intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn học sinh yếu

Chia sẻ: Ho Nhi | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

211
lượt xem
37
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Rèn học sinh yếu là công việc của mỗi giáo viên ở mỗi trường. Vấn đề chính ở đây là phải tìm ra biện pháp để lấp lỗ hỏng kiến thức của các em bằng nhiều hình thức học tập như: đôi bạn cùng tiến, phối hợp chặt chẽ với gia đình để rèn luyện cho các em đạt kết quả tốt hơn ở cuối năm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn học sinh yếu

  1. BỘ GIAO DUC VÀ ĐAO TAO ́ ̣ ̀ ̣ TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ HỒNG PHONG  Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn học sinh yếu Người soạn:Lê Thị Diệu Hiền
  2. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN HỌC SINH YẾU  TÊN ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN HỌC SINH YẾU   PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU       Lý do chọn đề tài:   Năm học này tôi được giao chủ nhiệm lớp 5/C. Qua thi khảo sát chất lượng đầu năm, tôi thấy điểm kiểm tra Toán và Tiếng Việt của các em rất thấp. Từ đó, để nâng cao chất lượng giáo dục của lớp, tôi tự đạt ra cho mình nhiệm vụ “ Rèn học sinh yếu”. Như vậy, do sự cần thiết của lớp học do tôi chủ nhiệm nên bản thân tôi chọn “ Rèn học sinh yếu” ở lớp 5C Trường Tiểu học Lê Hồng Phong làm đề tài nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng học tập cho các em. Hiện tượng học sinh yếu là một vấn đề bức thiết cần phải được nghiên cứu giải quyết. Với lương tâm và trách nhiệm của một giáo viên chủ nhiệm lớp nên tôi đã chọn đề tài này để nghiên cứu nhằm thực hiện mong muốn được góp phần nhỏ bé vào việc “Rèn học sinh yếu” lớp 5/C thật sự trở thành những trò giỏi có ích cho xã hội, cho đất nước. Rèn học sinh yếu là công việc của mỗi giáo viên ở mỗi trường. Vấn đề chính ở đây là phải tìm ra biện pháp để lấp lỗ hỏng kiến thức của các em bằng nhiều hình thức học tập như: đôi bạn cùng tiến, phối hợp chặt chẽ với gia đình để rèn luyện cho các em đạt kết quả tốt hơn ở cuối năm. PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ   1.  Cơ sở lý luận :     Đối với ngành giáo dục, sản phẩm cho ra phải là con người mới xã hội chủ nghĩa có đầy đủ năng lực và phẩm chất đạo đức để đáp ứng với nhu cầu phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Do đó rèn học sinh yếu là một mặt rất quan trọng của sự nghiệp giáo dục toàn diện, vì thế mục tiêu của việc rèn học sinh yếu là một mặt của mục tiêu giáo dục nói chung . 2. Thực trạng của vấn đề : - Học yếu không chỉ là sự quan tâm của các thầy cô giáo, các cấp lãnh đạo mà còn là nỗi lo lắng của các bậc phụ huynh. Trong thời gian gần đây, tỉ lệ học sinh lưu ban ở các lớp, các trường là không đáng kể thậm chí là không có nhưng thực tế thì không phải học sinh yếu không còn mà tình trạng trẻ học yếu vẫn còn tồn tại ở các lớp, các trường. - Về phía phụ huynh : đa số cho rằng giáo viên không có phương pháp dạy đúng là nguyên nhân dẫn đến trẻ học kém. Đối với học sinh yếu lớp 5C, những tình trạng thường xảy ra là do các em không lo học, phần lớn là gia đình chưa quan tâm nhiều đến các em. Ở đầu
  3. năm học 2011-2012, số học sinh yếu của lớp là 8,57%. Đây là một số liệu mà chúng ta cần quan tâm. Đặc biệt là năm học này nhà trường đang phấn đấu làm chuẩn Quốc gia giai đoạn II thì cần phải hạ thấp tối đa tỉ lệ học sinh yếu. +Theo nghiên cứu các nhà khoa học về vấn đề học sinh kém ở học sinh tiểu học thì tình trạng trẻ học kém chính là ở tư duy của trẻ. - Qua nghiên cứu lớp trạng thực của lớp mình chủ nhiệm , theo tôi tình trạng học yếu ở học sinh của lớp 5C xuất phát từ một số nguyên nhân sau : + Sau mấy tháng nghỉ hè, các em được tự do vui chơi, không ôn tập nên dẫn đến khảo sát đầu năm kết quả thấp. + Do một số gia đình thiếu quan tâm đến việc học tập của con cái. Do công việc làm ăn bận rộn nên phụ huynh không có thời gian để nhắc nhở, xem xét việc học của các em. + Ảnh hưởng của những hoạt động văn hóa: phim ảnh, trò chơi điện tử….làm cho các em say mê. + Hoàn cảnh kinh tế, gia đình không hạnh phúc, mồ côi không ai quan tâm. + Bệnh tật, sức khỏe kém, giảm trí nhớ hoặc giảm sự chú ý của trẻ vào bài học làm cho việc học bị gián đoạn, khiến cho trẻ bị hỏng kiến thức.. * Từ các nguyên nhân trên nên sau một thời gian giảng dạy, tôi đã thực hiện một số biện pháp sau đây : 3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề :           a) Đối với giáo viên :     Là một giáo viên dạy lớp có những học sinh yếu thì chúng ta cần áp dụng những phương pháp sau đây : trong những tiết dạy trên lớp mỗi ngày giáo viên phải kiểm tra đủ các đối tượng học sinh : giỏi, khá, trung bình, yếu. Tạo cho các em học tổ, nhóm, đôi bạn cùng tiến trong trường và về nhà. Chúng ta có thể sắp xếp những học sinh khá giỏi kèm những em học yếu, hàng tuần giáo viên tổ chức phụ đạo cho các em bằng nhiều hình thức từ thấp đến cao. Giáo viên phải thực sự yêu thương các em, đừng nghĩ các em là “gánh nặng chất lượng” của lớp, mà phải xem các em là những học sinh đáng thương mà mọi người đều phải có trách nhiệm giúp đỡ. Khi dạy cho các em tuyệt đối không được nôn nóng, phải kiên trì,bình tĩnh, khéo léo, tránh xúc phạm các em, phải từng bước dẫn dắt các em đi từ những kiến thức dễ, cơ bản, vừa sức các em. Luôn tạo một không khí học tập thật thoải mái, nhẹ nhàng và phải kịp thời động viên các em nếu thấy các em có sự cố gắng, có sự tiến bộ dù là rất nhỏ nhằm kích thích sự hưng phấn, ham học, ham tìm tòi mà các em đã đánh mất trước đây. Việc rèn học sinh yếu là một quá trình liên tục, không ngừng nghỉ. Nếu thấy các em có sự tiến bộ mà đã vội dừng lại việc phụ đạo hoặc lơ là thì các em sẽ dễ bị tái yếu kém vì thực chất sự tiến bộ đó là kết quả nhất thời, chưa thật bền vững. Ngoài ra , để rèn học sinh yếu, đòi hỏi người giáo viên phải phối hợp chặt chẽ với các giáo viên bộ môn, các đoàn thể và gia đình học sinh như : ghi -
  4. gởi sổ liên lạc đều đặn hàng tháng, đến thăm gia đình học sinh để có thể trực tiếp bàn bạc biện pháp rèn luyện các em một cách tốt nhất. Qua trao đổi với các bạn đồng nghiệp trong tổ tôi nhận thấy rằng việc phụ đạo cho học sinh yếu là một yêu cầu cần thiết và muốn thực hiện nhiệm vụ đạt hiệu quả đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm cần phải quan tâm đến việc dạy cho các em. Đồng thời người giáo viên phải hiểu rõ lỗ hỏng kiến thức của các em ở chỗ nào ? Yếu môn nào ? từ đó đề ra hình thức học tập hiệu quả.         b)  Đối với gia đình :     Các bậc phụ huynh học sinh phải thật sự quan tâm đến việc học tập của các em, nhắc nhở các em chuẩn bị bài thật chu đáo trước khi đến lớp phụ huynh cũng có thể kiểm tra lại kiến thức của con em mình qua tập vở, qua các câu trả lời của các em để từ đó có thể hướng dẫn giúp đỡ các em những phần các em chưa nắm vững hay đã quên.         c)  Đối với xã hội :     Khi có đối tượng học sinh yếu ngoài công tác chủ nhiệm giáo viên cần phối hợp với chi Đoàn, Đội, nhà trường. Nếu chưa có kết quả tốt thì cần liên hệ đến các ngành, đoàn thể… trình bày những khó khăn vướng mắc để có biện pháp hỗ trợ tích cực để giáo dục các em có kết quả tốt hơn. 4. Hiệu quả của sáng kiến : Qua thời gian thực hiện biện pháp nói trên đối với học sinh lớp đã đạt được một số kết quả như sau ; - Sau một học kì thực hiện, bước đầu học sinh có những chuyển biến rõ rệt. - Số lượng học sinh yếu của lớp giảm so với đầu năm. Tổng số học sinh của lớp 5C: 37 em. Trong đó có : 25 em nam: 12 em nữ    Đầu năm :     Xếp loại G K TB Y Toán 8 11 15 3 Tiếng Việt 9 12 14 2   Giữa học kì I :     Xếp loại G K TB Y Toán 10 12 12 3 Tiếng Việt 12 15 9 1  
  5.          Cuối học kì 1     Xếp loại G K TB Y Toán 10 15 10 2 Tiếng Việt 8 18 10 1   Giữa học kì II :     Xếp loại G K TB Y Toán 12 15 9 1 Tiếng Việt 11 16 10 0   Cuối học kì II :     Xếp loại G K TB Y Toán Tiếng Việt   Phần III: KẾT LUẬN       1.  Những bài học kinh nghiệm :     Qua nghiên cứu và tìm hiểu một số biện pháp rèn luyện học sinh yếu tại lớp 5C Trường Tiểu học lê Hồng Phong- năm học 2011-2012, bản thân tôi rút ra bài học kinh nghiệm như sau : - Trước tiên cần phải tiến hành việc điều tra tìm hiểu từng đối tượng học sinh cụ thể, theo dõi sự tiến bộ của các em trong từng thời điểm để có biện pháp, phương pháp và nội dung phụ đạo phù hợp với từng đối tượng cụ thể. - Cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình, xã hội. - Việc rèn cho học sinh yếu cần phải thực hiện bằng nhiều con đường và qua nhiều hình thức khác nhau. - Khi thực hiện phụ đạo học sinh yếu cần tránh việc xúc phạm đến nhân cách học sinh, cần phải kiên trì, thương yêu, gần gũi và giúp đỡ các em.   2. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm:  
  6.   - Việc rèn học sinh yếu không phải là việc một sớm một chiều mà cả một quá trình thống nhất, tích cực của cả thầy và trò, là hoạt động đồng bộ của tất cả giáo viên các khối lớp. - Việc rèn học sinh yếu ở tiểu học là điều cần thiết, tuy nhiên mỗi giáo viên sẽ có phương pháp riêng của bản thân nhưng dù thế nào đi nữa mối quan hệ tốt giữa giáo viên và học sinh, không khí tươi vui trong các giờ học, việc hình thành thái độ học tập đúng đắn cho học sinh, động viên, khen thưởng kịp thời… chính là những yếu tố quyết định dẫn đến sự thành công.   3. Khả năng ứng dụng, triển khai :     Tóm lại, để hoàn thành nhiệm vụ trọng trách người giáo viên chúng ta phải quyết tâm khắc phục tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trở ngại thực hiện. Đổi mới phương pháp giảng dạy, cách nghĩ cách làm, cách nhìn đối với học sinh xem các em là chủ thể của mọi hoạt động, làm sao để học sinh chúng ta được học tập rèn luyện trong một bầu không khí vui tươi cởi mở, lành mạnh, bước đầu kích thích sự hứng thú ham thích, tự tin, chủ động. Trường lớp là gia đình mái ấm của các em được như thế thầy cô phải đầu tư thiết kế một phương pháp để chuyển tải nội dung từng bài học. Một lần nữa bản thân giáo viên hãy tự học, tự rèn, tự tin trên tinh thần đổi mới phương pháp giảng dạy mà chúng ta đều đã được học hỏi, nghe thấy và áp dụng nhưng cũng phải linh hoạt, nhạy bén thích nghi với điều kiện thực tế của trường, lớp mình phụ trách mình miễn sao học sinh của chúng ta thật sự hứng thú học tập để đạt chất lượng và hiệu quả.   4. Những kiến nghị, đề xuất :     Đề nghị Ban giám hiệu và các đoàn thể thường xuyên hỗ trợ những em có hoàn cảnh khó khăn thường là những em học sinh yếu, để các em đạt kết quả tốt hơn ở cuối năm. Ban giám hiệu nhà trường phải quan tâm, có chủ trương yêu cầu giáo viên các lớp đánh giá thực chất, nhằm tạo cho các em đủ điều kiện học lên lớp trên. Trên đây là một số kinh nghiệm mà bản thân đã tích lũy được trong quá trình rèn luyện học sinh yếu, không tránh khỏi những sai sót. Mong được sự góp ý của quý thầy cô cùng các bạn đồng nghiệp để sáng kiến hoàn thiện hơn. Xin chân thành cám ơn! Đông Hà, ngày 25 tháng 4 năm 2012 Người viết sáng kiến Lê Thị Diệu Hiền  
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1