Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nhằm tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học
lượt xem 20
download
Mục tiêu cuối cùng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là nâng cao một bước cơ bản chất lượng học tập cho học sinh, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao chứ không đơn thuần chỉ là “thầy đọc, trò chép” như kiểu truyền thống, học sinh được khuyến khích và tạo điều kiện để chủ động tìm kiếm tri thức, sắp xếp hợp lý quá trình tự học tập, tự rèn luyện của bản thân mình.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nhằm tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học
- S¸ng kiÕn kinh nghiÖm N¨m häc 20172018 Mét sè biÖn ph¸p nh»m t¨ng cêng øng dông c«ng nghÖ th«ng tin vµo d¹y häc ë tiÓu häc. Phần 1: phÇn më ®Çu I/ Lý do chọn đề tài: 1. Cơ sở lý luận Ngày nay, khi công nghệ thông tin càng phát triển thì việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các lĩnh vực trong xã hội là một điều tất yếu. Ngành Giáo dục và Đào tạo trong những năm qua, CNTT được ứng dụng nhiều trong quản lý, giảng dạy và học tập. Tuy nhiên, với thực tiển hiện nay, việc ứng dụng CNTT trong dạy và học ở một số trường còn hạn chế. Vì vậy, ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh, chất lượng đội ngũ. Đây là một trong những nguy cơ dẫn đến tụt hậu về khoa học công nghệ trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Nhận thức được tầm quan trọng đó Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương lớn nhằm đẩy mạnh UDCNTT trong dạy và học: Chỉ thị 58CT/UW của Bộ Chính Trị ngày 07 tháng 10 năm 2001 Về việc Đẩy mạnh ứng dụng CNTT phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa và Hiện đại hóa chỉ rõ: “Trọng tâm của ngành giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực về CNTT và đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác giáo dục và đào tạo”. Chỉ thị 29/2001/CT BGD&ĐT ngày 30/7/2001Chỉ thị về việc tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 20012005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nêu rõ : “Đối với giáo dục và đào tạo, công nghệ thông tin có tác động mạnh mẽ, làm thay đổi phương pháp, phương thức dạy và học. Công nghệ thông tin là phương tiện để tiến tới một xã hội học tập...”. Công nghệ thông tin mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy học. Những phương pháp dạy học theo cách tiếp cận kiến tạo, phương pháp dạy học theo dự án, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề càng có nhiều điều kiện để ứng dụng rộng rãi. Các hình thức dạy học như dạy học đồng loạt, dạy theo nhóm, dạy cá nhân cũng có những đổi mới 1
- S¸ng kiÕn kinh nghiÖm N¨m häc 20172018 trong môi trường công nghệ thông tin và truyền thông. Chẳng hạn, cá nhân làm việc tự lực với máy tính, với Internet, dạy học theo hình thức lớp học phân tán qua mạng, dạy học qua cầu truyền hình. Nếu trước kia người ta nhấn mạnh tới phương pháp dạy sao cho học sinh nhớ lâu, dễ hiểu, thì nay phải đặt trọng tâm là hình thành và phát triển cho học sinh các phương pháp học chủ động. Nếu trước kia người ta thường quan tâm nhiều đến khả năng ghi nhớ kiến thức và thực hành kỹ năng vận dụng, thì nay chú trọng đặc biệt đến phát triển năng lực sáng tạo của học sinh. Như vậy, việc chuyển từ “lấy giáo viên làm trung tâm” sang “lấy học sinh làm trung tâm” sẽ trở nên dễ dàng hơn. Mục tiêu cuối cùng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là nâng cao một bước cơ bản chất lượng học tập cho học sinh, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao chứ không đơn thuần chỉ là “thầy đọc, trò chép” như kiểu truyền thống, học sinh được khuyến khích và tạo điều kiện để chủ động tìm kiếm tri thức, sắp xếp hợp lý quá trình tự học tập, tự rèn luyện của bản thân mình. 2. Cơ sở thực tiễn: Trường tiểu học Kim Đồng là một trường không thuận lợi nằm ở vùng ven thành phố. Do điều kiện nhà trường cơ sở vật chất còn thiếu. Đời sống của nhân dân còn khó khăn nên việc tiếp cận với công nghệ thông tin của học sinh còn hạn chế. Một số giáo viên trình độ vi tính còn thấp nên việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học chưa hiệu quả. Năm học 20172018 Bộ giáo dục đào tạo lấy chủ đề năm học "Năm học ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng giảng dạy và đổi mới cơ chế quản lý tài chính trong ngành giáo dục". Tận dụng cơ hội đó, tập thể giáo viên trường Tiểu học Kim Đồng dấy lên phong trào ứng dụng CNTT vào giảng dạy. Qua thời gian tìm tòi học hỏi, từ một môi trường không có giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin vào soạn giảng đến nay có gần 90% giáo viên đứng lớp và giáo viên bộ môn đều có các tiết dạy sử dụng bài giảng điện tử. 2
- S¸ng kiÕn kinh nghiÖm N¨m häc 20172018 Xuất phát từ lý luận và từ thực tiễn Trường Tiểu học Kim Đồng, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: "Một số biện pháp nhằm tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học". II. Mục đích, phạm vi, đối tượng, phương pháp nghiên cứu: 1. Mục đích: Đề xuất Một số biện pháp nhằm tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học ở Trường Tiểu học Kim Đồng, Thành phố Đông Hà, Tỉnh Quảng Trị. 2. Phạm vi, đối tượng, phương pháp nghiên cứu: 2.1. Phạm vi nghiên cứu: Công tác ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học ở Trường Tiểu học Kim Đồng, Thành phố Đông Hà, Tỉnh Quảng Trị. 2.2. Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp nhằm tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học. 2.3. Phương pháp nghiên cứu: 2.3.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu văn bản, chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, của Bộ GDĐT về nhiệm vụ tăng cường ứng dụng CNTT trong ngành Giáo dục và Đào tạo. Nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu giáo trình, sách báo, các chuyên đề dạy học có liên quan đến việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trường học của các địa phương, nghiên cứu báo cáo kế hoạch của trường tiểu học Kim Đồng thị xã Đông Hà, tỉnh Quảng Trị và kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin của các trường học trên địa bàn thành phố. 2.3.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp quan sát. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động sư phạm. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia, đồng nghiệp. Phần thứ 2: NỘI DUNG I. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học: 3
- S¸ng kiÕn kinh nghiÖm N¨m häc 20172018 Từ năm học 20172018 tôi được phân công phụ trách công nghệ thông tin Trường Tiểu học Kim Đồng. Qua nghiên cứu, khảo sát tôi rút ra những đặc điểm cụ thể sau: 1. Các số liệu cơ bản: (Số liệu năm 2017) Số lượng giáo viên đứng lớp: 12 đ/c Số đ/c có chúng chỉ vi tính: 6 đ/c Số máy tính nhà trường hiện có: 3 cái Máy chiếu đa năng: 0 cái Máy tính xách tay: 01 Số giờ dạy có UDCNTT: 0 Mạng internet mới chỉ nối 2 máy. (Trong đó các máy tính chỉ dùng cho công tác quản lý) 2. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học của nhà trường trong những năm qua: Nhận thức được việc UDCNTT là một nhiệm vụ quan trọng đối với nhà trường. UDCNTT là động lực nâng cao tay nghề của giáo viên; UDCNTT là biệc pháp để nâng cao chất lượng học sinh và UDCNTT là cơ hội để quảng bá các hoạt động của nhà trường trong thời kỳ hội nhập. Trong những năm qua, nhà trường cũng có nhiều bước chuyển biến khá rõ rệt. Cơ sở vật chất ngày càng được bổ sung, mua sắm mới hoàn thiện hơn. Trình độ chuyên môn của giáo viên ngày càng được nâng cao thông qua các loại hình học tập: đào tạo từ xa, tại chức, tự học và tự bồi dưỡng... Công tác chuyên môn: Cùng với sự đổi mới toàn diện đó, được sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo các cấp. Vì vậy, ngày sau khi thành lập ban chỉ đạo việc UDCNTT nhà trường đã tiến hành hoạt động. Cử giáo viên tham gia các lớp tập huấn CNTT đó là những đồng chí có năng lực gương mẫu nhiệt tình trong công tác. Ngày từ đầu mỗi năm học, Ban công nghệ thông tin nhà trường đã tiến hành họp thảo luận phương án, các công việc được thực hiện trong năm để tham mưu với ban giám hiệu đưa vào kế hoạch chung nhà trường. Tổ chức tập huấn CNTT và thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn 4
- S¸ng kiÕn kinh nghiÖm N¨m häc 20172018 để triển khai kế hoạch UDCNTT trong giáo viên thông qua các tiết dạy. Tổ chức các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học lồng ghép UDCNTT. Công tác xây dựng cơ sở vật chất: Tham mưu với các cấp lãnh đạo để tăng cường cơ sở vật chất phục vụ dạy học. Đến nay nhà trường đã có 1 máy chiếu đa năng; 2 máy tính xách tay; 1 máy ảnh kỹ thuật số; 1 máy photocoppy và một số thiết bị ứng dụng CNTT khác. Mạng internet đã được nối tất cả các máy tính. Bên cạnh nhà trường còn lắp đặt thêm máy tính ở văn phòng để giáo viên có thể tra cứu thông tin và in phiếu học tập khi cần thiết. Tổ chức các hội thi: Tổ chức tốt các hội thi như: thi giáo án điện tử, thao giảng có ứng dụng công nghệ thông tin. Bảo đảm mỗi đồng chí đứng lớp có ít nhất một tiết dạy UDCNTT. Động viên khuyến khích giáo viên tìm tòi nghiên cứu các sản phẩm dạy học có ứng dụng CNTT như băng video; phim tư liệu... Phải nói rằng trong quá trình thực hiện còn gặp phải nhiều vướng mắc. Tuy nhiên, với sự nhiệt tình trong công tác, sự đoàn kết nhất trí tập thể giáo viên, công tác UDCNTT của nhà trường đã được lãnh đạo các cấp đánh giá cao và tiến kịp các đơn vị bạn trên địa bàn thành phố. 3. Một số thuận lợi khó khăn trong quá trình thực hiện: 3.1. Thuận lợi: Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học được các cấp lãnh đạo quan tâm tạo điều kiện. Cơ sở vật chất ngày càng được bổ sung và nâng cấp. Trường được trang bị máy chiếu Projector, máy tính xách tay, máy ảnh, và các phương tiện hỗ trợ dạy học ứng dụng công nghệ thông tin khác... Lực lượng giáo viên nhiệt tình, ham học hỏi và đoàn kết, rất quan tâm đến việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các giờ dạy trên lớp. Môi trường đa phương tiện kết hợp những hình ảnh video, âm thanh, văn bản, biểu đồ … được trình bày trên máy tính theo kịch bản vạch sẵn nên đạt hiệu quả tốt; nội dung luyện tập được thể hiện đa dạng. Chính vì vậy thu hút sự chú ý và tích cực chủ động của học sinh. Qua đó, các em làm việc 5
- S¸ng kiÕn kinh nghiÖm N¨m häc 20172018 tích cực hơn, kiến thức được khắc sâu hơn và giờ học trở nên lôi cuốn, hấp dẫn. Giảm bớt thời gian, công sức chuẩn bị đồ dùng dạy học cho tiết dạy. Giáo viên có thể điều chỉnh và sử dụng những hình ảnh thiết kế sẵn có cho những tiết học sau. Bài soạn của mỗi giáo viên là nguồn tư liệu giảng dạy có thể dùng cho nhiều lớp, nhiều năm nên công sức đầu tư được sử dụng triệt để. Giáo viên có thể sửa đổi dễ dàng khi muốn cập nhật thêm hoặc cắt bỏ phần không phù hợp. Giáo viên tự tin hơn khi lên lớp có đồ dùng dạy học. Hoạt động giữa giáo viên và học sinh diễn ra đồng bộ tạo không khí tiết học nhẹ nhàng, sinh động. Kĩ thuật trình chiếu có thể mô phỏng nhiều quá trình, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội trong con người mà không dễ thực hiện trong các tiết dạy bình thường. Ngân hàng dữ liệu khổng lồ và đa dạng được kết nối với nhau và với người sử dụng qua mạng Internet, dễ khai thác, sử dụng… Những thí nghiệm, tài liệu được cung cấp bằng nhiều kênh: kênh hình, kênh chữ, âm thanh sống động làm cho học sinh dễ thấy, dễ tiếp thu và bằng suy luận có lý, học sinh có thể có những dự đoán về các tính chất, những quy luật mới. Một ưu điểm nữa là: thông thường ta hay dùng thẻ từ, băng giấy ghi những ý chính rồi đưa lên bảng cho học sinh xem nhưng ở đây, ngoài việc trình chiếu những ý chính ấy ta còn có thể dùng những hiệu ứng như xoay, bay, ẩn hiện nhanh, ẩn hiện chậm, xuất hiện từ trên xuống, từ dưới lên, từ trong ra ngoài, từ ngoài vào trong đều được nhằm gây sự thích thú, chú ý học sinh. Từ các nhận xét trên ta có thể thấy rằng: UDCNTT là đổi mới phương pháp dạy học. Môi trường công nghệ thông tin và truyền thông chắc chắn sẽ có tác động tích cực tới sự phát triển trí tuệ của học sinh. 3.2. Khó khăn : 6
- S¸ng kiÕn kinh nghiÖm N¨m häc 20172018 Cơ sở vật chất còn thiếu, phòng học chật hẹp khiến cho việc trình chiếu gặp nhiều khó khăn. Số máy chiếu còn ít (01 cái) nên không thuân lợi cho những giáo viên có nhu cầu sử dung máy ở 2 tiết liền nhau (lắp máy chiếu, dựng màn hình...mất thời gian). So với những tiết dạy không sử dụng bài giảng điện tử thì khi sử dụng chương trình Power Point, ngoài kỹ năng cơ bản về sử dụng máy tính, giáo viên phải được trang bị các kiến thức sử dụng các phần mềm khác như: Photoshop, Flash, các phần mềm cắt phim, cắt nhạc... để thực hiện những thao tác khó như lồng tiếng, tạo một đoạn phim theo yêu cầu bài dạy. Tuy nhiên phần lớn giáo viên còn yếu về khâu này. Tình trạng mất điện, sự cố thiết bị có thể xảy ra làm giờ học bị gián đoạn. Tuy máy tính điện tử mang lại rất nhiều thuận lợi cho việc dạy học nhưng công cụ này cũng chỉ là hỗ trợ giáo viên trong các bài giảng. Nó chỉ thực sự hiệu quả đối với một số bài giảng chứ không phải toàn bộ chương trình. Bên cạnh đó, kiến thức, kỹ năng về công nghệ thông tin ở một số giáo viên vẫn còn hạn chế, chưa đủ vượt ngưỡng để đam mê và sáng tạo, thậm chí còn né tránh. Mặc khác, phương pháp dạy học cũ vẫn còn như một lối mòn khó thay đổi, sự áp đặt vẫn chưa thể xoá được trong ngày một ngày hai. Việc dạy học tương tác giữa người máy, dạy theo nhóm, dạy phương pháp tư duy sáng tạo cho học sinh, cũng như dạy học sinh cách biết, cách làm, cách chung sống và cách tự khẳng định mình vẫn còn mới mẻ đối với một số giáo viên. Giáo viên phải biết kết hợp hài hòa các phương pháp dạy học, phát huy ưu điểm của phương pháp dạy học này, làm hạn chế những nhược điểm của phương pháp dạy học truyền thống. Điều đó làm cho công nghệ thông tin, dù đã được đưa vào quá trình dạy học, vẫn chưa thể phát huy tính trọn vẹn tích cực và tính hiệu quả của nó. Việc sử dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp dạy học chưa được nghiên cứu kỹ, dẫn đến việc ứng dụng nó không đúng chỗ, không đúng lúc, nhiều khi lạm dụng nó. 7
- S¸ng kiÕn kinh nghiÖm N¨m häc 20172018 Vì nhà trường chưa có phòng máy tính nên công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chưa được phát huy. Do đó, nhiều giáo viên trình độ tin học còn thấp, mất nhiều thời gian và công sức để thiết kế một bài giảng cho một tiết dạy có hiệu quả. II. Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học ở tiểu học: 1. Lập kế hoạch : Lập kế hoạch là một khâu quan trong trong quá trình hoạt động. Để có được hiệu quả cao trong ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học cần lập kế hoạch rõ ràng cụ thể khoa học. Kế hoạch phải làm rõ được thực trạng của nhà trường; mặt mạnh và mặt yếu, thời cơ và nguy cơ... Kế hoạch phải thể hiện được thời gian thực hiện và thực hiện đến đâu trong từng khâu của kế hoạch có sự kiểm tra đánh giá điều chỉnh kế hoạch. Qua kế hoạch nhà trường có thể định rõ từng bước thực hiện hàng năm, hàng kỳ để tránh việc hình thức qua loa cụ thể như sau: Thành lập ban chỉ đạo gồm Hiệu trường, phó hiệu trường và giáo viên giỏi CNTT. phân công nhiệm vụ, khảo sát chất lượng đội ngũ giáo viên. Phân tích mặt mạnh mặt yếu, thời cơ và những nguy cơ tiềm tàng trong việc triễn khai thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo viên. Tham mưu với lãnh đạo nhà trường các bước thực hiện. Tổ chức cử giáo viên có năng lực công nghệ thông tin tham gia tập huấn và tập huấn lại cho toàn thể giáo viên về phần mềm dạy học violet và phần mềm trình chiếu PowerPoint. Xây dựng chuyên đề ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học các phân môn. Nhân rộng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo viên. Lập hồ sơ theo dõi kết quả ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học đối với từng giáo viên Thảo luận kết quả việc ứng dụng công nghệ thông tin hàng năm từ đó rút kinh nghiệm để tiếp tục triển khai nhân rộng cho các năm học sau. 8
- S¸ng kiÕn kinh nghiÖm N¨m häc 20172018 2. Tuyên truyền nâng cao nhận thức: Thường xuyên tuyên truyền nâng cao nhận thức cho giáo viên về vai trò, tác dụng của việc ứng dụng công nghệ thông tin với việc đổi mới phương pháp dạy học. Thông qua các buổi họp hội đồng giáo viên, các buổi sinh hoạt chuyên môn, các buổi sơ kết tổng kết để khen ngợi những đồng chí thực hiện tốt việc ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn giảng... Tổ chức cho giáo viên học tập nắm vững các chủ trương, văn bản của ngành về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Trên cơ sở đó giáo viên thấy được tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học trong giai đoạn hiện nay. Tạo được động lực kích thích thúc đẩy sự đam mê của giáo viên trong việc tìm tòi nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin. Đây là một biện pháp quan trọng bởi vì khi nhận thức đúng thì chúng ta có hành động đúng. Vì vậy đòi hỏi phải tổ chức một cách triệt để, nhất quán, tránh làm chung chung vừa không đạt hiệu quả cao vừa gây ra sự nản chí trong tập thể giáo viên. Sự phối hợp các tổ chức, đoàn thể đòi hỏi phải đồng bộ không chồng chéo mất thời gian và không hiệu quả. 3. Tổ chức tập huấn về CNTT trong giáo viên: Cử cán bộ, giáo viên, nhân viên tham dự các lớp tập huấn ứng dụng công nghệ thông tin và nâng cao trình độ sử dụng máy vi tính do phòng giáo dục tổ chức. Tại trương tham mưu với lãnh đạo tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên học tập sử dụng máy vi tính, từng bước ứng dụng công nghệ thông tin vào thực hiện các nhiệm vụ của bản thân. Đây là bước tạo mặt bằng chung về trình độ sử dụng máy tính của từng đồng chí. Ở đây giáo viên được tập huấn về cách khai thác thông tin từ mạng internet và các trang web rất có ích đối với giáo viên như: www.violet.vn cùng các trang riêng của sở giáo dục cũng như của phòng giáo dục; trang dạy học intel... Bên cạnh đó, giáo viên được tập huấn các phần mềm hỗ trợ dạy học như: phần mềm violet, phần mềm trình chiếu PowerPoint... Tham mưu với lãnh đạo trường tổ chức phân công lao động hợp lý. Đảm bảo mỗi tổ chuyên môn đều có những đồng chí có năng lực về vi tính và nhiệt tình trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn để tổ chức học tập 9
- S¸ng kiÕn kinh nghiÖm N¨m häc 20172018 soạn giáo án điện tử cho các thành viên trong tổ. Đây là bước quan trọng bởi giáo viên dễ nắm vững hơn về cách soạn giáo án điện tử như: cở chữ, hình nền sao cho phù hợp... Các hiệu ứng nên sử dụng như thế nào để bài dạy đạt hiệu quả không lạm dụng gây ra sự không tập trung vào kiến thức bài học của học sinh. Ví dụ: Tiết dạy có sử dụng các đoạn phim tư liệu thì khai thác và tải phim như thế nào? Cắt bỏ hoặc biên tập đoạn phim ra sao? Các phần mềm nào hỗ trợ đắc lực cho việc biên soạn phim... Tiết dạy có sử dụng cắt ghép hình thì sử dụng hiệu ứng nào để đạt hiệu quả cao nhất. Chẳng hạn ghép hình tam giác chúng ta có thể làm xoay hình 1, 2 ghép vào hình 3 để có hình 4 : hình 1 hình2 hình 3 hình 4 4. Tổ chức chuyên đề UDCNTT: Để việc ứng dụng CNTT được nhân rộng trong tập thể giáo viên thì cần có “ngòi nổ” làm động lực. “Ngòi nổ” ở đây chính là các tiết dạy mẫu hay chuyên đề UDCNTT. Chính vì vậy, nhà trường cần triển khai một số chuyên đề ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Chọn những bài dạy phù hợp có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin cao, sử dụng nhiều thiết bị, tạo được các hiệu ứng tốt nâng cao hiệu quả bài dạy. Chọn giáo viên giỏi về CNTT và trình độ chuyên môn giỏi đảm nhiệm giờ dạy. + Bước 1: Yêu cầu giáo viên thiết kế giáo án sau đó cả tổ thảo luận góp ý vạch sẳn kịch bản. + Bước 2: Đề xuất cử giáo viên giỏi CNTT tham gia soạn bài giảng. Vì là chuyên đề UDCNTT nên đòi hỏi tiết dạy phải đảm bảo hiệu quả từ đó kích thích sự đam mê trong tập thể giáo viên. 10
- S¸ng kiÕn kinh nghiÖm N¨m häc 20172018 + Bước 3: Sau giờ dạy thảo luận góp ý những mặt tích cực hiệu quả của việc UDCNTT, bố sung những mạt còn hạn chế + Bước 4: Nhân rộng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong toàn tổ chuyên môn, toàn trường. 5. Tăng cường cở sở vật chất, thiết bị dạy học. Cơ sở vật chất là điều kiên để thực hiện UDCNTT. Nếu cơ sở vật chất thiếu hoặc không đảm bảo sẽ ảnh hường lớn đến kế hoạch thực hiện. Vì vậy nhà trường cần tham mưu cho các cấp quản lý để trang bị đủ máy vi tính và các thiết bị ứng dụng công nghệ thông tin như: loa; thu âm; máy ảnh; máy tính xách tay... Các thiết bị đảm bảo ứng dụng tốt phục vụ cho việc dạy học UDCNTT tránh những thiết bị không phù hợp, ít dùng gây lãng phí. Khuyến khích giáo viên tự làm các sản phẩm ứng dụng công nghệ thông tin như: các phim tư liệu; thư viện tranh ảnh sách giáo khoa; thư viện học liệu lưu giữ các thông tin phục vụ dạy học... Thực hiện khai thác tốt hiệu quả của máy tính, máy chiếu đa năng và các thiết bị phục vụ dạy học khác. 6. Tổng kết rút kinh nghiệm. Qua từng khâu thực hiện, việc tổng kết rút kinh nghiệm là vô cùng quan trong. Nó là bước kết thúc cho quá trình này và là sự khởi đầu cho quá trình tiếp theo. Vì vậy nhà trường cần tổ chức học tập rút kinh nghiệm trong từng bước thực hiện kế hoạch ứng dụng CNTT trong giảng dạy. Trên cơ sở đó tuyên dương, khen thưởng các đồng chí có nhiều nổ lực trong các hoạt động UDCNTT của nhà trường. Đồng thời có thể rút ra những điểm hạn chế trong việc thực hiện. III. Kết quả Kết quả đạt được: Tổng số giáo Trình độ vi tính Số GV có tiết dạy TT Năm học viên đứng lớp A B C UDCNTT 1 20172018 20 6 4 0 Nhà trường có đồ dùng dạy học UDCNTT đạt giải C cấp tỉnh; Trang web của nhà trường có số tài nguyên lớn và được cập nhật thường xuyên. 11
- S¸ng kiÕn kinh nghiÖm N¨m häc 20172018 Nhìn vào vào kết quả đạt được ta có thể nói rằng: Việc UDCNTT vào dạy học của nhà trường đạt hiệu quả cao và đội ngũ giáo viên dần khẳng định tay nghề của mình trong giai đoạn hội nhập quốc tế. IV. Bài học kinh nghiệm : Trong quá trình nghiên cứu, xuất phát từ cơ sở lý luận và từ thực tiễn ứng dụng CNTT Trường Tiểu học Kim Đồng tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm sau: + Phải tổ chức tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức trong tập thể giáo viên + Lãnh đạo trường phải thường xuyên quan tâm đến việc ứng dụng CNTT trong dạy học; có kế hoạch để động viên giáo viên tự học và tham gia các lớp học vi tính để nâng cao trình độ. + Giáo viên khi thiết kế bài giảng không nên lạm dụng các hiệu ứng và hình ảnh dẫn đến hiệu quả giờ học không cao. + Mỗi tổ chuyên môn cần phân công một giáo viên nhiệt tình, năng nổ trong việc ứng dụng CNTT để hướng dẫn thêm các thành viên trong tổ khi cần thiết. + UDCNTT không chỉ đơn thuần là một tiết dạy trên lớp có sử dụng bài giảng điên tử. Mà ở đây UDCNTT là cả một quá trình học tập; tự học tập; khai thác, xử lý thông tin; vần dụng những điều học được, những thông tin khai thác được vào thực tế. + UDCNTT là sự chia sẽ kiến thức của nhiều người nên đòi hỏi các bài giảng cần được đưa lên trang violet để thảo luận và chia sẽ với các giáo viên khác. Phần thứ III: KẾT LUẬN Qua thực hiện việc UDCNTT vào dạy học ở tiểu học trong những năm học qua, với những nội dung và biện pháp đã trình bày ở trên, tôi nhận thấy rằng quá trình nghiên cứu đã hoàn thành. Trong quá trình nghiên cứu và dựa trên kết quả nghiên cứu tôi rút ra một số kết luận như sau: UDCNTT vào giảng dạy trong giai đoạn hiên nay là một nhiệm vụ hết sức cần thiết, đây là vấn đề then chốt để chúng ta tiếp tục thực hiện đổi mới 12
- S¸ng kiÕn kinh nghiÖm N¨m häc 20172018 phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. Tuỳ tình hình cụ thể từng trường có những hình thức và cách làm khác nhau nhưng mục tiêu cuối cùng là các em học sinh được hưởng lợi. Ứng dụng CNTT trong giảng dạy là một việc làm đòi hỏi giáo viên có đầu óc sáng tạo, có nhiều kỹ năng kỹ xảo nên mỗi một giáo viên không ngừng học tập nâng cao ngiệp vụ, đặc biệt là trình độ tin học. UDCNTT là diều kiện để chúng ta thực hiện hội nhập quốc tế trong giai đoạn hiện nay. Nó cũng là một cầu nối để giáo dục nước nhà bắt kịp các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. Đề tài triển khai nghiên cứu tại Trường Tiểu học Kim Đồng Thành phố Đông Hà tỉnh Quảng Trị. Trong quá trình nghiên cứu, khảo sát, đề xuất biện pháp, chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp để đề tài có hiệu quả sử dụng trong thực tế cao hơn. Đề tài chỉ tập trung giải quyết một số biện pháp trong những vấn đề được đặt ra. Những vấn đề còn lại là định hướng nghiên cứu tiếp của đề tài ở một giai đoạn khác và mức độ cao hơn. Nhưng tôi hy vọng đề tài có thể áp dụng được ở một số trường có điều kiện thực tế tương tự như Trường Tiểu học Kim Đồng. Phần thứ IV: KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT 1. Về phía phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố: Nên cần tổ chức hội thi “Giáo viên sử dụng công nghệ Giỏi” hàng năm để kích thích lòng đam mê sáng tạo của giáo viên trong việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy. 2. Về phía nhà trường: Cần tham mưu với lãnh đạo các cấp để tăng cường cơ sở vật chất phụ vụ dạy và học. 3. Về phía giáo viên: Giáo viên cần mạnh dạn trong đỗi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, tự thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử của mình sẽ giúp cho giáo viên rèn luyện được nhiều kỹ năng và phối hợp tốt các phương pháp dạy học tích cực khác Thạnh Đông, tháng 04 năm 2018 Người viết 13
- S¸ng kiÕn kinh nghiÖm N¨m häc 20172018 Nguyễn Thế Anh 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm khi soạn câu hỏi trắc nghiệm Vật lý
13 p | 3115 | 1746
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm nâng cao công tác chủ nhiệm học sinh lớp 5
14 p | 2596 | 686
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
10 p | 4744 | 621
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp phụ đạo học sinh yếu môn Toán lớp 4
11 p | 2187 | 496
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp xây dựng thực đơn cho trẻ mầm non
10 p | 1730 | 412
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp để nâng cao chất lượng cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với chữ cái (2010-2011)- TMN thị trấn Lam Sơn
19 p | 1742 | 370
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp tổ chức giấc ngủ cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi
7 p | 3279 | 346
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm dạy phụ đạo học sinh yếu kém môn Vật lý ở trung tâm giáo dục thường xuyên
16 p | 1048 | 317
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp GD lễ giáo cho trẻ mẫu giáo
12 p | 514 | 167
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp để giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở các lớp bán trú
9 p | 1006 | 128
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thảo luận nhóm trong dạy học môn Toán lớp 3 - Bùi Thị Giao Thủy
20 p | 668 | 121
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp trẻ 23-36 tháng thích hoạt động trong góc tạo hình - GV: N.Thanh Hương
7 p | 1195 | 91
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng môn làm quen với chữ viết cho trẻ mẫu giáo lớn
17 p | 397 | 78
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm khai thác triệt để mô hình để giảng dạy môn Sinh học lớp 7
17 p | 385 | 69
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm dạy hát dân ca cho học sinh tiểu học
18 p | 699 | 60
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm vận dụng trò chơi học tập dạy môn Địa lí lớp 4
20 p | 310 | 53
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số sai lầm thường gặp của học sinh khi giải phương trình lượng giác cơ bản
13 p | 301 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao công tác nữ công trong trường Tiểu học
17 p | 27 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn