Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp khắc phục lỗi viết câu tiếng Anh phổ biến của học sinh lớp 7 tại trường Tiểu học & Trung học cơ sở Lê Quý Đôn
lượt xem 7
download
Đề tài này tập trung nghiên cứu các loại lỗi viết câu tiếng Anh phổ biến mà nhóm học sinh lớp 7 ở trường Tiểu học và Trung học cơ sở Lê Quý Đôn thường xuyên mắc phải trong quá trình học tập môn tiếng Anh, đặc biệt là trong học tập và phát triển kỹ năng viết tiếng Anh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp khắc phục lỗi viết câu tiếng Anh phổ biến của học sinh lớp 7 tại trường Tiểu học & Trung học cơ sở Lê Quý Đôn
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LẠNG SƠN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM LẠNG SƠN BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC LỖI VIẾT CÂU TIẾNG ANH PHỔ BIẾN CỦA HỌC SINH LỚP 7 TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC & TRUNG HỌC CƠ SỞ LÊ QUÝ ĐÔN Lĩnh vực sáng kiến: Khoa học xã hội Tác giả: Nguyễn Thị Ngọc Ánh Trình độ chuyên môn:Thạc sỹ Chức vụ: Giảng viên Nơi công tác: Khoa Ngoại ngữ Điện thoại liên hệ: 0983 181 668 Địa chỉ thư điện tử: anhntn17@gmail.com Đề nghị công nhận sáng kiến cấp: CSTĐ (cấp cơ sở) Lạng Sơn, tháng 4 năm 2020
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Lí do chọn sáng kiến .................................................................................................. 1 2. Mục tiêu của sáng kiến ............................................................................................... 1 3. Phạm vi của sáng kiến ................................................................................................ 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN ................................................................. 2 1. Cơ sở lý luận .............................................................................................................. 2 1.1. Định nghĩa về lỗi ..................................................................................................... 2 1.2. Một số lỗi thông thường khi viết ............................................................................. 2 1.2.1. Lỗi cấp độ câu ........................................................................................................ 3 1.2.2. Lỗi cấp độ từ .......................................................................................................... 4 1.3. Biện pháp khắc phục được đề xuất ......................................... ……………………6 1.3.1.Biện pháp đánh giá và sửa lỗi viết của giáo viên .................................................... 6 1.3.2.Biện pháp đánh giá và sửa lỗi viết theo cặp (peer correction) ................................ 9 1.3.3.Biện pháp tự đánh giá và sửa lỗi của người học (self - correction) ........................ 9 2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................................... 10 2.1. Thực trạng dạy và học TA tại khối 7, trường TH-THCS Lê Quý Đôn ................... 10 2.2. Lỗi và nguyên nhân mắc lỗi khi viết câu tiếng Anh của học sinh tại trường TH&THCS Lê Quý Đôn ................................................................................................ 10 2.2.1. Lỗi viết câu tiếng Anh phổ biến của học sinh ...................................................... 10 2.2.2. Nguyên nhân mắc lỗi khi viết tiếng Anh của nhóm học sinh tham gia nghiên cứu…………… .............................................................................................................. 13 NỘI DUNG SÁNG KIẾN .................................................................................... 15 Nội dung của sáng kiến ............................................................................................ 15 1.1. Nâng cao vốn từ vựng thông qua xây dựng “Sổ tay từ vựng tiếng Anh” ............. 15 1.2. Rèn luyện kỹ năng viết thông qua sử dụng Hồ sơ học tập (HSHT) ...................... 17 1.3. Hướng dẫn HS sử dụng một số công cụ trực tuyến để tự kiễm tra – và chữa lỗi từ vựng – ngữ pháp ........................................................................................................... 18 1.4. Sử dụng bảng “Ký hiệu các loại lỗi viết câu TA” ................................................. 20 1.5. Tăng cường các hoạt động luyện tập từ và câu thông qua các trò chơi và bài tập trực tuyến 20 2. Kết quả của sáng kiến .............................................................................................. 22 3. Đánh giá kết quả thu được ....................................................................................... 25 3.1. Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến ................................................................... 25 3.2. Khả năng áp dụng và mang lại lợi ích thiết thực của sáng kiến ............................ 25 3.2.1. Khả năng áp dụng hoặc áp dụng thử, nhân rộng .................................................. 25
- 3.2.2. Khả năng mang lại lợi ích thiết thực .................................................................... 26 KẾT LUẬN-KIẾN NGHỊ ...................................................................................... 27 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- TÓM TẮT SÁNG KIẾN Đề tài này tập trung nghiên cứu các loại lỗi viết câu tiếng Anh phổ biến mà nhóm học sinh lớp 7 ở trường Tiểu học và Trung học cơ sở Lê Quý Đôn thường xuyên mắc phải trong quá trình học tập môn tiếng Anh, đặc biệt là trong học tập và phát triển kỹ năng viết tiếng Anh. Trên cơ sở nghiên cứu nguyên nhân mắc lỗi, một số biện pháp khắc phục lỗi đã được áp dụng thử nghiệm nhằm mục đích giúp học sinh nhân diện lỗi và khắc phục lỗi viết câu tiếng Anh. Những biện pháp thử nghiệm bao gồm sử dụng “Bảng kí hiệu các loại lỗi viết câu TA”, công cụ kiểm tra chính tả - ngữ pháp trực tuyến, “Hồ sơ học tập” và “Sổ tay từ vựng tiếng Anh”. Sau thời gian áp dụng, nhóm các biện pháp nêu trên đều có tác dụng tích cực tới việc giúp học sinh nhận diện lỗi và chữa lỗi, góp phần nâng cao kết quả giảng dạy và học tập tiếng Anh của giáo viên và học sinh nhà trường. Từ khóa: Kĩ năng viết câu TA, viết đoạn, lỗi viết câu TA, chữa lỗi viết câu TA.
- CÁC TỪ VIẾT TẮT Học sinh: HS Giáo viên: GV Tiếng Anh: TA DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ Bảng 1. Ký hiệu các loại lỗi viết câu tiếng Anh............................................... 7 Bảng 2. Các lỗi viết TA phổ biến của học sinh lớp 7, trường TH&THCS Lê Quý Đôn ............................................................................................................... 11 Bảng 3. Các lỗi phổ biến ở cấp độ câu của HS lớp 7 trường TH&THCS Lê Quý Đôn ............................................................................................................... 12 Bảng 4. Lỗi cấp độ từ phổ biến của HS lớp 7, trường TH&THCS Lê Quý Đôn .............................................................................................................................. 12 Bảng 6. Kết quả tham gia bài KT TA trực tuyến ........................................... 21 Bảng 7. Thống kê lỗi cấp độ câu trước và sau khi thực hiện tác động .......... 22 Bảng 8. Lỗi cấp độ câu trước và sau khi thực hiện tác động ......................... 23 Bảng 9. Thống kê lỗi ở cấp độ từ trước và sau khi thực hiện tác động.......... 23 Bảng 10. So sánh lỗi cấp độ câu từ trước và sau khi thực hiện tác động ....... 24 DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1. Minh hoạ lỗi ở cấp độ từ trong bài viết của HS tham gia nghiên cứu .............................................................................................................................. 12 Hình 2. Minh hoạ sổ tay từ vựng của học sinh (1) ......................................... 16 Hình 3. Minh hoạ sổ tay từ vựng của học sinh (2) ......................................... 17 Hình 4. Minh hoạ một sản phẩm HSHT của HS ............................................ 18 Hình 8. Minh hoạ bài viết của HS khi sử dụng các công cụ chữa lỗi trực tuyến .............................................................................................................................. 20
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn sáng kiến Trong quá trình giảng dạy TA ở khối lớp 7, trường TH&THCS Lê Quý Đôn, tôi nhận thấy gặp HS gặp nhiều khó khăn với kỹ năng viết TA hơn các kỹ năng khác. Thực tế là nhiều học sinh có vốn từ vựng và kiến thức ngữ pháp tương đối tốt song vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc viết các câu và các đoạn văn tiếng Anh ngắn. Vì vậy việc tìm hiểu các lỗi HS thường mắc phải trong quá trình học viết cũng như nguyên nhân của việc mắc lỗi là rất cần thiết để có thể đề xuất và thực nghiệm các biện pháp giúp các em khắc phục các lỗi này nhằm hướng tới cải thiện và phát triển kỹ năng viết TA cho các em. Ngoài ra với tư cách là một giảng viên tham gia giảng dạy TA tại cấp Trung học cơ sở, tôi mong muốn tìm hiểu kĩ hơn nữa các phương pháp và kĩ thuật dạy học tiếng Anh tại phổ thông sao cho hiệu quả, từ đó có những thay đổi kịp thời trong việc giảng dạy TA chuyên ngành cho sinh viên chuyên ngành tiếng Anh sư phạm giúp các em sinh viên cập nhật tình hình giảng dạy ở phổ thông. Với các lý do trên, tôi quyết định thực hiện đề tài “Một số biện pháp khắc phục lỗi viết câu tiếng Anh phổ biến của học sinh lớp 7 tại trường Tiểu học & Trung học cơ sở Lê Quý Đôn”. 2. Mục tiêu của sáng kiến Xuất phát từ kinh nghiệm và thực tiễn giảng dạy, sáng kiến được thực hiện với các mục tiêu nghiên cứu cụ thể như sau: - Tìm hiểu các lỗi và nguyên nhân của các lỗi trong học viết Tiếng Anh của người học ngoại ngữ nói chung; - Tìm hiểu kĩ thuật dạy học và kĩ thuật chữa lỗi viết câu tiếng Anh hiệu quả; - Tìm hiểu các lỗi viết câu tiếng Anh của học sinh khối 7 trường Tiểu học – Trung học cơ sở Lê Quý Đôn; - Tìm hiểu, thực nghiệm và đánh giá hiệu quả của một số biện pháp chữa lỗi viết câu tiếng Anh áp dụng đối với nhóm học sinh 7 trường Tiểu học – Trung học cơ sở Lê Quý Đôn. 3. Phạm vi của sáng kiến Trong phạm vị nghiên cứu của sáng kiến này, đối tượng nghiên cứu là các loại lỗi viết câu tiếng Anh phổ biến và tính hiệu quả trong thực nghiệm các biện pháp chữa lỗi – khắc phục lỗi được đề xuất. Khách thể nghiên cứu là nhóm 70 HS lớp 7A1&7A2 của trường TH&THCS Lê Quý Đôn. Thời gian nghiên cứu là từ tháng 10 năm 2010 tới tháng 2 năm 2021.
- 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lý luận 1.1. Định nghĩa về lỗi Lỗi nảy sinh ở người nói tiếng nước ngoài được hiểu là những gì mà người ấy làm sai lạc các sự kiện ngoại ngữ so với chuẩn của nó. Lỗi khi viết Tiếng Anh có thể hiểu là là sự vi phạm các quy tắc của hệ thống ngôn ngữ tiếng Anh khiến thông tin không được hiểu và truyển đạt chính xác. Các nhà ngôn ngữ học và giáo học pháp đánh giá lỗi khi sử dụng tiếng Anh là một sản phẩm của mối quan hệ tương phản trong việc truyền đạt thông tin. Tuy nhiên, lỗi khi viết Tiếng Anh là điều không thể tránh khỏi bởi đó là một phần trong quá trình phát triển ngôn ngữ (Corder, 1967, Dulat 1982). Nói cách khác, việc người học mắc lỗi chứng tỏ quá trình học đang được diễn ra. Corder (1967) cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nghiên cứu các lỗi mà người học ngoại ngữ mắc phải để từ đó người giáo viên có những sự thay đổi cần thiết trong kĩ thuật dạy học và kĩ thuật chữa lỗi cũng như các biện pháp khắc phục lỗi để giúp người học tiến bộ hơn. 1.2. Một số lỗi thông thường khi viết Theo kết quả nghiên cứu của một số tác giả nước ngoài như Dulay và cộng sự (1982) thì có 4 loại lỗi mà người học ngoại ngữ hay mắc phải đó là: (1) lỗi về ngôn ngữ, (2) lỗi về cấu trúc, (3) lỗi về chiến lược giao tiếp, và (4) lỗi về so sánh đối chiếu ngôn ngữ. Cụ thể hơn, Darus & Subramaniam (2006) và Bitchener và cộng sự (2005) chỉ 15 loại lỗi mà người học hay mắc phải trong kỹ năng viết tiếng Anh đó là: (1) lỗi về danh từ số ít, số nhiều; (2) lỗi về thì; (3) lỗi dùng từ; (4) lỗi về sự phù hợp giữa động từ và chủ ngữ; (5) lỗi về sự phù hợp giữa chủ ngữ và thành phần hoàn thành câu; (6) lỗi về trật tự từ; (7) lỗi về mạo từ; (8) lỗi về từ loại; (9) lỗi chính tả; (10) lỗi về dạng của động từ; (11) lỗi viết hoa; (12) lỗi thiếu từ; (14) lỗi về giới từ và (15) lỗi về dấu câu. Trong đó, các tác giả cũng chỉ ra 6 lỗi thường gặp nhất trong các bài viết của người học đó là: (1) lỗi về số ít, số nhiều; (2) lỗi về thì; (3) lỗi dùng từ; (4) lỗi về sự tương hợp giữa động từ và chủ ngữ; (5) lỗi về giới từ và (6) lỗi về cấu trúc câu. Tương tự như vậy, trong một nghiên cứu khác của Hengwichitkul (2006) và Runkati (2013), các lỗi đều được phân loại ở cấp độ câu như lỗi về sự phù hợp giữa chủ ngữ với động từ, lỗi về thì, lỗi về cấu trúc câu, ngữ động từ, mệnh đề quan hệ, câu bị động, cấu trúc song song, dấu chấm câu hay lỗi về câu chưa hoàn chỉnh hay câu quá dài. Lỗi thứ hai là lỗi ở cấp độ từ, chẳng hạn như lỗi về mạo từ, giới từ, lựa chọn từ không phù hợp, hay lỗi về danh từ và chữ số.
- 3 Chrisitne (2016) phân loại các lỗi theo 3 cấp độ: cấp độ 1- cấp độ phát âm (lỗi chính tả, cấu trúc), cấp độ 2 - cấp độ văn bản (lỗi sử dụng từ vựng và ngữ pháp), cấp độ 3 - cấp độ diễn ngôn - ngữ dụng học. Trong nghiên cứu này, lỗi sẽ được phân loại theo cấp độ câu và từ để phù hợp với đối tượng nghiên cứu và hoàn cảnh nghiên cức của tác giả, cụ thể như sau: 1.2.1 Lỗi cấp độ câu 1.2.1.1. Câu không hoàn chỉnh (Sentence fragments) Lỗi câu không hoàn chỉnh bao gồm: 1. Lỗi câu thiếu chủ With one dollar can buy a bowl of “Pho” in Vietnam. (Chỉ với ngữ khoảng một đô-la là có thể mua được một tô phở ở Việt Nam). 2. Lỗi câu thiếu động After listening to his joke, she laughing out loud. (Sau khi lắng từ chính nghe câu chuyện cười của anh ấy, cô ta cười phá lên). Câu này có sự xuất hiện của hai động từ đuôi -ing là “listening” và “laughing” tuy nhiên cả 2 động từ này không phải động từ chính của câu. 3. Lỗi câu thiếu cả chủ Going out with my friends and feeling happy. (Đi chơi với bạn ngữ và động từ bè và thấy rất vui). chính 4. Lỗi câu thiếu mệnh Though the weather was bad, …….. đề chính Câu này mới chỉ có một mệnh đề phụ (subordinate clause) và thiếu mệnh đề chính (main clause). 1.2.1.2. Câu rời rạc (Choppy sentences) Trong ngữ pháp TA, một câu đầy đủ thành phần chủ ngữ và động từ chỉ là một điều kiện cần trong văn phong viết nhưng chưa phải là điều kiện đủ. Muốn bài viết được hay thì người viết cần tạo ra sự liên kết hài hoà giữa các câu. Chính vì vậy, trong quá trình học kĩ năng viết và học ngữ pháp, tuỳ theo trình độ, người viết sẽ được GV hướng dẫn cách sử dụng các từ nối để tạo sự liên kết và mạc lạc của các câu trong đoạn văn và bài văn. Nói cách khác, việc nắm vững ngữ pháp tiếng Anh là điều cần thiết để giúp người viết tạo được 1 văn bản hoàn chỉnh, có tính liên kết. Ví dụ dưới đây minh hoạ một đoạn văn mắc lỗi với các câu quá ngắn (choppy sentences) như sau: “I love sport. It helps me keep fit. It helps me relax. I want to play it every day. I do not have much time. My job is quite busy. I just can play it at the weekend.”
- 4 1.2.1.3. Hai loại lỗi sử dụng dấu câu (Run-on sentences & Comma splices) Trong tiếng Anh thì giữa những câu đơn (mệnh đề độc lập) phải có sự xuất hiện của một dấu chấm (period), hoặc dấu hai chấm (semi-colon), hoặc một liên từ kết hợp (coordinator) hay liên từ phụ thuộc (subordinator). Nếu một câu có hai hoặc nhiều hơn hai mệnh đề độc lập được viết liền nhau mà lại không sử dụng dấu câu nào để tách ra thì câu đó được coi là “run-on sentence”. Ví dụ: My best friend is a beautiful girl, she has long dark hair. Dấu chấm (.) được dùng để kết thúc một câu nhưng người viết đôi khi quên sử dụng. Đôi khi họ sử dụng dấu phẩy (,) thay cho dấu chấm (.) giữa hai câu. Điều này có thể là do họ không nghĩ rằng những câu đơn đó đã mang nội dung thông tin hoàn chỉnh với cấu trúc ngữ pháp độc lập nên chúng phải được phân biệt rõ ràng. 1.2.1.4. Câu quá dài (Stringy sentences) Lỗi này xảy ra khi học sinh viết quá nhiều mệnh đề độc lập trong một câu và lạm dụng các liên từ kết hợp (and, but, so…) và/hoặc liên từ phụ thuộc (because…) khiến câu đọc dài và khó hiểu. Ví dụ: I like football and basketball. And I often play football with my friends after school and at weekend. And I think playing sportd is good and helps me to stay healthy. 1.2.1.5. Lỗi về Thì (Tense misuse) Trong tiếng Anh, mỗi thì đều có công thức và cách sử dụng riêng nhưng do chưa nắm chắc kiến thức ngữ pháp cơ bản nên người học thường tạo nên những câu sai ngữ pháp, khiến người đọc hiểu sai ý của người viết. Ví dụ:“He played the piano when I came”. Trong ví dụ này mệnh đề chình “He played the piano” phải được chia ở thì “Quá khứ tiếp diễn: He was playing the piano” với mục đích miêu tả một hành động đang tiếp diễn trong quá khứ thì có một hành động khác xen vào (hành động xen vào: …..when I came). 1.2.2. Lỗi cấp độ từ Việc học và biết nghĩa của từ vựng tiếng Anh thật không dễ và nắm được cách sử dụng của từ vựng còn khó hơn nhiều. Chính vì vậy mà việc chọn từ ngữ chính xác cho một bài viết bằng tiếng Anh là một quá trình phức tạp. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, người học TA thường sử dụng sai từ loại hay dùng nhầm từ này do chưa nhớ cách viết hoặc chưa nắm vững về cách sử dụng từ đó. 1.2.2.1Lỗi dùng sai từ
- 5 Lỗi “Dùng sai từ” bao gồm lỗi dùng sai từ theo ngữ cảnh, dùng sai từ loại, hoặc nhầm lẫn các từ có cách viết tương đối giống nhau nhưng ý nghĩa, cách sử dụng cũng như loại từ loại là khác nhau: Ví dụ 1 : My grandfather is old, but he is still strong. Trong ví dụ này, tính từ “strong”có thể kết hợp với danh từ để mang nghĩa chuyển như trong cụm từ “strong wine”, “strong wind”, nhưng khi nói đến sức khỏe, chúng ta thường dùng từ “healthy”, đặc biệt trong câu này nó đối lập với từ “old”. Ví dụ 2: I have difficult in learning English. difficult (adj) --> difficulty (adv) Ví dụ 3: The cold weather has really effected her health. ..> effect (n) – affected (verb) Trong câu này, học sinh nhầm lẫn cặp từ “effect” và “affect”. 1.2.2.2. Lỗi về mạo từ Các hệ thống quy tắc về mạo từ trong TA thật ra khá phức tạp. Chẳng hạn, chúng ta sẽ không sử dụng mạo từ khi danh từ đang ở số nhiều “I love cars. I like to eat apples”. Tuy nhiên, HS Việt Nam thường hay mắc lỗi này do ảnh hưởng của việc tư duy từ tiếng Việt sang tiếng Anh. Ví dụ: “I love a car” hay “I like a apple”. Ngoài ra, các cụm giới từ trong TA cũng ảnh hưởng đến quy tắc sử dụng mạo từ. Nhiều cụm từ khi sử dụng lại không cần đến sự góp mặt của mạo từ. Nếu không được hệ thống hoá các nguyên tắc chung và các trường hợp đặc biệt trong sử dụng mạo từ TA, cũng như được GV phân biệt sự khác nhau trong ngôn ngữ của tiếng Việt và tiếng Anh HS sẽ khó nhớ cách sử dụng mạo từ của TA, dẫn đến việc sử dụng mạo từ TA không chính xác, ảnh hưởng tới chất lượng các bài viết TA. 1.2.2.3. Lỗi về giới từ Lỗi dùng sai giới từ cũng là lỗi thường gặp trong các bài viết của người học ngoại ngữ vì giới từ tiếng Anh được sử dụng khá phức tạp trong khi những quy tắc chỉ mang tính tương đối. Ngoài ra, trong tiếng Anh còn có rất nhiều ngữ cụm động từ (phrasal verbs) được tạo bởi một giới từ theo sau một động từ. Khi đó, một giới từ lại có nhiều nghĩa khác nhau. Ví dụ 1: I get on the bus every day at 7 in the morning. (“get on” trong câu này mang nghĩa là lên xe). Ví dụ 2: I get on with my mother in my family. (“get on” trong câu này mang nghĩa là hòa hợp với ai đó) 1.2.2.4. Lỗi chính tả và lỗi viết hoa Đây là hai loại lỗi phổ biến nhất do sự bất cẩn của người viết. Ngoài ra trong tiếng Anh có một số nguyên tắc viết hoa khác với tiếng Việt (viết hoa các ngày trong
- 6 tuần một số môn học) và một số từ vựng dài cũng gây khó khăn cho người học khi viết và sử dụng các từ đó. 1.2.2.5. Lỗi về danh từ số ít và danh từ số nhiều Do ảnh hưởng của ngôn ngữ mẹ đẻ như tiếng Việt, tiếng Trung, nhiều người học ngoại ngữ hay bị nhầm lẫn giữa hình thức số nhiều và số ít của cùng một danh từ, đặc biệt là nhóm các danh từ đặc biệt (Ví dụ: mouse – mice, fish – fish, sheep - sheep). 1.3. Biện pháp khắc phục được đề xuất 1.3.1. Biện pháp đánh giá và sửa lỗi viết của giáo viên Bên cạnh biện pháp sửa trực tiếp trên bài viết của học người học, giáo viên (GV) có thể dùng phương pháp gián tiếp như dùng ký hiệu (code) để giải thích loại lỗi mà người học mắc phải trong bài viết. Ngoài ra, những biện pháp như trình chiếu hay viết lên bảng những bài mắc nhiều lỗi để GV và cả lớp cùng chữa cũng là một biện pháp rất hiệu quả, đặc biệt là đối với những lớp có sĩ số đông. Theo một số nhà nghiên cứu trong lĩnh vực như Hedrickson (1984), Ferris và cộng sự (2001) thì GV nên kết hợp hai kỹ thuật đánh giá lỗi – sửa lỗi trực tiếp và gián tiếp vì mỗi kỹ thuật đều có ưu và nhược điểm riêng. Biện pháp sửa lỗi trực tiếp sẽ giúp cho những người học yếu có thể dễ dàng nhận ra lỗi của mình. Trong khi biện pháp sửa lỗi gián tiếp lại tạo được sự hứng thú đối với những nhóm người học có kiến thức ngôn ngữ tương đối tốt. Các em được khuyến khích tìm hiểu các loại lỗi mà bản thân mình hay bạn học mắc cũng như tìm hiểu các cách chữa các loại lỗi này sao cho hiệu quả. Trong kỹ thuật chữa lỗi gián tiếp, các nhà nghiên cứu khuyên GV nên sử dụng một hệ thống các ký hiệu để chỉ ra lỗi và giải thích nguyên nhân HS mắc lỗi đó, sau đó khuyến khích các em HS làm việc theo cặp hoặc nhóm nhỏ thảo luận các cách có thể sử dụng để chữa các lỗi đó.
- 7 Bảng 1. Ký hiệu các loại lỗi viết câu tiếng Anh
- 8 Ký hiệu Giải thích Ví dụ WW Wrong words – Lỗi sử dụng As our plane flew on the mountains we saw sai từ/ nhầm từ snow. (Trong ví dụ này, giới từ đã sử dụng sai. Giới từ đúng là “over”). WT Wrong tense – Lỗi sử dụng As our plane flew over the mountains sai thì/thời we see snow. (Trong ví dụ này, thì đã sử dụng sai. Thì đúng là quá khứ tiếp diễn thay vì hiện tại đơn: see - were seeing) WF Wrong form – Lỗi sai về hình As our plane flew over the mountains we was thức của từ seeing snow. (Trong ví dụ này, người viết mắc lỗi về sự phù hợp giữa chủ ngữ - động từ với động từ “tobe” ở quá khứ: was- were). WO Wrong order – Lỗi sai về trật As our plane over the mountain flew we saw tự từ trong câu hoặc trong snow. mệnh đề hoặc trong cụm từ (Trong ví dụ này, giới từ “over” phải đứng sau động từ “flew”). SP Spelling – Lỗi chính tả As our plane flue over the mountains we saw snow. (Trong ví dụ này, từ “flue” bị viết sai chính tả. Từ đúng là “flew”). P Punctuation – Lỗi dấu câu As our plane flew over the mountains; we saw snow. (Trong ví dụ này, người viết mắc lỗi về dấu câu. Dấu “,” phải được sử dụng thay vì dấu “;”). X Extra words – Lỗi thừa từ As our plane flew over to the mountains we saw snow. (Trong ví dụ này, từ “to” là thừa do đã sử dụng giới từ “over”). M Missing words – Lỗi thiếu từ As our plane flew over the mountains_ saw snow. (Trong ví dụ này, mệnh đề chính thiếu chủ ngữ). ? Not clear – Lỗi trình bày As our plane flew over the mountains we saw không rõ ý snow; it was not cold. I like winter. (Các câu trong ví dụ này thiếu sự liên kết do người viết trình bày không rõ ý).
- 9 RW Try re-writing – Yêu cầu viết Our vehicle flies, we snow find, over lại mountains you saw it. (Trong ví dụ này, người viết sử dụng sai từ và sai thì, nhầm lẫn giữa thì Hiện tại đơn giản và Quá khứ đơn giản, gây khó hiểu cho người đọc văn bản về thời gian của các hoạt động được miêu tả). 1.3.2. Biện pháp đánh giá và sửa lỗi viết theo cặp (peer correction) Bên cạnh các phương pháp chữa lỗi của GV, thì biện pháp HS sửa lỗi viết cho nhau (peer correction) cũng được đề cập đến trong nhiều nghiên cứu. Theo kết quả nghiên cứu của Trahasch (2004), Coit (2004), Cho & Schunn (2005) cho thấy rằng nhiều HS có thái độ tích cực khi tham gia vào hình thức học tập hợp tác như này. Chính hoạt động đánh giá theo cặp đã kích thích tính tự giác của HS và tạo thêm động lực học tập cho các em khi luyện viết TA. Theo Coit (2004), đánh giá trực tuyến theo cặp sẽ giúp hình thành một môi trường luyện tập kĩ năng viết TA hiệu quả và thú vị cho các em HS. Những HS này thực hiện các hoạt động đánh giá rất nghiêm túc và điều đó chứng tỏ động cơ học môn Viết TA của họ đã tăng lên. Còn Chsinho và Schunn (2005) đã chứng minh rằng khả năng viết của HS tiến bộ đáng kể nhờ vào hoạt động đánh giá lẫn nhau. Nghiên cứu này còn trình bày kết quả khả quan của việc đánh giá qua lại giữa nhiều HS với nhau giúp chất lượng bài viết của HS được cải thiện tốt hơn so với việc chỉ nhận được đánh giá từ phía GV trong lớp học truyền thống. Theo đó, HS cũng có thể sử dụng các kỹ thuật chữa lỗi giống như của GV để chữa lỗi cho bạn như: sửa trực tiếp trên bài viết hoặc kết hợp sử dụng các ký hiệu để chỉ ra lỗi cho bạn trong bài viết của bạn để bạn tự chữa lại các lỗi đó. 1.3.3. Biện pháp tự đánh giá và sửa lỗi của người học (self - correction) Tự đánh giá hay tự sửa lỗi của người viết đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình hoàn thiện một bài viết. Bởi kỹ thuật không chỉ yêu cầu người viết phải hết sức tập trung vào cấu trúc của bài viết mà còn hình thành và nâng cao tính chủ động của người học, giúp người học kiểm soát được lỗi trong khi viết tốt hơn. Chandler (2003) và Makino (1993) đã chỉ ra rằng việc người học tự sửa lỗi của bài viết của họ sau khi được GV hoặc các bạn HS cùng lớp chỉ ra các lỗi giúp họ về lâu dài sẽ đạt được độ chính xác trong các bài viết. Nói một cách khác sẽ giúp họ dần dần có khả năng kiểm soát các lỗi trong bài viết mà không phải cần đến sự chỉnh sửa từ người khác, kể cả GV. Tuy nhiên biện pháp này sẽ là không phù hợp với những HS có năng lực ngôn ngữ yếu và hổng kiến thức. Tuy nhiên cần phải nhấn mạnh rằng, trước khi người học tự đánh
- 10 giá – sửa lỗi cho bài viết cá nhân của học, họ cần được GV hướng dẫn, làm mẫu về một số loại lỗi thường mắc phải trong bài viết cũng như cách tránh và sửa chúng như thế nào cho hợp lý, đúng ngữ nghĩa và đúng ngữ pháp, cũng như phù hợp về văn hoá. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Thực trạng dạy và học TA tại khối 7, trường TH-THCS Lê Quý Đôn Thông qua quá trình giảng dạy, chủ động quan sát thái độ và hành vi của học sinh trong quá trình học tập trên lớp và chuẩn bị bài học ngoài giờ lên lớp, tôi nhận thấy việc học tập, thực hành và rèn luyện kỹ năng viết tiếng Anh của HS khối lớp 7 có một số điểm đáng lưu tâm như sau: Thứ nhất là vấn đề hạn chế thời gian trên lớp dành cho dạy và học kỹ năng viết TA nói chung và việc rèn luyện kỹ năng viết câu tiếng Anh nói riêng. Trong chương trình tiếng Anh lớp 7, mỗi đơn vị bài học/ Unit được dạy trong 7 tiết (45 phút/1 tiết học). Tiết học kĩ năng Nghe – Viết được thiết kế trong bài Rèn luyện kỹ năng số 2 (Skills 2: Listening and Writing) và được dạy vào tiết số 6 của mỗi đơn vị bài học sau các tiết Getting started, A closer look 1, A closer look 2, Skills 1: Reading and Speaking. Như vậy có thể nhận thấy, thời gian HS được hướng dẫn, thực hành và chữa lỗi của bài viết là rất hạn chế (khoảng 22,5 phút/ 1 đơn vị bài học). Vì vậy nếu HS không chủ động rèn luyện kĩ năng viết ở nhà, tham khảo các nguồn tài liệu học tập khác nhau, trao đổi, thảo luận với bạn và GV ngoài giờ học thì HS khó có thể hình thành và phát triển kỹ năng viết TA. Thứ hai là nhiều HS chưa nhận thức đúng về tầm quan trọng của học và rèn luyện kỹ năng viết TA. Nguyên nhân chủ yếu là do bài kiểm tra và bài thi tiếng Anh hiện nay đều được xây dựng dưới dạng trắc nghiệm – tự luận, trong đó tỷ lệ của phần trắc nghiệm luôn cao hơn phần tự luận, điều này khiến cho nhiều em HS chưa chủ động trong việc rèn luyện kỹ năng viết câu và viết đoạn theo chủ để và theo các trúc ngữ pháp cụ thể. Thứ ba là số lượng HS bị hổng kiến thức ngữ pháp – từ vựng tương đối lớn nên khi khó có khả năng viết câu một cách độc lập. Kết quả giảng dạy cả năm môn tiếng Anh của năm học 2019-2021, tỷ lệ học sinh xếp loại Trung bình còn tương đối cao. Điều này cũng gây khó khăn cho việc thiết kế các hoạt động giảng dạy phát triển kỹ năng viết của GV, đặc biệt là hoạt động HS tự chữa lỗi (self-correction) và người học cùng chữa lỗi (peer-corection). 2.2 Lỗi và nguyên nhân mắc lỗi viết câu TA của HS tại trường TH&THCS Lê Quý Đôn 2.2.1 Lỗi viết câu TA phổ biến của học sinh
- 11 Thông qua việc kiểm tra sách bài tập (workbook), sách học trên lớp (Student’s book), vở ghi chép, 140 các phiếu bài tập viết của 70 HS lớp 7A1 và 7A2, những lỗi viết câu TA của nhóm học sinh này được nhận diện như sau: Bảng 2. Các lỗi viết TA phổ biến của học sinh lớp 7, trường TH&THCS Lê Quý Đôn STT Lỗi Tần xuất Lỗi cấp độ câu 1 Câu thiếu chủ ngữ 80/140 2 Câu thiếu động từ 90/140 3 Câu thiếu cả chủ ngữ và động từ chính 80/140 4 Câu thiếu mệnh đề chính 50/140 5 Câu đơn lẻ 130/140 6 Câu quá dài 30/140 7 Lỗi về thì 100/140 Lỗi cấp độ từ 1 Lỗi chính tả 100/140 2 Lỗi dấu câu 130/140 3 Lỗi dùng từ có nghĩa tương đồng 50/140 4 Lỗi dùng sai từ loại 120/140 5 Lỗi về mạo từ 100/140 6 Lỗi về giới từ 130/140 7 Lỗi dùng nhầm từ 50/140 8 Lỗi nhầm lẫn danh từ số ít, số nhiều, danh từ đếm được 130/140 và danh từ không đếm được Có thể nhận thấy về lỗi ở cấp độ câu, nhóm HS này có xu hướng mắc lỗi viết câu thiếu hoàn chính ở trường hợp lỗi về thì, câu thiếu chủ ngữ, thiếu động từ hoặc thiếu cả chủ ngữ và động từ. Lỗi thiếu mệnh đề ít gặp hơn do trong thời gian khảo sát, hầu hết các em mới chỉ bước đầu làm quen với câu điều kiện loại 1, một số cụm từ và mệnh đề chỉ lý do và ý đối lập, cũng như một số từ nối câu đơn giản như là “and, but, or, so”. Chính vì vậy, các em có xu hướng viết câu đơn nhiều hơn câu ghép và câu phức. Điều này cũng là nguyên nhân của lỗi viết “câu đơn lẻ, rời rạc” khi các em được yêu cầu viết các đoạn văn ngắn. Đồ thị sau đây so sánh mức độ thường xuyên mà các em mắc lỗi khi viết ở cấp độ câu.
- 12 Bảng 3. Các lỗi phổ biến ở cấp độ câu của HS lớp 7 trường TH&THCS Lê Quý Đôn 140 120 100 80 60 40 20 0 Câu thiếu Câu thiếu Câu thiếu Câu thiếu Câu đơn Câu quá Lỗi về thì chủ ngữ động từ cả chữ mệnh đề lẻ dài ngữ và chính động từ chính Cũng thông qua đánh giá các bài viết trên, trong lỗi về thì, nhóm HS hay nhầm lẫn hiện tại đơn với hiện tại tiếp diễn, quá khứ đơn với quá khứ tiếp diễn, hiện tại hoàn thành với quá khứ đơn. Xết các lỗi về cấp độ từ, có thể nhận thấy các lỗi phổ biến bao gồm: Lỗi về giới từ, lỗi nhầm lẫn về danh từ số ít, danh từ số nhiều, lỗi chính tả, lỗi viết hoa, lỗi dùng sai từ loại, lỗi về mạo từ. Các loại lỗi về cấp độ từ của nhóm HS tham gia nghiên cứu được minh hoạ trong đồ thị và hình ảnh sau đây. Bảng 4. Lỗi cấp độ từ phổ biến của HS lớp 7, trường TH&THCS Lê Quý Đôn 140 120 100 80 60 40 20 0 Lỗi chính tả Lỗi dấu câu Lỗi dùng từ Lỗi dùng sai Lỗi về mạo từ Lỗi về giới từ Lỗi dùng Lỗi nhầm lẫn có nghĩa từ loại nhầm từ danh từ số tương đồng ít, số nhiều, danh từ số đếm được và danh từ không đếm được Hình 1. Minh hoạ lỗi ở cấp độ từ trong bài viết của HS tham gia nghiên cứu
- 13 2.2.2. Nguyên nhân mắc lỗi khi viết tiếng Anh của nhóm học sinh tham gia nghiên cứu 2.2.2.1. Không biết chính xác nghĩa của từ (denotation) Từ vựng trong tiếng Anh vô cùng phong phú. Ngoài nhóm từ đồng nghĩa, có nhiều từ đồng âm nhưng cách viết và ý nghĩa khác nhau (homophones) như “I/ eye, sun/ son”. Bên cạnh đó lại có những từ đồng âm và đồng cách viết nhưng mang nghĩa khác nhau (homonyms) như “left, flat, saw, play”. Sự phức tạp về các hiện tượng ý nghĩa, phát âm, cách sử dụng của từ vựng TA khiến nhiều HS gặp khó khăn trong việc hiểu tường tận, chính xác nghĩa của từ, sự khác nhau về cách dùng của những từ có nghĩa tương đồng cũng như từ loại của chúng. Chính điều này đã dẫn tới việc các em thường mắc lỗi về từ vựng khi nói và viết tiếng Anh. 2.2.2.2. Không nắm vững kiến thức ngữ pháp cơ bản Ngữ pháp tiếng Anh có sự phân loại rõ ràng về thì, hình thức của danh từ số ít, số nhiều, đặc biệt là sự phù hợp giữa chủ ngữ và động từ. Mỗi thì TA khách nhau sẽ có những cách sử dụng khác nhau và hình thức cấu trúc ngữ pháp khác nhau. Tuy nhiên nhiều HS trong khối còn chưa hiểu và phân biệt được các thì tiếng Anh cơ bản. Chính việc chưa nắm vững kiến thức ngữ pháp TA cơ bản đã khiến các em gặp rất nhiều khó khăn trong việc sử dụng thì, cấu trúc ngữ pháp và cách diễn đạt sao cho phù hợp khi viết các câu tiếng Anh. Do đó việc các em HS này mắc lỗi khi viết câu TA hoặc các đoạn văn ngắn bằng TA là điều không thể tránh khỏi, đặc biệt là khi các em phải hoàn thành các phần bài tập viết về chuyển đổi câu hoặc các đoạn văn ngắn trên lớp, theo thời gian quy định và không được sử dụng từ điển. 2.2.2.3. Sự ảnh hưởng của tiếng tiếng Việt
- 14 Điều dễ nhận thấy là nhóm HS này thường có xu hướng diễn đạt ý tưởng trong bài viết tiếng Anh theo lối tư duy tiếng Việt dvốn từ ngữ hạn chế và hơn nữa, các em chưa có đủ kiến thức về văn hóa Anh. Do đó điều hiển nhiên xảy ra là các em sẽ dịch từng từ tiếng Việt sang tiếng Anh thay vì sử dụng các cấu trúc câu tiếng Anh phù hợp để diễn đạt ý trong bài viết. Điều này làm cho bài viết dài dòng, không mạch lạc và đôi khi làm cho người đọc hiểu sai ý tưởng của các em. Ngoài ra do ảnh hưởng của tiếng Việt là ngôn ngữ ghi âm trong khi tiếng Anh là ngôn ngữ biến hình, nhóm HS này có xu hướng nhầm lẫn danh từ số ít với danh từ số nhiều, danh từ đếm được với danh từ không đếm được, hoặc sử dụng sai từ loại. 2.2.2.4. Không thực hành kỹ năng viết thường xuyên Như đã đề cập trong các phần trước, nhiều HS còn thiếu sự chủ động trong học tập, đặc biệt là trong luyện tập kỹ năng viết một cách thường xuyên do nhiều lý do khác nhau. Qua trao đổi, hầu hết các em đều ít dành thời gian cho việc rèn luyện kĩ năng viết câu và viết đoạn TA ngoài giờ lên lớp. Việc thiếu thói quen rèn luyện kỹ năng viết thường xuyên khiến các em còn lúng túng khi kết hợp từ vựng và ngữ pháp thành các câu tiếng Anh một cách tự nhiên, dễ hiểu, mạch lạc và đúng cú pháp.
- 15 NỘI DUNG SÁNG KIẾN Nội dung của sáng kiến Như đã trình bầy ở phần trên các biện pháp chính để giúp HS khắc phục lỗi viết câu TA đó là: GV chữa lỗi, HS chữa lỗi theo cặp, HS tự chữa lỗi. Và có nhiều kỹ thuật chữa lỗi thuộc mỗi biện pháp này. Tuỳ theo thực tế giảng dạy, GV có thể lựa chọn và áp dụng các kỹ thuật chữa lỗi khác nhau thuộc về nhóm biện pháp chữa lỗi của GV hoặc của HS. Tuy nhiên, các nghiên cứu về dạy viết và chữa lỗi trong viết câu tiếng Anh đều khuyến khích việc sử dụng đa dạng các biện pháp chữa lỗi này để tăng hiệu quả khắc phục lỗi cho HS. Ví dụ, theo các tác giả như Bitcherner và các cộng sự (2005) cần sử dụng đa dạng các biện pháp chữa lỗi khác nhau (Gv chữa lỗi trực tiếp, HS chữa lỗi theo cặp, GV chữa lỗi gián tiếp) để giúp người học nhận diện lỗi và khắc phục lỗi. Nghiên cứu việc áp dụng các kỹ thuật chữa lỗi khác nhau trên với các bài viết của nhóm của học viên là 53 người nhập cư trong thời gian 12 tuần, Bitcherner và các cộng sự đã nhận thấy việc mắc lỗi ở thì quá khứ đơn giản (cấp độ câu), mạo từ và giới từ (cấp độ từ) của nhóm HS tham gia nghiên cứu giảm đáng kể. Tuy nhiên những tác giả này cũng phát hiện ra rằng nhóm những học viên tham gia nghiên cứu này tuy có thể viết đúng các câu trong 1 bài viết cụ thể còn với những bài viết tương tự ở các tình huống khác họ vẫn có khả năng mắc lại các lỗi đó. Chính vì vậy trong nghiên cứu này, tôi áp dụng kết hợp các biện pháp chữa lỗi đã được đề xuất, bao gồm: GV chữa lỗi trực tiếp trên bài viết của HS, GV chữa lỗi gián tiếp trên bài viết của HS thông qua việc sử dụng Bảng kí hiệu lỗi; HS tự chữa lỗi thông qua Bảng kí hiệu lỗi, Bảng Danh mục kiểm tra khi viết (Writing Checklist), và các từ điển và công cụ đánh giá trực tuyến; HS chữa lỗi theo cặp thông qua từ điển và công cụ đánh giá trực tuyến. Ngoài ra sáng kiến cũng lồng ghép một số biện pháp gián tiếp giúp học sinh khắc phục các lỗi viết câu ở cấp độ câu và từ thông qua việc nâng cao vốn từ vựng cho HS thông qua việc hướng dẫn HS “Sổ tay từ vựng tiếng Anh” và tạo cơ hội cho HS được rèn luyện kỹ năng viết thông qua việc áp dụng “Hồ sơ học tập môn Viết” trong môn học TA. 1.1. Nâng cao vốn từ vựng thông qua xây dựng “Sổ tay từ vựng tiếng Anh” a. Mục đích: Giúp HS nâng cao vốn từ vựng theo chủ điểm của các đơn vị bài học trong sách giáo khoa, tạo tiền đề giúp các em HS khắc phục lỗi viết câu ở cấp độ từ, đặc biệt là giúp các em khắc phục lỗi chỉnh tả và lỗi dùng sai từ khi viết câu tiếng Anh. b. Cách thức tiến hành Xây dựng “Sổ tay từ vựng” là một kỹ thuật truyền thống trong học ngoại ngữ và được khẳng định là giúp người học cải thiện vốn từ vựng rõ rệt. Có nhiều cách xây dựng
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm khi soạn câu hỏi trắc nghiệm Vật lý
13 p | 3115 | 1746
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm nâng cao công tác chủ nhiệm học sinh lớp 5
14 p | 2596 | 686
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp dạy tốt phân môn Tập đọc lớp 3
13 p | 1069 | 142
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thảo luận nhóm trong dạy học môn Toán lớp 3 - Bùi Thị Giao Thủy
20 p | 667 | 121
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 đọc đúng, đọc diễn cảm
24 p | 572 | 119
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm nâng cao năng lực đọc hiểu môn Tiếng Anh cho học sinh bậc THCS
19 p | 397 | 115
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp trẻ 23-36 tháng thích hoạt động trong góc tạo hình - GV: N.Thanh Hương
7 p | 1193 | 91
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giải bài toán BĐT
25 p | 309 | 70
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm khai thác triệt để mô hình để giảng dạy môn Sinh học lớp 7
17 p | 385 | 69
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số phương pháp sử dụng phương tiện dạy học Địa lí lớp 8
86 p | 344 | 65
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 1 học tốt phân môn vẽ tranh môn Mĩ thuật
23 p | 365 | 59
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả thảo luận nhóm trong phân môn Địa lí 5
18 p | 361 | 45
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số phương pháp giải phương trình mũ – phương trình Logarit
29 p | 352 | 42
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số sai lầm thường gặp của học sinh khi giải phương trình lượng giác cơ bản
13 p | 299 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giảng dạy lồng ghép giáo dục dân số - sức khỏe sinh sản vị thành niên thông qua tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu - Môn Ngữ Văn - Lớp 12 chương trình chuẩn
51 p | 273 | 24
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp phần Công dân với đạo đức - GDCD 10 nhằm phát huy năng lực học sinh
52 p | 143 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm trong giảng môn Chạy bền đối với HS Trường PT Dân tộc Nội trú tỉnh và HS lớp 10 nói riêng
13 p | 119 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm trong việc sáng tác chuyện kể cho trẻ mầm non
24 p | 112 | 12
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn