intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giữ vở sạch, viết chữ đẹp ở trường tiểu học

Chia sẻ: Phan Thanh Long | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:17

273
lượt xem
42
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phong trào Giữ vở sạch - viết chữ đẹp là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần vào việc xây dựng mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh tiểu học đồng thời là là một hoạt động nhằm tăng cường và đẩy mạnh hiệu quả các hoạt động toàn diện trong nhà trường tiểu học để nâng cao chất lượng dạy và học. Tham khảo sáng kiến kinh nghiệm "Một số biện pháp nâng cao chất lượng giữ vở sạch, viết chữ đẹp ở trường tiểu học" để hiểu hơn về vấn đề này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giữ vở sạch, viết chữ đẹp ở trường tiểu học

  1. Mét sè biÖn ph¸p n©ng cao chÊt lîng “ Gi÷ vë s¹ch – viÕt ch÷ ®Ñp” cho häc sinh TiÓu häc MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG “ GIỮ VỞ SẠCH ­ VIẾT CHỮ ĐẸP” Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC  A­ĐẶT VẤN ĐỀ        Phong trào “ Giữ vở sạch ­ viết chữ đẹp” là một trong những nhiệm vụ  quan trọng góp phần vào việc xây dựng mục tiêu giáo dục toàn diện cho học  sinh tiểu học đồng thời là là một hoạt động nhằm tăng cường và đẩy mạnh  hiệu quả các hoạt động toàn diện trong nhà trường Tiểu học để nâng cao  chất lượng dạy và học. Trong mục tiêu giáo dục Tiểu học có ghi: “ Hình  thành cho học sinh cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về  tình cảm, trí tuệ, thể chất và kĩ năng cơ bản để học tiếp trung học và đi vào  cuộc sống lao động”. Một trong những kĩ năng cơ bản của học sinh Tiểu học  là viết chữ. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói “Nét chữ cũng là sự một  biểu hiện của nết người”. Mà nết người là sự hoà hợp giữa tình cảm và trí  tuệ. Trong quá trình dạy học song song với việc rèn các kĩ năng: Nghe, nói,  đọc và tính toán. Tôi luôn luôn chú ý rèn kĩ năng viết chữ cho học sinh. Cùng  với việc rèn kĩ năng viết chữ đúng, đẹp là giữ gìn sách vở gọn ngàng, sạch  sẽ. Thực tế tôi cũng rất tâm huyết với phong trào: “Rèn chữ đẹp ­ giữ vở  sạch” cho học sinh. Vì đó cũng chính là một trong những nội dung giáo dục  quan trọng ở tiểu học. Thông qua hoạt động đó sẽ hình thành và xây dựng  những kĩ năng, thói quen và phẩm chất tốt cho học sinh         Viết chữ đẹp là nguyện vọng, là mong muốn của giáo viên, học sinh,  phụ huynh và mọi tầng lớp nhân dân. Bởi vì một trong những hạnh phúc lớn  nhất của trẻ em là được đến trường, được học đọc, học viết. Khi biết đọc,  biết viết là khi đó cả thế giới mở ra trước mắt các em, đặc biệt là khi các em 
  2. Mét sè biÖn ph¸p n©ng cao chÊt lîng “ Gi÷ vë s¹ch – viÕt ch÷ ®Ñp” cho häc sinh TiÓu häc viết chữ đẹp. Môn Tập viết ở tiểu học là một phân môn có tầm quan trọng  đặc biệt. Đọc thông viết thạo là hai kĩ năng không thể thiếu và cần phải đạt  của học sinh tiểu học, vì vậy nó có quan hệ mật thiết với nhau và không thể  tách rời nhau. Viết đúng, đẹp học sinh sẽ có điều kiện ghi chép bài của tất  cả các môn tốt hơn.         Ngoài viết chữ đẹp còn góp phần quan trọng vào việc rèn luyện cho học  sinh những phẩm chất đạo đức tốt như tính cẩn thận, tinh thần kỉ thuật và óc  thẩm mĩ. Chúng ta còn thấu hiểu sâu sắc câu nói của cố Thủ tướng Phạm  Văn Đồng “ Chữ viết cẩn thận cũng là một sự biểu hiện của nết người. Dạy  cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận,  viết đẹp là góp phần rèn luyện cho  các em tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình cũng như người khác khi  đọc bài vở của mình”          Phong trào “ Giữ vở sạch ­ Viết chữ đẹp” nhiều năm nay được ngành  giáo dục quan tâm, đầu tư rất lớn. Rèn cho học sinh Tiểu học biết “ Giữ vở  sạch – viết chữ đẹp” là một việc làm rất cần thiết, quan trọng và không thể  thiếu được.          Thực tế hiện nay ở các trường Tiểu học thì chất lượng của học sinh  cũng như giáo viên đã đến lúc báo động. Nhiều phụ huynh rất buồn khi phàn  nàn chữ viết của con em mình là quá xấu, nghuệch ngoạc, viết cẩu thả và  tùy tiện. Thầy cô giáo hàng ngày phải chấm những bài làm của học sinh mà  nét chữ vừa xấu vừa không đúng mẫu chữ lại viết tùy tiện, cẩu thả, có lúc  phải vừa “ luận” chữ để hiểu ý câu cho nên đã mất đi cảm tình đối với bài  viết đó. Chính vì thế mà điểm bài làm của học sinh đã ảnh hưởng rất nhiều. Bên cạnh đó nhiều người cho rằng bây giờ là thời đại công nghệ thông  tin, học sinh không cần viết chữ đẹp mà chỉ cần học được nhiều kiến thức vì 
  3. Mét sè biÖn ph¸p n©ng cao chÊt lîng “ Gi÷ vë s¹ch – viÕt ch÷ ®Ñp” cho häc sinh TiÓu häc viết đẹp không cần rèn luyện mà đã có các mẫu chữ đẹp, phong phú trên máy  tính. Lâu nay nhiều nhà nhà giáo đã mất nhiều công sức để cải tiến mẫu  chữ, kiểu chữ cho phù hợp, vậy thì chúng ta những người làm nghề giáo  không thể không băn khoăn trước hiện trạng như vậy. Bản thân tôi có nhiều  trăn trở suy nghĩ là muốn nâng cao chất lượng môn Tiếng việt trong trường  Tiểu học thì chúng ta cần có những giải pháp cụ thể để xây dựng phong trào  “ Giữ vở sạch – viết chữ đẹp”. Qua nhiều năm dạy học tôi xin mạnh dạn trình bày kinh nghiệm Một  số biện pháp nâng cao chất lượng “ Giữ vở sạch – viết chữ đẹp” ở  trường Tiểu học. B­ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ KHOA HỌC Chúng ta biết rằng chữ  viết có tầm quan trọng đặc biệt  ở  bậc tiểu  học, học sinh phải dùng chữ  viết để  học tập và giao tiếp. Vì vậy chữ  viết   không những có quan hệ  mật thiết tới chất lượng học tập  ở  các môn học  khác mà còn góp phần rèn luyện một trong những kĩ năng hàng đầu của việc  học môn Tiếng Việt trong trường tiểu học – đó là kĩ năng viết chữ. Nếu học   sinh viết đúng, đẹp, rõ ràng tốc độ  nhanh thì học sinh có điều kiện để  ghi  chép bài học tốt nhờ vậy mà kết quả học tập tốt hơn, ngược lại viết xấu sẽ  ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập của các em. Để học sinh viết đẹp thì trước hết phải viết đúng qua các tiết tập viết  ở  lớp. Bởi vì, qua đó học sinh nắm được các khái niệm về  đường kẻ, dòng  kẻ, tạo độ, tốc độ, tên gọi các nét, cấu tạo chữ  cái, vị  trí dấu thanh và liên   kết các chữ  cái khi viết. Từ  đó mới hình thành  ở  các em những biểu tượng   về  hình dáng độ  cao và sự  cân đối tính thẩm mĩ của chữ  viết. Ngoài ra học 
  4. Mét sè biÖn ph¸p n©ng cao chÊt lîng “ Gi÷ vë s¹ch – viÕt ch÷ ®Ñp” cho häc sinh TiÓu häc sinh còn rèn thao tác viết chữ  từ   đơn giản đến phức tạp, xác định được   khoảng cách để hình thành kĩ năng viết đúng mẫu, rõ ràng và cao hơn là viết   nhanh và viết đẹp. Chữ  viết mang tính thực hành cao, ngoài việc học sinh nắm được các  kiến thức cơ bản của việc viết chữ và kỹ  thuật viết thì rèn viết chữ  đẹp là   một yêu cầu cũng hết sức quan trọng và cần thiết. Vì vậy chúng ta cần chú ý  rèn luyện cho học sinh tính cẩn thận, sự sáng tạo khi viết. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN Qua nhiều năm dạy học tôi thấy một thực trạng chung là: 1­ Về phía học sinh: Trong những năm vừa qua, học sinh học các môn học như Tiếng việt,  Toán trong một buổi học, các em làm bài tập in sẵn các bài tập nên trong cách  trình bày của học sinh không được rèn luyện. Học sinh ngại viết, không có hứng thú và lòng say mê khi viết chữ mà   chủ yếu là chỉ dừng lại ở mức độ viết đúng. Ở  bậc Tiểu học, ngay từ  những lớp đầu cấp như  lớp 1,2 thì kĩ năng   viết chữ  đúng mẫu là rất quan trọng nhưng học sinh lại không nắm được   cấu tạo các con chữ và kĩ năng viết đúng dẫn đến sai ngay từ những giờ tập   viết đầu tiên của cấp học. Bên cạnh đó phụ huynh không quan tâm đến sách vở cũng như các loại   bút viết của học sinh, có những em không có loại bút để học sinh luyện chữ  đẹp. 2 ­ Về phía giáo viên: Chữ viết của một số giáo viên còn quá xấu nhưng không có ý thức rèn  luyện viết chữ dẫn đến không có sự mẫu mực trong chữ viết của giáo viên ở  bảng lớp cũng như  khi chấm bài cho học sinh. Thậm chí có giáo viên viết ở 
  5. Mét sè biÖn ph¸p n©ng cao chÊt lîng “ Gi÷ vë s¹ch – viÕt ch÷ ®Ñp” cho häc sinh TiÓu häc bảng lớp vẫn còn cẩu thả để sai chính tả, tùy tiện trong cách trình bày. Nhất  là trong giai đoạn mà toàn ngành đang thực hiện việc soạn bài trên máy vi   tính thì ý thức về phong trào rèn chữ đẹp bị hạn chế rất nhiều.  Chưa có mô hình, điển hình về rèn chữ viết của giáo viên trong các nhà  trường để cùng nhân rộng học tập. 3­ Về phía nhà trường: Nhà trường chỉ mới quan tâm chăm lo chỉ đạo các hoạt động về chuyên  môn như học sinh giỏi các môn văn hóa, chưa thực sự coi trọng và tạo được   sự chuyển biến về phong trào thi đua : Giữ vở sạch­ viết chữ đẹp”. Một số các bậc phụ huynh còn chưa nhận thức hết tầm quan trọng của   phong trào này, chỉ bắt ép học sinh học Tiếng Việt, Toán mà quên rằng chữ  viết của các em sẽ làm cho tâm hồn các em thêm phong phú, chữ viết xấu sẽ  làm giảm đi phần điểm trình bày về  chữ  viết trong bài làm của các em mà   bất cứ bài thi nào cũng có. Chưa có hình thức tuyên dương khen ngợi những học sinh có ý thức  trong phong trào “Giữ vở sạch – viết chữ đẹp”. Qua thực tế  thấy rằng chất lượng Vở  sạch chữ đẹp chưa cao, phong  trào chưa mạnh, chưa thu hút được giáo viên và học sinh say mê trong luyện   chữ đẹp. III. CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ: Để  cho học sinh (nhất là học sinh lớp một, lớp hai) giữ  được bộ  vở  sạch đẹp, từ  đầu năm đến cuối năm học. Và sau này trở  thành vật kỉ  niệm  cho tuổi thơ  đi học của các em là một vấn đề  khó. Thế  nhưng ta biết cách  làm thì cũng chẳng khó khăn gì. Muốn làm được thì vai trò của giáo viên rất   quan trọng. Trước hết cặp sách vở, bộ  hồ  sơ  của giáo viên phải thật chuẩn   mực. Một nhân tố  cũng không kém phần quan trọng đó là phụ  huynh học 
  6. Mét sè biÖn ph¸p n©ng cao chÊt lîng “ Gi÷ vë s¹ch – viÕt ch÷ ®Ñp” cho häc sinh TiÓu häc sinh. Để tất cả học sinh của lớp mình giữ trọn vẹn bộ vở vừa sạch vừa đẹp.   Từ những nhận thức trên và qua những giảng dạy ở trường trong những năm  qua, bản thân tôi đã rút ra được một số giải pháp nhằm chỉ đạo tốt phong trào  “ Giữ vở sạch – viết chữ đẹp” ở trường tiểu học: 1­ Cần làm tốt công tác tuyên truyền, phối hợp để  nhận thức rõ   tầm quan trọng của việc xây dựng phong trào “ Giữ vở sạch – viết chữ  đẹp” Trước hết để giáo viên học sinh và phụ huynh nhận thức rõ về  phong  trào này thì ngay từ đầu năm học, trong các họp phụ huynh, sinh hoạt chuyên   môn phải làm tốt công tác tuyên truyền, phân tích đầy đủ tầm quan trọng, sự  cần thiết của việc học sinh viết chữ đẹp. Cùng phụ  huynh học sinh và giáo   viên chủ nhiệm phối hợp trong việc rèn chữ cho học sinh. 1. Để thực hiện tốt kế hoạch năm học, cuộc họp phụ huynh đầu năm có  một ý nghĩa hết sức quan trọng cho việc xây dựng các phong trào, đặc biệt là  phong trào “ Giữ vở sạch – viết chữ đẹp”. Bởi vì các bậc phụ huynh dễ định  hướng, tiếp thu các kế hoạch của năm học. Thông qua đó giáo viên sẽ hướng  dẫn bàn bạc với phụ huynh chọn bút viết chọn loại bút có nét vừa phải,  không to, không bé quá, thống nhất một loại mực cũng như cách bọc sách vở  cho các em…. Khi viết bút mực tôi hướng dẫn các em rất tỉ mỉ về cách sử  dụng bút: cách mở nắp bút, bơm mực. Khi bơm xong dùng giẻ sạch, lau khô  rồi nắp bút lại và vặn cho vừa khít. Tránh vặn chặt quá làm hỏng bút. Khi  mở bút viết, tôi hướng dẫn các em: Nếu thấy thân bút có mực, ta lại dùng  giẻ sạch lau khô rồi mới viết, tránh mực ra tay làm bẩn vở. Nếu ngòi bút bị  tắc mực . Các em dùng giẻ sạch vuốt nhẹ vào ngòi rồi mực sẽ ra. Tuyệt đối  không cầm bút vẩy ra lớp, ra vở làm bẩn lớp. Chính vì thế mà tất cả học sinh  trong lớp tôi phụ trách rất ít học sinh có những vết mực nhỏ trong vở. Một 
  7. Mét sè biÖn ph¸p n©ng cao chÊt lîng “ Gi÷ vë s¹ch – viÕt ch÷ ®Ñp” cho häc sinh TiÓu häc công việc nữa là: Hằng ngày tôi luôn giáo dục các em giữ gìn, nâng niu và  trân trọng quyển vở của mình vì đó chính là sản phẩm lao động của các em  và cũng trong quyển vở này còn thể hiện sự kính trọng cô giáo và bố mẹ các  em nữa. Thế là học sinh rất vui và làm theo lời cô. Mỗi lần khi mở vở tôi  luôn nhắc các em nhẹ nhàng, dùng hai đầu ngón tay lật từng trang. Khi viết  tay trái đặt trên trang vở, giữ cho mặt giấy phẳng, để dễ viết khuỷu tay đặt  xuôi chiều cùng góc vở. Về mùa đông, các em mặc áo ấm, tay áo thường  cộm lên. Tôi hướng dẫn các em nhấc hẳn tay lên, rồi từ từ đặt tay xuống  trang vở để tránh bị quăn góc. Nếu nhỡ một trang nào đó bị quăn thì nhẹ  nhàng vuốt luôn ra cho phẳng. Khi nào các em viết hết quyển vở, tôi lại cất  vào tủ đựng đồ dùng học tập của lớp. Như vậy cuối năm các em sẽ có một  bộ vở rất đẹp. Khi họp phụ huynh tôi trao trả lại cho bố mẹ các em. Được  thấy bộ vở của con mình sạch sẽ, chữ viết đều và đẹp ai cũng tỏ ra rất vui… Hàng kì giáo viên phải làm tốt việc thông báo tình hình học tập và rèn  luyện chữ viết của học sinh qua sổ liên lạch gia đình để phụ huynh có kế  hoạch kèm cặp thêm ở nhà. Hàng tháng tôi chấm vở sạch chữ đẹp thì riêng  phần vở sạch 100%, học sinh đạt. Còn chữ viết thì sao? Làm thế nào để  cho học sinh viết đúng? viết đẹp? viết nhanh? Đảm bảo tốc độ theo yêu  cầu về kiến thức và kỹ năng? Sau đây tôi xin nêu những việc mình đã làm  để các bạn tham khảo.                                      Để học sinh viết chữ đẹp thì trước hết cô giáo phải viết đẹp. Nếu bạn  nào cho rằng: “Tại hoa tay ít, chữ mình xấu…” thì bạn hãy cố gắng tập  luyện, chữ sẽ đẹp thôi.  * Về giáo viên: Tôi luôn có ý thức rèn chữ. Mỗi khi viết bảng, khi phê vào  vở của học sinh, kể cả viết một văn bản… tôi luôn luôn viết cẩn thận, nét 
  8. Mét sè biÖn ph¸p n©ng cao chÊt lîng “ Gi÷ vë s¹ch – viÕt ch÷ ®Ñp” cho häc sinh TiÓu häc chữ rõ ràng, viết đúng luật chính tả để làm gương cho học sinh noi theo và  làm chuẩn cho phụ huynh có thể nhìn vào đó, hướng dẫn các em tập viết ở  nhà và cộng tác cùng tôi giáo dục, rèn thói quen tốt cho các em. Để có nét  chữ đẹp và hấp dẫn người đọc, người xem, tôi chọn phấn viết không cứng  quá (khó chuyển nét) phấn cũng không mềm do bị ướt hoặc chất liệu làm  phấn kém. Như phấn không bụi hiện nay là tốt. Chữ viết trên bảng tôi luôn  thể hiện được nét thanh, nét đậm. Muốn có nét thanh; khi đưa nét chữ lên ta  nhẹ tay một chút. Để có nét đậm khi đưa bút xuống ta lăn phấn có cạnh to  hơn. Thế là ta có ngay nét thanh, nét đậm. Trên bảng cũng phải viết đúng  cỡ chữ của học sinh (Ta nên kẻ bảng cũng có ly như vở học sinh để khi  hướng dẫn các em viết cho tiện lợi). Đối với mỗi giáo viên, ngoài việc rèn  chữ để có nét chữ đẹp, chúng ta cần phải có đức tính cẩn thận, kiên trì… và  thật sự yêu thương học sinh. Gắn bó trách nhiệm của mình với từng học  sinh. Mỗi giáo viên không chỉ là cô giáo mà còn như người mẹ, người chị  của các em.  * Về học sinh: Mỗi học sinh cần có đủ đồ dùng học tập (bút, thước, vở  viết….). Có ý thức làm việc học tập khi được cô hướng dẫn.  * Về cơ sở vật chất: Lớp học đủ ánh sáng, bàn ghế đúng quy cách, phù  hợp với lứa tuổi học sinh. Có đủ điều kiện phục vụ tốt cho việc làm rồi thì  giáo viên phải biết cách làm, cách tổ chức để học sinh học tập.  2­ Xây dựng nề nếp phong trào ngay từ ở các lớp: Vào đầu năm học mới giáo viên chủ nhiệm lớp phải tiến hành kiểm tra   sách vở, đồ  dùng học tập của học sinh, hướng dẫn học sinh bảo quản, giữ  gìn sách vở  như  thế  nào trong năm học. Hướng dẫn cho học sinh các tiêu  chuẩn cần phấn đầu để  đạt danh hiệu “ Vở  sạch – chữ  đẹp”. Đồng thời 
  9. Mét sè biÖn ph¸p n©ng cao chÊt lîng “ Gi÷ vë s¹ch – viÕt ch÷ ®Ñp” cho häc sinh TiÓu häc cùng học sinh ra quyết tâm thực hiện các chỉ  tiêu về  phong trào về  rèn chữ  viết và giữ gìn sách vở. Có thể  lấy một số  vài viết của các anh chị  lớp trên hoặc những học   sinh đã đạt giải thi viễt chữ đẹp cấp huyện, cấp tỉnh để  cho các em xem và  học tập tấm gương của các anh chị. Ngoài yêu cầu viết đúng, đẹp cần hướng dẫn cách trình bày ở vở của  học sinh trong từng thể loại bài, cách kẻ vở khi hết bài, hết môn, hết ngày và  hết tuần như thế nào để thống nhất trong cả lớp. Đối với những em có năng khiếu và viết chữ  khá đẹp, giáo viên phải   có định hướng từ đầu là phải luôn chú ý theo dõi, kèm cặp nhắc nhở để học  sinh luôn ghi nhớ cố gắng thường xuyên bởi vì hơn ai hết giáo viên là người  trực tiếp dạy dỗ, quan tâm học sinh hàng ngày nên có điều kiện thúc dục,  kiểm tra và có hướng khắc phục uốn nắn kịp thời. Cần khảo sát phân loại học sinh ngay từ  đầu năm để  có hướng kèm  cặp những học sinh còn viết xấu và có kế hoạch bồi dưỡng những học sinh  có năng khiếu, viết chữ đẹp. Hàng kì sau khi xếp loại Vở sạch chữ  đẹp giáo viên cần biểu dương   và khen ngợi những học sinh có nhiều cố gắng trong phong trào này. Ngoài việc luyện viết  ở  lớp thì giáo viên cần quan tâm và kiểm tra  việc luyện viết  ở nhà của học sinh, hàng tuần phải kiểm tra chấm và nhận  xét, động viên để học sinh cố gắng hơn ở tuần tiếp theo. 3­ Dạy tốt phân môn Tập viết, chính tả  trong chương trình Tiểu  học để nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh. Chúng ta biết rằng muốn viết đẹp thì trước tiên là phải viết đúng mẫu  chữ, kích cỡ, độ  cao, tốc độ  viết đảm bảo. Vì thế  trong các giờ  tập viết,  chính tả  trên lớp giáo viên cần cung cấp cho học sinh những khái niệm cơ 
  10. Mét sè biÖn ph¸p n©ng cao chÊt lîng “ Gi÷ vë s¹ch – viÕt ch÷ ®Ñp” cho häc sinh TiÓu häc bản về đường kẻ, tạo độ viết chữ, tên gọi các nét chữ, cấu tạo chữ cái… Từ  đó hình thành ở các em những biểu tượng về hình dáng, độ  cao, sự  cân đối,  tính thẩm mĩ của chữ viết. Bên cạnh đó giáo viên cần dạy học sinh các thao   tác viết chữ  từ  đơn giản đến phức tạp, bao gồm các kỹ  năng viết nét, liên  kết nét tạo các chữ cái và liên kết cái tạo thành chữ ghi tiếng. Đồng thời giúp  các em xác định khoảng cách, vị  trí cỡ  chữ  trên vở  kẻ  ô li để  hình thành kĩ  năng viết đúng mẫu, rõ ràng và cao hơn là viết nhanh và đẹp. * Ngoài ra khi viết cần thực hiện các nguyên tắc khi ngồi viết , đó   là: Trạng thái tinh thần phải phấn chấn, hứng thú, không viết khi mệt  mỏi, buồn ngủ, uể  oải, phân tán vì chuyện khác, tránh tư  tưởng viết cho  xong để đi chơi. Tư thế ngồi viết cũng vậy, đa số các em ngồi chưa đúng tư thế như:  Đầu cúi sát vào vở, dáng không thẳng. Nếu cứ để như vậy thì rất nguy hiểm.  Tại sao vậy? Nếu cúi sát đầu xuống vở, khoảng cách từ mắt xuống trang vở  quá thấp thì học sinh sẽ nhanh chóng bị cận thị. Dáng ngồi cong vẹo thì sẽ bị  vẹo cột sống, để lại di hại cả đời cho các em. Trên cơ sở khoa học, nghiên  cứu tâm sinh lý của học sinh tiểu học. Ta biết rằng ở lứa tuổi này độ cong  của cột xương sống đang hình thành và phát triển. Nếu trẻ ở tư thế nào thì  cơ thể dễ phát triển theo dáng dấp đó. Các nhà nghiên cứu sinh lý trẻ cho  biết: các đốt ngón tay, cổ tay đến 11; 12 tuổi mới kết thúc việc cốt hoá. Đó  chính là lý do giải thích cho ta biết vì sao trẻ nắm bắt và thực hành kỹ năng  viết chậm, khó. Vì viết chữ đòi hỏi phải có tính kiên trì, tỉ mỉ và khéo léo.  Bàn tay của trẻ chóng mỏi, nó không thể viết nhanh và viết trong thời gian  dài. Do đó mà giáo viên không được giao nhiều bài cho học sinh viết. Các cơ  bắp và dây chằng phát triển nhanh chóng. Trẻ dễ dàng thực hiên cử động 
  11. Mét sè biÖn ph¸p n©ng cao chÊt lîng “ Gi÷ vë s¹ch – viÕt ch÷ ®Ñp” cho häc sinh TiÓu häc mạnh, nhưng lại khó thực hiện những cử động nhỏ. Đòi hỏi tính chính xác tỉ  mỉ như viết các con chữ.  Ánh sáng trong phòng học phải đảm bảo, thuận chiều từ bên trái sang không  bị sấp bóng. * Trước tiên viết nên chuẩn bị tốt cho học sinh: Nếu viết bút chì thì cần được gọt cẩn thận, vừa ( nét chì hơi nhọn),   không để chì nhọn quá làm cho giấy sẽ bị rách hoặc tù quá sẽ làm cho chữ có  nét to, chữ xấu. Nếu viết bút mực thì nên chọn bút bi nước vừa để  viết lại không bị  giây mực cả sách vở, áo quần mà chữ viết lại đẹp hoặc chọn cho các em loại  bút viết được nét thanh nét đạm thì càng tốt. * Sau khi viết giáo viên cần: Nhận xét thật tỉ  mỉ  các nét chữ  trong con chữ, khoảng cách giữa các   chữ, các con chữ mà học sinh vừa viết và phân tích rõ nguyên nhân học sinh  viết chưa đúng, chưa đẹp để có hướng kèm cặp và hướng dẫn thêm. Đối với những em chưa nắm chắc cấu tạo con chữ hay kỹ thuật viết   như: Lia bút, rê bút hay viết liền mạch thì giáo viên phải cung cấp biểu   tượng về  con chữ  đó để  học sinh nắm chắc hơn và hướng dẫn thêm về  kỹ  thuật viết cho các em.  Để  động viên các em, trong các thao tác học tập và  viết bài, tôi luôn khích lệ cho học sinh thi đua lẫn nhau. Chúng ta không nên   “tiết kiệm” lời khen với học sinh tiểu học. nhất là học sinh lớp 1, lớp 2 chính  vì vậy mà khi học sinh viết sai, viết chưa đẹp. Tôi chê học sinh đấy nhưng   cũng lựa lấy một lời tỏ  ra thông cảm và mong muốn em đó sẽ  cố  gắng.  Chẳng hạn: khi học sinh viết sai, tôi thường nói: em viết như  vậy là chưa  đúng. Hãy viết lại nào! và viết đẹp nhé. Hay: Một học sinh viết còn xấu tôi  
  12. Mét sè biÖn ph¸p n©ng cao chÊt lîng “ Gi÷ vë s¹ch – viÕt ch÷ ®Ñp” cho häc sinh TiÓu häc chỉ vào chữ và nói : “ Em viết cũng được đấy nhưng còn hơi xấu ở những nét   này này. Lần sau cố gắng viết đẹp hơn nữa nhé.” Những em viết chưa đẹp,  tôi sắp xếp những em đó ngồi cạnh bạn viết đẹp. Cho quan sát vở sạch chữ  đẹp của các bạn được cô khen. Mỗi tháng tôi cho học sinh thi viết chữ đẹp  một lần. Bài viết nào đẹp thì được treo lên: “ Bài hay ­ điểm giỏi” trước lớp.   Như  vậy em nào muốn được treo bài lên thì phải viết đúng và đẹp. Mà học   sinh thì rất thích được khen nên các em thường thi đua lẫn nhau 4­ Đề cao sự mẫu mực về chữ viết của giáo viên Chúng ta thường nói rằng “ Thầy nào – trò nấy”. Quả  thật chữ  viết  của giáo viên là vấn đề  có tính chất quyết định bởi vì giáo viên luôn là tấm   gương đối với học sinh về tất cả các mặt, nhất là học sinh tiểu học và đặc  biệt là các lớp đầu cấp thì thầy cô giáo luôn là một hình ảnh rất tài giỏi, đẹp   đẽ  và mẫu mực. Khi vào các lớp đầu cấp học sinh bắt đầu cầm bút viết  những nét chữ  đầu tiên thì chữ  viết của giáo viên ở  bảng lớp,  ở  con chữ  cô   viết mẫu là rất quan trọng, Các em sẽ nhìn, quan sát và bắt chước những nét  chữ từ đơn giản đến phức tạp của cô giáo. Thực tế thấy rằng nếu giáo viên  viết chữ đẹp và có ý thức rèn chữ viết thì chất lượng chữ viết của lớp đó sẽ  cao và qua quan sát ta thấy rằng nét chữ  của các lớp khác nhau nhưng trong   một lớp thì lại tương đối giống nhau và rất giống chữ của giáo viên. Bên cạnh đó muốn cho học sinh viết đẹp, giữ  gìn sách vở  sạch sẽ  thì  giáo viên phải rất công phu rèn luyện theo phương pháp khoa học, lâu dài,  kiên trì và chịu khó… Vì vậy chúng tôi nghĩ, trước hết người giáo viên cần phải coi trọng  chữ  viết thường ngày của mình trên bảng lớp, đây chính là trang viết mẫu   mực đầu tiên của mình cho học sinh thấy.
  13. Mét sè biÖn ph¸p n©ng cao chÊt lîng “ Gi÷ vë s¹ch – viÕt ch÷ ®Ñp” cho häc sinh TiÓu häc Giáo viên cần viết đúng chính tả, đúng mẫu, rõ ràng và ngay ngắn, cần  phải quy định cho tất cả học sinh cách trình bày lề bảng, dòng chữ ghi ngày,   tháng, năm, tên môn, tên bài học cần được viết rất mẫu mực không qua loa  và tuyệt đối là không được sai chính tả. Bên cạnh đó là lời phê, lời nhận xét  của giáo viên trong vở, trong bài làm của học sinh cũng vậy, kể  cả  khi giáo  viên ghi sổ liên lạc. Tuy nhiên, viết chữ  đẹp cũng cần một chút nhỏ  sự  tài hoa và không  phải ai cũng viết được thật đẹp, cho nên giáo viên là người luôn phải luyện  viết thường xuyên để viết đúng mẫu chữ quy định, chữ đẹp và sáng tạo. 5­ Bồi dưỡng lòng say mê và tinh thần quyết tâm thực hiện phong  trào “ Giữ vở sạch – viết chữ đẹp” Tôi nghĩ rằng, để gặt hái được nhiều thành công trong mọi công việc   đều phải có lòng say mê và tinh thần quyết tâm thực hiện. Chính vì vậy ngoài  những biện pháp trên thì người giáo viên còn phải khơi dậy  ở  các em lòng  say mê về  rèn chữ  cho học sinh bằng những mẫu chữ  đẹp, trang vở  sạch   đẹp, bộ  hồ  sơ  mẫu mực. Giáo viên phải thổi vào học sinh luồng sinh khí   những  ước mơ  cao đẹp, kể  cho học sinh nghe những mẫu chuyện về  tấm   gương rèn chữ của anh Nguyễn Ngọc Ký, Cao Bá Quát và gần hơn nữa là các  bạn học sinh trong lớp, trong trường mình. Cho học sinh đọc và xem những bài dự thi về “ Văn hay – chữ tốt” trên  báo và tạp chí Thế giới trong ta mà giáo viên sưu tầm được sau đó kể lại lớp   cho học sinh xem hằng ngày để  qua đó gợi lên  ở  các em lòng say mê, ham   thích luyện viết chữ đẹp. “ Chữ viết cũng là sự biểu hiện của nết người”. Đúng là vậy, bởi lẽ:  con người ta có tính cẩn thận thì nét chữ cũng mới rõ ràng. Con người ta có  chăm chỉ, kiên trì, rèn luyện thì chữ viết mới đẹp được. Điều này càng có ý 
  14. Mét sè biÖn ph¸p n©ng cao chÊt lîng “ Gi÷ vë s¹ch – viÕt ch÷ ®Ñp” cho häc sinh TiÓu häc nghĩa sâu sắc và tầm quan trọng đối với bậc tiểu học. Đối với các thầy cô  giáo, những người hằng ngày trực tiếp hình thành và uốn nắn những thói  quen và kỹ năng tốt cho học sinh.  Qua cuộc họp phụ huynh giáo viên cần đưa ra một số cá nhân học sinh  điển hình có ý thức trong việc giữ vở sạch chữ đẹp để khen ngợi và khích lệ  phong trào. Mỗi năm nhà trường cần kết hợp các đợt sơ  kết cuối học kỳ  I, tổng   kết năm học hay các đợt thi đua để  tổ  chức triển lãm các thành quả  mà học   sinh đã làm được như  các bài thi viết chữ  đẹp, các bộ  sách vở  tiêu biểu để  cho các em cùng các bậc phụ huynh cùng xem và thấy được những thành quả  con em mình đã ý thức rèn luyện để học sinh và các lớp có sự thi đua học tập  lẫn nhau. Cần có sự động viên khen thưởng đích đáng và kịp thời đối với những  cá nhân học sinh và các lớp trong phong trào “ Giữ vở sạch – viết chữ đẹp”  sau các đợt thi đua. Tổ  chức trưng bày thành quả  hàng năm của học sinh và chỉ  đạo thực  hiện tốt mô hình “ Câu lạc bộ  biết chữ  đẹp của giáo viên và học sinh”. Từ  một cá nhân viết chữ đẹp đứng ra hướng dẫn và duy trì câu lạc bộ hoạt động  theo tháng, tuần sẽ  thu hút được sự  quan tâm của tập thể  của giáo viên và  học sinh. IV – KẾT QUẢ THU ĐƯỢC         Qua thực tế giảng dạy trong nhiều năm qua, tôi đã áp dụng những giải   pháp trên trong công tác nâng cao chất lượng Vở sạch chữ đẹp và thấy rằng: Chất lượng chữ viết của học sinh nói chung được nâng lên rất nhiều,  đa số các em đã có ý thức trong việc luyện chữ ở lớp và ở nhà.
  15. Mét sè biÖn ph¸p n©ng cao chÊt lîng “ Gi÷ vë s¹ch – viÕt ch÷ ®Ñp” cho häc sinh TiÓu häc Học sinh viết đúng mẫu, viết đảm bảo tôc độ, kỷ thuật viết được các  em vận dụng và nhiều em đã có nét chữ đẹp và sáng tạo. Tỉ lệ  các bộ  vở  sạch sẽ, đẹp mắt và chuẩn mực được chọn để  trưng   bày ngày càng nhiều hơn, chất lượng hơn. Phụ  huynh học sinh ngày càng quan tâm lớn đến chất lượng chữ  viết  của học sinh và rất tự  hào khi được xem bộ  vở  sạch chữ  đẹp của con em  mình được trưng bày. Số học sinh đạt giải về phong trào “ Gữ  vở sạch – viết chữ đẹp” qua   các năm tăng cả về số lượng và chất lượng. C­ KẾT THÚC VẤN ĐỀ Phong trào “ Giữ vở sạch – viết chữ đẹp” nhiều năm nay đã được các   nhà trường và các cấp quản lí giáo dục quan tâm đầu tư lớn. Xây dựng thành  công phong trào này là một việc làm hết sức cần thiết, quan trọng và không   thể  thiếu trong việc tổ  chức các hoạt động toàn diện trong nhà trường tiểu   học. Bởi vì phong trào “ Giữ vở sạch – viết chữ đẹp” được coi trọng sẽ giúp  học sinh biết giữ cẩn thận sách vở  của mình, có ý thức luyện viết chữ  đẹp  làm cho việc học tập nói chung và học môn Tiếng Việt nói riêng của học   sinh được dễ dàng hơn, thuận lợi hơn và hiệu quả cao hơn. Bên cạnh đó còn   thể  hiện được ý thức của con người trong quá trình học tập hay rèn luyện  cho học sinh tính cẩn thận, kiên trì chịu khó. Chính vì vậy các nhà trường cần  thiết phải tổ  chức tốt phong trào này nhằm đẩy mạnh các hoạt động toàn  diện. I­ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
  16. Mét sè biÖn ph¸p n©ng cao chÊt lîng “ Gi÷ vë s¹ch – viÕt ch÷ ®Ñp” cho häc sinh TiÓu häc        Trên đây là những cách thức mà tôi đã làm trong quá trình giảng dạy và  giáo dục học sinh. Những việc làm đó đã đem lại một hiệu quả tương đối  tốt. Bản thân tôi đã rút ra những bài học kinh nghiệm như sau:      + Với giáo viên:   ­ Nét chữ phải đẹp.  ­ Cần rèn luyện chữ viết thường xuyên.  ­ Gương mẫu khi viết bảng, chấm điểm cho học sinh và lời phê phải đúng  đẹp.  ­ Các thao tác khi hướng dẫn học sinh viết phải rõ ràng, chuẩn mực.     ­ Có đồ dùng trực quan ( chữ viết mẫu).   ­ Nắm vững đặc điểm tâm sinh lý học sinh. Quan tâm uốn nắn các thao tác,  các hoạt động học tập của học sinh.  ­ Động viên học sinh kịp thời.          + Với phụ huynh:   ­ Chuẩn bị chu đáo đồ dùng học tập cho các em.  ­ Phối kết hợp thường xuyên với giáo viên.               ­ Kiểm tra ở nhà, động viên học sinh tham gia học tập tốt. Trong quá trình thực hiện  ở  các lớp giáo viên cần phải khéo léo, nhẹ  nhàng và có hình thức động viên cũng như  cách thức thực hiện để  học sinh  được phát huy hết khả năng sáng tạo của mình. Phải tạo được khí thế thi đua sôi nổi trong phòng trào rèn chữ của giáo  viên và học sinh trong nhà trường.
  17. Mét sè biÖn ph¸p n©ng cao chÊt lîng “ Gi÷ vë s¹ch – viÕt ch÷ ®Ñp” cho häc sinh TiÓu häc Cần tổ  chức được một số  mô hình, điển tiêu biểu với gia đình trong  việc rèn luyện chữ viết ở nhà cho các em. II­ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT Để  có phong trào tốt và cá nhân tiêu biểu về  phong trào này tôi nghĩ   rằng ngoài sự chỉ đạo đồng bộ , triệt để của Ban giám hiệu nhà trường thì sự  cố  gắng chăm lo của giáo viên và sự  cố  gắng nổ  lực của cá nhân học sinh   cũng quan trọng không kém trong việc xây dựng và làm tốt phong trào “ Giữ  vở sạch – viết chữ đẹp”  ở các nhà trường. Vì thế tôi xin mạnh dạn đề  xuất   một số vấn đề như sau: ­ Đây là vấn đề có thể áp dụng rộng rãi, rất mong dẽ  được triển khai  trong các nhà trường để nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh. ­ Cần coi trọng và thường xuyên tổ chức học tập các đơn vị thực hiện   tốt phong trào này. ­ Hàng năm nên tổ chức thi “ Vở sạch – chữ đẹp” các cấp để ghi nhận  sự cố gắng của các tập thể nhà trường, cá nhân học sinh và các tập thể giáo  viên, có nhiều thành tích trong lĩnh vực xây dựng phong trào “ Giữ vở sạch –   viết chữ đẹp” ở trường tiểu học. Trên đây là một số  kinh nghiệm nhỏ  để  xây dựng tốt phong trào Vở  sạch chữ đẹp mà bản thân tôi đã đúc rút được qua quá trình giảng dạy. Chắc   chắn rằng sẽ không tránh khỏi sai sót, rất mong sự góp ý chân thành của hội   đồng khoa học và bạn bè đồng nghiệp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2