Mục lục<br />
<br />
<br />
<br />
TT Nội dung Trang<br />
Mục lục 1<br />
1 Lí do chọn đề tài 2<br />
2 Mục tiêu của đề tài 3<br />
3 Nội dung 3<br />
3.1 Thực trạng của vấn đề 3<br />
3.2 Nguyên nhân 4<br />
3.2.1 Thuận lợi 4<br />
3.2.1 Khó khăn 4<br />
3.3 Giải pháp 4<br />
3.4 Hiệu quả đạt được 8<br />
3.5 Bài học kinh nghiệm 9<br />
4 Đề xuất, kiến nghị 10<br />
5 Khả năng, đối tượng và địa chỉ áp dụng 11<br />
Tài liệu tham khảo 12<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN<br />
<br />
HỌC TỐT PHẦN MỀM LOGO CHO HỌC SINH LỚP 5<br />
<br />
<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Trong thời đại công nghệ thông tin ngày một phát triển như hiện nay, đòi <br />
hỏi mỗi người chúng ta phải biết ít nhiều về Tin học, có như vậy mới theo kịp <br />
thời đại và phục vụ tốt cho công việc của mình. Cụ thể như: tìm kiếm thông <br />
tin, ứng dụng văn phòng, học tập trực tuyến,…<br />
Bác Hồ đã từng nói: “Mong các em mai sau lớn lên thành những người dân <br />
xứng đáng với nước độc lập tự do”. <br />
Xác định được tầm quan trọng của lớp trẻ , chủ nhân tương lai của đất <br />
nước. Nên ngành giáo dục đã đưa môn Tin học vào trong nhà trường và ngay từ <br />
bậc Tiểu học, từ đó học sinh được tiếp xúc với môn Tin học để làm quen dần <br />
với lĩnh vực công nghệ thông tin, tạo nền móng hiểu biết cơ sở ban đầu để học <br />
những phần nâng cao trong các cấp tiếp theo.<br />
Trong phân môn Tin học ở cấp Tiểu học thì sách “Luyện tập Tin học 5” có <br />
nội dung lập trình Logo đây là môn lập trình đầu tiên cho học sinh tiếp xúc còn <br />
là tiền đề, là cơ sở ban đầu để các em học tốt môn Tin học sau này. Bước đầu <br />
làm quen với máy tính, làm quen với hệ điều hành, có ý thức thói quen sử dụng <br />
máy tính trong hoạt động học tập. Có thái độ đúng khi sử dụng máy tính, bước <br />
đầu hiểu khả năng ứng dụng Công nghệ thông tin trong học tập. Có ý thức tìm <br />
hiểu Công nghệ thông tin trong các hoạt động xã hội. Ngoài ra, khi học phần <br />
mềm logo học sinh ứng dụng từ các môn học; như ở môn toán học để trình bày <br />
các thuật toán giúp học sinh xử lý vấn đề cho phù hợp, đúng cách. Ứng dụng <br />
phần mềm vào để giải quyết những bài toán logic,…<br />
Ở cấp tiểu học phần mềm Logo là phần mềm đòi hỏi học sinh phải có <br />
khả năng sáng tạo, kỹ năng phân tích hình vẽ, có tính tư duy một cách tích cực, <br />
<br />
<br />
2<br />
linh hoạt và logic, học sinh phải biết áp dụng huy động tất cả khả năng đã có <br />
vào tình huống để giải quyết vấn đề.<br />
<br />
Với nhiều năm công tác, tôi được phân công giảng dạy môn Tin học của <br />
trường đã đúc kết “Một số biện pháp rèn luyện học tốt phần mềm Logo <br />
cho học sinh lớp 5”.<br />
2. Mục tiêu của đề tài:<br />
Là một giáo viên dạy tin học tiểu học tôi rất hiểu các em rất thích thú việc <br />
say mê sử dụng máy tính của các em nhỏ khi mới thực hành trên máy tính đặc <br />
biệt là những trò chơi phần mềm phục vụ học tâp. Nội dung chương trình Tin <br />
học lớp 5 giúp học sinh bước đầu làm quen với phần mềm Microsoft Windows <br />
Logo từ cơ bản đến nâng cao. Tuy nhiên, qua phương pháp quan sát, kiểm tra <br />
việc học tập của học sinh (bài cũ, bài mới), khảo nghiệm thăm lớp, dự giờ, <br />
kiểm tra chất lượng sau giờ học, tôi nhận thấy học sinh chưa có khả năng sáng <br />
tạo, kỹ năng phân tích hình. Bên cạnh đó, các câu lệnh trong Logo bằng thuật <br />
ngữ Tiếng anh nên khó khăn trong việc ghi nhớ. Học sinh biết sử dụng câu lệnh <br />
lập trình nhưng vẫn còn sai xót nhiều. Chính vì vậy, giáo viên có nhiệm vụ giúp <br />
học sinh nắm vững các câu lệnh lập trình và hình thành kỹ năng phân tích hình <br />
vẽ, khả năng sáng tạo giúp các em có thể tự sử dụng câu lệnh để thực hiện các <br />
bài tập, hình vẽ có nội dung từ đơn giản đến phức tạp, từ cơ bản đến nâng cao <br />
không phải là điều dễ dàng cho người giáo viên. Vì vậy giúp các em có hứng thú <br />
trong các bài tập đồng thời tự phân tích được bài tập nhanh nhất là sự quan tâm <br />
trăn trở của tôi và rất nhiều giáo viên khác.<br />
Để giải quyết vấn đề này tôi xin mạnh dạn đưa ra một số phương pháp <br />
giúp các em học tốt phần mềm Logo mà tôi đã áp dụng cho lớp học của tôi.<br />
3. Nội dung<br />
3.1. Thực trạng của vấn đề:<br />
<br />
Trường Tiểu học Thuận An với số lượng học sinh rất đông điều kiện nhà <br />
trường thì số lượng máy không đủ phục vụ đầy đủ cho học sinh mỗi em một <br />
<br />
3<br />
máy tính mà 23 học sinh trên một máy khi thực hành để đạt được mục tiêu em <br />
nào cũng được thực hành trên máy thì thời gian tiếp xúc với máy rất ít, nên học <br />
môn lập trình logo của các em còn nhiều hạn chế. Trong nhà trường, Tin học là <br />
một bộ môn khá mới mẻ, có đặc thù riêng, gây trí tò mò ham mê tìm hiểu với <br />
học sinh xong cũng không tránh khỏi gây ra những khó khăn cho người học. Do <br />
đó giáo viên cần nhận biết một cách tinh tế, nhạy cảm để có thể giúp cho các <br />
em có hứng thú và niềm yêu thích đặc biệt với bộ môn này.<br />
3.2. Nguyên nhân : <br />
3.2.1. Thuận lợi: <br />
Được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát từ phía Phòng giáo dục, Ban Giám hiệu <br />
nhà trường.<br />
Có phòng Tin học, có máy để các em thực hành.<br />
Đa số học sinh có đủ sách Tin học<br />
3.2.2 Khó khăn:<br />
Cơ sở vật chất: máy thường xuyên bị lỗi<br />
Đa số học sinh là chưa hiểu biết về Tin học còn hạn chế, có em lần đầu <br />
tiên được nhìn thấy máy vi tính. Nhà không đủ điều kiện, không có máy vi tính ở <br />
nhà để luyện tập nên các thao tác của học sinh chưa được thành thạo. Mặt khác, <br />
do đây là phần mềm lập trình nên học sinh còn gặp rất nhiều khó khăn. <br />
Do các em học sinh chưa nắm bắt được như thế nào là lặp trình. Nên đa <br />
phần các em tiếp thu rất chậm và còn thiếu soát các câu lệnh chưa đúng theo qui <br />
định. <br />
Mặt khác do những nguyên nhân sau :<br />
Khả năng tư duy và logic của học sinh còn hạn chế.<br />
Học sinh chưa nắm bắt hết được cú pháp câu lệnh, chưa phân tích được <br />
các hình mẫu.<br />
Vẽ hình hoàn toàn bằng câu lệnh nên đa số các em còn lúng túng khi làm <br />
bài tập.<br />
<br />
<br />
4<br />
Giao diện của phần mềm Logo là Tiếng Anh nên gây không ít khó khăn <br />
cho học sinh tiếp xúc, sử dụng vì thế cũng có nhiều bất cập trong việc sử dụng <br />
phần mềm.<br />
Xuất phát từ thực tế những khó khăn trên, sau đây tôi đưa ra những biện <br />
pháp khắc phục cụ thể mà thời gian qua tôi đã nghiên cứu và áp dụng thành <br />
công.<br />
3.3. Giải pháp:<br />
Mục tiêu của việc dạy học phần mềm logo ở bậc tiểu học là nhằm giúp <br />
cho học sinh:<br />
Có hiểu biết ban đầu về phần mềm lập trình và ứng dụng phần mềm trong <br />
học tập và trong đời sống.<br />
Có khả năng sử dụng máy tính trong việc học những môn học khác, trong <br />
hoạt động vui chơi giải trí nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và thích ứng với <br />
đời sống xã hội hiện đại.<br />
Cơ bản về phần mềm Logo:<br />
Logo là một ngôn ngữ lập trình, có đầy đủ các đặc điểm của một ngôn ngữ <br />
máy tính, ngôn ngữ của trí tuệ nhân tạo. Logo là ngôn ngữ để học. Để hỗ trợ <br />
thực hiện quá trình học và suy nghĩ bằng cách khuyến khích học sinh tìm tòi <br />
khám phá. Logo có bảng kí tự, từ khóa riêng, cú pháp riêng và khá chặt chẽ.<br />
Do vậy, khi thực hành những câu lệnh của Logo giáo viên cần lưu ý học <br />
sinh phải rất cẩn thận khi viết các câu lệnh, tránh để học sinh hiểu tùy tiện, áp <br />
dụng những ngôn ngữ thông thường dành cho câu lệnh.<br />
Hướng dẫn học sinh nắm về giao diện phần mềm Logo:<br />
Nhận biết từng thành phần có trong màn hình chính của phần mềm như:<br />
+ Menu tiện ích<br />
+ Khung giấy vẽ<br />
+ Bút vẽ<br />
+ Cửa sổ lưu lệnh đã dùng<br />
<br />
<br />
5<br />
+Cửa sổ nhập lệnh điều khiển<br />
+Các nút xử lí nhanh<br />
Học sinh quan sát giao diện chính của phần mềm Logo và từng bước nhận <br />
dạng các câu lệnh cụ thể dưới sự trợ giúp của giáo viên.<br />
Một số câu lệnh cơ bản học sinh phải biết và học thuộc<br />
Mỗi một lệnh trong Logo đảm nhận một cộng việc nhất định vì vậy để <br />
giúp học sinh học tốt phần mềm Logo thì trước tiên giáo viên giúp học sinh học <br />
thuộc câu lệnh thông qua nhiều hình thức khác nhau như ra bài tập theo hình <br />
thức trắc nghiệm chọn câu trả lời đúng sai, kiểm tra bài cũ cả lớp dưới hình <br />
thức viết tự luận trên giấy....<br />
Viết đúng cú pháp hiểu được tác dụng của từng câu lệnh: Giáo viên ra bài <br />
tập dưới hình thức tự luận học sinh làm lại cho đúng cú pháp, đúng yêu cầu của <br />
đề bài.<br />
Nhận biết từng thành phần có trong màn hình chính của phần mềm như:<br />
Màn hình chính (sân chơi của rùa).<br />
Cửa sổ lệnh: <br />
+ Ngăn chứa lệnh đã gõ.<br />
+ Ngăn gõ lệnh.<br />
Học sinh quan sát giao diện chính của phần mềm Logo và từng bước nhận <br />
dạng các câu lệnh cụ thể dưới sự trợ giúp của giáo viên.<br />
Những câu lệnh đầu tiên của Logo.<br />
<br />
Lệnh đầy <br />
đủ Tên viết tắt Hành động của rùa<br />
Home Rùa về chính giữa sân chơi<br />
ClearScreen CS Rùa về vị trí xuất phát xóa toàn bộ sân chơi<br />
ForwarD n FD n Rùa tiến về trước n bước<br />
Right k Rt k Rùa quay phải k độ<br />
Left k Lt k Rùa quay trái k độ<br />
Back n Bk n Rùa lùi lại sau n bước<br />
PenUp Pu Rùa nhấc bút<br />
PenDown Pd Rùa hạ bút<br />
<br />
6<br />
HideTurle Ht Rùa ẩn mình<br />
ShowTurle St Rùa hiện hình<br />
Clean Xóa toàn bộ màn hình, rùa vẫn ở vị trí hiện tại<br />
Bye Thoát khỏi phần mềm Logo<br />
Mỗi một lệnh trong Logo đảm nhận một công việc nhất định vì vậy để <br />
giúp học sinh học tốt phần mềm Logo thì trước tiên giáo viên giúp học sinh học <br />
hiểu được câu lệnh có cấu trúc như thế nào, có công dụng làm gì? Giáo viên <br />
lồng ghép ngôn ngữ Tiếng Anh trong việc sử dụng các câu lệnh.<br />
Ví dụ:<br />
Trong Tiếng Anh: Right có nghĩa là bên phải <br />
Trong Logo: Right có nghĩa là quay phải<br />
Tiếng Anh Phần mềm Logo<br />
Right: bên phải Right k: quay phải k độ<br />
Left: bên trái ? (Giáo viên hỏi học sinh và giúp học sinh tìm ra câu lệnh quay <br />
trái)......<br />
Đồng thời giúp học sinh ghi nhớ câu lệnh thông qua nhiều hình thức khác <br />
nhau như ra bài tập theo hình thức trắc nghiệm chọn đáp án A,B,C,D; thông qua <br />
trò chơi ô chữ,...<br />
Học sinh biết cách viết cú pháp và thực hiện từng dòng lệnh:<br />
Giáo viên ra bài tập dưới hình thức tự luận, học sinh tự nhận xét và giáo <br />
viên nêu ra những lỗi sai, học sinh thường mắc phải, giúp học sinh ghi nhớ câu <br />
lệnh đúng và thực hiện đúng cú pháp, đúng yêu cầu của đề bài.<br />
Học sinh phải biết phân biệt từng câu lệnh đã học, phân tích hình mẫu nên <br />
sử dụng câu lệnh nào cho phù hợp tương ứng với hình vẽ cần thực hiện. Trước <br />
mỗi bài thực hành giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích cụ thể hình mẫu, sử <br />
dụng thích hợp các câu lệnh để hoàn thành tốt bài thực hành, hướng dẫn học <br />
sinh sử dụng từng câu lệnh tương ứng với từng hành động của rùa.<br />
Thủ tục trong phần mềm Logo:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
7<br />
Giáo viên giúp học sinh tìm hiểu kiến thức về thủ tục trong Logo thông <br />
qua hoạt động nhóm 4 để trả lời các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài học, <br />
giúp học sinh ghi nhớ tốt hơn.<br />
Thủ tục là một dãy các câu lệnh được thực hiện theo một thứ tự nhất <br />
định để hoàn thành một công việc nào đó.<br />
Thủ tục thường có ba phần; phần đầu, phần thân, phần kết thúc.<br />
Tên thủ tục được viết liền nhau không có dấu cách, phải có ít nhất một <br />
chữ cái, dùng chữ Việt không dấu để đặt tên cho thủ tục.<br />
Cách viết một thủ tục: Trong ngăn gõ lệnh ta gõ lệnh; Edit “tenthutuc”.<br />
+ Viết thủ tục vẽ hình vuông<br />
Thủ tục 1: Vẽ hình vuông (hinhvuong): Repeat 4[FD 100 RT 90] FD 100<br />
+ Viết thủ tục vẽ hình tam giác.<br />
Thủ tục 2: Vẽ tam giác (tamgiac): Repeat 3 [FD 100 RT 120]<br />
+ Viết thủ tục vẽ hình ngôi nhà khi đã có thủ tục tamgiac và hinhvuong, <br />
trong thân thủ tục 3 ta cho rùa quay phải một góc 30 độ để hình thành mái của <br />
ngôi nhà.<br />
Thủ tục 3: Vẽ ngôi nhà (ngoinha) dùng thủ tục 1 và 2: hinhvuong RT 30 <br />
tamgiac<br />
Giúp học sinh phát huy hết khả năng quan sát, nhận biết và dùng các thủ <br />
tục, câu lệnh thích hợp để các em hoàn thành bài thực hành trong sách giáo khoa.<br />
Phân tích bài tập mẫu trong logo:<br />
Giáo viên hướng dẫn học sinh cách quan sát, phân tích hình mẫu để sử <br />
dụng câu lệnh cho phù hợp với bài thực hành để nâng cao chất lượng: Làm <br />
nhanh, đúng, chính xác, hiệu quả…<br />
Ví dụ:<br />
Sử dụng lệnh vẽ tam giác cân để vẽ chong chóng:<br />
Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm 4, yêu cầu nhóm phân tích hình <br />
mẫu:<br />
<br />
<br />
8<br />
Hình trang trí được tạo thành bởi 6 hình tam giác cân bằng nhau và xoay <br />
một góc là k độ.<br />
Từ suy luận trên, giáo viên hướng dẫn học sinh cách vẽ 1 hình tam giác <br />
cân và yêu cầu học sinh thực hiện, từ đó suy luận để dể hình mẫu.<br />
Sau khi học sinh thực hiện được hình mẫu, giáo viên có thể yêu cầu học <br />
sinh sáng tạo hình chong chóng có 12 cánh (12 tam giác cân). Giáo viên hướng <br />
dẫn học sinh thực hành<br />
Từ đó, giáo viên có thể yêu cầu học sinh sáng tạo thêm các bài tập, hình vẽ <br />
và giới thiệu cho các bạn trong lớp và học sinh trình bày trước lớp.<br />
3.4. Hiệu quả đạt được: <br />
Từ khi áp dụng sáng kiến trên bước đầu đã đạt được những hiệu quả nhất <br />
định:<br />
Đa số học sinh đều thao tác được với máy tính, hiểu đúng về cơ bản về <br />
lập trình của máy tính, biết lập trình ra những hình ảnh để phục vụ việc học và <br />
trong cuộc sống. <br />
Các em học sinh thực hành đầy đủ hơn, tuân thủ nội qui phòng máy, nâng <br />
cao chất lượng học tập. Đạt chuẩn kiến thức kĩ năng bài học – môn học.<br />
<br />
Với những biện pháp trên, tôi nhận thấy chất lượng học sinh ngày càng <br />
được nâng cao trong việc học môn Tin học, học sinh đều có sự tiến bộ, giờ học <br />
diễn ra nhẹ nhàng, tự nhiên, học sinh không còn có cảm giác ngại thực hành mà <br />
tranh nhau xung phong trả lời lý thuyết cũng như luyện tập thực hành. Các em <br />
tham gia vào các hoạt động cần cù, vô tư, hào hứng. <br />
<br />
Sau đây là kết quả sử dụng phần mềm lập trình logo của khối 5 sử dụng <br />
trong học kì 1 năm học 2018 – 2019 so với học kì 1 năm học 20172018 đạt kết <br />
quả như sau:<br />
<br />
Hoàn thành tốt Hoàn thành <br />
Tổn<br />
Thời gian phần mềm Tỉ lệ phần mềm Tỉ lệ<br />
g số<br />
Logo Logo<br />
<br />
9<br />
Học kì I<br />
174 106 60,92% 68 39,08%<br />
năm học 20172018<br />
Học kì I<br />
186 140 75,26% 46 24,74%<br />
năm học 20182019<br />
<br />
<br />
Qua kết quả trên cho thấy là sau khi áp dụng phần mềm thì tỉ lệ học sinh <br />
sử dụng tốt phần mềm logo tăng lên 14,34%<br />
3.5. Bài học kinh nghiệm:<br />
Giúp cho học sinh phát triển cơ bản kỹ năng lập trình máy tính nói chung và <br />
kỹ năng hiểu ngôn ngữ lập trình nói riêng trong môn học cũng như áp dụng vào <br />
những môn học khác. Đồng thời giúp học sinh có điều kiện và trao đổi thông <br />
tin, nâng cao trình độ Tin học, có hiểu biết thêm về môn Tin học này. Từ thực tế <br />
giảng dạy, kết quả đạt được qua việc áp dụng các biện pháp nói trên, số học <br />
sinh đọc được và nắm chắc nội dung bài học khá cao vì thế số học sinh chưa <br />
nắm chắc bài học đã giảm xuống rõ rệt. Các em có hứng thú trong những tiết <br />
học về phần mềm Logo. Tỉ lệ hoàn thành tốt bài tập cũng cao hơn hẳn so với <br />
đầu năm. Qua đó, bản thân tôi rút ra một số kinh nghiệm như sau:<br />
Trong quá trình giảng dạy giáo viên phải biết phát huy tính tích cực chủ <br />
động sáng tạo của học sinh. Đồng thời giáo viên cần phải có phương pháp dạy <br />
học linh hoạt sáng tạo, cải tiến cách dạy theo hướng tích cực hóa hoạt động của <br />
học sinh<br />
Giáo viên nên hướng dẫn học sinh, giúp học sinh phân tích hình vẽ và <br />
thực hiện mẫu theo phương pháp trực quan để các em có hướng quan sát và tìm <br />
các câu lệnh, vòng lặp, góc quay thích hợp để hoàn thành bài thực hành.<br />
Các em đã chủ động hơn trong việc tìm ra các câu lệnh và thực hành tốt <br />
hơn, đó cũng là yếu tố quan trọng để các em có đủ năng lực thực hiện các bài <br />
tập nâng cao hơn và sáng tạo hơn thông qua các câu lệnh đã học.<br />
Trên đây chỉ là một số phương pháp mà tôi đã sử dụng khi dạy, những <br />
phương pháp đó đã mang lại kết quả trong tiết dạy. Tuy nhiên, nó cũng chưa thể <br />
<br />
10<br />
tốt là tròn trịa được, bởi vì đối với hôm qua, hôm nay thì ngày mai đã khác, chắc <br />
chắn phải mở rộng, sáng tạo nhiều hơn để phù hợp và đảm bảo yêu cầu với <br />
phương pháp giáo dục mới.<br />
4. Đề xuất, kiến nghị:<br />
Đối với nhà trường<br />
Tham mưu với các cấp quản lý giáo dục để tăng cường hơn nữa các trang <br />
thiết bị hiện đại phục vụ cho giáo dục.<br />
<br />
Trong các buổi họp phụ huynh ban lãnh đạo nhà trường cũng như các thầy <br />
cô giáo chủ nhiệm động viên, khuyến khích phụ huynh trang bị cho con em mình <br />
một chiếc máy vi tính để tạo điều kiện tốt nhất cho các em học tập.<br />
Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo.<br />
Tham mưu với các cấp quản lý, tạo điều kiện thuận lợi về việc cấp bổ <br />
sung máy vi tính cho các trường trong thị xã.<br />
<br />
Trên thực tế, việc ứng dụng sáng kiến này mới chỉ trong một phạm vi hẹp, <br />
vì thế cũng chưa thể đánh giá được toàn diện và chính xác nhất những ưu điểm <br />
và hạn chế của nó trong dạy học. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ <br />
cùng những lời góp ý chân thành từ các cấp lãnh đạo và các thầy cô giáo để sáng <br />
kiến ngày một hoàn thiện hơn. <br />
5. Khả năng, đối tượng và địa chỉ áp dụng:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
11<br />
Sáng kiến kinh nghiệm này áp dụng đối với tất học sinh học môn tin học <br />
lớp 5 với quyển sách “Luyện tập tin học 5” trong các trường tiểu học hoặc học <br />
sinh mới bắt đầu làm quen với phần mềm lập trình logo. Khi áp dụng đòi hỏi <br />
tính kiên trì luyện tập và nghiêm túc áp dụng đúng các dòng lệnh. Qua nghiên <br />
cứu lý luận và thực hiện: “Một số biện pháp rèn luyện học tốt phần mềm <br />
logo cho học sinh lớp 5” cho thấy: bất cứ môn học nào cũng đòi hỏi ở giáo <br />
viên là sự tâm huyết với nghề, ở học sinh là sự chủ động chiếm lĩnh tri thức. <br />
Tin học tuy là một môn học rất khó về lập trình, và mới được đưa vào chương <br />
trình học thời gian gần đây và hiện tại một số trường vẫn chưa có giáo viên dạy <br />
Tin học. Nhưng đây là môn học thực sự cần thiết và quan trọng, ngoài việc tạo <br />
nền tảng cho các cấp học khác, thì đây còn là cơ sở ban đầu giúp các em hiểu <br />
biết về máy tính, làm quen dần với công nghệ thông tin, vận dụng trong học tập <br />
và cuộc sống hiện đại./.<br />
<br />
<br />
XÁC NHẬN Thuận An, ngày 23 tháng 1 năm 2019<br />
HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ Người viết sáng kiến<br />
CHỦ TỊCH<br />
<br />
<br />
Trần Quốc Trầm<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
12<br />
Tài liệu tham khảo:<br />
Sách tin học Luyên tập tin học 5<br />
Sách hướng dẫn bồi dưỡng lập trình logo lớp 5<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
13<br />