được mọi việc. Nhưng với người khiếm thị, đôi mắt bị khiếm<br />
khuyết đã làm cho họ gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt và công việc hàng<br />
ngày. Những người khiếm thị không thể quan sát mọi vật và sự việc xung quanh<br />
một cách rõ ràng đầy đủ. Khi đó đôi tay sẽ giúp họ khám phá thế giới bằng việc sờ<br />
mó, cầm nắm, cảm nhận. Đôi tay có chức năng gần giống như đôi mắt: phân biệt<br />
và xác định các bề mặt, khoảng cách, trọng lượng của sự vật,... Do vậy đôi tay như<br />
là đôi mắt thứ hai của người khiếm thị.<br />
Trẻ khiếm thị là những em còn nhỏ tuổi, có thể sinh ra đã bị khiếm thị khiếm thị bẩm sinh; hoặc trong quá trình lớn lên mắc một số bệnh về mắt và bị<br />
khiếm thị. Đa số các em có thể chất không được khỏe mạnh như những trẻ bình<br />
thường ở cùng độ tuổi. Bên cạnh đó các em được gia đình nuông chiều với quan<br />
niệm đã bị khuyết tật thì không làm gì được. Những điều đó làm cho các em khiếm<br />
thị rất thụ động trong mọi việc, và quan trọng hơn là các em không được vận động<br />
nhiều nên làm cho cơ thể không khỏe mạnh, linh hoạt.<br />
Việc sử dụng các cơ khớp vận động của các em khiếm thị rất yếu, nhất là các<br />
cơ bàn tay. Đa số các em không biết phối hợp cử động các ngón tay, phối hợp cử<br />
động hai bàn tay, cầm nắm lỏng lẻo, không chắc. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn<br />
đến quá trình học tập và sinh hoạt hàng ngày của các em. Các em có cơ tay yếu sẽ<br />
khó có thể cầm bút để viết, thực hiện các thao tác trong những môn học cơ bản.<br />
Đặc biệt đối với những em khiếm thị phải học bằng chữ Braille thì quá trình sử<br />
dụng bảng, dùi, sách Braille sẽ kéo dài và khó khăn. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn<br />
đến quá trình học tập và tinh thần học tập của các em khiếm thị: không theo kịp<br />
chương trình, chán nản, tự ti, thu mình.<br />
Do vậy, vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để giúp các em học sinh khiếm thị<br />
nhỏ tuổi có đôi tay khỏe mạnh, linh hoạt và theo kịp chương trình học. Hiện nay<br />
chưa có một tài liệu nghiên cứu cụ thể nào đưa ra giải pháp này, mà thường rất<br />
chung chung và không đi sâu vào đối tượng là trẻ khiếm thị. Chính vì vậy mà tôi<br />
mạnh dạn đưa ra giải pháp để giúp các em khiếm thị trong đề tài: “ Một số bài tập<br />
giúp học sinh khiếm thị lớp 1 rèn luyện cơ bàn tay”. Những bài tập này nhằm<br />
giúp các em rèn luyện một đôi tay chắc khỏe, khéo léo, linh hoạt và giúp cho việc<br />
học tập có hiệu quả.<br />
1<br />
<br />
Trong khuôn khổ của đề tài này, tôi đi sâu vào đối tượng là học sinh khiếm thị<br />
lớp1 bởi các em còn nhỏ và chưa được trải qua một trường lớp nào, lần đầu tiên đi<br />
học, lần đầu tiên làm quen với sách vở, bảng con, bút viết,... Những bài tập cũng là<br />
những bài luyện tập cơ bản cho đôi tay như: cầm nắm, phối hợp cử động các ngón<br />
tay, phối hợp cử động hai bàn tay. Việc luyện tập các động tác cơ bản sẽ giúp các<br />
em có thể đọc viết một cách tốt hơn, hỗ trợ cho việc học tập và giúp các em tự tin,<br />
hòa đồng với các bạn trong trường.<br />
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI<br />
1. Cơ sở lí luận<br />
1.1. Một số khái niệm<br />
- Học sinh khiếm thị: được chia làm hai đối tượng khác nhau là mù và nhìn<br />
kém. Những em mù là không còn khả năng nhìn thấy hoặc chỉ phân biệt sáng tối.<br />
Những em nhìn kém là những em còn khả năng nhìn thấy nhưng mức độ nhìn<br />
không được rõ ràng hoặc phải nhìn ở khoảng cách rất gần cho dù được hỗ trợ về<br />
kính.<br />
- Cơ bàn tay: là hệ thống các bó thịt bao xung quanh các xương khớp của bàn<br />
tay. Chúng kết hợp với các khớp ngón tay, dây chằng để thực hiện các thao tác,<br />
vận động của bàn tay dưới sự chỉ đạo của trung ương thần kinh trên não.<br />
1.2. Các hoạt động của cơ bàn tay<br />
Bàn tay là một trong những bộ phận quan trọng nhất của con người. Nó hỗ trợ<br />
cho các hoạt động đơn giản như cầm nắm một vật thể lớn hoặc những hoạt động<br />
phức tạp hơn như nhặt một viên sỏi nhỏ. Có thể chia vận động của cơ bàn tay<br />
thành hai là vận động tinh và vận động thô.<br />
Vận động thô: là những vận động đơn giản, thường không phải luyện tập<br />
nhiều, hoặc là những vận động bản năng như: cầm, nắm, ném, vung tay, giơ tay,<br />
gãi, ... Thường là sử dụng cả bàn tay, không cần đến sự vận động phối hợp của các<br />
ngón tay, phối hợp hai bàn tay.<br />
Vận động tinh: là những vận động phức tạp, thể hiện sự linh hoạt và khéo léo,<br />
cần được luyện tập và bắt chước, được hoàn thiện dần dần theo thời gian như: viết,<br />
sử dụng các đồ vật nhỏ như thìa, kim khâu,...; hoặc nhặt, chọn, tìm kiếm các đồ vật<br />
nhỏ;... Thường sử dụng đến sự phối hợp vận động của các ngón tay và phối hợp<br />
vận động của hai bàn tay.<br />
Đối với trẻ em thì việc thực hiện vận động tinh phải qua một quá trình rèn<br />
luyện bằng việc bắt chước hoặc khám phá đồ vật xung quanh. Mỗi một trẻ có quá<br />
trình phát triển vận động tinh khác nhau; trẻ bình thường sẽ phát triển nhanh hơn<br />
những trẻ có vấn đề về trí tuệ, thể chất hoặc khuyết tật. Việc phát triển còn phụ<br />
thuộc vào các điều kiện khác như sự quan tâm của gia đình, điều kiện văn hóa,<br />
kinh tế của từng vùng.<br />
1.3. Việc sử dụng cơ bàn tay của học sinh khiếm thị<br />
2<br />
<br />
Cũng như những trẻ em khác, trẻ khiếm thị cũng có những hoạt động của bàn<br />
tay để phục vụ việc học tập và các hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên<br />
do bị khiếm khuyết về thị giác nên các hoạt động bàn tay của các em thường không<br />
phát triển như các bạn cùng lứa tuổi, nó có thể chậm hơn.<br />
Do không có một đôi mắt bình thường nên đa số các em khiếm thị không thể<br />
bắt chước được các hoạt động của người xung quanh. Các em rất thụ động trong<br />
việc học hỏi. Nếu muốn các em có được các kỹ năng vận động như các trẻ khác thì<br />
chúng ta phải dạy, khi dạy phải đưa ra các lời chỉ dẫn kèm hành động thực hành thì<br />
các em mới có thể thực hiện được.<br />
Ngoài ra, quan niệm về trẻ khiếm thị chưa được hiểu rõ, nên đa số gia đình<br />
các em đều có một suy nghĩ chung là các em không thể làm được bất kỳ một việc<br />
gì. Chính suy nghĩ đó nên tất cả mọi việc của các em đều được gia đình làm hết,<br />
hoặc để các em ngồi một chỗ mà không chơi đùa hay dạy các em bất cứ một kỹ<br />
năng hay công việc nào phục vụ cho bản thân.<br />
Một số trẻ khiếm thị còn mắc thêm các tật về vận động nên cũng ảnh hưởng<br />
đến khả năng vận động của bản thân.<br />
Chính vì vậy mà những vận động của cơ bàn tay của trẻ khiếm thị nhỏ tuổi<br />
thường không phát triển như các trẻ cùng tuổi:<br />
- Cầm nắm thường lỏng lẻo, chỉ cầm được những vật có trọng lượng và kích<br />
thước to; không cầm được những vật quá lớn hoặc quá nặng và cầm trong một<br />
khoảng thời gian ngắn.<br />
- Khó thực hiện các thao tác theo sự hướng dẫn của người khác, khả năng bắt<br />
chước kém; khó thực hiện theo các khái niệm như nắm một ngón tay lại, xòe bàn<br />
tay, không căng cứng tay, dãn các cơ ngón tay,...<br />
- Cử động phối hợp của các ngón tay cứng nhắc, thụ động; việc phối hợp hoạt<br />
động hai tay cũng không được linh hoạt, khéo léo.<br />
- Hai bàn tay rất mềm yếu, cơ tay nhão, không thể thực hiện một hoạt động<br />
nào đó trong một thời gian dài như: viết, giặt quần áo, kéo co,...<br />
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài<br />
Áp dụng những lý luận ở trên tôi đưa ra một số bài tập để giúp học sinh<br />
khiếm thị lớp 1 rèn luyện cơ bàn tay. Những bài tập này được tiến hành như những<br />
trò chơi, giúp học sinh hứng thú và cảm thấy không nhàm chán. Việc chuẩn bị cho<br />
các bài tập cũng rất đơn giản, với những nguyên liệu có sẵn hoặc rẻ tiền, bất kì<br />
trường học nào, gia đình nào cũng có thể chuẩn bị cho con em của mình. Có thể<br />
thực hiện những bài tập này trong thời gian chơi, ở nhà hoặc tích hợp với một số<br />
môn học trong chương trình học của các em. Với mỗi dạng bài tập là một cách rèn<br />
luyện cơ bàn tay cho các em từ cử động đơn giản đến những cử động linh hoạt,<br />
phức tạp khác nhau. Bên cạnh đó, các bài tập không chỉ giúp các em khiếm thị rèn<br />
luyện cơ bàn tay mà bất kỳ đối tượng nào có vấn đề về vận động của bàn tay cũng<br />
đều có thể áp dụng để luyện tập.<br />
3<br />
<br />
2.1. Dạng 1: Bài tập rèn luyện sự cầm nắm<br />
Đây là dạng bài tập giúp các em rèn luyện kỹ năng vận động thô của bàn tay.<br />
Đối với những em có đôi tay yếu và mắc thêm tật về vận động thì cần phải luyện<br />
tập dạng bài tập này. Khi đã có thể cầm nắm chắc chắn, cơ tay khỏe thì các em tiến<br />
hành luyện tập sang các dạng khác, nâng cao các kỹ năng sử dụng cơ bàn tay.<br />
Bài 1: Vo giấy vụn, nặn đất sét<br />
Mục đích: Rèn luyện kỹ năng cầm, nắm, tạo cho cơ co duỗi của ngón tay<br />
khỏe, linh hoạt. Đối với những em có tật về vận động cần luyện tập thường xuyên,<br />
trong một thời gian dài mới đạt được kết quả.<br />
Chuẩn bị: Giấy báo, tờ lịch hàng ngày, lịch treo tường, giấy bìa cứng, đất<br />
sét.<br />
Thực hiện:<br />
- Đối với giấy: Học sinh dùng tay để vo một tờ giấy thành một nắm tròn.<br />
Thực hiện từ giấy mềm trước, khi nào thành thạo thì chuyển sang giấy cứng hơn.<br />
Thực hiện từng tay, và thay đổi luân phiên. Có thể tạo hứng thú cho các em bằng<br />
việc thi đua xem ai thực hiện nhanh hơn hoặc nhiều hơn trong một khoảng thời<br />
gian nhất định. Có thể thực hiện hoạt động này trong thời gian nghỉ giải lao giữa<br />
các tiết học.<br />
- Đối với đất sét: Học sinh dùng tay để bóp mềm đất, nắm lại thành một nắm<br />
tròn, hoặc tạo ra các hình dạng giống đồ vật, hoa quả có dạng tròn. Thực hiện động<br />
tác này trong giờ học Thủ công, Mĩ thuật, thay cho một số bài không phù hợp với<br />
học sinh khiếm thị.<br />
<br />
Hình 1+ 2: Bài tập rèn luyện sự cầm nắm.<br />
<br />
4<br />
<br />
Bài 2: Nhặt các khối hình tròn, vuông, chữ nhật, các quân bài, ... từ nơi<br />
này sang nơi khác<br />
Mục đích: Rèn kỹ năng cầm nắm nâng cao, giúp cho các cơ ngón tay co duỗi<br />
một cách linh hoạt.<br />
Chuẩn bị: Các hình khối có hình dạng khác nhau, các quân bài, rổ đựng.<br />
Thực hiện:<br />
- Yêu cầu học sinh nhặt các hình khối từ rổ bên trái chuyển sang rổ bên phải,<br />
và ngược lại. Có thể thực hiện bài học này trong môn toán, học sinh vừa nhặt vừa<br />
đếm theo thứ tự hoặc tính toán các phép tính trong phạm vi 10.<br />
2.2. Dạng 2: Bài tập rèn luyện sự phối hợp chuyển động của các ngón<br />
tay<br />
Khi cầm, nắm đã vững thì vấn đề tiếp theo là các em phải chuyển động phối<br />
hợp linh hoạt các ngón tay trong một bàn tay để thực hiện các kỹ năng vận động<br />
tinh. Dạng bài tập này giúp các em phối hợp linh hoạt các ngón tay, biết sự vận<br />
động của ngón tay nào cho từng hoạt động và sử dụng đúng chuyển động của<br />
những ngón tay đó phù hợp với công việc.<br />
Bài 1: Đếm lần lượt các ngón tay<br />
Mục đích: Rèn sự co duỗi của các ngón tay và cử động linh hoạt phối hợp<br />
của các ngón tay trong bàn tay.<br />
Chuẩn bị: Chỉ sử dụng hai bàn tay.<br />
Thực hiện:<br />
- Cho học sinh cụp hết các ngón tay lại và yêu cầu duỗi từng ngón tay, lần<br />
lượt từ ngón cái đến ngón út. Có thể kết hợp với trò chơi “nhúc nhích, nhúc nhích”:<br />
giáo viên hô “một ngón tay nhúc nhích, nhúc nhích”, học sinh giơ ngón trỏ và nhúc<br />
nhích ngón 1lần và cùng hô “nhúc nhích”; lần lượt cho đến hết cả hai bàn tay.<br />
Thực hiện bài tập này trong môn toán khi học sinh học về các số đếm trong phạm<br />
vi 10.<br />
Bài 2: Nhặt các vật có kích thước nhỏ như các loại hạt (hạt nhãn, hạt na,<br />
hạt vải) hoặc nhặt các loại hạt dùng để xâu vòng với nhiều chất liệu khác nhau<br />
(bằng gỗ, bằng đá, bằng nhựa,...)<br />
Mục đích: Rèn sự phối hợp linh hoạt cho các ngón tay, rèn luyện một đôi tay<br />
khéo léo, mềm dẻo. Bên cạnh đó rèn kỹ năng cảm nhận xúc giác của đôi tay.<br />
Chuẩn bị: Các loại hạt của một số cây; các loại hạt dùng để xâu vòng với<br />
chất liệu khác nhau; một số loại ca nhựa hoặc hũ nhựa nhỏ để đựng các loại hạt.<br />
Thực hiện:<br />
- Yêu cầu học sinh nhặt các loại hạt của cùng một loại cây vào một hũ hoặc<br />
nhặt các loại hạt xâu vòng có cùng một chất liệu vào một hũ. Việc nhặt những hạt<br />
nhỏ sẽ giúp cho các ngón tay phải vận động một cách khéo léo để vừa nhặt đúng<br />
5<br />
<br />