Âm nhạc không chỉ là một loại hình văn hóa nghệ thuật đặc sắc và phổ biến, mà nó còn là gương giáo dục trẻ rất hiệu quả. Mục tiêu giáo dục âm nhạc trong chương trình mới rất coi trọng kỹ năng cảm nhận âm nhạc, hiểu một số thể loại âm nhạc đơn giản, kỹ năng biểu lộ cảm xúc khi nghe.
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp hướng dẫn trẻ nghe nhạc
- Sáng kiến kinh nghiệm
Một số biện pháp hướng
dẫn trẻ nghe nhạc
- I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trong cuộc sống của con người rất đa dạng, các loại hình nghệ thuật: hội
họa, điêu khắc, thời trang,… và âm nhạc. Nhưng theo tôi, âm nhạc không
chỉ là một loại hình văn hóa nghệ thuật đặc sắc và phổ biến, mà nó còn là
gương giáo dục trẻ rất hiệu quả.
Mục tiêu giáo dục âm nhạc trong chương trình mới rất coi trọng: Kỹ năng
cảm nhận âm nhạc, hiểu một số thể loại âm nhạc đơn giản, kỹ năng biểu lộ
cảm xúc khi nghe. Nếu trẻ đạt được 3 vấn đề trên thì trẻ sẽ quan tâm chú ý
và biết yêu thích âm nhạc.
Nhưng trong thực tế hiện nay, các kỹ năng trên chưa được quan tâm và
chú trọng. Theo tôi một trong những nguyên nhân là do chưa đầu tư đúng
mức về biện pháp giáo dục phù hợp.
Từ những trăn trở đó, tôi đã tìm tòi, áp dụng thử một số biện pháp dạy trẻ
kỹ năng nghe nhạc, và rút ra được những kinh nghiệm.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
- 1.Kinh nghiệm 1: Tạo sự quan tâm, thích thú.
Đầu năm học, tôi nhận thấy trong lớp có nhiều cháu chưa có kỹ năng nghe
nhạc, nên cháu không thích và không quan tâm đến âm nhạc. Và tôi thử áp
dụng biện pháp sau cho nhóm nhỏ:
a) Bước 1: Trước hết tôi chọn 1 nhóm với 10 bé gái nhạy về âm nhạc,
tôi cho nghe một số đoạn nhạc và tôi thấy các bé có phản ứng biết
lắng nghe, đưa người nhịp nhàng theo điệu nhạc. Tôi thấy các bé có
khả năng cảm nhận âm nhạc rất tốt.
b) Bước 2: Kế đến cũng bài nhạc ấy, tôi cho thêm vào nhóm cũ 10 bé.
Nhờ có sự tác động của những bé cũ, 10 bé mới cũng có phản ứng
giống các bé nhóm đầu, đó là nhờ sự lôi kéo của nhóm đầu.
c) Bước 3: Cuối cùng tôi cho cả lớp cùng nghe bài nhạc vá các cháu đã
có phản ứng khác tốt. Ngoài việc nghe nhạc, các cháu còn đưa người
theo giai điệu và hát theo cô. Đó là bài: “ Ba ngọn nến lung linh”,
“Trống cơm”, “ Hoa tay” v..vv..
Đến hôm nay, kỹ năng nghe nhạc của các cháu rất tốt, các cháu nhạy
bén và cảm thụ các thể loại âm nhạc. Và tôi nghĩ rằng đó là sự thành
công trong hoạt động âm nhạc.
- 3. Kinh nghiệm 3: Nghe và tưởng tượng trên nền nhạc múa.
Biện pháp này nảy sinh từ một sự kiện : Đoàn Nhật đến thăm trường và
giao lưu văn hóa (đó là những sinh viên trường CĐSP khoa GDMN) biểu
diễn nhạc rock vui nhộn, rất phù hợp với không khí sôi động. Trẻ học rất
nhanh và cùng “Rock” với khách trong đoàn. Tất cả trẻ hòa mình nhiệt tình,
sôi nổi.
Cháu đã lĩnh hội tốt (đoàn khách hỏi trẻ, khi họ thể hiện động tác, trả phải
tưởng tượng và đoán họ đang làm gì?), trẻ trả lời được tất cả nhưng yêu cầu
của đoàn khách đưa ra. Từ đó tôi nảy sinh ý tưởng và mạnh dạn hơn là sưu
tầm nhạc múa, phù hợp vớ trẻ, tập cho trẻ biết phân tích rồi cũng tưởng
tượng. Gợi ý cho trẻ biểu lộ sự tưởng tượng qua từng động tác múa. Ở lớp
có một số trẻ đã thực hiện được yêu cầu này, từ đó giúp trẻ phát triển nanưg
khiếu của mình.
Muốn trẻ phát triển năng khiếu, cô phải biết cách nghe nhạc, cảm thụ âm
nhạc tốt và cô cần phải đầu tư thời gian nhất định để giúp trẻ phát triển một
cách tốt nhất.
Đây là bước thử nghiệm và tập luyện. Kỹ năng này chỉ áp dụng cho
những bé cảm thụ âm nhạc tốt.
- III.KẾT THÚC VẤN ĐỀ:
Qua một số kinh nghiệm trên