Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 1 học tốt phân môn vẽ tranh môn Mĩ thuật<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
Nội dung đề mục<br />
<br />
TT<br />
<br />
Trang<br />
<br />
1<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
<br />
2<br />
<br />
4<br />
<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
<br />
2<br />
<br />
5<br />
<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
<br />
3<br />
<br />
6<br />
<br />
4. Phạm vi nghiên cứu<br />
<br />
3<br />
<br />
7<br />
<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
3<br />
<br />
8<br />
<br />
II. PHẦN NỘI DUNG<br />
<br />
3<br />
<br />
9<br />
<br />
1.Cơ sở lí luận<br />
<br />
3<br />
<br />
10<br />
<br />
2.Thực trạng<br />
<br />
4<br />
<br />
11<br />
<br />
3. Giải pháp, biện pháp<br />
<br />
8<br />
<br />
12<br />
<br />
4. Kết quả<br />
<br />
18<br />
<br />
13<br />
<br />
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ<br />
<br />
19<br />
<br />
14<br />
<br />
1. Kết luận<br />
<br />
19<br />
<br />
15<br />
<br />
2. Kiến nghị<br />
<br />
20<br />
<br />
16<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
<br />
20<br />
<br />
17<br />
<br />
Tài liệu tham khảo<br />
<br />
21<br />
<br />
Người thực hiện: Hà Thị Phương Thảo – Trường TH Hoàng Văn Thụ<br />
<br />
1<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 1 học tốt phân môn vẽ tranh môn Mĩ thuật<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài.<br />
Trong cuộc sống của chúng ta ngày nay có muôn vàn cái đẹp. Cái đẹp trong<br />
thiên nhiên, cái đẹp trong mối quan hệ xã hội, cái đẹp trong nghệ thuật, ...Sẽ thiệt<br />
thòi biết bao nhiêu nếu chúng ta không rung cảm trước vẻ đẹp ấy. Mĩ thuật giúp<br />
con người biết cảm thụ và sáng tạo ra cái đẹp, đồng thời đấu tranh loại trừ cái xấu<br />
làm cho cuộc sống ngày một hoàn thiện, hoàn mĩ hơn. Vẽ tranh chính là hình thức<br />
rèn luyện cho học sinh vận dụng những hiểu biết đã học để có thể tiếp cận và sáng<br />
tạo ra cái đẹp, tạo điều kiện để phát triển năng khiếu mĩ thuật, ...Vẽ tranh có tính<br />
chất tổng hợp kiến thức của các phân môn, kích thích thói quen quan sát, tìm tòi và<br />
khám phá cái đẹp của thiên nhiên và cuộc sống xung quanh. Qua đó, vẽ tranh làm<br />
giàu thêm kiến thức, phát triển trí tưởng tượng, sáng tạo, rèn luyện cho học sinh<br />
thói quen làm việc chăm chỉ, nghiêm túc, say mê. Đó cũng là cơ sở để học sinh hoạt<br />
động, tiếp xúc với ngôn ngữ mĩ thuật, bước đầu nhận thức cái đẹp và thể hiện được<br />
sự hiểu biết của mình trên bức tranh.<br />
Là người giáo viên dạy Mĩ thuật, tôi luôn mong ước với kiến thức của mình<br />
có thể giúp các em, nhất là các em mới vào lớp một nhìn nhận và thể hiện cái đẹp<br />
thông qua các bài vẽ tranh đề tài.<br />
Nhằm phát huy cách vẽ hồn nhiên, ngây thơ của các em học sinh lớp một,<br />
giúp các em ngày càng yêu thích bộ môn Mĩ thuật, làm nền tảng cho việc giáo dục<br />
thẩm mĩ cho học sinh khi học những lớp tiếp theo. Chình vì vậy tôi chọn đề tài :<br />
"Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp một học tốt phân môn Vẽ tranh môn<br />
Mĩ thuật" với mong muốn giúp các em có bài vẽ hoàn chỉnh hơn, nét vẽ thật tự<br />
nhiên, sắp xếp hình ảnh chính phụ rõ ràng, cân đối, phù hợp trong khuôn khổ giấy,<br />
màu sắc hài hòa, tươi sáng có đậm có nhạt. Thể hiện được những tình cảm, lòng say<br />
mê, óc sáng tạo trong môn Mĩ thuật.<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
a. Mục tiêu<br />
Học sinh lớp một các em còn nhỏ tuổi nên sắp xếp hình vẽ trong khung tranh<br />
chưa cân đối; còn rời rạc không thuận mắt; màu sắc thiếu đậm, nhạt hoặc phối hợp<br />
màu chưa hài hòa và cũng có em vẽ hình đẹp nhưng do chưa biết sắp xếp hình ảnh<br />
hợp lí và trọng tâm trong tranh, có em vẽ đẹp nhưng chưa biết phối hợp màu cũng<br />
làm cho các bức tranh chưa đẹp. Để giúp các em vẽ tốt được phân môn vẽ tranh thì<br />
người giáo viên luôn phải tạo cho các em những kĩ năng vẽ hình phù hợp vào<br />
Người thực hiện: Hà Thị Phương Thảo – Trường TH Hoàng Văn Thụ<br />
<br />
2<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 1 học tốt phân môn vẽ tranh môn Mĩ thuật<br />
<br />
khung tranh, sắp xếp hình trong tranh hợp lí, nổi bật về nội dung đề tài, tạo nét vẽ<br />
tự nhiên; ngộ nghĩnh; ngây thơ; trong sáng; biết thể hiện và chiêm ngưỡng cái đẹp,<br />
càng ngày càng yêu quý môn học, thể hiện bài vẽ theo cảm nhận và sự sáng tạo<br />
riêng. Muốn đạt được những điều đó thì người giáo viên luôn luôn phải đổi mới<br />
phương pháp dạy học, có phương pháp và hình thức dạy học phù hợp gây hứng thú<br />
tạo cho các em sự tự tin và lòng yêu thích môn học ngay từ khi bước chân vào cấp<br />
tiểu học, với tiêu chí giúp trẻ làm quen với môn Mĩ thuật – cụ thể là với ngôn ngữ<br />
của mĩ thuật (đường nét, hình mảng, bố cục, màu sắc).<br />
b. Nhiệm vụ<br />
Để thành công đề tài này người giáo viên cần nắm được tâm lý lứa tuổi học<br />
sinh, khả năng nhận thức, tư duy, tưởng tượng của các em. Cần chọn các phương<br />
pháp và hình thức dạy học phù hợp; sử dụng đồ dùng dạy học hợp lý. Luôn tạo<br />
hứng thú và sự tự tin cho học sinh khi thể hiện các bài vẽ tranh. Do đó dựa vào các<br />
kiến thức đã học, tôi thấy mình có nhiệm vụ phải truyền thụ lại cho học sinh, nhất<br />
là học sinh lớp một cách vẽ hình, tìm bố cục thuận mắt trong tranh, sắp xếp các<br />
hình ảnh phù hợp với khổ giấy; thể hiện đuợc nội dung đề tài càng ngày càng yêu<br />
thích môn Mĩ thuật, hào hứng khi được học môn Mĩ thuật.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
- Học sinh lớp 1A, 1D một trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ.<br />
4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu<br />
- Cấu trúc chương trình môn Mĩ thuật lớp một ở Tiểu học. Tài liệu bồi dưỡng<br />
giáo viên. Tâm lí học đại cương, mạng Internet, Các phương pháp dạy học, đồ dùng<br />
dạy học và trò chơi lồng ghép trong môn học, học sinh khối lớp 1A, 1D trường TH<br />
Hoàng Văn Thụ.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
- Nghiên cứu tài liệu, sách vở;<br />
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm;<br />
- Phương pháp trực quan.<br />
- Phương pháp trò chơi học tập<br />
II. NỘI DUNG<br />
1. Cơ sở lí luận để thực hiện đề tài<br />
Đặc điểm tâm lý của học sinh lớp một.<br />
- Học sinh lớp một là lứa tuổi ngây thơ trong sáng, biểu hiện tình cảm yêu<br />
ghét rõ ràng. Đây là lứa tuổi mà các em bắt đầu làm quen với cái mới, hình thành<br />
những kiến thức cơ bản, cần thiết về đường nét, hình khối, đậm nhạt, màu sắc, bố<br />
cục.<br />
Người thực hiện: Hà Thị Phương Thảo – Trường TH Hoàng Văn Thụ<br />
<br />
3<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 1 học tốt phân môn vẽ tranh môn Mĩ thuật<br />
<br />
- Các em bắt đầu tập quan sát, qua đó phát triển tư duy, trí tưởng tượng,<br />
sáng tạo, bước đầu cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống, con người,<br />
biết vận dụng những kĩ năng đó vào trong cuộc sống. Trong quá trình làm bài, các<br />
em thường e ngại, sợ sai nên phần nào hạn chế, không thể hiện được hết ý tưởng<br />
của mình.<br />
- Sự phát triển thể chất tâm lý, trí tuệ của các em thường không đồng đều,<br />
không phải em nào cũng có năng khiếu mĩ thuật, đa phần các em còn bỡ ngỡ vụng<br />
về trong khi vẽ, điều chỉnh hình vẽ nét bút không theo suy nghĩ của bản thân, và<br />
lứa tuổi này còn ở tuổi ham thích vui chơi hoạt động, do đó trong bài vẽ đặc biệt là<br />
các bức tranh đề tài thể hiện rõ dấu ấn của sự hồn nhiên ngây thơ, ngộ nghĩnh và<br />
hết sức chân thành.<br />
- Ở lớp một đa số các em thích vẽ theo suy nghĩ, ý thích của mình hơn là vẽ<br />
theo sự hướng dẫn của giáo viên, nghĩ gì và vẽ nấy, đặt bút vào là vẽ không theo<br />
trình tự khuôn khổ các bước vẽ hoặc các em cũng thường làm giống với những bài<br />
mẫu tham khảo được. Ở lứa tuổi này tri giác của các em mang tính đại thể, ít đi sâu<br />
vào chi tiết, tri giác những gì gây ấn tượng mạnh đối với các em hoặc tri giác những<br />
gì yêu thích. Tình cảm có ảnh hưởng đến độ nhanh, độ bền. Tư duy của các em còn<br />
mang tính đại thể cho nên cần có đồ dùng trực quan trong mỗi tiết học để các em tri<br />
giác tốt hơn. Nắm vững đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học, cụ thể là học<br />
sinh lớp một, giúp cho bản thân tôi rất tự tin trong việc nghiên cứu hướng dẫn cho<br />
các em vẽ tốt các bài vẽ tranh đề tài.<br />
2. Thực trạng<br />
a. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đề tài<br />
* Thuận lợi<br />
- Được sự quan tâm giúp đỡ, chỉ đạo sát xao của Ban giám hiệu nhà trường;<br />
sự quan tâm của cha mẹ học sinh, giáo viên chủ nhiệm lớp;<br />
- Bản thân là giáo viên được đào tạo hệ sư phạm chính quy, được tham gia<br />
bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của cấp trên tổ chức, có đủ điều kiện để<br />
đáp ứng cho việc dạy học môn Mĩ thuật ở trường tiểu học;<br />
- Trường có tương đối đầy đủ về thiết bị, đồ dùng dạy học như : tranh vẽ về<br />
các đề tài khác nhau cỡ lớn;<br />
- Có nhiều cha mẹ học sinh quan tâm đến việc học hành của con em. Học<br />
sinh ngoan, ham mê học vẽ;<br />
- Có được sự hợp tác tốt giữa giáo viên và học sinh;<br />
- Qua quá trình học tập, tìm hiểu qua sách báo, tài liệu cũng như quá trình<br />
giảng dạy đã giúp cho tôi có những kinh nghiệm thiết thực trong khi thực hiện.<br />
Người thực hiện: Hà Thị Phương Thảo – Trường TH Hoàng Văn Thụ<br />
<br />
4<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 1 học tốt phân môn vẽ tranh môn Mĩ thuật<br />
<br />
* Khó khăn:<br />
- Bên cạnh những thuận lợi nêu trên thì vẫn còn một số khó khăn còn gặp<br />
phải:<br />
+ Hầu hết học sinh ở đây đều là con em thuần nông, con em dân tộc thiểu<br />
số nên điều kiện đầu tư cho các em còn hạn chế, điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến<br />
tinh thần học tập của các em;<br />
+ Do quan niệm của một số cha mẹ học sinh về môn học này cho rằng đó là<br />
môn học phụ, chưa coi trọng kết quả của giáo viên và học sinh, thiếu sự quan tâm<br />
mua sắm đồ dùng học tập, điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng học tập của<br />
học sinh và giảng dạy của giáo viên, gây cảm giác chán nản, không tự tin khi đến<br />
trường của các em;<br />
+ Trường chưa có phòng học chức năng riêng biệt, nên sản phẩm làm ra của<br />
học sinh không thể trưng bày và giữ gìn lâu được;<br />
+ Ngoài ra tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh trong nhà trường<br />
chưa phong phú, chưa phù hợp các bài học cụ thể… Vì thế ảnh hưởng lớn đến kết<br />
quả học tập và giảng dạy của giáo viên và học sinh.<br />
b. Những thành công và hạn chế khi thực hiện đề tài.<br />
*Thành công<br />
- Phân môn vẽ tranh nhằm phát triển khả năng tư duy sáng tạo và bồi dưỡng<br />
óc thẩm mĩ cho học sinh, giúp học sinh hiểu khái quát về cách vẽ tranh, biết tạo ra<br />
những bức tranh đẹp, đồng thời qua phân môn này giáo dục học sinh thêm yêu cuộc<br />
sống và con người. Từ đó, các em có ý thức quan sát tinh tế về sự vật, hiện tượng<br />
trong cuộc sống, là cơ sở để học tốt các môn học khác. Là giáo viên giảng dạy Mĩ<br />
thuật để có những kiến thức truyền thụ lại cho các em thì bản thân cũng phải không<br />
ngừng tìm tòi, học hỏi qua sách báo, mạng Internet, đồng nghiệp, tài liệu chuyên<br />
môn, luôn luôn đổi mới phương pháp và hình thức dạy học, luôn tạo không khí lớp<br />
học sôi nổi, tạo cảm giác hứng thú trong mỗi tiết học. Vận dụng tốt các phương<br />
pháp và hình thức dạy học giúp học sinh luôn thoải mái, tự tin thể hiện những bài<br />
vẽ, nét vẽ ngộ nghĩnh, đáng yêu, tạo ra những bức tranh đầy cảm xúc, có bố cục cân<br />
đối, hài hòa, màu sắc tươi sáng có đậm, có nhạt.<br />
*Hạn chế<br />
- Học sinh chưa nắm bắt được cách xây dựng hình tượng điển hình, bài vẽ<br />
còn chung chung, mang nặng tính hình thức.<br />
<br />
Người thực hiện: Hà Thị Phương Thảo – Trường TH Hoàng Văn Thụ<br />
<br />
5<br />
<br />