SKKN: “Một số biện pháp giáo dục đạo đức góp phần hình thành nhân cách trẻ tiểu học” 2016<br />
2017<br />
<br />
Giới thiệu của tổ khối: <br />
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………<br />
…<br />
<br />
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………<br />
…<br />
<br />
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………<br />
…<br />
<br />
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………<br />
…<br />
<br />
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………<br />
…<br />
<br />
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………<br />
…<br />
<br />
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………<br />
…<br />
<br />
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………<br />
…<br />
<br />
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………<br />
…<br />
<br />
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………<br />
…<br />
<br />
<br />
<br />
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị:<br />
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………<br />
…<br />
<br />
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………<br />
…<br />
<br />
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………<br />
…<br />
<br />
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………<br />
…<br />
<br />
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………<br />
…<br />
<br />
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………<br />
…<br />
<br />
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………<br />
…<br />
<br />
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………<br />
…<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Thị Hồng Hiệp 1 Trường TH Trần Văn <br />
Mười<br />
SKKN: “Một số biện pháp giáo dục đạo đức góp phần hình thành nhân cách trẻ tiểu học” 2016<br />
2017<br />
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………<br />
…<br />
<br />
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………<br />
…<br />
<br />
<br />
<br />
Nhận xét của cấp trên:<br />
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………<br />
…<br />
<br />
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………<br />
…<br />
<br />
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………<br />
…<br />
<br />
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………<br />
…<br />
<br />
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………<br />
…<br />
<br />
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………<br />
…<br />
<br />
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………<br />
…<br />
<br />
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………<br />
…<br />
<br />
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………<br />
…<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Thị Hồng Hiệp 1 Trường TH Trần Văn <br />
Mười<br />
SKKN: “Một số biện pháp giáo dục đạo đức góp phần hình thành nhân cách trẻ tiểu học” 2016<br />
2017<br />
<br />
<br />
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC <br />
GÓP PHẦN HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH TRẺ TIỂU HỌC”<br />
<br />
1. Tóm tắt nội dung sáng kiến: <br />
Việc giáo dục đạo đức cho học sinh ở lứa tuổi tiểu học là một nhiệm vụ cấp <br />
bách trong nhà trường để thiết thực xây dựng một môi trường giáo dục lành mạnh <br />
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tại đơn vị cũng như góp phần tích cực trong <br />
việc hình thành nhân cách cho trẻ. Muốn vậy, người giáo viên cần phải đề ra các <br />
giải pháp thiết thực. Cụ thể như sau: Kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với gia đình <br />
học sinh để rèn luyện những thói quen và hành vi tốt cho trẻ. Giáo viên chủ nhiệm <br />
giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường thông qua một số hoạt động cụ thể, thiết <br />
thực. Thông qua hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt truyền thống để góp phần tạo sân <br />
chơi lành mạnh cho học sinh. Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể xã hội để <br />
tìm giải pháp giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở địa phương. Thông qua các <br />
tiết dạy, nhất là với bộ môn đạo đức giáo viên hướng dẫn các em những hành vi <br />
hằng ngày. Thông qua chính tấm gương của thầy cô giáo để các em noi theo. Nâng <br />
cao vai trò tư vấn học đường nhằm chia sẻ và giúp các em định hướng những hành vi <br />
hàng ngày, hình thành chuẩn mực mực đạo đức cho học sinh.<br />
2. Phạm vi ảnh hưởng: <br />
<br />
Sáng kiến có ảnh hưởng tại trường Tiểu học Trần văn Mười và ở các đơn vị giáo <br />
dục trên cả nước. <br />
<br />
3. Phạm vi áp dụng: <br />
<br />
Sáng kiến được áp dụng vào thực tiễn công việc công tác giảng dạy của giáo viên <br />
tại trường Tiểu học Trần văn Mười. Ngoài ra sáng kiến này còn có thể áp dụng ở <br />
các đơn vị giáo dục trên cả nước. <br />
<br />
4. Hiệu quả mang lại:<br />
Việc tập trung giáo dục đạo đức đã góp phần thúc đẩy các hoạt động của nhà <br />
trường ngày càng phát triển, chất lượng giáo dục từ đó cũng được nâng lên rõ rệt. <br />
Học sinh có những sai phạm đã có nhiều chuyển biển tốt, đã cố nhiều cố gắng trong <br />
việc thực hiện các yêu cầu của thầy cô giáo đề ra. Nhân cách trẻ cũng được hình <br />
thành, hoàn thiện dần theo các chuẩn mực đạo đức mà các em thực hiện. Các em đã <br />
dần được bạn bè yêu mến, giáo viên tin tưởng giao cho các em thực hiện những công <br />
việc nhà trường phân công … Học sinh đi học đều, cởi mở hơn, tâm sự với cô giáo <br />
những suy nghĩ và nhờ thầy cô góp ý giúp đỡ. Việc thực hiện các chuẩn mực đạo <br />
<br />
Người viết: Nguyễn Thị Hồng Hiệp 1 Trường TH Trần Văn <br />
Mười<br />
SKKN: “Một số biện pháp giáo dục đạo đức góp phần hình thành nhân cách trẻ tiểu học” 2016<br />
2017<br />
đức của người học sinh đã được nâng lên một cách rõ rệt các em học tập chăm ngoan <br />
hơn, không khí học tập ở các lớp sôi nổi, hào hứng hơn, kết quả chất lượng học tập <br />
ngày một cao hơn so với đầu năm, và các năm học trước. Học sinh đã tham gia vào <br />
các hoạt động học một cách hăng hái, biết hỗ trợ nhau hoàn thành công việc chung. <br />
Giờ học nhẹ nhàng, tự nhiên và hiệu quả hơn đã góp phần nâng cao chất lượng học <br />
tập của học sinh cũng như góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị của đơn vị.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Thị Hồng Hiệp 1 Trường TH Trần Văn <br />
Mười<br />
SKKN: “Một số biện pháp giáo dục đạo đức góp phần hình thành nhân cách trẻ tiểu học” 2016<br />
2017<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:<br />
Quá trình hội nhập kinh tế thế giới của nước ta hiện nay có những bước phát <br />
triển ổn định, bền vững. Những thành tựu đạt được dần đưa đất nước đến vị trí xứng <br />
ngang tầm với thế giới. Bên cạnh đó, mặt trái của cơ chế thị trường vẫn làm ảnh <br />
hưởng không ít đến thuần phong mỹ tục, đạo đức, phẩm chất con người của xã hội. Vì <br />
vậy, nếu không tập trung giáo dục đạo đức, nhân cách, lối sống cho học sinh thì rất khó <br />
giữ gìn truyền thống lâu đời của dân tộc.<br />
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức <br />
mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Do đó việc xây dựng đạo đức, lối sống cho <br />
các em ngay khi đang ngồi trên ghế nhà trường là vấn đề vô cùng quan trọng, đây cũng <br />
chính là thước đo để đánh giá một con người. Bộ GDĐT cũng thường xuyên chỉ đạo <br />
các trường học cần tập trung: “Giáo dục đạo đức trong nhà trường là nhiệm vụ cấp <br />
bách hàng đầu không thể thiếu được của các trường học”<br />
Ông bà ta cũng có câu: “Dạy con từ thuở còn thơ”, đó là lời giáo huấn ngàn đời <br />
lưu truyền trong việc dạy dỗ con cái. Khi các cháu đến trường thì thuộc nằm lòng câu: <br />
“Tiên học lễ Hậu học văn”. <br />
Ngày nay: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh” là <br />
phương châm không chỉ trong mỗi trường Tiểu học của chúng ta mà đã phổ biến sâu <br />
rộng trong toàn dân trên cả nước. <br />
Do vậy, việc giáo dục đạo đức là mặt trận hàng đầu của trường Tiểu học. <br />
Đó cũng là lý do mà bản thân tôi tâm huyết trong suốt thời gian đến với nghề dạy <br />
học. Từ đó, tôi chọn đề tài “Một số biện pháp giáo dục đạo đức, góp phần hình thành <br />
nhân cách trẻ tiểu học” để nghiên cứu nhằm tìm ra giải pháp giáo dục đạo đức cho học <br />
sinh ngày một đạt kết quả hơn để từ đó góp phần hình thành nhân cách cho trẻ.<br />
<br />
II. THUẬN LỢI – KHÓ KHĂN VÀ THỰC TRẠNG<br />
1. Thuận lợi:<br />
Phòng Giáo dục đào tạo Hóc Môn, năm học 20162017 này đã mở đợt tập huấn <br />
“Giáo dục kỷ luật tích cực” cho giáo viên, nhằm đưa ra một số biện pháp để giáo viên <br />
tạo môi trường học tập thân thiện cho trẻ góp phần nâng cao chất lượng học tập, bên <br />
cạnh đó góp phần giáo dục đạo đức cho học sinh.<br />
Bản thân được sự ủng hộ, tận tình giúp đỡ của Ban giám hiệu và sự hợp tác của <br />
giáo viên chủ nhiệm các lớp cũng như toàn thể công nhân viên của nhà trường.<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Thị Hồng Hiệp 1 Trường TH Trần Văn <br />
Mười<br />
SKKN: “Một số biện pháp giáo dục đạo đức góp phần hình thành nhân cách trẻ tiểu học” 2016<br />
2017<br />
Với vị trí, vai trò là Phó hiệu trưởng, ý tưởng này có thể được vận dụng và nhân <br />
rộng toàn trường.<br />
<br />
2. Khó khăn:<br />
Xuân Thới Đông là một xã ngoại thành khá đông dân. Phần lớn người dân tập <br />
trung sống bằng nông nghiệp, kinh tế các gia đình gặp khó khăn vì thu nhập và chi tiêu <br />
hàng ngày đều dựa vào sản phẩm nông nghiệp tự cung tự cấp. Một bộ phận người dân <br />
là công nhân tại các cơ sở nhỏ trên địa bàn … Do đó việc chăm sóc con cái còn hạn chế, <br />
đầu tư cho việc học của học sinh chưa cao. Phụ huynh ph ần đông là phó thác việc dạy <br />
dỗ, giáo dục con em mình cho nhà trường. Chính vấn đề này cũng đã ảnh hưởng đến <br />
chất lượng công tác giáo dục toàn diện của nhà trường. <br />
Bên cạnh đó còn có một số em do thiếu sự quan tâm giúp đỡ của gia đình nên <br />
nảy sinh những tật xấu, các em hay bắt chước các thói xấu của người khác như: nói <br />
tục, chửi thề, trộm cắp dụng cụ học tập của bạn bè, gây gỗ, đánh nhau với bạn cùng <br />
lớp, cùng trường … Một vài em học sinh cá biệt đã lôi kéo các em làm những việc sai <br />
trái đã tạo nên thói hư, tật xấu cho bản thân mình.<br />
Tục ngữ có câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” lứa tuổi của học sinh tiểu <br />
học, lứa tuổi mà các em bước đầu tiếp xúc với môi trường tập thể, tiếp xúc với bạn bè <br />
cùng lứa tuổi, cùng lớp, cùng trường, lứa tuổi này như trang giấy trắng để tiếp thu <br />
những kỹ năng sống đang còn rất bỡ ngỡ, đơn giản của các em. <br />
Chính vì vậy việc giáo dục đạo đức cho học sinh ở lứa tuổi tiểu học là một <br />
nhiệm vụ cấp bách trong nhà trường để thiết thực xây dựng một môi trường giáo dục <br />
lành mạnh góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tại đơn vị cũng như góp phần tích <br />
cực trong việc hình thành nhân cách cho trẻ.<br />
<br />
III. CÁC GIẢI PHÁP:<br />
1. Kết hợp giữa GVCN với gia đình học sinh:<br />
Gia đình là tế bào của xã hội là nơi nuôi dưỡng và củng cố nhân cách của học <br />
sinh. Để thực hiện có hiệu quả việc rèn luyện giáo dục đạo đức cho học sinh thì cần <br />
phải có sự phối hợp chặt chẽ với gia đình. Chính vì vậy giáo viên chủ nhiệm thường <br />
dành thời gian để đi thăm gia đình một số học sinh chưa ngoan, có hoàn cảnh đặc biệt <br />
cần được giáo dục và giúp đỡ để nắm bắt tâm lý, hoàn cảnh của từng em để kết hợp <br />
với phụ huynh học sinh tìm cách uốn nắn, giáo dục giúp đỡ các em ngày càng tiến bộ. <br />
Giáo viên chủ nhiệm và nhà trường cần thông báo cho cha mẹ học sinh về những loại <br />
sách vở và đồ dùng cần thiết cho con em học tập. Yêu cầu phụ huynh nhất thiết phải <br />
chuẩn bị đầy đủ để các em đến trường học khỏi lúng túng vì nếu thiếu đồ dùng học tập <br />
sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của học sinh như tự ti, mặc cảm hoặc có thể tạo tình huống <br />
cho các em lấy cắp đồ dùng học tập của bạn bè mình.<br />
Đề nghị cha mẹ học sinh cần phải quan tâm đặc biệt đến việc học ở nhà của học <br />
sinh, hằng ngày bố mẹ nên dành thời gian để trò chuyện với các em về việc học ở <br />
trường, về mối quan hệ giữa con mình với bạn bè và thầy cô giáo để kịp thời giúp con <br />
<br />
Người viết: Nguyễn Thị Hồng Hiệp 1 Trường TH Trần Văn <br />
Mười<br />
SKKN: “Một số biện pháp giáo dục đạo đức góp phần hình thành nhân cách trẻ tiểu học” 2016<br />
2017<br />
mình vượt qua những khó khăn trong học tập và sinh hoạt tập thể. Khi con cái có sai <br />
phạm (ở trường hoặc ở nhà) cha mẹ không nên đánh mắng con mà cần bình tĩnh, nhẹ <br />
nhàng tìm cách khuyên nhủ để con cái biết sửa những lỗi lầm mắc phả. Trong việc giáo <br />
dục con em, phụ huynh cần chú ý kết hợp với giáo viên chủ nhiệm và nhà trường thật <br />
nhuần nhuyễn để đạt được hiệu quả cao.<br />
Phối hợp với hội cha mẹ học sinh của lớp để tìm biện pháp giáo dục, giúp đỡ <br />
những em chưa ngoan.<br />
<br />
2. Giáo viên chủ nhiệm với việc giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường:<br />
Giáo dục đạo đức không phải một ngày, một buổi, việc rèn luyện đạo đức, tác <br />
phong cho học sinh cần phải được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục và nó có <br />
mối quan hệ mật thiết với tất cả các môn học trong nhà trường. Từ đó dần hình thành <br />
thói quen, rồi hình thành nhân cách cho các em. Bởi vậy, các em cần phải được sự quan <br />
tâm giáo dục của toàn xã hội. Việc nâng cao giáo dục rèn luyện đạo đức trong nhà <br />
trường bằng nhiều hình thức khác nhau như: ngoại khóa, sinh hoạt truyền thống, hoạt <br />
động đội, trò chơi và các tiết học đạo đức trong chính khóa… tạo ra cho các em một <br />
không khí vui vẻ, sôi động, không cứng nhắc, khô khan mà lại mang tính giáo dục cao và <br />
thuyết phục học sinh nói và làm theo gương người tốt việc tốt.<br />
Tổ chức cho học sinh lấy 5 điều Bác Hồ dạy làm thước đo cho mọi hành động, <br />
học tập nghiêm túc nội quy nhà trường. Đây cũng chính là cơ sở để theo dõi xếp loại thi <br />
đua của các em vào hàng tuần và cuối năm học.<br />
Phối hợp với Tổng phụ trách đội và chi đoàn nhà trường để hướng đẫn các em đi <br />
học đúng giờ, nghỉ học phải có giấy xin phép của gia đình, phải học thuộc bài và làm <br />
bài tập ở nhà đầy đủ trước khi đến lớp… Học sinh ngồi học trong lớp phải tập trung <br />
nghe thầy cô giáo giảng bài, làm bài tập ở nhà đầy đủ trước khi đến lớp.<br />
Thông qua các buổi sinh hoạt đội, chào cờ, các buổi sinh hoạt lớp, các tiết dạy <br />
đạo đức để thường xuyên giáo dục học sinh làm theo gương người tốt việc tốt.<br />
Trong tiết sinh hoạt tập thể cần động viên khuyến khích, khen thưởng những cá <br />
nhân, tập thể làm tốt công việc mà nhà trường giao phó, những mặt còn hạn chế thì <br />
nhắc nhở học sinh nên từ bỏ và tránh lặp lại những sai sót này. Giáo viên cần phải luôn <br />
luôn gần gũi, thân mật với học sinh, tìm hiểu về hoàn cảnh từng em. Không nên tạo áp <br />
lực nặng nề, mà chính sự quan tâm, yêu thương của giáo viên đối với các em sẽ giúp các <br />
em thực sự coi nhà trường, lớp học là ngôi nhà thứ hai của mình. Giáo viên sẽ rất dễ <br />
dàng thực hiện điều đó khi thực sự có tâm huyết và tận tụy với nghề. <br />
Đặc biệt những em học sinh cá biệt để có biện pháp rèn luyện phù hợp với tâm lý <br />
của từng em, không nên xử phạt quá nghiêm khắc mà nên khuyên nhủ một cách nhẹ <br />
nhàng; không quá gần gũi nhưng lại không quá xa cách, tìm cách tác động vào tâm lý của <br />
các em sửa đổi dần dần, để góp phần giúp đỡ các em vượt qua những khó khăn, khắc <br />
phục những việc làm sai trái mà các em đã vi phạm. Giáo viên phải có sổ theo dõi riêng <br />
nhằm theo dõi diễn biến tâm lý học sinh cá biệt qua từng thời kỳ để có biện pháp uốn <br />
nắn, giúp đỡ các em thực hiện tốt nhiệm vụ của người học sinh.<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Thị Hồng Hiệp 1 Trường TH Trần Văn <br />
Mười<br />
SKKN: “Một số biện pháp giáo dục đạo đức góp phần hình thành nhân cách trẻ tiểu học” 2016<br />
2017<br />
Đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn thì giáo viên chủ nhiệm và Chi hội cha <br />
mẹ học sinh, chi đội, liên đội tổ chức quyên góp giúp đỡ vật chất nhằm động viên tinh <br />
thần tương thân, tương ái và giáo dục tình bạn cần giúp đỡ nhau lúc khó khăn, hoạn nạn <br />
nhằm giúp học sinh có thể vượt qua những khó khăn trong cuộc sống và khắc phục <br />
được tính xấu mà các em đã từng mắc phải. Khi thấy các em có tiến bộ thì chúng ta nên <br />
tiếp tục động viên khen ngợi các em nhằm giúp các em có ý hướng phấn đấu tốt hơn <br />
nữa.<br />
Lập “Đôi bạn học tập” để giúp nhau cùng tiến bộ. Khi kết quả học tập được <br />
nâng lên học sinh cảm thấy tự tin hơn, tình bạn bè càng thắt chặt, hình thành những hình <br />
vi đạo đức tốt và nhân cách tốt. Đối với học sinh yếu, giáo viên cần động viên, khuyến <br />
khích nhiều hơn, tìm mọi cái hay, cái giỏi của các em để khen ngợi làm cho các em thấy <br />
được giá trị của mình; các em sẽ cảm thấy được cô giáo tin tưởng, từ đó sẽ có sự <br />
chuyển biến tích cực trong suy nghĩ của các em, tạo động lực để các em vươn lên. Giáo <br />
viên nên tuyệt đối tránh những lời nặng nề, xúc phạm, nhục mạ với những em học yếu.<br />
Giáo viên càng nên tránh thể hiện sự yêu thương quá mực với một học sinh nào <br />
đó. Việc này sẽ làm cho cá nhân em học sinh đó trở nên tự cao, tự đại và những học sinh <br />
khác lại thấy thiếu công bằng sẽ trở nên ích kỉ, ghanh ghét bạn mình. Giáo viên phải <br />
luôn tỏ ra công bằng, đem tình yêu thương chia sẻ cho tất cả các em.<br />
3. Thông qua hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt truyền thống :<br />
Hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt truyền thống góp phần không nhỏ vào việc giáo <br />
dục đạo đức và định hình nhân cách cho học sinh.<br />
Tổ chức ngoại khóa để giới thiệu về gương người tốt, việc tốt; học tập và làm <br />
theo 5 điều bác Hồ dạy. Việc giáo dục học sinh thông qua sinh hoạt truyền thống có tác <br />
động rất lớn đến tư tưởng tình cảm của các em. Thông qua chủ điểm hàng tháng tổ <br />
chức sinh hoạt truyền thống, sinh hoạt dưới cờ, phát động các đợt thi đua theo từng chủ <br />
điểm như: Chào mừng năm học mới và Quốc khánh 02 9; ngày nhà giáo VN 2011; <br />
Quân đội nhân dân 2212; các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân; ngày thành lập Đoàn <br />
TNCSHCM 263; ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam 304 và Quốc tế LĐ 015… <br />
bằng các hình thức thi đua học tốt, sinh hoạt văn nghệ, ngoại khóa về hình ảnh anh bộ <br />
đội Cụ Hồ, đố vui để học, báo cáo kinh nghiệm học tập, thông qua các hoạt động tập <br />
thể để giáo dục tư tưởng tình cảm cho các em, giúp các em có ý thức tổ chức kỷ luật, <br />
chấp hành tốt nội quy nhà trường đề ra. Bên cạnh đó cũng cần nhắc nhở nhẹ nhàng một <br />
số em chưa thật ngoan và có nhiều vi phạm để giúp các em sớm khắc phục những <br />
thiếu sót của mình như: xả rác, ném đá, bẻ cành cây xanh, chọc phá bạn bè, leo trèo trên <br />
bàn ghế, nói tục, đánh nhau…<br />
Bên cạnh đó giáo viên phải kết hợp với nhà trư ờng, Tổng phụ trách, Chi đoàn <br />
thanh niên tổ chức cho các em tham gia tích cực các phong trào Kế hoạch nhỏ, Nụ cười <br />
hồng, Giúp bạn nghèo vượt khó, Cùng bạn nghèo vui Tết, Áo trắng đến trường,… dự <br />
thi tìm hiểu về Đội Thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh, Đảng Cộng Sản Việt Nam, <br />
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và quê hương đất nước. Thông qua các hoạt <br />
động này nhằm giáo dục tư tưởng tình cảm cho học sinh.<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Thị Hồng Hiệp 1 Trường TH Trần Văn <br />
Mười<br />
SKKN: “Một số biện pháp giáo dục đạo đức góp phần hình thành nhân cách trẻ tiểu học” 2016<br />
2017<br />
Thông qua các hội thi như Cắm hoa, làm thiệp Tết, vẽ tranh, kể chuyện bác Hồ, <br />
văn nghệ … để cá nhân hoặc tập thể nhỏ thể hiện khả năng của mình, tự khẳng định <br />
những thành tích, kết quả của quá trình tu dưỡng, rèn luyện phấn đấu trong học tập, <br />
trong hoạt động văn thể mỹ và các hoạt động của Đội, chính trong những lúc tham <br />
gia hội thi, các em được nâng cao lòng tự tin, tính tự chủ, mạnh dạn, nhanh nhẹn và ứng <br />
xử linh hoạt và cũng chính các em được hòa mình trong những hội thi các em đã được <br />
bồi dưỡng lòng vị tha, dễ hòa đồng trong tập thể, ham muốn làm những điều hay, việc <br />
tốt nhằm góp phần nâng cao việc giáo dục đạo đức và hình thành nhân cách cho học <br />
sinh trong nhà trường tiểu học.<br />
Mỗi đầu tuần sinh hoạt dưới cờ, Tổng phụ trách đều phải giáo dục các em về <br />
tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thông quá các hình thức cho các em kể <br />
chuyện Bác Hồ, dạy các em những bài hát về Bác hoặc đố vui, hái hoa dân chủ…<br />
4. Thông qua các tổ chức đoàn thể xã hội :<br />
Các đoàn thể xã hội đóng góp một phần không nhỏ trong việc định hướng nhân <br />
cách trẻ. Giáo viên chủ nhiệm chú ý kết hợp với các đoàn thể trong địa phương như : <br />
Đoàn Thanh niên, hội Cựu chiến binh, hội Phụ nữ, công tác mặt trận, các chi đoàn địa <br />
phương để cùng tham gia tìm hiểu hoàn cảnh của các em để có kế hoạch, biện pháp <br />
giúp đỡ các em chưa ngoan sớm khắc phục những lỗi lầm để trở thành người con <br />
ngoan, trò giỏi…<br />
Vai trò của người giáo viên chủ nhiệm là nhà giáo dục thông qua việc thực hiện <br />
chức trách của người giáo viên mà còn là chiếc cầu nối giữa nhà trường, gia đình và các <br />
tổ chức đoàn thể trong xã hội. Chính nhờ chiếc cầu nối này người giáo viên đã có một <br />
vị trí đặc biệt trong cả ba khâu: Dạy chữ, dạy nghề và dạy người, nói một cách chính <br />
xác hơn là thông qua dạy chữ, hướng nghiệp và lòng yêu nghề mến trẻ mà giáo viên tổ <br />
chức tốt các hoạt động bổ trợ trong nhà trường để góp phần rèn luyện và hoàn thiện <br />
nhân cách xã hội chủ nghĩa cho các em.<br />
5. Thông qua các tiết dạy, nhất là với bộ môn đạo đức:<br />
Phân môn Đạo đức là phương thức tối ưu giúp giáo viên thực hiện tốt việc giáo <br />
dục đạo đức cho học sinh. Mỗi bài, mỗi tiết đều có nội dung giáo dục lối sống, điều <br />
chỉnh hành vi. Giáo viên căn cứ mục tiêu yêu cầu từng bài, từng tiết thực hiện giảng <br />
dạy và lồng ghép, tích hợp các chuẩn mực đạo đức, lối sống lành mạnh, thái độ, hành <br />
động phù hợp chuẩn mực xã hội. Áp dụng những phương pháp giảng dạy khả thi và ưu <br />
việt nhất như kể chuyện, sắm vai… để chuyển tải những kiến thức của bài thấm sâu <br />
vào tư tưởng các em. Từ đó, các em sẽ biến những kiến thức thành những hành vi đúng <br />
chuẩn mực xã hội.<br />
6.Thông qua chính tấm gương của thầy cô giáo:<br />
Giáo viên chủ nhiệm vừa là người cha, người mẹ đỡ đầu về mặt tinh thần của <br />
các em và cũng là người cán bộ chính trị xã hội do đó phải biết hòa mình làm người <br />
anh, người chị và cũng là người bạn chí tình của các em. Chính từ sự gần gũi với các em <br />
và bằng cả tấm lòng yêu mến trẻ sẽ là động lực để giúp các em rèn luyện phẩm chất, <br />
nhân cách của bản thân mình. Một nhà văn Pháp đã từng nói : “Người ta chỉ có thể giáo <br />
<br />
Người viết: Nguyễn Thị Hồng Hiệp 1 Trường TH Trần Văn <br />
Mười<br />
SKKN: “Một số biện pháp giáo dục đạo đức góp phần hình thành nhân cách trẻ tiểu học” 2016<br />
2017<br />
dục bằng chính phẩm chất của mình”. Giáo viên có một nhiệm vụ quan trọng là dạy các <br />
em sống: làm cho các em trở thành những người sống có mục đích, có lý tưởng, có trách <br />
nhiệm, biết hợp tác và sống có ích cho xã hội. Cái các em cần học nhất là học làm <br />
người, cần niềm tin để lớn lên. Do đó là thầy cô giáo chúng ta phải trở thành người <br />
mẫu mực cho các em noi theo, là tấm gương cho học sinh soi rọi. Xuất phát điểm là tình <br />
thương đối với học sinh và luôn cố gắng làm những gì tốt đẹp nhất giúp trẻ em hoàn <br />
thiện mình do đó muốn thực hiện được những vấn đề trên chúng ta phải luôn luôn quan <br />
tâm, ân cần, lắng nghe để tìm hiểu ước vọng và nhu cầu chính đáng của các em.<br />
Việc giáo dục đạo đức cho học sinh không chỉ bằng những lời lẽ giáo huấn buồn <br />
tẻ và những lời răn dạy khô khan, lạnh nhạt mà phải bằng những câu chuyện thân mật, <br />
chân thành và có những biện pháp thực hiện thiết thực thông qua giáo dục đạo đức trong <br />
nhà trường, gia đình và ngoài xã hội nhằm sớm hình thành nhân cách cho học sinh.<br />
“Mỗi thầy cô là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo” Đây là phương <br />
châm mà mỗi thầy cô đều phải thuộc nằm lòng. Các cháu học sinh luôn nhìn qua hình <br />
ảnh thầy cô để bắt chước và hình thành thói quen cho bản thân mình. Nếu các cháu <br />
thường xuyên tiếp xúc với thầy cô cau có, cáu gắt, quát nạt các cháu sẽ có thói quen cau <br />
có, cáu gắt, quát nạt. Nếu các cháu thường xuyên tiếp xúc với những thái độ ân cần, dịu <br />
dàng, từ tốn, điềm đạm thì các cháu sẽ có thói quen lịch sự, tế nhị.<br />
Hằng ngày trò chuyện với các em, tạo cho các em thấy được thầy cô rất cần đến <br />
mình, làm sao cho các em thấy là các em rất quan trọng với thầy với cô. Nhờ vả các em <br />
là một biện pháp hết sức tích cực. Nhờ vả ở đây được hiểu là làm cho các em nghĩ rằng <br />
cô giáo thầy giáo rất cần đến mình. Tôi đã áp dụng biện pháp này cho nhiều năm chủ <br />
nhiệm và thấy rất hiệu quả. Những việc mà các em làm giúp thầy cô giáo chỉ là những <br />
việc rất nhỏ có khi chỉ mang tính giúp cho chính bản thân các em như “…lấy giúp cô <br />
viên phấn nhé”. “… cầm quyển sách này hộ cô nào” “…quyển tập con bị bong nhãn rồi, <br />
dán lại giúp thầy nhen” hoặc là những việc mà giáo viên có thể giúp học sinh kèm theo <br />
những lời nói hết sức thân tình như “… thầy giúp con đeo lại quai cặp nhé” “…để thầy <br />
giúp con bao lại cái bìa kiếng này cho”…vv…vv… Từ những việc nho nhỏ đó các em <br />
thấy thầy cô rất gần gũi với mình, các em sẽ thấy vui, thấy muốn giúp thầy giúp cô, <br />
muốn đến lớp để phụ việc với cô thầy của mình, muốn nhờ thầy cô giúp mình việc gì <br />
đó và muốn nói với thầy cô những gì mình suy nghĩ, khoảng cách thầy trò không tách <br />
biệt việc học của em cũng từ đó tiến bộ hơn lên.<br />
7. Nâng cao vai trò tư vấn học đường:<br />
Học sinh tiểu học giai đoạn hiện nay liên tục phát triển và thay đổi về thế chất, <br />
tâm lý và quan hệ xã hội trong sự tương tác với thế giới ngày càng đa dạng, với những <br />
cơ hội rộng mở nhưng cũng đầy rủi ro, cám dỗ. Ngoài nhu cầu văn hóa tiếp thu kiến <br />
thức khoa học, học sinh tiểu học cũng có nhu cầu chăm sóc về mặt tâm lí, cần được <br />
trang bị những kĩ năng sống an toàn, biết khắc phục những khó khăn trong học tập và <br />
cuộc sống. Việc chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh ngay từ cấp một là yêu cầu <br />
hàng đầu đối với gia đình, nhà trường và xã hội.<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Thị Hồng Hiệp 1 Trường TH Trần Văn <br />
Mười<br />
SKKN: “Một số biện pháp giáo dục đạo đức góp phần hình thành nhân cách trẻ tiểu học” 2016<br />
2017<br />
Thực tế trong nhà trường hiện nay là chưa có một đội ngũ các nhà tư vấn về tâm <br />
lí, xã hội cho học sinh. Bởi vậy, giáo viên tiểu học vừa phải dạy lớp vừa phải tự trang <br />
bị kiến thức, kĩ năng cho bản thân mình để làm tốt công tác tư vấn cho học sinh.<br />
Giáo viên chủ nhiệm kết hợp Tổng phụ trách và toàn thể Hội đồng sư phạm nhà <br />
trường có nhiệm vụ tư vấn, định hướng cho các em mỗi khi các em cần tâm sự, chia sẻ <br />
hay cần giúp đỡ, nhất là về mặt tâm sinh lý. Lứa tuổi tiểu học hiện nay phát triển khá <br />
nhanh về thể lực cũng như tinh thần. Các em có nhiều cảm xúc vui, buồn, trầm tư, <br />
hưng phấn. Thậm chí nhiều em bị strees do áp lực nhiều từ học tập và hoài bảo quá lớn <br />
của người thân. Giáo viên cần biết lắng nghe và chia sẻ với học sinh, tạo cho các em <br />
cảm thấy được học tập trong một môi trường gần gũi, thân thiện, các em thấy được vai <br />
trò của mình trong lớp học, thầy cô cần mình, các bạn cần mình, trường học cần mình <br />
đóng góp xây dựng về canh quan môi trường, về chất lượng học tập…. Từ đó các em tự <br />
tin trong mọi hoạt động, không cảm thấy gò bó thì các em sẽ học tập tích cực hơn và từ <br />
đó các em sẽ ngoan ngoãn, chăm chỉ, lễ phép hơn.<br />
<br />
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:<br />
Kết quả cụ thể qua 3 năm liền như sau:<br />
<br />
* Năm 2013 – 2014 <br />
100% học sinh đều được xếp loại Thực hiện đầy đủ ở học kì 1.<br />
100% học sinh xếp loại A, A+ môn Đạo đức ở học kì 1.<br />
100% học sinh lớp 4, 5 tham gia chăm sóc Nhà bia liệt sĩ ấp Xuân Thới Đông 1.<br />
100% học sinh lên lớp thẳng.<br />
1174/1532 học sinh đạt danh hiệu Hôc sinh Giỏi. Tỉ lệ: 76,63%<br />
299/1532 học sinh đạt danh hiệu Học sinh Tiên tiến. Tỉ lệ: 19,52%<br />
2 tập thể VSCĐ cấp huyện.<br />
10 học sinh đạt Viết chữ đẹp cấp huyện<br />
2 học sinh đạt giải Giải Toán qua Internet cấp huyện<br />
1 học sinh đạt giải Tài năng Tin học cấp huyện<br />
Có học sinh tham dự chung kêt Fesival bơi lội cấp thành phố.<br />
1 huy chương vàng, 1 huy chương đồng môn điền kinh.<br />
2 huy chương vàng võ Karatedo.<br />
3 huy chương đồng Thể dục đồng diễn.<br />
Học sinh tích cực học tập và tham gia tốt các hoạt động ngoại khóa.<br />
Năm 2014 – 2015<br />
<br />
<br />
Năm 2015 – 2016<br />
Huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1: 100%<br />
Học sinh bỏ học : 0%<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Thị Hồng Hiệp 1 Trường TH Trần Văn <br />
Mười<br />
SKKN: “Một số biện pháp giáo dục đạo đức góp phần hình thành nhân cách trẻ tiểu học” 2016<br />
2017<br />
Học sinh Hoàn thành chương trình lớp học : 2188/2188 – Tỉ lệ: 100%. Trong đó: <br />
+ Học sinh lớp 1, 2, 3, 4: 1954/1954 – Tỉ lệ : 100%<br />
+ Học sinh lớp 5 hoàn thành chương trình tiểu học: 234/234 – Tỉ lệ : 100%<br />
Hiệu suất đào tạo: 99,70%<br />
* Xếp loại các mặt Giáo dục:<br />
a. Về phẩm chất: 2188/2188 – Tỉ lệ: 100%<br />
b. Về Năng lực: 2188/2188 Tỷ: 100%<br />
c. Hoàn thành các môn học: 2188/2188 Tỷ lệ: 100%<br />
d. Về khen thưởng:<br />
Học sinh hoàn thành tốt nội dung các môn học: 645/2188 – Tỷ lệ: <br />
49 học sinh đạt thành tích trong hội thi: Nét vẽ xanh Thành phố; Viết đúng – Viết <br />
đẹp; giải Toán trên internet, thể dục thể thao, văn nghệ cấp huyện.<br />
* Phong trào thi đua:<br />
a. Giáo viên:<br />
Giáo viên được đề nghị danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp Thành phố : 01 người<br />
Giáo viên được đề nghị bằng khen của UBND Thành phố : 03 người<br />
Giáo viên được đề nghị danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ cở: 07 người <br />
Giáo viên giỏi cấp trường: 40 người<br />
Đạt 01 giải nhất và 01 giải khuyến khích trong hội thi “Giáo viên chủ nhiệm <br />
giỏi” cấp huyện, 02 giáo viên được công nhận giáo viện dạy giỏi cấp huyện.<br />
b. Học sinh:<br />
Học sinh đạt giải nét vẽ xanh thành phố: 01 học sinh<br />
Học sinh “Viết đúng – Viết đẹp” cấp Huyện: 10 học sinh<br />
Học sinh được công nhận cấp huyện giải Toán trên Internet: 07 học sinh<br />
Hoạt động Thể dục thể thao cấp huyện: <br />
+ Hạng nhì đồng đội nam và hạng nhì đồng đội nữ giải bóng chuyền.<br />
+ Hạng ba đồng đội nam và hạng ba đồng đội nữ giải việt dã;<br />
+ 02 học sinh đạt giải khuyến khích chạy việt dã 1000m nam và 1000m nữ; <br />
+ 02 học sinh tham gia Festival bơi lội học sinh TP Hồ Chí Minh lần thứ VIII. <br />
Học sinh tham gia vẽ tranh An toàn giao thông với chủ đề “Chiếc ô tô mơ ước“ <br />
lần thứ tư với 225 tranh và vẽ tranh chủ đề “Ý tưởng tuổi thơ“ với 576 tranh.<br />
c. Văn nghệ mừng Đảng – mừng Xuân. Kết quả:<br />
+ Giải nhất múa giáo viên.<br />
+ Giải nhất tam ca giáo viên.<br />
Người viết: Nguyễn Thị Hồng Hiệp 1 Trường TH Trần Văn <br />
Mười<br />
SKKN: “Một số biện pháp giáo dục đạo đức góp phần hình thành nhân cách trẻ tiểu học” 2016<br />
2017<br />
+ Giải khuyến khích đơn ca học sinh.<br />
d. Tập thể:<br />
Giấy khen của UBND huyện Hóc Môn tặng cho đơn vị đã có thành tích xuất sắc <br />
trong hoạt động khuyến học, khuyến tài và xây dựng xã hội học tập năm 2015. <br />
Giấy khen của Đảng ủy xã Xuân Thới Đông tặng cho đơn vị đạt thành tích Dân <br />
vận khéo năm 2015.<br />
Giấy khen của Đảng ủy xã Xuân Thới Đông tặng cho đơn vị có thành tích xuất <br />
sắc trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh năm 2015.<br />
<br />
Việc tập trung giáo dục đạo đức đã góp phần thúc đẩy các hoạt động của nhà <br />
trường ngày càng phát triển, chất lượng giáo dục từ đó cũng được nâng lên rõ rệt. Học <br />
sinh có những sai phạm đã có nhiều chuyển biển tốt, đã cố nhiều cố gắng trong việc <br />
thực hiện các yêu cầu của thầy cô giáo đề ra. Nhân cách trẻ cũng được hình thành, hoàn <br />
thiện dần theo các chuẩn mực đạo đức mà các em thực hiện. Các em đã dần được bạn <br />
bè yêu mến, giáo viên tin tưởng giao cho các em thực hiện những công việc nhà trường <br />
phân công … Học sinh đi học đều, cởi mở hơn, tâm sự với cô giáo những suy nghĩ và <br />
nhờ thầy cô góp ý giúp đỡ. Việc thực hiện các chuẩn mực đạo đức của người học sinh <br />
đã được nâng lên một cách rõ rệt các em học tập chăm ngoan hơn, không khí học tập ở <br />
các lớp sôi nổi, hào hứng hơn, kết quả chất lượng học tập ngày một cao hơn so với đầu <br />
năm, và các năm học trước. Học sinh đã tham gia vào các hoạt động học một cách hăng <br />
hái, biết hỗ trợ nhau hoàn thành công việc chung. Giờ học nhẹ nhàng, tự nhiên và hiệu <br />
quả hơn đã góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh cũng như góp phần <br />
hoàn thành nhiệm vụ chính trị của đơn vị.<br />
<br />
Cụ thể:<br />
Năm học 2012 – 2013 là trường hợp của một em học sinh ở lớp 2D, gần như <br />
suốt học kì 1, em không chịu vào lớp, cứ xin sang lớp khác mặc dù em khẳng định thầy <br />
không đánh mắng hay bắt phạt gì cả. Em đã xin vào phòng và ngồi với tôi một ngày. Tôi <br />
nói chuyện với em và suốt một ngày đó tôi đã áp dụng hết những cách thức mà tôi đã <br />
đúc kết được từ nhiều năm qua với em. Sau đó tôi đã gặp giáo viên chủ nhiệm để trao <br />
đổi kinh nghiệm của mình. Được thuận lợi là thầy chủ nhiệm hết sức tin tưởng nên đã <br />
áp dụng những biện pháp mà tôi chia sẽ. Sau đó em học sinh đã chịu vào lớp ngồi, mặc <br />
dù em chưa tích cực lấy sách lấy vở ra học tập như các bạn nhưng em không còn thói <br />
quen hét vang cả trường và quày quả bỏ chạy khi thầy đến dắt em về lớp nữa. Năm <br />
học 20132014 này em học lớp 3D, em học hành tiến bộ hơn và rất chuyên cần trong <br />
học tập. <br />
Năm học 2014 – 2015 thì thuyết phục được em Tâm lớp 5A từ bỏ ham thích chơi <br />
game, tập trung vào nhiệm vụ học tập. Em Tâm su đó rất thích đi học vì được thầy <br />
Tổng phụ trách cho làm Sao đỏ, cô chủ nhiệm thì tin cậy và giao nhiệm vụ quan trọng <br />
trong lớp. Kết quả học tập của em ở cuối kì I đạt 10 điểm môn Toán và 8 điểm môn <br />
<br />
Người viết: Nguyễn Thị Hồng Hiệp 1 Trường TH Trần Văn <br />
Mười<br />
SKKN: “Một số biện pháp giáo dục đạo đức góp phần hình thành nhân cách trẻ tiểu học” 2016<br />
2017<br />
Tiếng Việt. Em Tâm đã không còn trốn học đi chơi nữa. Gia đình em Tâm có phản hồi <br />
tích cực cảm ơn nhà trường.<br />
Năm học 2016 – 2017 này là trường hợp của em Dịu lớp 1G. Em không chịu vào <br />
lớp vì nhớ mẹ. Em cáu gắt cắn cả tay thầy hiệu trưởng. Em khóc suốt buổi học. Em đã <br />
trình bày với tôi rằng em không thích học. Tôi chấp nhận và để cho em được thỏa mãn. <br />
Sau đó tôi để em trình bày, để cho em được nói, được giải bày, được thể hiện cái tôi <br />
của em. Xen vào những gì em trình bày, tôi dẫn dắt em vào cái hay cái đúng cái đẹp mà <br />
chính em không hay không biết. Cuối cùng thì em hiểu ra và chấp nhận vào lớp nhưng <br />
với một yêu cầu là mỗi ngày “cô phải đến lớp thăm con trước khi con ngủ trưa”. Nếu <br />
chịu khó tiếp cận ta sẽ thấy các em có rất nhiều suy nghĩ ngộ nghĩnh và hay mà chúng ta <br />
cần để làm giàu vốn sống của bản thân mình.<br />
V. KẾT LUẬN:<br />
Từ thực tế công tác và kết quả đạt được, bản thân tôi đã rút ra một số kinh <br />
nghiệm trong việc nâng cao giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học như sau :<br />
Giáo dục đạo đức không phải chỉ một ngày, một bữa; mà giáo dục đạo đức phải <br />
có tính quá trình, phải có sự kế thừa và tiếp nối; do đó, cần tiếp tục nhân rộng ra toàn <br />
đơn vị trong nhiều năm liền. Mà trước nhất, người giáo viên phải là tấm gương sáng <br />
cho học sinh noi theo.<br />
Thường xuyên bám sát kế hoạch của nhà trường, để đề ra kế hoạch hoạt động <br />
cụ thể, sát với thực tế nhà trường đồng thời phối hợp với các đoàn thể trong nhà trường <br />
để tổ chức các hoạt động ngoài giờ. Tăng cường và tích cực đổi mới phương thức giáo <br />
dục để thu hút và giáo dục học sinh.<br />
Phải thuờng xuyên học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp ở trường <br />
bạn để có thêm kinh nghiệm trong công tác của mình. Đồng thời luôn luôn bồi dưỡng, <br />
củng cố để theo dõi, giám sát, uốn nắn học sinh khi các em phạm sai lầm. <br />
Cá thể hóa công tác giáo dục học sinh cá biệt. Thông thường các em này có cá <br />
tính nổi trội, mạnh mẽ mà người lớn đôi khi không hiểu được các em, cho chúng là <br />
ngang bướng, thậm chí là hư đốn. Người giáo viên phải đi sâu, đi sát tìm hiểu rõ tâm tư, <br />
nguyện vọng của các em và cảm hóa chúng bằng chính nhân cách của mình, thể hiện <br />
một tình thương thật sự đối với các em và thu hút các em vào các hoạt động nhằm phát <br />
huy được những năng lực, sở trường vốn có của các em.<br />
Giáo viên là người phải biết yêu thích công việc mình đang làm, thực sự yêu <br />
mến trẻ em, là người bạn lớn của các em, luôn tận tụy với nghề, nhiệt tình say sưa với <br />
công việc và quan tâm nhiều hơn đến một số em có hoàn cảnh gia đình khó khăn để <br />
giúp các em mạnh dạn hơn, sôi nổi hơn trong sinh hoạt và học tập, xóa bỏ những rào <br />
cản, mặc cảm, tự ti để hòa mình vào tập thể. <br />
Thực hiện tốt mục tiêu: “Trường học thân thiện – Học sinh tích cực”<br />
VI. ĐỀ XUẤT:<br />
Theo xu thế, đất nước chúng ta phải ngày một tiếp cận với thế giới bên ngoài, đã <br />
đến lúc chúng ta cần phải có một Bộ phận tư vấn trong trường học, kể cả trường tiểu <br />
học. Bộ phận tư vấn sẽ phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, cùng toàn thể hội đồng <br />
<br />
Người viết: Nguyễn Thị Hồng Hiệp 1 Trường TH Trần Văn <br />
Mười<br />
SKKN: “Một số biện pháp giáo dục đạo đức góp phần hình thành nhân cách trẻ tiểu học” 2016<br />
2017<br />
trường giúp các em điều chỉnh những suy nghĩ, hành động sai lệch, dẫn dắt các em nhìn <br />
nhận và thực hành theo lẽ phải. Từ đó hình thành nhân cách cho các em sau này. Phát <br />
huy tích cực các hoạt động của bộ phận tự vấn sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo <br />
dục toàn diện cho học sinh. <br />
Trên đây là những suy nghĩ, kinh nghiệm về đề tài “Một số biện pháp giáo dục <br />
đạo đức góp phần hình thành nhân cách trẻ tiểu học” rất mong thầy, cô, anh, chị và các <br />
bạn đồng nghiệp chia sẻ, đóng góp ý kiến để cá nhân học tập thêm.<br />
Xuân Thới Đông, ngày 19 tháng 1 năm 2016<br />
Người viết đề tài<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Hồng Hiệp <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Thị Hồng Hiệp 1 Trường TH Trần Văn <br />
Mười<br />