intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả nhiệm vụ phổ cập giáo dục Tiểu học và phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi ở trường Tiểu học trong giai đoạn hiện nay

Chia sẻ: Tử Tử | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:20

60
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thực tế cho thấy trong giai đoạn hiện nay công tác phổ cập giáo dục còn gặp nhiều khó khăn bất cập trong việc chỉ đạo cũng như trong quá trình thực hiện dẫn đến công tác phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi chưa mang lại hiệu quả cao. Vì vậy tác giải nghiên cứu chuyên đề này nhằm chia sẻ một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả nhiệm vụ phổ cập giáo dục Tiểu học và phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi ở trường Tiểu học trong giai đoạn hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả nhiệm vụ phổ cập giáo dục Tiểu học và phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi ở trường Tiểu học trong giai đoạn hiện nay

  1. Sáng kiến kinh nghiệm ­ Năm học 2010 ­ 2011 A­  Đặt vấn đề. I­ Lời mở đầu . Được đi học là một niềm hạnh phúc lớn của mỗi người. Trong suốt  quãng đời đi học, mỗi bài học đều để  lại những dấu ấn sâu đậm và mãi mãi  không bao giờ quên đó là những năm tháng học trong trường Tiểu học vì đây  là bậc học có ý nghĩa nhân văn sâu xa, không chỉ dạy những kiến thức cơ bản   mà còn dạy các em học làm người .Trẻ em như tờ giấy trắng viết, vẽ lên đó  những gì phần lớn phụ thuộc vào nhà trường chính vì vậy giáo dục Tiểu học   có vai trò quyết định đến việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Trẻ  em không được cắp sách đến trường là một thiệt thòi lớn mà bản thân các em  phải gánh chịu thêm vào đó là gánh nặng của xã hội . Trẻ  không được học  hành đồng nghĩa với sự  cam chịu yếu kém, đói nghèo, không có việc làm và  nhiều thách thức khác, chính vì sự cần thiết của một xã hội công bằng, không   phân biệt tôn giáo, vùng miền không phân biệt giàu nghèo mà Đảng và nhà  nước đã tạo điều kiện tốt nhất để  mọi trẻ  em được đến trường. Nhiều chủ  trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đã đi vào cuộc sống của nhân dân nói  chung và giáo dục nói riêng (đặc biệt là đối với bậc tiểu học). Ngay sau khi   giành được độc lập (2/9/1945) đến ngày 8/9/1945 bác Hồ  đã ra lời kêu gọi   “Chống nạn thất học”. Như vậy có thể  thấy giáo dục nói chung và giáo dục   Tiểu học nói riêng luôn được Đảng và nhà nước hết sức quan tâm và là một  chính sách lớn của quốc gia để  tiến tới một xã hội công bằng, dân chủ, văn   minh.  Năm 1991 Chính phủ  đã ban hành “Luật Phổ  cập giáo dục Tiểu học”,  luật ghi rõ  “Nhà nước thực hiện chính sách phổ  cập giáo dục Tiểu học bắt  buộc từ  lớp 1 đến lớp 5 đối với trẻ  em Việt Nam trong độ  tuổi từ  6 đến 14   tuổi”. Chế  độ giáo dục bắt buộc này vừa đảm bảo quyền lợi cơ bản của trẻ  là được học tập và phát triển vừa tạo điều kiện để  nâng cao dân trí, làm cho   cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình ngày càng văn minh hạnh phúc. Bên   cạnh những sự   ưu đãi đặc biệt cho bậc Tiểu học Đảng và Nhà nước còn   thường xuyên quan tâm đến giáo dục của những vùng khó khăn và trẻ em gặp  khó khăn trong học tập . Điều 11 Luật phổ cập giáo (PCGD) dục ghi rõ “Trẻ  em là con liệt sĩ, con thương binh, trẻ  em tàn tật, trẻ  em mồ  côi không nơi   nương tựa, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt được nhà nước và xã hội   quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện cần thiết để đạt trình độ giáo dục Tiểu học”.      Đến năm 2005 thì “Luật giáo dục” lại được bổ  sung và sửa đổi cho  phù hợp với giai đoạn hiện nay của ngành giáo dục nhưng cho dù sửa đổi như  thế  nào thì luật   vẫn   luôn khẳng định  “Giáo dục Tiểu học là bậc học nền  tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ xây dựng và phát triển tình  Phạm Thị Hoa ­ Trường Tiểu học Tân Phúc ­ Nông Cống 1
  2. Sáng kiến kinh nghiệm ­ Năm học 2010 ­ 2011 cảm, đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ  và thể  chất của trẻ  em, nhằm hình thành cơ  sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam xã hội   chủ nghĩa” . Thực tế  cho thấy trong giai đoạn hiện nay công tác phổ  cập giáo dục  còn gặp nhiều khó khăn bất cập trong việc chỉ đạo cũng như  trong quá trình  thực hiện dẫn đến công tác PCGDTH và PCGDTHĐĐT chưa mang lại hiệu   quả  cao. Xuất phát từ  lý do trên tôi đã quyết định lựa chọn đề  tài nghiên cứu  “Một số  biện pháp chỉ  đạo nhằm nâng cao hiệu quả  nhiệm vụ  phổ cập giáo   dục Tiểu học và phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi ở trường Tiểu học   trong giai đoạn hiện nay”. Hy vọng trong quá trình nghiên cứu đề tài bản thân  tôi sẽ  góp phần cho công tác quản lý và thực hiện nhiệm vụ  PCGDTH cũng  như PCGDTH ĐĐT ở trường Tiểu học đạt hiệu quả hơn.  II ­ Thực trạng của vấn đề nghiên cứu . 1­ Đặc điểm tình hình chung  : Để  đáp  ứng yêu cầu phát triển kinh tế  xã hội thì trước tiên chúng ta   phải phát triển giáo dục, thực hiện chế độ phổ cập giáo dục bởi vì PCGD góp  phần nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ  cho sự  phát triển kinh tế  xã hội nhưng thực tế  cho thấy để  thực hiện được  mục tiêu này là cả một quá trình khó khăn vất vả cả về nguồn nhân lực và vật  lực bởi phổ cập kiến thức phổ thông không phải là điều dễ làm, dễ  hiểu, dễ  tiếp thu đối với mọi người nó đòi hỏi phải có sự  tham gia đồng bộ, sự  kết  hợp chặt chẽ của tất cả mọi tầng lớp, mọi ngành nghề và mọi cơ  quan chức   năng trong xã hội thì mới thu được kết quả  cao. Năm 2000 cả  nước đã đạt  chuẩn PCGDTH và hiện nay đang chuyển sang nhiệm vụ củng cố và nâng cao   thành quả  PCGDTH trên cả  nước tiến tới đạt chuẩn PCGDTH và PCGDTH  ĐĐT ở mức độ 1 và mức độ 2.  Trong những năm qua để  nâng cao chất lượng PCGDTH chính phủ  đã  tập trung chỉ  đạo chống mù chữ  và tái mù chữ  củng cố  kết quả  PCGDTH  ở  các tỉnh khó khăn, tuy nhiên công tác này vẫn còn nhiều yếu kém và bất cập  đó là : Tỉ lệ người biết chữ trong độ tuổi từ 15 đến 35 theo thống kê mới đạt  tỉ lệ 96% sẽ phấn đấu đạt 98 % vào năm 2012 và giảm 50% tỉ lệ số người mù   chữ trong độ tuổi 15 đến 35 ở các dân tộc thiểu số, mở rộng diện chống mù,  tái mù chữ  cho các khu vực miền núi phía Bắc, đồng bằng Sông Cửu Long,   Tây Nguyên và ven biển Nam Trung Bộ trong độ tuổi này.  Đối với địa bàn huyện Nông Cống nói chung trong những năm gần đây  công tác PCGDTH cũng có nhiều khởi sắc tỉ lệ học sinh bỏ học, học sinh lưu   ban giảm rõ rệt. Tỉ  lệ  học sinh hoàn thành chương trình Tiểu học tăng cao.  Phạm Thị Hoa ­ Trường Tiểu học Tân Phúc ­ Nông Cống 2
  3. Sáng kiến kinh nghiệm ­ Năm học 2010 ­ 2011 Tính đến thời điểm tháng 12 năm 2010 cả  huyện có 24 trường Tiểu học đạt   chuẩn quốc gia trong đó có 23 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ  1 và 1  trường đạt chuẩn ở mức độ 2 (trường Tiểu học Hoàng Giang), một số trường   đang trong giai đoạn hoàn tất hồ sơ để được công nhận trường chuẩn mức độ  1 . Bên cạnh đó một số  trường chưa nhận thức được công tác  PCGDTH và  PCGDTH ĐĐT là một nhiệm vụ  cần thiết và phải tiến hành trong thời gian  lâu dài, liên tục nên sau khi được công nhận chuẩn đã không quan tâm đầy đủ  đến việc cũng cố  và giữ  vững kết quả  dẫn đến bị  “mất chuẩn” đây là điều  rất đáng buồn cần phải rút kinh nghiệm. 2­ Đặc điểm tình hình của địa phương  :     Xã Tân Phúc nằm  ở  phía bắc huyện Nông Cống là một xã thuần nông  với tổng số dân là : 4.942 người được chia làm 8 thôn, trong đó có thôn 1, thôn   2 và thôn 8 học sinh đi học cách xa trường từ  2 đến 3,5 km. Nhân dân sống   chủ  yếu bằng nghề  nông nghiệp và khai thác đá. Do điều kiện kinh tế  khó   khăn nên nhiều gia đình phải đi làm ăn xa như đi Miền Nam hoặc nước ngoài  để  con cái  ở  nhà với ông bà già yếu do vậy khhông có điều kiện dạy dỗ,   chăm sóc bảo ban các em trong việc học tập dẫn đến các em sao nhãng học   hành không đạt được kết quả cao trong học tập. Trong những năm gần đây nhờ  công cuộc đổi mới của Đảng xã Tân  Phúc đang từng ngày, từng giờ  thay da đổi thịt, cán bộ  và nhân dân xã Tân   Phúc đã đổi mới cơ  cấu cây trồng và sản xuất vì vậy mà các mặt kinh tế,  chính trị, văn hoá, xã hội được phát triển nhanh, đời sống đại đa số  bộ  phận  nhân dân được nâng cao, tình hình an ninh trật tự   ổn định, các tệ  nạn xã hội  được đẩy lùi, các tổ  chức chính trị  trong thôn, xã hoạt động có hiệu quả, cơ  sở  hạ  tầng đã được đầu tư  cơ  bản, các cấp học có nhà cao tầng xây dựng  nhiều nhà văn hóa ở các thôn và đặc biệt là giáo dục đã đạt được nhiều thành  tích cao ở cả 3 cấp học. Dưới đây là bảng điều tra tổng hợp trình độ văn hóa trên địa bàn toàn xã   mà các đồng chí giáo viên đã điều tra được tại thời điểm tháng 10 /2010. Thôn Tổng  Số người biết chữ trong độ tuổi Số người mù chữ trong độ  dân  tuổi số Từ 15­ 25 Từ 26­ 35 Từ 35 ….  Từ15­ Từ 26­35 Từ  25 35...  TS Nữ TS Nữ TS Nữ TS Nữ TS Nữ TS Nữ 1 753 241 117 111 44 262 134 1 1 1 1 1 Phạm Thị Hoa ­ Trường Tiểu học Tân Phúc ­ Nông Cống 3
  4. Sáng kiến kinh nghiệm ­ Năm học 2010 ­ 2011 2 531 164 78 102 45 214 103 1 3 668 196 110 120 57 226 117 1 1 1 2 1 4 630 177 87 71 33 250 130 2 2 5 475 107 55 79 35 176 98 3 1 3 2 6 639 143 79 98 53 241 118 1 1 1 7 845 180 86 150 62 396 196 3 1 2 8 401 127 52 46 18 169 94 1 1 1 1 1 Tổn 4.94 1.33 664 774 346 1.93 990 3 10 4 13 8 g 2 5 4 3­ Đặc điểm tình hình của nhà trường : Trường Tiểu học Tân Phúc được tách ra khỏi trường Cấp 1­2 Tân Phúc  từ   năm   1993. Trong  nhiều năm  qua nhà  trường  đã liên  tục   đạt danh  hiệu  trường tiên tiến cấp huyện và có nhiều cá nhân đạt thành tích xuất sắc cấp  huyện, cấp tỉnh. Công tác PCGDTH và PCGDTH ĐĐT luôn được nhà trường  quan tâm và đặt lên hàng đầu cùng với công tác chuyên môn trong nhà trường  chính vì vậy công tác PCGD trong nhà trường đã được phòng giáo dục kiểm  tra và công nhận đạt chuẩn PCGD TH  ở  giai đoạn 1. Tuy nhiên để  đạt được   thành quả  trên nhà trường đã gặp rất nhiều khó khăn, vất vả  đó là một bộ  phận phụ huynh học sinh chưa nhận thức được tầm quan trọng của công tác  PCGD trong nhà trường Tiểu học, cơ sở vật chất trang thiết bị của nhà trường   còn thiếu thốn, giáo viên đặc thù không có. Đội ngũ giáo viên trong nhà trường  chủ  yếu phần lớn là người xã bạn nên rất xa trường. Nguồn kinh phí hỗ  trợ  từ  cấp trên và địa phương đầu tư  rất hạn hẹp, nhà trường phải vay mượn   kinh phí để  đầu tư  vào việc mua sắm cơ  sở  vật chất, trang thiết bị để  phục  vụ việc dạy học. Xuất phát từ  tình hình thực tiễn do điều kiện về  cơ  sở  vật chất cũng  như  điều kiện về  khó khăn trong công tác giáo dục dẫn đến chất lượng giáo  dục trong nhà trường những năm trước còn thấp, hiệu quả giáo dục chưa cao,   chưa đạt được mục đích, mục tiêu, yêu cầu của ngành giáo dục. 4­ Thực trạng công tác PCGDTH và PCGDTH ĐĐT  ở  Trường Tiểu học Tân  Phúc  a­ Về giáo viên : ­ Số liệu giáo viên biên chế trực tiếp đứng lớp theo từng khối năm học 2010 ­   2011  Phạm Thị Hoa ­ Trường Tiểu học Tân Phúc ­ Nông Cống 4
  5. Sáng kiến kinh nghiệm ­ Năm học 2010 ­ 2011         Tổng  Tổng  Nữ Trình   Trình độ  Xếp loại chuyên môn hợp số  độ  ĐHSP Giỏi  Khá TB  Yếu THSP Khối lớp 1 2 2 2 2 0 2 4 3 3 1 1 3 0 3 3 3 2 1 1 2 0 4 3 3 3 1 2 0 5 3 2 1 3 1 1 1 0 Tổng 15 13 6 9 6 8 1 0 = 40% = 60% = 40% =53.3%  = 6.7% + Mặt mạnh : Về trình độ đào tạo của giáo viên trong nhà trường cơ bản đã được đào   tạo chuẩn và trên chuẩn, về trình độ chuyên môn tỷ lệ giáo viên  đạt loại giỏi   và khá là 93.3 % đây là một tỷ lệ khá cao do vậy chất lượng giờ dạy đã được   nâng lên rõ rệt so với các năm học trước. Phần lớn các giáo viên đã có kinh  nghiệm trong công tác giảng dạy. Tập thể  giáo viên trong nhà trường thống  nhất, đoàn kết cùng giúp nhau thực hiện tốt các công việc được giao, nội bộ  Ban giám hiệu đoàn kết nhất trí cùng hỗ trợ nhau trong quá trình làm việc. + Mặt yếu : Nhà trường không có giáo viên  bộ môn đặc thù  nên giáo viên rất vất vả  trong công tác soạn bài một giáo viên trong một đêm phải soạn nhiều giáo án  lại thêm công tác chủ  nhiệm lớp nên mất rất nhiều thời gian dẫn đến việc  đầu tư  vào bài giảng có phần hạn chế  . Mặt khác số  giáo viên là người địa   phương quá ít (chỉ có 1 đồng chí) còn lại là giáo viên các xã lân cận đi dạy với  quãng đường khá xa mất nhiều thời gian đi lại,  ảnh hưởng đến sức khoẻ  và  thời gian học tập, công tác từ đó ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học trong  nhà trường. b­ Về học sinh : ­ Số liệu học sinh biên chế theo từng khối lớp năm học 2010 ­ 2011: Số HS  Tỉ lệ đạt Ghi chú Khối Số lớp Số HS Nữ Dân Học sinh học 10b/  tộc Khuyết tật tuần 1 2 66 32 0 4 66 100% Phạm Thị Hoa ­ Trường Tiểu học Tân Phúc ­ Nông Cống 5
  6. Sáng kiến kinh nghiệm ­ Năm học 2010 ­ 2011 2 2 63 24 0 1 63 100% 3 2 51 28 0 2 51 100% 4 2 68 33 0 2 68 100% 5 2 63 29 0 1 63 100% Tổng 10 311 146 0 10 311 100% ­  Số liệu học sinh trong thôn theo từng khối lớp năm học 2010­ 2011:        Thôn Thôn  Thôn  Thôn  Thôn  Thôn  Thôn  Thôn  Thôn  Khối 1 2 3 4 5 6 7 8 Khối 1 6 9 10 5 8 16 8 4 Khối 2 7 6 5 6 8 18 8 5 Khối 3 5 5 3 5 14 2 10 7 Khối 4 6 8 11 10 4 9 13 7 Khối 5 5 6 11 8 11 11 8 3 Tổng 29 34 40 34 45 56 47 26 * Kết quả đánh giá xếp loại 2 mặt giáo dục cuối năm học 2009­ 2010:                       Khối lớp 1 2 3 4 5 Ghi    Xếp loại chú 65 53 67 63 76 Tổng số học sinh Xếp loại Đủ 63 53 67 63 76  Hạnh kiểm   CĐ 2 0 0 0 0 Giỏi 13 10 11 13 6 Xếp loại   Khá   9 15 13 18 37 Văn hoá   TB 40 26 42 32 33  Yếu 1 2 1 0 0 * Nhận xét :  + Mặt mạnh :    100 % số học sinh trong toàn trường được học 2 buổi / ngày, 10 buổi/ tuần.   Kết quả  học tập của học sinh thông qua bảng báo cáo số  liệu 2 mặt  giáo dục cuối năm học 2009­ 2010 là một kết quả đáng phấn khởi vì kết quả  học tập của các em khá cao đặc biệt là môn Tiếng Việt từ khối 2 đến khối 5  Phạm Thị Hoa ­ Trường Tiểu học Tân Phúc ­ Nông Cống 6
  7. Sáng kiến kinh nghiệm ­ Năm học 2010 ­ 2011 không có học sinh yếu, tỷ lệ học sinh lớp 5 hoàn thành chương trình Tiểu học  là 100%.  Tỷ lệ  học sinh giỏi trường và giỏi huyện cũng rất cao (4/6 học sinh dự  thi đạt  học sinh giỏi huyện). + Mặt yếu : Số  lớp được biên chế  trong năm học là phù hợp với qui định của bộ  giáo dục, bình quân 31 học sinh / lớp nhưng so với học sinh tiểu học thì sĩ số 1  lớp học như thế là khá cao. Đây là yếu tố khó khăn cho công tác giảng dạy và  giáo dục bởi vì số  học sinh/ lớp càng thấp hiệu quả  giáo dục càng cao và  ngược lại số học sinh/ lớp càng cao thì hiệu quả giáo dục sẽ bị hạn chế nhất   là những vùng nông thôn có mức thu nhập bình quân trên  đầu người thấp như  xã Tân Phúc thì lại càng vất vả, trong khi đó tỷ lệ học sinh khuyết tật lại rất   cao năm học 2010­ 2011 nhà trường có 10 học sinh khuyết tật từ  khối 1 đến   khối 5 (10 học sinh khuyết tật = 50 học sinh bình thường). Mặt khác một số  bộ   phận   nhân   dân   còn   nhận   thức   chậm   về   trách   nhiệm   đối   với   công   tác   PCGDTH cũng như   PCGDTH ĐĐT. Một số  không ít gia đình học sinh chưa  thực sự  quan tâm đến việc tập của con em mình. Ngoài giờ  học các em còn   phải lao động phụ  giúp gia đình nên không giành được thời gian học thêm  ở  nhà. Có những gia đình vợ chồng đi làm ăn xa về quê hoặc vì lí do nào đó chưa  làm giấy khai sinh cho trẻ, có những gia đình làm giấy chứng sinh ở trạm Y tế  khai 1 tên nhưng khi đi học lại khai tên khác do vậy khi đến trường Tiểu học   thì tên tuổi và ngày sinh của trẻ thường bị lệch, không khớp với điều tra ban  đầu ở trong sổ phổ cập. Một yếu tố  quan trọng nữa là do địa bàn dân cư  trên toàn xã dàn trải  theo chiều dài không tập trung do vậy một số gia đình ở xa trường Mần Non  như thôn 1, thôn 2 và thôn 8 thường không cho trẻ đi học mẫu giáo nên khi vào   lớp 1 trẻ  thường nhút nhát, ngại giao tiếp, chậm tiến bộ  và chưa thuộc mặt   chữ  . Đây là một yếu tố  vô cùng khó khăn đối với nhà trường nói chung và   giáo viên dạy lớp 1 nói riêng. Ngoài ra một số gia đình thấy con còn nhỏ ngại đưa đón nên thường cho   con đi học muộn, ngược lại có những gia đình thấy con phát triển tốt lại khai   thêm tuổi để con đi học sớm . Bên cạnh đó không ít gia đình chỉ  tập trung lo   làm kinh tế  không quan tâm chuyện học hành của con cái điều này cũng gây  ảnh không nhỏ  đến công tác phổ  cập trong nhà trường. Tỷ  lệ  học sinh giỏi  quá thấp mấy năm gần đây nhà trường không có học sinh giỏi cấp tỉnh đây là  nguyên nhân “ Đào tạo nhân tài” chưa được chú trọng hay nhà trường chưa có  biện pháp hữu hiệu bồi dưỡng học sinh giỏi ? Bài toán này đòi hỏi các đồng   chí quản lý cùng các đồng chí giáo viên chủ nhiệm lớp đặt câu hỏi và giải đáp   Phạm Thị Hoa ­ Trường Tiểu học Tân Phúc ­ Nông Cống 7
  8. Sáng kiến kinh nghiệm ­ Năm học 2010 ­ 2011 thoả  đáng vì đây là vấn đề  quan trọng cần được khắc phục ngay trong năm   học 2010­ 2011. c­ Về công tác quản lý : Với những khó khăn thách thức như  vậy nhưng Ban giám hiệu và tập  thể giáo viên trong nhà trường đã vượt lên bằng chính sự nổ lực cố gắng  của  mỗi thành viên và sự ủng hộ nhiệt tình của cấp Ủy đảng, chính quyền và nhân  dân địa phương đã tạo điều kiện giúp đỡ để nhà trường đạt danh hiệu trường   tiên tiên cấp huyện trong nhiều năm qua và phấn đấu đạt trường chuẩn quốc  gia vào năm 2011. Khi tiến hành công tác PCGD các văn bản pháp qui, qui phạm của nhà  nước luôn được nhà trường cập nhật đầy đủ  tạo hành lang pháp lí cho nhà  trường thực hiện nhiệm vụ PCGD. Nhà trường đã tạo được niềm tin cho các  cấp Uỷ  đảng và nhân dân xứng đáng là chỗ  dựa tin cậy cho bà con nhân dân  khi có con cháu học tập ở nhà trường và nhà trường xứng đáng là cái nôi “giáo  dục” ở địa phương trong sự nghiệp “Trồng người”. Phát huy những kết quả đã đạt được trong công tác phổ cập ở năm học   2009­ 2010 nhà trường tiếp tục cũng cố và giữ vững thành quả PCGDTH cũng  như PCGDTH ĐĐT trong năm học 2010­ 2011 và các năm học tiếp theo. Ngay  từ đầu năm học Hiệu phó chuyên môn được phân công phụ trách công tác phổ  cập đã xây dựng  kế  hoạch “Chỉ  đạo công tác phổ  cập” trong năm học một  cách cụ thể, chi tiết. Phân công nhiệm vụ và giao trách nhiệm rõ ràng cho các  tổ chức, đoàn thể và từng thành viên trong hội đồng giáo dục nhà trường như : ­ Kế hoạch hoạt động công tác phổ cập năm học. ­ Kế hoạch hoạt động công tác phổ cập từng tháng, từng kỳ . ­ Kế hoạch kiểm tra công tác phổ cập từng tháng, từng kỳ. Do điều kiện hoàn cảnh thực tế của nhà trường còn thiếu thốn và nhiều  yếu tố   ảnh hưởng khác vì vậy trong quá trình chỉ  đạo và thực hiện gặp rất   nhiều khó khăn, vướng mắc dẫn đến kết quả thực hiện chưa cao. B­ Giải quyết vấn đề . Như  chúng ta đã biết trong quá trình thực hiện công tác PCGDTH và  PCGDTH ĐĐT là một quá trình lâu dài, thường xuyên và liên tục nó gắn liền  với công tác chuyên môn trong nhà trường chính vì thế  mà người Hiệu phó   phụ trách công tác chuyên môn luôn gắn liền với nhiệm vụ phổ cập giáo dục,  do vậy người quản lí cần phải biết sắp xếp công việc của mình một cách   khoa học, tận dụng thời gian hợp lý để  hướng dẫn cho đội ngũ giáo viên của  Phạm Thị Hoa ­ Trường Tiểu học Tân Phúc ­ Nông Cống 8
  9. Sáng kiến kinh nghiệm ­ Năm học 2010 ­ 2011 mình làm tốt công tác PCGDTH và PCGDTH ĐĐT sao cho đạt được mục đích  đề ra.  Trên   cơ   sở   chỉ   đạo   thực   hiện   và   nghiên   cứu   thực   trạng   công   tác  PCGDTH và  PCGDTH ĐĐT  ở  Trường Tiểu học Tân Phúc nơi tôi đang làm  công tác quản lý tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm và dưới  đây là một số  giải pháp và biện pháp thực hiện công tác PCGDTH cũng như  PCGDTH ĐĐT   mà nhà trường đã đề ra và thực hiện có hiệu qủa trong giai đoạn hiện nay  : I­   Các giải  pháp thực hiện . ­ Nhà trường phối kết hợp với trường Mầm Non và Ban đại diện cha mẹ học  sinh ở các thôn điều tra, huy động  100 %  số trẻ 6 tuổi vào lớp 1. ­ Chú trọng công tác duy trì sĩ số học sinh 100% từ đầu cấp cho tới cuối cấp,   không thể để xảy ra tình trạng học sinh bỏ học. ­ Tích cực phụ  đạo cho học sinh yếu kém  ở  các khối lớp vào buổi 2 và sáng  thứ  7 hàng tuần, hạn chế  tối đa tỷ  lệ  học sinh lưu ban, không để  tình trạng   học sinh ngồi nhầm lớp. Sau khi kiểm tra chất lượng đầu năm các lớp phân  loại đối tượng học sinh và lên kế  hoạch phụ  đạo học sinh yếu kém ngay từ  đầu năm học.  ­ Phấn đấu đạt tỷ  lệ  100% trẻ  trong độ  tuổi 10 tuổi và trẻ  học lớp 5 hoàn  thành chương trình Tiểu học. ­ Tổ chức tốt và có hiệu quả ngày toàn dân đưa trẻ đến trường. Tạo ấn tượng  tốt cho trẻ trong ngày đầu tiên đi học. ­ Thực hiện đảm bảo chất lượng giáo dục Tiểu học theo đúng qui định của   Bộ giáo dục. ­ Tăng cường công tác tham mưu cho chính quyền địa phương vận động nhân  dân đóng góp xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị để phục vụ cho   công tác dạy và học. ­ Tổ chức động viên cán bộ  giáo viên tích cực bồi dưỡng chuyên môn nghiệp  vụ, nắm vững chương trình, nội dung của cấp học, tích cực đổi mới phương   pháp dạy học. Tăng cường công tác viết sáng kiến kinh nghiệm và làm đồ  dùng dạy học. ­ Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm về công tác PCGDTH  và  PCGDTH ĐĐT sâu rộng trong đội ngũ cán bộ giáo viên, các cấp Uỷ đảng   và toàn thể  nhân dân hiểu để  từ  đó mọi người thấy rõ trách nhiệm của mình  trong việc thực hiện công tác PCGD ở nhà trường Tiểu học. ­ Làm tốt công tác bồi dưỡng học sinh giỏi nâng chất lượng mũi nhọn, phụ  đạo học sinh yếu kém, giúp đỡ  học sinh có hoàn cảnh khó khăn để  nâng cao  chất lượng đại trà.  Phạm Thị Hoa ­ Trường Tiểu học Tân Phúc ­ Nông Cống 9
  10. Sáng kiến kinh nghiệm ­ Năm học 2010 ­ 2011 ­ Thường xuyên điều tra theo dõi, bổ  sung số  liệu biến động trong từng độ  tuổi phải phổ cập. Xây dựng bộ  hồ sơ  phổ  cập đầy đủ, đúng qui định, chính  xác và được cập nhật  thường xuyên. ­ Phối kết hợp tốt mối  quan hệ giữa gia đình, nhà trường và xã hội để làm tốt   công tác PCGDTH và PCGDTH ĐĐT. Tổ chức tốt các hoạt động của hội cha  mẹ học sinh trong nhà trường nhằm giúp đỡ, đôn đốc các bậc phụ huynh trong  thôn, xã thực hiện tốt công tác PCGDTH. ­ Huy động tất cả mọi lực lượng như : Hội cha mẹ học sinh, các tổ chức đoàn   thể, các tổ  chức kinh tế, chính trị  xã hội hỗ  trợ  tài chính để  xây dựng cơ  sở  vật chất cho nhà trường hoạt động. ­ Tổ chức các lớp học như : + Mở lớp học hoà nhập cho trẻ khuyết tật ( nếu số lượng trẻ khuyết tật   quá nhiều) + Mở  lớp học xoá mù và tái mù chữ  (nếu tỉ  lệ  người mù chữ  trong độ  tuổi từ 15­ 35 quá cao). + Mở lớp học tình thương. ­ Thực hiện tốt công tác kiểm tra, đánh giá một cách thường xuyên liên tục  theo qui định mà kế hoạch đầu năm học đã đề ra. ­ Khen thưởng cho các cá nhân và các tổ chức đạt thành tích xuất sắc, xử phạt   kịp thời những cá nhân sai phạm và cố  tình làm sai lệch các qui định trong   công tác phổ cập. ­ Tiếp tục nâng cao vai trò lãnh đạo của các cấp Uỷ  đảng để  thực hiện tốt  Nghị định số 338/HĐBT ra ngày 26/10/1991 về việc thi hành Luật phổ cập và  Thông tư  36/2009/TT­ BGDĐT về  việc ban hành quy định kiểm tra và công  nhận PCGDTH và PCGDTH ĐĐT ở mức độ 1 và mức độ 2 . II­ Một số biện pháp tổ chức thực hiện công tác PCGDTH và PCGDTH ĐĐT  ở đơn vị trường Tiểu học Tân phúc. 1­ Tăng cường nâng cao nhận thức cho các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền, giáo  viên, học sinh và nhân dân địa phương về công tác PCGDTHĐĐT. Để   tiếp   tục   duy   trì,   thực   hiện   tốt   công   tác   PCGDTH   nói   chung   và   PCGDTHĐĐ nói riêng, cần tăng cường nâng cao nhận thức cho toàn thể  đội  ngũ lãnh đạo Đảng chính quyền, đoàn thể  nhân dân ở  địa phương. Cách thực  hiện là tuyên truyền các chủ  trương, đường lối của Đảng, Nhà nước để  các  đối tượng trên nắm rõ. Tuy nhiên về  mặt pháp lí các chủ  trương đều được  cập nhật  ở  các địa phương. Đặc biệt các chủ  trương về  giáo dục cần có sự  hậu thuẫn thêm từ phía nhà trường. Đây là khâu hết sức quan trọng, nếu chủ  trương được làm rõ hơn, tường tận hơn thì khi bắt tay vào áp dụng sẽ  nhiều   Phạm Thị Hoa ­ Trường Tiểu học Tân Phúc ­ Nông Cống 10
  11. Sáng kiến kinh nghiệm ­ Năm học 2010 ­ 2011 mặt thuận lợi hơn. Khi mà các cấp Uỷ đảng, Chính quyền đã hiểu được mục  đích ý nghĩa của chủ  trương thì sẽ  nhận được sự   ủng hộ  cao thực hiện sẽ  mang lại hiệu quả.  Nhà   trường   tích   cực   tuyên   truyền   sâu   rộng   về   chủ   trương   về  PCGDTHĐĐT cho nhân dân biết rõ và nắm chắc và cần cập nhật đầy đủ  các   chủ  trương giáo dục cũng như  về  công tác phổ  cập GDTĐĐT cho nhân dân  biết, thông qua các phương tiện truyền thanh của xã, thôn hoặc thông qua các  buổi họp phụ huynh, họp thôn…Sau khi đã nắm được đường lối, chủ trương  thì nhân dân sẵn sàng chấp hành và thực hiện theo yêu cầu. Cũng cần phải đề  cập đến là khi có chủ  trương về  PCGDTHĐĐT nhà trường cần báo cáo với  các cấp Uỷ  đảng, chính quyền,các đoàn thể  để  họ  nắm rõ. Khi lãnh đạo địa  phương đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác PCGDTHĐĐT thì sẽ  dễ dàng cho nhà trường tiến hành nhiệm vụ. Bên  cạnh tăng  cường nhận thức  cho các  cấp  lãnh  đạo  Đảng, chính   quyền, đoàn thể  nhân dân , cũng không thể  coi nhẹ  việc giác ngộ, nâng cao  nhận thức cho giáo viên học sinh. Người quản lý phải thực sự  là người thấu   hiểu mục tiêu của công tác PCGDTHĐĐT, từ  đó tuyên truyền cho đội ngũ   giáo viên. Cách tuyên truyền có thể  tổ  chức từng buổi riêng, hoặc thông qua   các buổi họp hội đồng, họp chuyên môn để lồng ghép nội dung tuyên truyền.  Tổ  chức các cuộc thi tìm hiểu về  Luật PCGDTH và những quy định, những  tiêu   chuẩn   về   kiểm   tra,   đánh   giá,   công   nhận   cá   nhân   đơn   vị   hoàn   thành  PCGDTHĐĐT  theo thông tư 36/2009/TT­ BGDĐT  ra ngày 4/12/2009 của bộ  Giáo dục và Đào tạo. Cuối năm học tổ chức cho giáo viên viết sáng kiến kinh   nghiệm về thực hiện công tác PCGDTHĐĐT. Nhà trường cần tham mưu với  ban chỉ đạo khen thưởng cho cá nhân, đoàn thể tổ chức vận động tuyên truyền  đạt thành tích cao trong công tác PCGDTHĐĐT. 2­ Điều tra nắm chắc số  lượng trẻ  em trong độ  tuổi phổ  cập, xây dựng chỉ  tiêu PCGDTHĐĐT cho từng độ tuổi. Điều tra số lượng trẻ trong độ tuổi phổ cập là khâu hết sức quan trọng.  Giúp cho nhà trường nắm được số  lượng trẻ  trong độ  tuổi, để  xây dựng kế  hoạch PCGDTHĐĐT. Trước hết nhà trường phải phân công trách nhiệm cho  các giáo viên đến từng đội, thôn để nắm bắt số trẻ trong độ tuổi 0­14, trình độ  văn hoá người từ  15­35 tuổi. Nhà trường cần cử  giáo viện phụ  trách lâu dài  nơi mà giáo viên đó được phân công điều tra có như vậy giáo viên đó vừa gắn   trách nhiệm vừa thông thạo địa bàn dân cư  nơi đó làm Phổ  cập sẽ  chính xác   hơn. Phạm Thị Hoa ­ Trường Tiểu học Tân Phúc ­ Nông Cống 11
  12. Sáng kiến kinh nghiệm ­ Năm học 2010 ­ 2011 Tổ chức thu nhập số liệu từ các điều tra viên (từ phiếu điều tra hộ  gia  đình được cập nhật thêm) để  ghi bổ  sung vào sổ  phổ  cập của nhà trường.  Hằng năm nhà trường phải tiến hành điều tra bổ  sung lại 1 lần (vào cuối   tháng 12). Ngoài nắm được số trẻ 0 tuổi còn nắm bắt thêm số trẻ chưa chuẩn   phổ  cập đúng độ  tuổi. Những trường hợp chưa đạt chuẩn độ  tuổi PCGDTH   ĐĐT nhà trường cần phải lập kế hoạch cho học ghép, hoặc số lượng đông có  thể mở lớp riêng cho các em học. Sau khi lập hồ  sơ, ghi kết quả điều tra vào sổ  Hiệu phó cần phải trực  tiếp kiểm duyệt. Đặc biệt trong quá trình giảng dạy, giáo viên chủ nhiệm lớp  phải thường xuyên theo dõi, ghi chép mọi biến động của học sinh trong lớp   (như  bỏ  học lâu ngày, chuyển đến, chuyển đi…). Mọi sự biến động này cần  phải báo cáo kịp thời về BGH nhà trường. 3 ­ Chỉ  đạo thực hiện tốt công tác huy động trẻ  6 tuổi, trẻ  bỏ  học ra lớp và  duy trì sĩ số học sinh 100% . Nhờ  có chính sách dân số  kế  hoạch hoá gia đình và đặc biệt xã Tân   Phúc là mô hình điển hình của việc thực hiện sinh đẻ  có kế  hoạch, đã giúp   cho nhà trường thực hiện việc điều tra cập nhật số trẻ 0 tuổi hằng năm thuận  lợi hơn. Do nắm chắc số trẻ và cập nhật đầy đủ nên việc huy động trẻ ra lớp   khá thuận lợi. Nhà trường chủ  đạo phối hợp với Trường Mầm non của xã  thực hiện tốt kế hoạch bàn giao trẻ vào lớp trong mỗi năm học. Công việc bàn  giao này được thực hiện trong thời gian từ 1/7 đến 15/ 7 hàng năm. Trước khi   nắm chắc số trẻ đã vào học mẫu giáo, nhà trường tiến hành rà soát lại số trẻ  đó  có   khớp  với   tổng  số   trẻ   trong  sổ   phổ   cập  không   ?   Trong  thực   tế   địa  phương cho đến nay vẫn còn có một vài gia đình không cho con đi học mẫu  giáo (trước khi con vào lớp 1) với nhiều những lí do khác nhau, nhưng chủ  yếu vẫn là lí do đóng học phí. Trường hợp nào chưa ra lớp mẫu giáo thì giáo  viên nào phụ trách điều tra viên thôn đó có trách nhiệm đến tận hộ gia đình để  vận động gia đình đưa trẻ đến trường vào ngày toàn dân đưa trẻ đến trường. Phối hợp chặt chẽ với ban văn hoá xã tổ  chức cho giáo viên, học sinh  toàn trường  tuyên truyền, cổ động trên toàn xã về ngày toàn dân đưa trẻ đến   trường. Cắt dán băng rôn, khẩu hiệu, loa đài, phát thanh trên phạm vi toàn xã   để nhân dân nắm bắt và đưa trẻ đến trường đúng ngày, giờ qui định. Tổ chức  long trọng buổi lễ đón tiếp các em học sinh mới tạo  ấn tượng sâu sắc trong   các em thể hiện được sự chia sẻ ân cần, tránh không để các em phải sợ hãi. Sau khi vào học  ổn định nhà trường bàn giao chỉ  tiêu duy trì sĩ số  học   sinh cho giáo viên chủ nhiệm các lớp. Đến hết năm học các lớp đều phải duy   trì đầy đủ  số  lượng học sinh như  đã bàn giao  ở  đầu năm. Để  thực hiện tốt   việc duy trì sĩ số, giáo viên chủ nhiệm các lớp cần thường xuyên cập nhật sĩ  Phạm Thị Hoa ­ Trường Tiểu học Tân Phúc ­ Nông Cống 12
  13. Sáng kiến kinh nghiệm ­ Năm học 2010 ­ 2011 số học sinh đi học hằng ngày thông qua sổ theo dõi học sinh. Nhà trường phối  hợp với Ban đại diện cha mẹ  học sinh, Mặt trận tổ  quốc xã, thường xuyên  trao đổi thông tin về  sự  chuyên cần của học sinh mỗi tháng 1 lần vào ngày   đầu tháng. Nếu có trường hợp có dấu hiệu bỏ  học nhiều thì nhà trường kịp  thời vận động quay trở lại lớp. Bên cạnh đó giáo viên chủ nhiệm lớp cần tăng  cường mối thông tin hai chiều giữa giáo viên và phụ  huynh học sinh bằng  nhiều hình thức như  trao đổi qua điện thoại, dùng sổ  liên lạc hay đến từng   nhà học sinh. Bên cạnh các công tác chỉ đạo giáo viên thực hiện duy trì tốt sĩ  số  học sinh, phó hiệu trưởng cần phối hợp chặt chẽ  với tổng phụ  trách đội  thiếu niên tổ chức các hoạt động thể dục thể thao, văn nghệ để thu hút các em  đi học chuyên cần hơn, tạo cho các em một tâm lý thoải mái trong học tập để  học sinh thật sự hiểu rằng mỗi ngày đến trường là một niềm vui lớn của các   em . 4­ Nâng cao chất lượng dạy và học, phát huy khả năng của từng giáo viên. Để  nâng cao được chất lượng dạy và học Ban giám hiệu cần phân loại   được đội ngũ giáo viên để có kế hoạch phân công hợp lí. Việc phân công giáo  viên cần dựa vào khả năng của từng người. Nhưng phải luôn chú ý đến khối   lớp 1 vì đây là lớp mà các em vừa mới được làm quen với phương pháp ở nhà   trường Tiểu học (thời gian học nhiều hơn thời gian chơi). Bên cạnh đó chú ý  đến những giáo viên có nhiều năng lực cử làm nòng cốt cho các khối lớp. Phân   công khoa học đảm bảo theo khả  năng của mỗi người sẽ  giúp cho các khối   hoạt động tốt hơn, kèm cặp giúp đỡ  lẫn nhau trong chuyên môn cùng hoàn  thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Đảm bảo dạy đủ số môn học theo quy định tránh cắt xén chương trình.  Đây là sự  bắt buộc mọi thành viên trong nhà trường phải thực hiện nghiêm  túc. Để  đảm bảo dạy tốt theo tinh thần đổi mới chương trình SGK, cần tổ  chức tốt các chuyên đề về đổi mới phương pháp. Tổ chức các buổi sinh hoạt   chuyên môn mỗi tuần 1 lần (vào chiều thứ 5 hoặc sáng thứ 7 hàng tuần). Bên  cạnh những buổi sinh hoạt chuyên môn các tổ, các nhóm cần tạo điều kiện để  thực hiện các bài học tự  học trong chương trình bồi dưỡng thường xuyên,  trong các tập san, các chuyên đề giáo dục, các tài liệu tham khảo và qua hoạt  động ngoài giờ  lên lớp. Mỗi học kỳ  nhà trường cần phải tổ  chức thao giảng   để  đúc rút những kinh nghiệm trong giảng dạy. Trao  đổi những khó khăn  vướng mắc trong việc thực hiện chương trình. Song song với công tác tự học,  tự bồi dưỡng năng lực chuyên môn nhà trường tạo điều kiện cho giáo viên có  điều kiện tiếp cận thông tin mới đặc biệt là chương trình áp dụng công nghệ  thông tin vào trong giảng dạy. Ngoài ra mỗi giáo viên phải luôn luôn tự học để  nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân. Phạm Thị Hoa ­ Trường Tiểu học Tân Phúc ­ Nông Cống 13
  14. Sáng kiến kinh nghiệm ­ Năm học 2010 ­ 2011 Phối hợp với Công đoàn nhà trường để  xây dựng bầu không khí sư  phạm, đoàn kết, thân ái trong nhà trường. Coi nhà trường là ngôi nhà chung  của tập thể  sư  phạm thật sự  là một “ Tổ   ấm tình thương”, thực hiện được  như vậy mới phát huy hết khả năng của đội ngũ giáo viên. Tổ chức phát động  thi đua theo chủ điểm để nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ giáo viên  trong dạy và học. Thực hiện khoán chất lượng, số  lượng cho từng giáo viên   (thông qua kết quả khảo sát thực tế đầu năm học của học sinh). Từ đó định ra  mặt bằng về kiến thức của từng khối lớp và đây chính là cơ sở chính để giao   khoán chất lượng cho từng giáo viên trong từng năm học. Khuyến khích giáo viên đặt mua các tờ báo của ngành như báo giáo dục   thời đại, các tập san như  : Văn học tuổi trẻ, Toán tuổi thơ, chăm học .v.v  phục vụ công tác nghiên cứu, học hỏi, tìm hiểu để nâng cao chất lượng giảng  dạy. Nhà trường thành lập thư viện với yêu cầu có nhiều đầu sách đặc biệt là  các loại sách tham khảo để  giáo viên có điều kiện tiếp cận về  kiến thức và   các PPDH hay. Tổ chức các chuyên đề giải toán khó, rèn cảm thụ văn học để  giáo viên trao đổi kinh nghiệm nhằm tạo điều kiện cho công tác bồi dưỡng   học sinh giỏi. Xây dựng những giáo án mẫu cho nhà trường đảm bảo tính phù  hợp với đặc điểm nhà trường, đối tượng học sinh. Khuyến khích những giáo  viên nhiệt tình, có nhiều thành tích trong công tác giảng dạy nói chung và trong  công tác phổ cập nói riêng. 5­ Tăng cường nâng cao các điều kiện vật chất phục vụ dạy và học. Thông qua các cuộc họp của Hội đồng nhân dân xã, Ban giám hiệu nhà  trường tham mưu với các cấp Uỷ đảng, chính quyền để đưa ra kế hoạch phát  triển cơ  sở  vật chất cho nhà trường.Thông qua các cuộc họp thôn đưa ra kế  hoạch, nghị  quyết của các tổ  chức phối hợp với   Ban đại diện cha mẹ  học   sinh để tiến hành thực hiện. Để  thực hiện tốt Phó hiệu trưởng cần phải phối hợp với chính quyền   địa phương tổ  chức hội nghị  bàn kế  hoạch xây dựng trường lớp, các công  trình khác phục vụ công tác dạy và học trong nhà trường với đầy đủ các đoàn  thể đóng trên địa bàn xã cùng nhau thực hiện. Khi đã có nguồn vốn hỗ trợ nhà  trường phối hợp với ban đại diện cha mẹ  học sinh những người có chuyên  môn về xây dựng để thiết kế sao cho phù hợp với nguồn kinh phí và tạo được  phong cảnh đẹp, khoa học, phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học. Ngoài nguồn vốn do dân đóng góp nhà trường còn cần phải tích cực  tham mưu với cấp trên để nhận được sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước đầu tư  cho cơ sở vật chất. Mỗi năm (thường thì sau khi hết năm học) nhà trường cần   phải lập kế hoạch báo cáo cơ sở  vật chất nhà trường và dự  kiến bổ  sung cơ  sở vật chất cho năm học sau. Bên cạnh đầu tư xây dựng nhà trường cần phải  Phạm Thị Hoa ­ Trường Tiểu học Tân Phúc ­ Nông Cống 14
  15. Sáng kiến kinh nghiệm ­ Năm học 2010 ­ 2011 chú ý mua sắm các trang thiết bị, đồ dùng giảng dạy để phục vụ cho công tác  giáo dục. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay yêu cầu thiết bị  dạy học càng  được coi trọng để đáp ứng công tác đổi mới cách dạy và học trong nhà trường   Tiểu học. Nhà trường cũng cần phải tổ  chức cho giáo viên tự  làm đồ  dùng  dạy học để  các tiết học tăng thêm hiệu quả  và thu hút được các em học sinh   có hứng thú trong học tập. 6­ Tự kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện PCGDTHĐĐT. Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện công tác phổ cập giáo dục  tiểu học nói chung và PCGDTHĐĐT nói riêng  ở  tất cả  các giáo viên. nhà   trường cần tổ  chức sơ  kết đánh giá rút kinh nghiệm công tác PCGDTHĐĐT.   Qua kiểm tra đánh giá góp phần cho nhà trường giải quyết được những khó  khăn trong quá trình thực hiện công tác PCGDTHĐĐT. Qua các lần kiểm tra  sẽ thấy được những việc đã làm được và cái chưa làm được để  có biện pháp   khắc phục kịp thời. Duy trì thường xuyên đều đặn kết quả PCGDTHĐĐT. Nâng cao dần tỷ  lệ PCGDTHĐĐT năm sau luôn cao hơn năm trước và tiến tới duy trì ổn định. Trong kiểm tra nhà trường cần chú trọng đến kiểm tra định kì, kiểm tra   đột xuất trong việc thực hiện công tác PCGDTH. Đặc biệt là kiểm tra việc  ghi chép hồ  sơ, công tác tuyển sinh, kế  hoạch dạy học, chất lượng học tập   của học sinh ở từng lớp . c­ Kết luận. I­ Kết quả nghiên cứu : Trước những yêu cầu cấp bách của thời kỳ  công nghiệp hoá, hiện đại  hoá đất nước mọi người cần phải trang bị cho bản thân mình một hành trang  kiến thức để phục vụ bản thân, phục vụ gia đình và xã hội. Đó là những yêu   cầu mà mỗi một công dân phải chịu trách nhiệm thực hiện. Học để  có kiến  thức cho bản thân và cho xã hội vững vàng đi theo con đường mà Đảng ta đã  lựa chọn. Thực tế đó đã được chứng minh rõ ràng ở những năm gần đây, khi   đất nước bước vào con đường đổi mới, nhu cầu học tập của nhân dân ngày  một cao. Nghị quyết TW2 khoá 8 đã mở ra cho nhân dân nhiều cơ hội về học  tập và giáo dục bắt đầu chuyển mình. Không nằm ngoài những sự  chuyển  mình đó trường Tiểu học Tân Phúc đã vươn lên vượt mọi khó khăn vất vả để  hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ  được giao trở  thành một điểm sáng của ngành  giáo dục Nông Cống. Sau một thời gian nghiên cứu và áp dụng đề  tài vào thực tiễn trong quá   trình thực hiện công tác phổ cập của nhà trường đã mang lại hiệu quả rất cao   Phạm Thị Hoa ­ Trường Tiểu học Tân Phúc ­ Nông Cống 15
  16. Sáng kiến kinh nghiệm ­ Năm học 2010 ­ 2011 trong giáo dục đó là : Chất lượng đại trà của nhà trường được nâng lên rõ rệt,   tỉ lệ học sinh khá giỏi tăng 25% so với năm học 2009­ 2010 và tăng 32% so với  chất lượng đầu năm. Chất lượng và trình độ  năng lực sư phạm của giáo viên  được nâng lên một tầm cao mới, số giáo viên sử dụng công nghệ thông tin vào  trong quá trình giảng dạy đã tăng 45% so với năm học trước, tỉ  lệ  giáo viên  trên chuẩn khá cao 60%, hồ sơ  sổ  sách đạt loại tốt là 92.4% không có bộ  hồ  sơ nào không đạt yêu cầu.  Nhà trường đã đầu tư  mua sắm nhiều trang thiết bị  để  phục vụ  việc  dạy và học như  máy chiếu đa năng, máy tính xách tay, máy  ảnh, máy quay  camera v.. v  Điểm nổi bật là nhà trường đã xây dựng được 2 khu vệ sinh dành   cho giáo viên và học sinh lên đến gần 100 triệu đồng đảm bảo qui cách vệ  sinh môi trường, xây dựng bồn hoa cây cảnh, khuôn viên xanh, sạch đẹp. Công tác xã hội hoá giáo dục đã có nhiều chuyển biến tích cực nhân dân   đã nhận thức đúng đắn về công tác PCGD và PCGD ĐĐT nên đã quan tâm đến   việc học hành của con em mình bên cạnh đó các cấp uỷ  đảng cũng đã tạo  điều kiện giúp đỡ  về  mọi mặt để  nhà trường tiến hành xây dựng trường   chuẩn quốc gia trong năm 2011.   *  Dưới   đây   là   kết   quả   của   quá   trình   thực   hiện   công   tác   PCGDTH   và  PCGDTHĐĐT  trong năm học 2010 ­2011. 1- Kết quả đạt được của công tác duy trì sĩ số học sinh  : Khối  Sĩ số HS  Sĩ số HS  Sĩ số HS  Tỉ lệ Ghi chú lớ p đầu năm cuối HK1 cuối năm 1 66 66 65 100 %   Chuyển1 đi Bình  Dương 2 63 63 63 100 % 3 51 51 51 100 % 4 68 68 68 100 % 5 63 63 63 100 % Tổng 311 311 310 100 %    Việc duy trì sĩ số  học sinh đối với địa phương có tỷ  lệ  hộ  nghèo như  cao như  xã Tân Phúc là rất khó khăn, vất vả  nhưng nhờ  đã làm tốt công tác   PCGD mà nhà trường đã duy trì được 100% sĩ số  học sinh trong năm học và   nhiều năm qua là một kết quả rất đáng tự hào. Phạm Thị Hoa ­ Trường Tiểu học Tân Phúc ­ Nông Cống 16
  17. Sáng kiến kinh nghiệm ­ Năm học 2010 ­ 2011 2- Kết quả  học tập của học sinh trong học kì 1 năm học  2010 – 2011  như  sau:                   Khối lớp Tổng toàn  1 2 3 4 5 trường Xếp loại khen thưởng Tổng số học sinh 66 63 51 68 63 311 HS giỏi SL 12 12 8 12 11 55 TL 18.2% 19.0% 15.7% 17.6% 17.5% 17.8% HS tiên tiến SL 15 15 12 14 13 69 TL 22.7% 23.8% 23.5% 20.5% 20.6% 22.2% HS tuyên  SL 10 8 9 8 10 45 dương TL 15.2% 12.7% 17.6% 11.8% 15.9% 14.5% *Kết quả xếp loại 2 mặt Văn hoá và Hạnh kiểm cuối học kì 1 năm học 2010­  2011là  : Khối Văn hoá Hạnh kiểm Toán Tiếng Việt Giỏi Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu Đủ Chưađủ 1 12 13 40 1 7 15 42 2 65      1 2 15 18 29 1 8 16 38 1 62 0 3 15 10 25 1 8 13 29 1 50 1 4 14 18 35 1 10 22 35 1 67 1 5 11 17 34 1 6 28 28 1 63 0 Tổn 67 76 163 5 39 94 172 8 308 3 g Nhìn vào xếp loại 2 mặt văn hoá và hạnh kiểm  ở bảng trên cho chúng  ­  ta thấy tuy mới hết học kỳ 1 của năm học 2010­ 2011 nhưng học sinh đã đạt   được kết quả học tập rất cao nhất là khối lớp 1, tỷ lệ học sinh yếu kém của  cả 2 môn học Toán và Tiếng Việt của toàn trường là rất thấp. Nhà trường sẽ  có kế  hoạch phụ  đạo phù hợp cho học sinh yếu trong học kỳ  2 để  nâng cao  chất lượng đại trà, phấn đấu đạt 100% tỷ lệ học sinh lên lớp. 3- Kết quả đạt được của công tác PCGDTH và PCGDTH ĐĐT . Phạm Thị Hoa ­ Trường Tiểu học Tân Phúc ­ Nông Cống 17
  18. Sáng kiến kinh nghiệm ­ Năm học 2010 ­ 2011 Năm  Tuổi Tổng  Nữ Khuyết  Số  Đã và đang học Tiểu học sinh số tật phả Lớ Lớ Lớ Lớp  Lớp Đã  TL  i  p1 p2 p3 4 5 TNTH học phổ  ĐĐT cập 2004 6 63 32 2 61 61 100% 2003 7 65 27 2 60 2 58 96.7% 2002 8 52 29 2 49 3 46 93.9% 2001 9 68 34 1 65 3 62 95.4% 2000 10 71 33 2 65 5 60 92.3% 1999 11 79 37 2 70 1 69 98.6% 1998 12 55 27 1 54 54 100% 1997 13 86 45 1 83 83 100% 1996 14 97 51 2 89 89 100% Tổng 636  315 15 596 63 61 49 67 61 295 97.5% Từ một nhà trường với điều kiện kinh tế còn nhiều thiếu thốn nhưng  với mục tiêu “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” cộng vào đó là sự nhận thức  đúng đắn của các cấp Uỷ đảng, Chính quyền và nhân dân địa phương đã làm  nên thành công của công tác PCGDTH và PCGDTHĐĐT . Để đạt được thành  công  ấy không thể  không kể  đến vai trò chủ  chốt của nhà trường đó là sự  đoàn kết, đồng tâm hợp lực vượt lên khó khăn của tập thể cán bộ  giáo viên  trong nhà trường để hoàn thành tốt nhiệm vụ của ngành giao phó.  Bản   thân   tôi   khi   trực   tiếp   nghiên   cứu   quá   trình   thực   hiện   công   tác  PCGDTH và PCGDTHĐĐT đã phải tìm hiểu kĩ càng mọi sự cố gắng và từng   bước thực hiện của tập thể  cán bộ  giáo viên trong nhà trường, nắm bắt ghi   chép đầy đủ các số  liệu một cách chính xác, chỉ đạo các biện pháp thực hiện  đã đề ra một cách tối ưu, tạo lập được một quy trình khép kín. Từ biện pháp  đầu tiên cho đến biện pháp cuối cùng đã làm nổi bật lên các bước thực hiện   công tác  PCGDTH  nói  chung  và PCGDTHĐĐT   nói riêng trong nhà  trường  mang lại hiệu quả cao trong giáo dục. Đến đây đề tài của tôi đã hoàn thành tốt  các nhiệm vụ mà đề tài đã đặt ra. Hy vọng những lần nghiên cứu tiếp theo đề  tài sẽ phát triển sâu hơn và cao hơn. II­ Để thực hiện tốt công tác  PCGDTH nói chung và PCGDTHĐĐT nói riêng  tôi xin có một số đề xuất và kiến nghị sau :  Phạm Thị Hoa ­ Trường Tiểu học Tân Phúc ­ Nông Cống 18
  19. Sáng kiến kinh nghiệm ­ Năm học 2010 ­ 2011 + Đối với phòng và sở giáo dục : Cần tăng cường kiểm tra công tác PCGDTH  và PCGDTHĐĐT phổ cập giáo dục đúng độ  tuổi ở  các nhà trường. Nắm bắt   tình hình công tác phổ cập giáo dục  ở các trường tiểu học thường xuyên liên  tục. ­ Hỗ trợ nhà trường kinh phí để mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác dạy  và học. ­ Bố trí đủ lượng giáo viên đứng lớp, đặc biệt là giáo viên đặc thù và giáo viên  thiết bị thư viện. + Chính quyền xã tăng cường đầu tư ngân sách bổ  sung thêm cơ sở vật chất.  Hỗ  trợ  và tạo điều kiện về  mọi mặt để  nhà trường thực hiện tốt công tác  PCGDTHĐĐT. + Nhà trường luôn cập nhật đầy đủ các số liệu có liên quan đến công tác phổ  cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. + Phụ  huynh cần tạo điều kiện tốt nhất cho giáo viên làm công tác điều tra   phổ cập hằng năm của nhà  trường. Với thời gian có hạn, phạm vi và địa bàn nghiên cứu nhỏ hẹp, mảng đề  tài lại quá rộng nên không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình nghiêm  cứu và thực hiện đề tài. Tôi rất mong nhận được những nhận xét, đánh giá và  góp ý chân thành của các thầy, cô giáo cùng các đồng nghiệp để  đề  tài hoàn  chỉnh hơn, phục vụ  hữu ích hơn nữa cho công tác thực hiện PCGDTH và   PCGDTHĐĐT trong nhà Trường Tiểu học.                                       Xin trân trọng cảm ơn ! Tân phúc, ngày 25 tháng 01 năm 2011 Người thực hiện đề tài Phạm Thị Hoa ­ Trường Tiểu học Tân Phúc ­ Nông Cống 19
  20. Sáng kiến kinh nghiệm ­ Năm học 2010 ­ 2011 Phạm Thị Hoa ­ Trường Tiểu học Tân Phúc ­ Nông Cống 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
13=>1