![](images/graphics/blank.gif)
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm trong việc sáng tác chuyện kể cho trẻ mầm non
lượt xem 12
download
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/images/down16x21.png)
Hầu hết mọi trẻ em đều thích nghe kể chuyện, vậy phải làm thế nào để vận dụng các câu chuyện kể vào việc giáo dục trẻ? Mời các bạn tham khảo sáng kiến kinh nghiệm "Một số kinh nghiệm trong việc sáng tác chuyện kể cho trẻ mầm non" để cùng tìm hiểu vấn đề này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm trong việc sáng tác chuyện kể cho trẻ mầm non
PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO QUẬN CẦU GIẤY TRƯỜNG MẦM NON HOA HỒNG S¸ng kiÕn Kinh nghiÖm “Một số kinh nghiệm trong việc sáng tác chuyện kể cho trẻ mầm non” Lĩnh vực/ Môn: Giáo dục mẫu giáo Tên tác giả: Lê Thị Hồng Nhung Giáo viên Mẫu giáo Tài liệu kèm theo: NĂM HỌC 2011 - 2012 1 MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC SÁNG TÁC CHUYỆN KỂ CHO TRẺ MẦM NON I. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Trẻ em là mối quan tâm rất lớn không chỉ của các bậc làm cha mẹ, của gia đình mà toàn xã hội. Chẳng vậy, mà xã hội đã dành cho trẻ em nhiều quyền lợi và những ưu ái xứng đáng. Bởi vì các bé là tương lai của đất nước mà. Cùng với sự phát triển của xã hội, trẻ em ngày nay được hưởng những quyền lợi và điều kiện thuận lợi nhất để có thể phát triển toàn diện mọi mặt, mọi khả năng tiềm ẩn của bản thân. Bên cạnh những điều kiện về vật chất, xã hội cũng rất chú trọng đến sự phát triển nhân cách và tâm hồn của trẻ. Bởi lẽ, sự phát triển tâm hồn và nhân cách mới chính là hoa tiêu vững vàng cho sự phát triển đúng hướng của mối con người.. Một trong những hình thức nuôi dưỡng nhân cách và tâm hồn trẻ thơ chính là thông qua các câu chuyện kể. Trẻ em rất thích nghe kể chuyện! Đó là một thực tế. Và những nhà giáo dục cũng nhanh chóng nhìn ra được điều đó để vận dụng các câu chuyện vào việc giáo dục trẻ. Với sự phát triển của xã hội và ngành giáo dục hiện nay, cùng với tâm huyết của những nhà văn chuyên và không chuyên, chúng ta đã có được một kho tàng khá là phong phú các câu chuyện có thể vận dụng được trong việc giáo dục trẻ. Trong giáo dục mầm non theo định hướng đổi mới, những giáo viên mầm non ngày càng có điều kiện hơn trong việc lựa chọn những câu chuyện phù hợp với nội dung mình định giáo dục trẻ. Thay vì việc bó hẹp trong những câu chuyện “ngày xưa”, được in sẵn trong những tuyển tập, giáo viên mầm non ngày nay có thể lựa chọn cả những câu chuyện mới, thậm chí cả những câu chuyện tự sáng tác phù hợp với độ tuổi và đề tài mà trẻ quan tâm hoặc thông điệp mà cô giáo muốn truyền tải. Đó thực sự là một điều kiện thuận lợi cho những người làm công tác giảng dạy nhưng đồng thời cũng là thách thức lớn. Lựa chọn chuyện kể như thế nào để trẻ thích, phù hợp với độ tuổi về nội dung, đề tài, độ dài của truyện và có ý nghĩa giáo dục không phải là chuyện đơn giản. Là một giáo viên mầm non với gần 10 năm trực tiếp làm công tác giảng dạy, hàng ngày phải chịu trách nhiệm chăm sóc – giáo dục trẻ, đồng thời cũng chứng kiến sự phát triển của trẻ trong những hoàn cảnh khác nhau, tôi càng thấu hiểu hơn tầm quan trọng của việc giáo dục nhận thức, tâm hồn cho trẻ. Tôi luôn kì vọng, những bài học đạo đức mà trẻ nhận được phải do chính trẻ đón nhận lấy từ chính nhận thức của trẻ. Tôi cũng muốn rằng, trẻ em được nuôi dưỡng tâm hồn trong một không khí thần tiên một chút để chúng có ước mơ, có hi vọng, có khát vọng để phấn đấu ngoan hơn, học giỏi hơn.Tôi cũng nhận thấy rằng trẻ em ngày nay cũng ham học hỏi hơn, thông minh hơn, thích khám phá hơn. Các con hay hỏi “tại sao?”, “như thế nào?”. Những câu hỏi ấy cứ xoáy mãi vào lòng tôi. 2 Các con thắc mắc, chúng ta biết câu trả lời nhưng trả lời thế nào để vẫn đúng mà lại vẫn hấp dẫn trẻ nghe? Quả là khó! Nếu ai đã từng đọc “Chuyện hoa chuyện quả ” của nhà văn Phạm Hổ thì quả là khâm phục ông. Ông đã biết đặt mình vào dáng vẻ “ngơ ngác” của trẻ để mà lý giải sự tích các loài theo một cách rất trẻ thơ. Tôi cũng thích những câu chuyện của nhà văn Phạm Hổ. Tôi cũng đọc cho các con của lớp tôi nghe một vài câu chuyện trong số đó. Tuy nhiên, vì là viết cho đại đa số trẻ em, mà trẻ em thì có thể từ 1 – 2 tuổi cho đến 15 – 16 tuổi cho nên không phải truyện nào cũng phù hợp với trẻ mầm non. Hơn nữa, trẻ mầm non hiện nay lại học theo các chủ đề, bao gồm cả những chủ đề về xã hội như “Nghề nghiệp”, “Giao thông”…Mà những chủ đề này cũng thu hút sự chú ý, tò mò không kém của trẻ. Vậy phải làm sao? Trẻ lớp tôi hiếu động. Qua kinh nghiệm thực tế tôi nhận thấy, chỉ có những câu chuyện mới thu hút sự chú ý tập trung của trẻ. Thế là sau giờ ăn trưa, lúc buổi chiều, đôi khi ngồi ngoài trời, tôi bắt đầu sáng tạo những câu chuyện kể cho trẻ xuất phát từ chính những câu hỏi thắc mắc và những mối quan tâm của trẻ. Dần dần, tôi nhận thấy, không chỉ khiến trẻ chú ý, những câu chuyện phù hợp với nhu cầu của trẻ còn có tác dụng giảm bớt sự hiếu động, giảm nguy cơ tai nạn thương tích và phát triển một số kỹ năng ở trẻ như kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng trả lời đủ câu, kỹ năng tạo hình và thậm chí kỹ năng tự sáng tạo chuyện của trẻ. Kết quả đưa đến khiến tôi thấy bất ngờ và vui sướng. Bởi vậy, tôi quyết định trình bày Một số kinh nghiệm sáng tác truyện kể cho trẻ mầm non với mong muốn góp phần nhỏ bé vào hệ thống những biện pháp thu hút, giáo dục trẻ mầm non. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận Trước hết cần giải thích rõ thế nào là “chuyện” và “truyện”. Theo định nghĩa trong từ điển tiếng Việt của trung tâm từ điển học - nhà xuất bản Giáo Dục xuất bản năm 1994 thì “chuyện” có nhiều nghĩa nhưng cứ theo tên đề tài này thì ta chỉ cần quan tâm đến hai nghĩa của “chuyện”. Nghĩa thứ nhất, “chuyện là những sự việc được kể lại” và nghĩa thứ hai, “chuyện (khẩu ngữ) : nói chuyện, trò chuyện…”. Cũng như thế, “truyện” cũng có hai nghĩa, trong đó, nghĩa mà ta cần quan tâm là “Truyện là tác phẩm văn học miêu tả tính cách nhân vật và diễn biến của sự kiện thông qua lời kể của nhà văn”. Cứ theo định nghĩa ấy thì những câu chuyện mà tôi sáng tạo và kể ngay cho trẻ nghe bằng ngôn ngữ của tôi được gọi là “chuyện”. Còn cũng những câu chuyện ấy, đã qua chỉnh sửa và được ghi chép lại thành văn bản mà mọi người có thể tham khảo kèm theo đây được gọi là “truyện”. Hãy đặt mình vào vị trí của trẻ để hiểu trẻ thích “chuyện” hay “truyện” hơn. Trẻ thích “truyện” vì chúng được xem hình minh hoạ. Lúc này, sự quan tâm của trẻ không phải là nội dung của “truyện” mà là những hình ảnh trong những trang giấy ấy. Mà với sự phát triển của công nghệ in ấn ngày nay, 3 “truyện” thật hấp dẫn. Thế nhưng không có sự định hướng của người lớn, trẻ không biết phải làm gì với “truyện”. Tôi đang nhắc đến đối tượng là trẻ mầm non đấy! Muốn trẻ sử dụng truyện có hiệu quả, bạn phải hướng dẫn trẻ cách cầm sách, cách lật trang, khoảng cách đọc sách an toàn, tư thế ngồi, thậm chí là cả cách “đọc sách”, nghĩa là suy luận hoặc sáng tạo nội dung chuyện phù hợp với nội dung tranh truyện. Nhìn chung là trẻ rất thích truyện. Vậy trẻ có thích “chuyện” không? Có chứ! Là người trực tiếp nuôi dạy trẻ, tôi thấy trẻ cũng rất thích “chuyện”. Chuyện trò với nhau để trao đổi thông tin, “chuyện” để giải toả nhu cầu tâm lý và tất nhiên là cả những chuyện để tiếp nhận thông tin, tiếp nhận những “sự kiện được kể lại”. “Chuyện” chỉ có thể được tiếp nhận trực tiếp từ người kể chuyện. Bởi vậy, muốn hiểu được “chuyện”, người nghe – mà ở hoàn cảnh này là trẻ phải tập trung chú ý lắng nghe. Lúc này, sự quan tâm của trẻ hoàn toàn tập trung vào nội dung câu chuyện. Nghe thì có vẻ dễ đấy. Tưởng như ta đã thu hút được sự chú ý của trẻ nhưng không đơn giản thế đâu. Để trẻ có thể tập trung từ đầu đến cuối, câu chuyện phải hấp dẫn về đề tài, nội dung, đối tượng và giọng điệu. Điều này đúng cả trong 2 trường hợp : trường hợp trẻ trò chuyện với nhau và trường hợp trẻ được nghe kể chuyện. Ở đây, tôi muốn quan tâm nhiều hơn tới trường hợp thứ hai. Nhà văn Nguyên Ngọc, trong tham luận của mình về tác phẩm “Chuyện hoa, chuyện quả”của nhà văn Phạm Hổ đã bắt đầu bằng câu “Tôi thường nghĩ : “Viết cho các cháu thật khó, chắc khó hơn viết cho người lớn nhiều. Và viết được hay cho các cháu thì đúng là những nhà văn rất có tài”. Tôi thì lại nghĩ rằng, viết cho trẻ thơ đã khó, nhưng kể chuyện cho trẻ còn khó hơn. Mà phải kể hay, thoả mãn được “yêu cầu” của trẻ lại càng khó. Bạn đã bao giờ gặp đề bài kiểu như : Cô hãy kể một câu chuyện mới thật hay mà trong đó có con cá sấu, con thỏ, con hươu, có cả rau bắp cải, su hào. Nghĩa là khi kể chuyện cho trẻ nghe, bạn đồng thời phải giải quyết 3 nhiệm vụ : Một là kể một câu chuyện (mà phải là) mới. Hai là phải hay (nghĩa là nội dung câu chuyện). Ba là phải có các nhân vật như nêu trên. Đó là chưa kể đến giọng điệu kể, cử chỉ minh hoạ phải lôi cuốn trẻ nữa. Liệu bạn có sẵn ngay một câu chuyện như thế chưa? Hay là khi trẻ yêu cầu giải thích hoặc kể sự tích về “quả cà chua” chẳng hạn. Đó chính là lúc chúng ta phải sáng tác “chuyện” đấy. “Chuyện” lúc này nhằm giải quyết yêu cầu của trẻ, “chuyện” nhằm giải đáp những thắc mắc, những “câu hỏi bất tận ”của trẻ. Những câu hỏi “có lẽ chứa đựng một cái gì đó xem ra vậy mà rất nghiêm túc: câu hỏi về nguồn gốc của thế giới muôn vẻ này. Từ xưa con người vẫn hỏi như vậy. Chúng ta ngày nay, những người lớn, chúng ta ít hỏi hoặc không hỏi nữa, có lẽ vì chúng ta có một sự chủ quan lớn quá, chúng ta yên trí tin rằng mọi sự đều đã rõ ràng rồi, đã được cắt nghĩa xong xuôi cả rồi. Chúng ta đã đánh mất đi sự ngạc nhiên ban đầu. Các em, trái lại, các em chưa mắc cái bệnh chủ quan lớn của người lớn, các em vẫn còn giữ được sự ngạc nhiên tươi tắn ban đầu đó”(Nguyên Ngọc–Phạm Hổ với những “Chuyện hoa, chuyện quả”của anh). Tuy nhiên, như trên đã nói, sáng tác chuyện cho trẻ không phải dễ, nhất là sáng tác bằng miệng ngay tại chỗ. Nhà văn Phạm Hổ - một trong ba nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi (Nguyễn Huy Tưởng, Tô Hoài, Phạm Hổ), đã từng 4 được nêu danh để tổ chức hội thảo về năm 1986 tại Hà Nội đã nêu cách sáng tác cho trẻ : “Nhờ hiểu được những con người xưa (qua sách vở…), nay (qua cuộc sống), trong họ hàng, ngoài làng nước”. Rồi như nhà văn Nguyên Ngọc nhận xét về cách viết của Phạm Hổ : “anh đã học được sự ngạc nhiên chưa bị bào mòn và đánh mất của các em. Hoặc có thể nói cách khác, anh giữ được cho mình”…”cái ngạc nhiên, ngơ ngác trẻ dại của tuổi thơ. Đối với thế giới bộn bề xung quanh hàng ngày, anh còn giữ được câu hỏi “Tại sao? Tại sao?...” không cùng như một đứa trẻ ngơ ngác.” Tóm lại, tôi nhận thấy rằng việc sáng tác chuyện kể cho trẻ, nhất là trẻ mầm non thật là cần thiết. Trau dồi kỹ năng sáng tác chuyện sẽ giúp ích rất nhiều cho giáo viên mầm non trong việc lấy được niềm tin của trẻ, hoàn thành tốt quy chế nuôi dạy trẻ và còn tạo cho trẻ em những niềm vui, những bài học đạo đức nhẹ nhàng và niềm tin vào cuộc sống quanh trẻ. 2. Cơ sở thực tiễn Chắc rằng trong số những người đọc sáng kiến kinh nghiệm này đều đã ít nhất một lần kể chuyện cho trẻ em nghe. Nếu không phải là giáo viên mầm non, trung bình một lần một tuần kể chuyện cho trẻ nghe thì cũng là kể cho con mình, cháu mình nghe. Cảm giác lúc ấy thế nào nhỉ? Chắc hẳn là rất thích. Hãy thử tưởng tượng ta ngồi giữa một bầy trẻ thơ, vừa kể vừa ngắm nhìn những khuôn mặt ngây thơ, những ánh mắt chăm chú, thậm chí cả những khuôn miệng đang hé mở như nuốt từng lời của ta. Chính lúc ấy, ta cảm giác ta là sự quan tâm số một của trẻ, ta là người ban phát niềm vui, thoả mãn nhu cầu của trẻ. Ta chính là người điều khiển những cảm xúc của trẻ. Tôi rất thích những phút giây ấy! Tôi rất thích những lúc trẻ lớp tôi quây quần bên tôi và mong muốn tôi kể chuyện. Có lẽ lúc ấy trẻ cần tôi nhất (hơn cả lúc cho trẻ ăn, ru chúng ngủ) và tôi cũng thấy vị trí của mình được nâng lên đáng kể. Trẻ đòi hỏi có nghĩa là trẻ có nhu cầu và chúng thoả mãn với sự đáp ứng mà mình mang lại. Chính vì thế, tôi lại càng thấy cần cố gắng, trau chuốt những câu chuyện của mình hơn để có thể hấp dẫn được sự chú ý của trẻ. Năm học này, nhà trường phân công tôi phụ trách một lớp mẫu giáo nhỡ. Lớp có 18 trẻ gái và 33 trẻ trai. Tỉ lệ chênh lệch giữa trẻ trai và trẻ gái là gần gấp đôi. Ngoài ra, đa số gia đình các cháu đều thuộc diện khá giả, lại ít con nên khá là nuông chiều con. Việc ổn định nề nếp lớp, nhất là giai đoạn đầu năm học khá là vất vả. Đồng thời lại phải khiến cho phụ huynh có cùng quan điểm với nhà trường trong việc chăm sóc – giáo dục trẻ. Các cháu rất hiếu động, khả năng tập trung chưa cao. Nhiều cháu còn tự do làm theo ý thích cá nhân. Những lời căn dặn của cô chưa có tác động nhiều đến trẻ. Sau một thời gian áp dụng nhiều biện pháp khác nhau, tôi nhận thấy, mặc dù rất hiếu động nhưng trẻ lớp tôi cũng thể hiện khả năng thích khám phá, tìm hiểu và các cháu có thể tập trung tốt nếu tìm được hoạt động phù hợp với nhu cầu của trẻ. Thế là ngoài việc tạo các hoạt động ngoại khoá, các hoạt động thí nghiệm, thực hành, dã ngoại nhằm thoả mãn nhu cầu hoạt động của trẻ, tôi cũng tìm và thử nghiệm nhiều biện pháp nhằm giúp trẻ có những khoảng thời gian “tĩnh” và tiếp thu có hiệu quả hơn những bài học đạo 5
![](images/graphics/blank.gif)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm khi soạn câu hỏi trắc nghiệm Vật lý
13 p |
3119 |
1746
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm nâng cao công tác chủ nhiệm học sinh lớp 5
14 p |
2599 |
686
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 viết đúng chính tả
55 p |
2387 |
451
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt môn tập làm văn
10 p |
2128 |
376
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5 tuổi thông qua các câu truyện cổ tích Việt Nam
10 p |
1802 |
336
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn làm quen văn học
24 p |
1892 |
327
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp luyện đọc khi dạy tập đọc lớp 2
9 p |
1570 |
305
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn kĩ năng học tốt môn tập làm văn ở lớp 5
11 p |
1179 |
281
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đầu cấp
28 p |
780 |
213
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy và học môn Tiếng Việt lớp 2 phân môn kể chuyện
20 p |
591 |
112
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng kể chuyện cho học sinh lớp 2 trong phân môn Tiếng Việt
11 p |
602 |
100
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức học sinh trường tiểu học
9 p |
443 |
80
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giúp giáo viên khối 1 nâng cao chất lượng dạy môn Tiếng Việt
15 p |
617 |
74
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm khai thác triệt để mô hình để giảng dạy môn Sinh học lớp 7
17 p |
385 |
69
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn kỹ năng học tốt môn tập làm văn ở lớp 5
13 p |
363 |
66
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 1 học tốt phân môn vẽ tranh môn Mĩ thuật
23 p |
366 |
59
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số phương pháp giải phương trình mũ – phương trình Logarit
29 p |
354 |
42
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số sai lầm thường gặp của học sinh khi giải phương trình lượng giác cơ bản
13 p |
309 |
29
![](images/icons/closefanbox.gif)
![](images/icons/closefanbox.gif)
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/js/fancybox2/source/ajax_loader.gif)