Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp tổ chức hoạt động các câu lạc bộ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tại trường Tiểu học Hải Nhân
lượt xem 41
download
Mục tiêu nghiên cứu nhằm hướng tới tổ chức tốt hoạt động sinh hoạt CLB tại trường TH Hải Nhân, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tại cơ sở. Tạo điều kiện phát huy năng khiếu, niềm đam mê và phát triển tối đa năng lực của học sinh. Rèn các kĩ năng cơ bản trong học tập. Khẳng định tầm quan trọng của hoạt động sinh hoạt CLB trong trường Tiểu học.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp tổ chức hoạt động các câu lạc bộ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tại trường Tiểu học Hải Nhân
- 1. Mở đầu Lý do chọn đề tài Đảng và Bác Hồ luôn coi trọng công tác giáo dục thiếu niên và nhi đồng, đây là sự nghiệp đào tạo một thế hệ trẻ cho đất nước, gánh vác việc xây dựng nước nhà sau này. Việc giáo dục các em là một khoa học, một nghệ thuật, không nên tùy tiện chủ quan. Bác Hồ nói: “Ngày nay chúng là nhi đồng, ít năm sau chúng sẽ là công dân, cán bộ. Vì vậy chính phủ, các đoàn thể và tất cả đồng bào có trách nhiệm giúp sức vào việc giáo dục nhi đồng.....”. Chính vì thế Người luôn mong muốn tâm hồn các em trong sáng hồn nhiên có được những ảnh hưởng tốt đẹp để tạo nên một lớp người mới phát triển toàn diện. Bậc học Tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Chất lượng giáo dục đào tạo phụ thuộc rất nhiều vào kết quả giáo dục Tiểu học. Mỗi môn học ở Tiểu học đều góp phần vào sự hình thành và phát triển nhân cách con người mới. Đặc biệt trong giai đoạn công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước và mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh hiện nay thì việc thực hiện mục tiêu: "Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài" đang đặt ra cho ngành Giáo dục nói chung và giáo dục Tiểu học nói riêng trách nhiệm nặng nề nhưng cũng rất vẻ vang. Trong trường tiểu học, các em được học tập những kiến thức cơ bản về tự nhiên, xã hội, được học tập, vui chơi và đặc biệt là tham gia mọi hoạt động để phát triển về trí, đức, thể, mỹ. Từ đó các em dần hoàn thiện về nhân cách, biết tự chủ, tự tin và làm chủ cuộc sống . Hoạt động câu lạc bộ trong trường Tiểu học sẽ giúp các em rèn kỹ năng sống, bởi vì trong một môi trường mới có nhiều cơ hội phát triển bản thân, các em sẽ tận dụng và phát huy những khả năng của mình, tạo điều kiện thực hành những điều đã học nhằm ngày càng tự hoàn thiện mình hơn trong cuộc sống cũng như phát triển tối đa khả năng còn tiềm ẩn trong mỗi cá nhân. Thông qua sinh hoạt câu lạc bộ, các em có thêm sự trải nghiệm của chính bản thân, bồi dưỡng năng lực tổng hợp, năng lực thực tiễn, khả năng sáng tạo và phẩm chất cá tính, thể hiện mình và phục vụ cho xã hội. Như vậy, tổ chức tốt hoạt động các câu lạc bộ trong nhà trường sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh. Nhưng tổ chức hoạt động câu lạc bộ như thế nào, đâu là những biện pháp tối ưu để có thể phát huy hiệu quả hoạt động 1
- của câu lạc bộ, đó là một vấn đề mà chúng ta đang quan tâm, hướng tới. Với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả sinh hoạt câu lạc bộ hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường tôi chọn đề tài: “ Một số biện pháp tổ chức hoạt động các câu lạc bộ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tại trường Tiểu học Hải Nhân” làm đề tài cho sáng kiến kinh nghiệm của mình. Mục đích nghiên cứu: Sáng kiến kinh nghiệm của tôi hướng tới các mục đích sau: Hướng tới tổ chức tốt hoạt động sinh hoạt CLB tại trường TH Hải Nhân, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tại cơ sở. Tạo điều kiện phát huy năng khiếu, niềm đam mê và phát triển tối đa năng lực của học sinh. Rèn các kĩ năng cơ bản trong học tập . Khẳng định tầm quan trọng của hoạt động sinh hoạt CLB trong trường Tiểu học. Từ đó người quản lý có biện pháp chỉ đạo tốt nhất trong mọi hoạt động chung của nhà trường. Đối tượng nghiên cứu Học sinh trường Tiểu học Hải Nhân Các câu lạc bộ của trường Tiểu học Hải Nhân năm học 2015 2016 Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, tôi sử dụng một số phương pháp sau: * Nghiên cứu lý luận: Đọc các tài liệu, sách có liên quan đến đề tài. * Nghiên cứu thực tế: Phương pháp điều tra khảo sát thực tế. Phương pháp trao đổi, tọa đàm với đồng nghiệp. Phương pháp thực nghiệm 2. Nội dung 2.1. Cơ sở lý luận Câu lạc bộ (CLB) trong Nhà trường là nơi tập hợp các học sinh có cùng sở thích, năng khiếu ở một lĩnh vực nào đó tự nguyện tham gia vào các hoạt động học tập, vui chơi giải trí phù hợp với bản thân. Với ý nghĩa và chức năng đó là: Ý nghĩa + Giáo dục 2
- CLB là một trong những phương thức hoạt động sinh động, là công cụ để giáo dục tư tưởng, văn hoá, giáo dục truyền thống và giáo dục thẩm mỹ cho HS. Đồng thời là môi trường tiên tiến để mỗi thành viên tự điều chỉnh nhận thức, hành vi, rèn luyện, phấn đấu trưởng thành + Tổ chức, giao tiếp, ứng xử Qua các loại hình sinh hoạt khác nhau của CLB, Học sinh có dịp giúp nhau học tập, trao đổi kinh nghiệm trong cuộc sống, phát huy mặt tích cực, cải thiện uốn nắn các biểu hiện tiêu cực, lạc hậu, kích thích tính chủ động, sáng tạo, tính tích cực xã hội, xây dựng nếp sống văn minh môi trường học đừng lành mạnh Chức năng: Nâng cao nhận thức và rèn luyện kỹ năng Trên cơ sở nhu cầu, nguyện vọng, sở thích của từng đối tượng học sinh với những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau, Câu lạc bộ có trách nhiệm từng bước thoả mãn, đáp ứng nhằm nâng cao nhận thức về mọi mặt trong học tập, lao động và vui chơi cho HS. Đồng thời giúp các em rèn luyện những kỹ năng cơ bản trong học tập và trong quan hệ xã hội 2.2. Thực trạng: 2.2.1. Đặc điểm, tình hình chung của nhà trường: Trường Tiểu học Hải Nhân là trường thuộc xã thuần nông có địa bàn rộng, có bề dày truyền thống hiếu học. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương luôn chăm lo đến công tác giáo dục. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tương đối đầy đủ. Toàn trường có 713 học sinh (4 em khuyết tật học hòa nhập), chia thành 23 lớp. Khối 1: 5 lớp; Khối 2: 5 lớp; Khối 3: 5 l ớp; Kh ối 4: 4 lớp và khối 5: 4 lớp. Về đội ngũ: nhà trường có 28 giáo viên, có trình độ đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn 100%, trong đó trình độ trên chuẩn chiếm 82%. Hầu hết giáo viên đều nhiệt tình, có năng lực, có ý thức trách nhiệm cao trong công việc, thực hiện tốt mọi nội quy, quy chế của nhà trường, đoàn thể đề ra, thương yêu, tôn trọng học sinh. Bên cạnh đó nhà trường vẫn còn có những khó khăn: Trường học gồm hai khu nên khó khăn cho công tác quản lý và chỉ đạo chuyên môn. Đội ngũ giáo viên không đồng đều về độ tuổi cũng như trình độ chuyên môn. Dân cư 3
- phần lớn làm nghề nông nên tỷ lệ hộ nghèo còn cao, một bộ phận đi làm ăn xa hoặc đi làm công nhân cho công ty giày da, con em họ phải trông cậy vào người thân (chủ yếu là ông bà), nên điều kiện quan tâm tới chất lượng học tập của con em cũng hạn chế rất nhiều. 2.2.2 Thực trạng hoạt động các câu lạc bộ tại trường Từ năm học 2014 2015 trở về trước nhà trường chưa có các câu lạc bộ hoạt động. Thực hiện Chỉ thị số 40/2008/CTBGDĐT ngày 22/7/2008 và Kế hoạch số 307/KHBGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT phát động và triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và hướng dẫn số 1592/SGDĐTGDTH ngày 26/8/2015 của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 20152016 đối với giáo dục tiểu học. Ngày 02 tháng 10 năm 2015 Phòng GD&ĐT Tĩnh Gia đã có hướng dẫn số Số: 269/PGD&ĐT CMTH V/v Thành lập các Câu lạc bộ, bộ môn ở trường Tiểu học. Thực hiện hướng dẫn của Phòng GD&ĐT nhà trường đã tiến hành thành lập các câu lạc bộ. Là năm học đầu tiên tổ chức hoạt động các câu lạc bộ nên ban lãnh đạo nhà trường, giáo viên, học sinh, phụ huynh còn rất nhiều lúng túng trong việc tổ chức, duy trì hoạt động các câu lạc bộ trong nhà trường. Với thực trạng trên, là người quản lí phụ trách chuyên môn của nhà trường, bản thân tôi luôn cố gắng tìm tòi, tâm huyết trong mọi hoạt động nhất là trong những công việc mới cần phải có sự đầu tư nghiêm túc mới mạng lại hiệu quả. Chính vì vậy tôi đưa ra một số biện pháp trong việc tổ chức hoạt động các câu lạc bộ. Từ đó áp dụng để nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh toàn trường. 2.3. Một số biện pháp tổ chức thực hiện 2.3.1. Lập kế hoạch quản lý Xác định rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ của quá trình giáo dục học sinh trong trường tiểu học, nhất là việc giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống cho học sinh qua các hoạt động trong các CLB nhà trường. Lập kế hoạch chỉ đạo việc tổ chưc hoạt động các câu lạc bộ. Chỉ đạo thực hiện tốt công tác phối kết hợp giáo dục giữa nhà trường gia đình xã hội. 4
- Nhằm phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo trong việc nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện cho học sinh; tạo sự thoải mái, thân thiện phấn khởi cho học sinh và giáo viên. Vì vậy, khi lập kế hoạch, người cán bộ quản lý cần chú ý: Nội dung kế hoạch phải cụ thể, khoa học. Đảm bảo tính thống nhất giữa mục tiêu giáo dục đạo đức với mục tiêu giáo dục trong trường tiểu học. Cần phối hợp chặt chẽ, hữu cơ với kế hoạch dạy học trên lớp. Lựa chọn nội dung, hình thức hoạt động đa dạng, thiết thực, phù hợp với hoạt động tâm sinh lý học sinh để có hiệu quả giáo dục cao. Thành lập ban chỉ đạo cụ thể phù hợp với từng hoạt động của câu lạc bộ để theo dõi, giám sát, kiểm tra, đánh giá. 2.3.2. Nâng cao nhận thức, bồi dưỡng năng lực chuyên môn và năng lực tổ chức hoạt động CLB cho cán bộ, giáo viên Giáo viên có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức điều hành các hoạt động trong các câu lạc bộ. Giáo viên càng có năng lực tổ chức và trình độ hiểu biết sâu rộng về các mặt bao nhiêu thì các hoạt động trong các câu lạc bộ càng đạt hiệu quả. Vì vậy để hoạt động các câu lạc bộ trong nhà trường có hiệu quả giáo viên cần: Luôn có ý thức tự học tự, bồi dưỡng để nâng cao trình độ nghiệp vụ. Nắm vững ý nghĩa, chức năng, cách tổ chức hoạt động các câu lạc bộ trong nhà trường. Có khả năng tuyên truyền, vận động phụ huynh, học sinh. Thực tế hiện nay cho thấy cần thiết phải làm chuyển biến về nhận thức của một số cán bộ giáo viên và các lực lượng xã hội khác về vai trò, ý nghĩa và chức năng của các hoạt động câu lạc bộ trong nhà trường, nhất là từ khi chúng ta thực hiện đánh giá học sinh theo thông tư 30/2014/TTBGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ Giáo dục và đào tạo Ban hành quy định đánh giá học sinh Tiểu học. Chỉ có sự nhận thức đúng đắn như vậy thì mới tránh được những tư tưởng coi nhẹ, hoặc ngại làm, ngại tổ chức. Do đó nâng cao nhận thức đi liền với đánh giá hiệu quả tham gia là hai mặt của vấn đề để: đảm bảo thực hiện đầy đủ kế hoạch và tổ chức có hiệu quả hoạt động các câu lạc bộ trong nhà trường. 5
- Cán bộ quản lí phải nhận thức rõ Nâng cao nhận thức và bồi dưỡng năng lực chuyên môn, năng lực tổ chức hoạt động CLB cho cán bộ, giáo viên là quyết sách quan trọng, tạo ra sự chuyển biến nhanh hơn, rõ hơn về chất lượng giáo dục toàn diện và hiệu quả trong việc tổ chức hoạt động các câu lạc bộ trong nhà trường. Từ đó, nâng cao nhận thức và tăng cường công tác bồi dưỡng đội ngũ thông qua việc tổ chức sinh hoạt chuyên môn một cách có hiệu quả. Xây dựng tinh thần trách nhiệm về đạo đức nghề nghiệp cho giáo viên, bồi dưỡng đội ngũ giáo là việc làm thường xuyên và liên tục. Ngay từ đầu năm học, chúng tôi đã triển khai đầy đủ các văn bản, chỉ thị, các cuộc vận động của ngành, kế hoạch của nhà trường về thực hiện nhiệm vụ của năm học, các văn bản hướng dẫn thành lập các câu lạc bộ trong trường Tiểu học đến toàn thể cán bộ giáo viên. Từ đó họ xác định rõ được nhiệm vụ cụ thể của từng cá nhân và nâng cao nhận thức trong việc tự học tập, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm. Để thấm nhuần tư tưởng và trách nhiệm của giáo viên, hàng tháng chúng tôi thường xuyên thống nhất chỉ đạo trong cấp ủy, quán triệt trong các cuộc họp chi bộ, họp hội đồng sư phạm. Thông qua đội ngũ cốt cán, tổ trưởng chuyên môn và các đồng chí đảng viên luôn tiên phong đi đầu trong mọi hoạt động, họ sẽ là những người đầu tiên có trách nhiệm cao đồng thời có nhiệm vụ tuyên truyền, vận động sâu rộng đến tất cả giáo viên trong trường. Từ những việc làm trên, nhận thức, năng lực chuyên môn, năng lực tổ chức hoạt động các CLB của giáo viên đã được nâng lên rõ rệt. Mọi người đã tích cực, tự giác trong công tác nhất là rất có trách nhiệm trong mọi hoạt động chung của nhà trường. 2.3.3. Bồi dưỡng năng lực cho ban chủ nhiệm câu lạc bộ Chủ nhiệm, phó chủ nhiệm, các ủy viên, thư ký CLB do các thành viên CLB bầu ra. Tuy nhiên đây là năm học đầu tiên nhà trường tổ chức hoạt động các câu lạc bộ nên để các CLB hoạt động có hiệu quả, chủ nhiệm các CLB thường là được chuyên môn nhà trường chỉ định và chủ nhiệm các CLB do giáo viên cốt cán của nhà trường phụ trách, các thành viên còn lại của các câu lạc bộ là các em học sinh. Chính vì vậy việc bồi dưỡng năng lực cho ban chủ nhiệm câu lạc bộ là rất cần thiết. Nội dung bồi dưỡng đó là: Năng lực tổ chức, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng điều hành hoạt động các câu lạc bộ ... Ngoài 6
- ra, ban chủ nhiệm CLB còn phải biết tranh thủ mọi sự đóng góp ý kiến của ban cố vấn trong nhà trường. Để bồi dưỡng năng lực cho ban chủ nhiệm các câu lạc bộ, lãnh đạo nhà trường đã có kế hoạch cụ thể. Ngay sau khi các câu lạc bộ được thành lập và ban chủ nhiệm các câu lạc bộ được bầu ra, nhà trường đã tổ chức các buổi tập huấn, các buổi thảo luận về cách tổ chức và điều hành hoạt động của từng câu lạc bộ. Đặc biệt nhà trường đã tổ chức một buổi sinh hoạt câu lạc bộ mẫu cho tất cả ban chủ nhiệm các câu lạc bộ tham dự để từ đó rút kinh nghiệm và đưa ra các ý tưởng cho các buổi sinh hoạt câu lạc bộ của mình. Qua những việc làm như vậy các em học sinh trong ban chủ nhiệm các câu lạc bộ rất tự tin trong mọi hoạt động và chất lượng các buổi sinh hoạt các câu lạc bộ ngày một tốt và có hiệu quả hơn. 2.3.4. Phối kết hợp giữa nhà trường Gia đình Học sinh * Đối với nhà trường Nhà trường cần tạo điều kiện cho học sinh lựa chọn các câu lạc bộ phù hợp với khả năng của mình thông qua việc khảo sát. Hỗ trợ cơ sở vật chất và làm hậu phương vững chắc cho các em. Nhà trường cũng như giáo viên là đại diện pháp lý cho các em sinh hoạt câu lạc bộ, cũng như khi tham gia các cuộc giao lưu. Để tạo không khí thi đua cho các em đạt thành tích cao, nhà trường cũng nên tổ chức các cuộc giao lưu trong trường cũng như cho các em tham gia các cuộc giao lưu cụm trường, huyện, tỉnh, … Ngoài ra nhà trường cần liên hệ, trao đổi với phụ huynh về lợi ích của câu lạc bộ, từ đó khuyến khích các em tham gia. * Đối với gia đình Phụ huynh nên tạo điều kiện và khuyến khích cho con em mình tham gia câu lạc bộ. để phát triển những năng khiếu môn học, kỹ năng xã hội, kỹ năng cộng đồng rất thiết thực. Các em sẽ có những mối quan hệ, những trải nghiệm mới mẻ, ít bỡ ngỡ hơn nếu khi bước ra cuộc sống. * Đối với học sinh Một câu lạc bộ trong trường học là một hoạt động ngoại khóa, các em sẽ luôn có được những định hướng đúng đắn từ các thầy cô giáo có kinh 7
- nghiệm và còn có chỗ dựa vững chắc trong quá trình hoạt động. Để duy trì câu lạc bộ, nên đặt lịch sinh hoạt thường xuyên và cố định, ví dụ như thứ bảy hàng tuần, hay 2 buổi 1 tuần… và nghiêm chỉnh tuân theo lịch sinh hoạt ( Tổ chức hoạt động ngoại khóa, học buổi 2). Để tạo không khí thi đua, học sinh tích cực đăng ký tham gia một số hoạt động giao lưu. 2.3.5. Tổ chức, chỉ đạo thành lập các câu lạc bộ Bước 1: Khảo sát nắm bắt nhu cầu nguyện vọng của học sinh. Để nắm bắt được nhu cầu nguyện vọng của học sinh nhà trường đã chuẩn bị phiếu khảo sát. Nội dung phiếu khảo sát nhà trường đã chuẩn bị như sau: PHÒNG GD&ĐT HUYỆN TĨNH GIA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH HẢI NHÂN Độc lập Tự do Hạnh phúc Hải Nhân, ngày 10 tháng 10 năm 2015 PHIẾU KHẢO SÁT Sau những khoảng thời gian miệt mài bên sách vở, các em muốn có một khung trời riêng để thỏa sức sáng tạo hăng say cho sự ham thích của mình và rèn luyện kĩ năng yêu thích. Đó là lí do để các em trở thành những thành viên tích cực của các Câu Lạc Bộ. Dù đam mê học toán, say mê với các bài văn bài thơ, thích học ngoại ngữ để mở rộng tầm hiểu biết của mình, yêu thích nghệ thuật hay thể thao, chắc chắn em sẽ tìm được một CLB phù hợp với mình. Mô hình CLB là một phần quan trọng trong mục tiêu Phát triển toàn diện nhân cách học sinh tiểu học của trường ta, tạo điều kiện cho các em thực hành những điều đã học, cũng như phát triển tối đa khả năng còn tiềm ẩn trong mỗi cá nhân. Mỗi học sinh được tự do chọn lựa CLB theo sở thích và năng khiếu của mình. Và quan trọng hơn cả là sau những trải nghiệm cùng CLB, các em sẽ thêm tự tin với những kiến thức và kĩ năng mà mình thu được. Chính những điều này sẽ giúp các em luôn “sẵn sàng cho cuộc sống”. Câu lạc bộ đang tiến dần từng nấc thang nhỏ để tạo nên một hiệu quả lớn. Đó không chỉ dừng lại ở quy mô một cá nhân, một nhà trường mà là kiến thức cần và đủ để các em trang bị cho chính mình. Vậy các em yêu thích CLB nào. Trường đề nghị gia đình và học sinh đăng kí bằng cách đánh dấu X vào cột bên cạnh 8
- Câu lạc bộ Toán Câu lạc bộ Tiếng Việt Câu lạc bộ Tiếng Anh Câu lạc bộ nghệ thuật: Âm nhạc Mĩ thuật Thể thao Họ tên học sinh Lớp Phụ huynh kí tên Sau đó, nhà trường tổng hợp nhu cầu, nguyện vọng của học sinh, d ự kiến số lượng các thành viên. Bài toán đặt ra là: Sẽ có những câu lạc bộ có số thành viên đông hoặc không đủ so với dự kiến. Tuy nhiên chúng ta cần: Tôn trọng sở thích, nguyện vọng của học sinh. Giáo viên chủ nhiệm nên có gợi ý để các em lựa chọn. Ví dụ nếu có năng khiếu toán em nên tham gia câu lạc bộ toán, yêu thích môn Tiếng Anh em nên tham gia câu lạc bộ giao tiếp Tiếng Anh. Không chọn hai câu lạc bộ trùng thời điểm sinh hoạt. Bước 2: Thống nhất loại hình CLB, lập danh sách thành viên và thành lập ban chủ nhiệm CLB: Căn cứ vào kết quả phiếu khảo sát và được sự thống nhất trong ban lãnh đạo nhà trường. Ngày 16 tháng 10 năm 2015 Hiệu trưởng trường TH Hải Nhân đã có “QUYẾT ĐỊNH Về việc thành lập các câu lạc bộ và ban chỉ đạo các câu lạc bộ. Năm học: 2015 2016” như sau: Quyết định thành lập các câu lạc bộ: Câu lạc bộ Toán lớp 4, 5 Câu lạc bộ Toán lớp 2, 3 Câu lạc bộ Tiếng Việt lớp 4,5 Câu lạc bộ Tiếng Việt lớp 2,3 Câu lạc bộ Tiếng Anh Câu lạc bộ Nghệ thuật Ban chỉ đạo các câu lạc bộ gồm những thành viên: 9
- Bà: Lê Thị Hà Bí thư chi bộ Hiệu trưởng Trưởng ban Bà: Đỗ Thị Thao P. Hiệu trưởng – CTCĐ P.trưởng ban Bà: Nguyễn Thị Thiệp P. Hiệu trưởng – P. BTCB P.trưởng ban Bà: Mai Thị Hà Thư ký HĐ Thư ký Bà: Mai Thị Liên TPTĐ Ủy viên Bà: Phạm Thị Thu Nguyệt Tổ trưởng tổ 4,5 Ủy viên Bà: Lê Thị Nguyệt Tổ trưởng tổ 2,3 Ủy viên Bà: Lê Thị Bình Tổ trưởng tổ 1 Ủy viên Bà: Lê Thị Giang Bí thư đoàn TN Ủy viên Thời gian sinh hoạt cụ thể của các câu lạc bộ như sau: Th Thời gian Câu lạc bộ Lãnh đạo ứ phụ trách 2 Buổi chiều ( Từ 16 Câu lạc bộ Nghệ thuật Đ/ c: Thao giờ 20P 17 giờ 30) 4 Buổi chiều ( Từ 16 Câu lạc bộ Nghệ thuật Đ/ c: Thiệp giờ 20P 17 giờ 30) 6 Buổi chiều ( Từ 14 Câu lạc bộ Toán, Tiếng Việt 4,5 Đ/c: Thao, giờ 16 giờ 30) (CLB Toán SH vào tuần 1,3 trong Thiệp tháng. CLB TV sinh hoạt vào tuần 2,4 trong tháng) 7 Buổi sáng ( Từ 7 Câu lạc bộ tiếng Anh 4,5 Đ/c: Thao, giờ 30P 9 giờ 30) CLB Nghệ thuật Thiệp Sau khi thành lập các câu lạc bộ tổ chức họp lại và bầu ra ban chủ nhiệm của từng câu lạc bộ. Dự kiến nội dung hoạt động, dự trù kinh phí hoạt động cho CLB của mình. Bước 3: Ra mắt các CLB: Các văn bản phục vụ lễ ra mắt gồm: Quyết định thành lập Ban chỉ đạo Câu lạc bộ, quyết định thành lập các Câu lạc bộ và ban chủ nhiệm Câu lạc bộ, quy chế hoạt động của các Câu lạc bộ, Nội dung chương trình hoạt động của Câu lạc bộ, diễn văn khai mạc, chương trình ra mắt Câu lạc bộ. Các bước ra mắt câu lạc bộ: 10
- Khai mạc, tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu. Đọc quyết định thành lập CLB, quyết định thành lập ban chủ nhiệm, nội quy, quy chế Câu lạc bộ. Công bố nội dung chương trình hoạt động của câu lạc bộ trong thời gian tới. Sinh hoạt văn hóa văn nghệ chào mừng ra mắt của Câu lạc bộ. Dưới đây là một số hình ảnh trong buổi ra mắt các CLB tại trường Hiệu trưởng nhà trường Đọc quyết định thành lập CLB, quyết định thành lập ban chủ nhiệm, nội quy, quy chế Câu lạc bộ. Câu lạc bộ Toán lớp 3 11
- Câu lạc bộ Toán lớp 5 Câu lạc bộ Tiếng Anh 12
- Văn nghệ chào mừng buổi ra mắt câc CLB Bước 4: Duy trì, nâng cao chất lượng hoạt động các CLB Ban chủ nhiệm câu lạc bộ thành lập các tiểu ban, từ đó xác định mục tiêu, nhiệm vụ cho từng tiểu ban. Lập kế hoạch hoạt động từng quý, trong mỗi hoạt động có sự điều chỉnh. Bởi vì: Quá trình hoạt động sẽ phát sinh nhiều thay đổi 2.3.6. Một số mô hình tổ chức các buổi sinh hoạt câu lạc bộ tại trường Tiểu học Hải Nhân * Tổ chức trò chơi “ Rung chung vàng” cho câu lạc bộ toán 5: Ôn tập phần “Phân số” Thành phần tham gia: Tất cả thành viên CLB toán 5 Chuẩn bị : HS mỗi em một bảng con ( Có phấn và giẻ lau), Gv chuẩn bị hệ thống câu hỏi được trình chiếu trên màn hình. Cách chơi như sau: Tổng số gồm 16 câu hỏi, 4 câu đầu là những câu “ khởi động” nên dù có trả lời sai cũng không bị loại. Từ câu thứ 5 nếu trả lời sai người chơi sẽ phải rời khỏi sàn thi đấu. Sau khi nghe câu hỏi, thí sinh suy nghĩ và ghi đáp án vào bảng trong khoảng thời gian 15 giây Hết 15 giây các thí sinh đồng loạt giơ đáp án.Thí sinh nào trả lời hết 16 câu là người thắng cuôc.Trong trường hợp chưa về đích mà tất cả các thí sinh đều bị loại thì gv sẽ cứu trợ thông qua trò chơi. Trường hợp còn 1 người chơi 13
- sẽ được khán giả trợ giúp 1 lần. Nếu khi về đích mà còn nhiều người chơi thì GV sẽ đưa ra câu hỏi phụ. Ai có tín hiệu trả lời nhanh và đúng thì thắng cuôc. Nếu bị phát hiện gian lận trong khi làm bài thì thí sinh đó bị huỷ bỏ đáp án và không được tiếp tục thi đấu. Đối với khán giả phải tuyệt đối giữ trật tự trong thời gian 15 giây suy nghĩ và không được nhắc câu trả lời. Các câu hỏi giáo viên chuẩn bị như sau: Câu hỏi 1: Phân số bảy phần mười một được viết như thế nào? (Đáp án: ) Câu hỏi 2: Trong các phân số sau phân số nào bằng phân số ; ; ; (Đáp án: ) Câu hỏi 3: Viết phân số sau dưới dạng hỗn số: ( Đáp án: ) Câu hỏi 4: Trong các phân số sau phân số nào là phân số thập phân: ; ; ; (Đáp án: ) Câu hỏi 5: Chuyển hỗn số sau thành phân số: ( Đáp án: ) Câu hỏi 6: Trong các phân số sau phân số nào là phân số tối giản: ; ; ; ( Đáp án: ) Câu hỏi 7: Tính nhanh kết quả biểu thức sau: + + + (Đáp án: 3) Câu hỏi 8: Tìm y: y x = 2 (Đáp án: ) Câu hỏi 9: Một lớp có 30 học sinh, số học sinh nam bằng số học sinh của lớp. Hỏi lớp đó có bao nhiêu học sinh nữ ? (Đáp án: 10 em) Câu hỏi 10: Tính 3 + 1 (Đáp án: 4) Câu hỏi 11: Xếp các phân số sau theo thứ tự từ bé đén lớn ; ; ; (Đáp án: ; ; ; ) Câu hỏi 12: Quy đống mấu số các phân số sau: và (Đáp án: và ) Câu hỏi 13: Tính nhanh: x ( Đáp án: ) Câu hỏi 14: Hai người làm một công việc, nếu một mình người thứ nhất làm thì mất 3 giờ. Nếu một mình người thứ hai làm thì mất 6 giờ. Hỏi hai người cùng làm thì mất mấy giờ mới xong công việc đó? ( Đáp án: 2 giờ) Câu hỏi 15: số thứ nhất bằng số thứ hai. Tổng hai số là 18. Tìm số bé? (Đáp án: Số bé là 18) 14
- Câu hỏi 16: Một người bán vải lần thứ nhất bán được tấm vải, lần thứ hai bán được chỗ vải còn lại thì tấm vải cón 12 mét nữa. Hỏi tấm vải dài bao nhiêu mét? (Đáp án: 36 m) * Sinh hoạt CLB mỹ thuật với chủ đề “Vẽ tranh theo nhạc” Môt quy ̣ trinh day hoc Mi thuât m ̀ ̣ ̣ ̃ ̣ ới theo mô hinh Đan Mach. ̀ ̣ Thanh phân tham d ̀ ̀ ự: học sinh trong CLB mĩ thuật Khách mời: Các cô giáo trong ban lãnh đạo nhà trường, giáo viên trong toàn trường. Chuẩn bị: Học sinh: Bộ đồ dùng vẽ, giấy vẽ khổ A3 Giáo viên: Chuẩn bị nhạc của ba bài hát: ” Cháu hát về đảo xa” ”Em yêu trường em” sáng tác: Hoàng Vân ”Đàn gà con.” Nhạc Pháp, Lời Việt Cách tổ chức như sau: Chia CLB mĩ thuật thành nhiều đội. Mỗi đội có 6 em. Mở đâu buôi sinh hoat hoc sinh đ ̀ ̉ ̣ ̣ ược nghe các ban nhac giáo viên đã chu ̉ ̣ ẩn bị, mỗi bản nhạc sẽ tương ứng với nội dung mà các em cần vẽ vào các bức tranh. Sau khi nghe nhạc xong các đội sẽ có thời gian là 10 phút để hội ý trong đội, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong đội để hoàn thành nội dung các bức tranh theo nội dung các bản nhạc mà giáo viên đã cho nghe. Thời gian cho các nhóm hoàn thành các bức tranh là 90 phút. Với bài hát: ”Đàn Gà con” Các em sẽ ”Vẽ đề tài các con vật quen thuộc” (Mĩ thuật lớp 3) Với bài hát: ”Cháu hát về đảo xa” các em sẽ ”Vẽ tranh đề tài chú bộ đội” (Mĩ thuật lớp 3) Với bài hát: ”Em yêu trường em” các em sẽ vẽ bức tranh về ngôi trường của mình. Như vậy mỗi đội sẽ hoàn thành 03 bức tranh . Vơi các ban nhac rôn rang, hoc sinh tham gia ve tranh kêt h ́ ̉ ̣ ̣ ̀ ̣ ̃ ́ ợp nhun nhay theo ́ ̉ ̣ nhac. Sau khi th ời gian kêt thuc, cac nhom tr ́ ́ ́ ́ ưng bay san phâm ve mau, th ̀ ̉ ̉ ̃ ̀ ưởng thưc, chia se cung nhom ban con nhom ban thi chât vân đê biêt thêm tâm trang ́ ̉ ̀ ́ ̣ ̀ ́ ̣ ̀ ́ ́ ̉ ́ ̣ ̉ cua nhau đ ược thê hiên trên san c ̉ ̣ ̉ ủa mình. 15
- Từ bưc tranh theo nhac, hoc sinh cac nhom tao ra cac ra cac san phâm theo y ́ ̣ ̣ ́ ́ ́ ́ ̉ ̉ ́ ̣ ̣ ̣ ̉ ̣ ược thich. Môi ca nhân lam viêc thât hăng say, nhiêu em rât sang tao, thê hiên đ ́ ̃ ́ ̀ ̀ ́ ́ ́ ̉ năng khiêu cua minh qua t ̀ ưng san phâm. Đê danh đ ̀ ̉ ̉ ̉ ̀ ược phân thăng, cac em đa ̀ ́ ́ ̃ ̣ ̉ ̣ biêt phân công nhau lam viêc đê tao ra đ ́ ̀ ược san phâm đa dang, phong phu va ̉ ̉ ̣ ́ ̀ ̣ ́ ̣ ơi gian lam viêc hăng say, cac nhom đa tao ra đ đep măt. Sau môt th ̀ ̀ ̣ ́ ́ ̃ ̣ ược nhiêu ̀ ̉ ̉ đep măt, sang tao thê hiên san phâm ̣ ́ ́ ̣ ̉ ̣ được năng khiêu cua minh. Khi hoan ́ ̉ ̀ ̀ ̀ ̣ ̣ thanh, đai diên cac nhom gi ́ ́ ơi thiêu vê san phâm cua nhom minh, cac nhom ́ ̣ ̀ ̉ ̉ ̉ ́ ̀ ́ ́ ́ ̉ ̉ ̀ ̣ ̣ ̃ cung nhau đanh gia san phâm va hoc tâp lân nhau. ̀ ́ * Sinh hoạt câu lạc bộ Tiếng Việt với trò chơi: “Đuổi hình bắt chữ” nhằm phát triển khả năng tư duy và vốn từ cho học sinh. Thành Phần tham gia: Các thành viên trong CLB Tiếng Việt Chuẩn bị: Học sinh chuẩn bị bảng nhóm, phấn Giáo viên chuẩn bị hệ thống hình ảnh, trình chiếu và chuẩn bị mọi nội dung cho buổi sinh hoạt. Cách chơi như sau: Chia học sinh trong CLB thành nhiều đội, mối đội 56 em Cử 12 em làm thư kí để ghi lại kết quả của từng đội Giáo viên sẽ trình chiếu lần lượt từng bức tranh. Các đội quan sát tranh trong thời gian 30 giây, sau đó cho biết từ ngữ ứng với mỗi bức tranh đó là gì? Ghi kết quả (từ tìm được) vào bảng nhóm, hết thời gian quy định các đội giơ kết quả cho thư kí kiểm tra. Mỗi bức tranh đoán đúng đội của bạn được cộng 10 điểm, nếu các đội chơi đoán sai với đáp án thì sẽ không được điểm. Sau khi nội dung bức tranh cuối cùng được công bố, thư kí tổng hợp xem đội nào được nhiều điểm nhất sẽ là đội thắng cuộc. Các hình ảnh và đáp án như sau 16
- Tranh 1: Công Cốc Tranh 2:Đô Thị Tranh 3: Cầu mưa Tranh 4: Ô tô 17
- Tranh 5: Múa rồng Tranh 6: Cầu kỳ Tranh 7: Học hành Tranh 8: Ngũ cốc 18
- Tranh 9: Ba hoa Tranh 10: Hoa điểm mười Tranh 11: Kính chào Tranh 12: Cá chuối: 2.4. Hiệu quả Năm học 2015 2016, với việc áp dụng thành công một số biện pháp tổ chức hoạt động các câu lạc bộ trong nhà trường, chúng tôi thấy rằng học sinh rất hứng thú tham gia hoạt động trong các câu lạc bộ. Đa số học sinh đã tích cực tham gia các hoạt động học tập và giáo dục một cách chủ động tự giác; biết hỗ trợ nhau hoàn thành công việc chung, biết trình bày vấn đề một cách lưu loát. Giờ học nhẹ nhàng hơn, tự nhiên hơn, hiệu quả hơn. Xã hội đồng thuận, ngành học quan tâm, chất lượng giáo dục toàn diện của trường TH Hải Nhân đã có hiệu quả rõ nét. Cụ thể kết quả đạt được như sau : Câu lạc bộ TDTT tham gia hội khỏe phù đổng cấp Huyện và cấp Tỉnh đạt thành tích tốt: Có 01 em đạt giải khuyến khích cờ vua cấp Tỉnh 10 em đạt giải trong hội khỏe phù Đổng cấp Huyện trong đó có: 2 giải nhì, 3 giải ba và 6 giải khuyến khích. Câu lạc bộ nghệ thuật được Phòng GD&ĐT Huyện Tĩnh Gia lựa chọn tham gia 02 tiết mục kể chuyện tham dự hội thi “Tiếng hát, kể chuyện giáo viên và học sinh Tiểu học cấp Tỉnh năm học 2015 2016 ” Câu lạc bộ Toán lớp 5 sẽ có 06 em tham gia giao lưu CLB Toán Tiểu học cụm trung tâm Chất lượng khảo sát môn Tiếng Việt và Toán giữa học kì 2 : 19
- Môn TSH Điể Điể Điể Điểm dưới 5 S m 9 m 78 m 56 10 708 SL TL(% SL TL(% SL TL(% SL TL(%) ) ) ) Tiến 708 268 37,8 315 44,4 121 17 6 0,8 g Việt Toán 708 324 45,8 241 34,0 137 19,4 6 0,8 3. Kết luận, kiến nghị Kết luận Trong điều kiện đổi mới của đất nước, những thay đổi lớn lao trong đời sống kinh tế xã hội đã có tác động mạnh mẽ tới sự phát triển nhân cách của mỗi người học sinh. Học sinh ngày nay có những bước phát triển mới hơn về chất trong quá trình rèn luyện và học tập. Các em thường mạnh dạn hơn, có tư duy tốt hơn nhằm khẳng định sự phát triển của bản thân. Người quản lý phải nắm bắt nhu cầu đó để xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động các câu lạc bộ trong nhà trường, nhằm thỏa mãn nhu cầu nguyện vọng của học sinh, qua đó giúp các em phát triển năng lực giao tiếp. Hoạt động này đa dạng, phong phú, cùng với các hoạt động dạy học trên lớp và các hoạt động khác luôn gắn bó chặt chẽ, bổ sung cho nhau, xen kẽ nối tiếp nhau được tiến hành đồng thời ở trường Tiểu học để tạo nên một kết quả tổng hợp, góp phần đào tạo người HS phát triển toàn diện về các mặt: Đức Trí Thể Mỹ. Từ kết quả trên, để đánh giá lại thực trạng trong việc tổ chức hoạt động các câu lạc bộ trong trường chúng tôi, đồng thời đưa ra một số biện pháp tổ chức hoạt động các câu lạc bộ, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, ở cương vị một người quản lý, nghiên cứu đề tài, tôi đã rút ra được một số kết luận sau: Người quản lý phải hiểu rõ và phải xác định cho mình một trách nhiệm lớn lao nặng nề và phải biết vận dụng sáng tạo, linh hoạt các biện pháp quản lý: Ngay từ đầu năm học người quản lý phải có kế hoạch chỉ đạo cụ thể, phù 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm nâng cao công tác chủ nhiệm học sinh lớp 5
14 p | 2592 | 686
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn học vần cho học sinh lớp 1 trường tiểu học Mỹ Phước D
50 p | 2695 | 408
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt môn tập làm văn
10 p | 2122 | 376
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn kĩ năng học tốt môn tập làm văn ở lớp 5
11 p | 1174 | 281
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đầu cấp
28 p | 777 | 213
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thảo luận nhóm trong dạy học môn Toán lớp 3 - Bùi Thị Giao Thủy
20 p | 658 | 121
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 đọc đúng, đọc diễn cảm
24 p | 571 | 119
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy và học môn Tiếng Việt lớp 2 phân môn kể chuyện
20 p | 589 | 112
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng kể chuyện cho học sinh lớp 2 trong phân môn Tiếng Việt
11 p | 595 | 100
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức học sinh trường tiểu học
9 p | 436 | 80
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giúp giáo viên khối 1 nâng cao chất lượng dạy môn Tiếng Việt
15 p | 612 | 74
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giải bài toán BĐT
25 p | 309 | 70
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm khai thác triệt để mô hình để giảng dạy môn Sinh học lớp 7
17 p | 384 | 69
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn kỹ năng học tốt môn tập làm văn ở lớp 5
13 p | 360 | 66
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số phương pháp giải phương trình mũ – phương trình Logarit
29 p | 352 | 42
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số sai lầm thường gặp của học sinh khi giải phương trình lượng giác cơ bản
13 p | 297 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giảng dạy lồng ghép giáo dục dân số - sức khỏe sinh sản vị thành niên thông qua tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu - Môn Ngữ Văn - Lớp 12 chương trình chuẩn
51 p | 273 | 24
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao công tác nữ công trong trường Tiểu học
17 p | 21 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn