intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp phòng chống suy dinh dưỡng, dư cân, béo phì cho trẻ tại trường mầm non

Chia sẻ: Nguyenthingoclanh Nguyenthingoclanh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:12

227
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phòng chống suy dinh dưỡng, dư cân và béo phì cho trẻ đang là một trong những vấn đề hết sức quan trọng và bức xúc hiện nay, vì sức khỏe trẻ em hôm nay là sự phồn vinh của đất nước ngày mai. Mời các bạn cùng tham khảo sáng kiến "Một số giải pháp phòng chống suy dinh dưỡng, dư cân, béo phì cho trẻ tại trường mầm non" để hiểu rõ hơn về chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp phòng chống suy dinh dưỡng, dư cân, béo phì cho trẻ tại trường mầm non

  1. SÁNG KIẾN  Đề tài:  Một số giải pháp phòng chống suy dinh dưỡng, dư cân, béo  phì cho trẻ tại trường mầm non ĐẶT VẤN ĐỀ  Sức khoẻ là vốn quý báu nhất của con người, để  tham gia vào các hoạt  động thì con người cần phải có sức khoẻ. Đặc biệt đối với trẻ  em lứa tuổi  mầm   non thì sức khoẻ lại càng quan trọng vì ở giai đoạn này cơ thể các bé đang phát  triển mạnh các cơ quan chức năng tâm sinh lý của trẻ đang dần dần được hoàn  thiện. Do đó dinh dưỡng chiếm vị trí rất quan trọng đối với con người, nhất là   đối với trẻ em dinh dưỡng rất cần thiết, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe  và sự phát triển của trẻ như Bác Hồ  đã nói “ Trẻ em như búp trên cành ” ý nói   giai đoạn quan trọng nhất của cuộc đời cần được chăm sóc nuôi dưỡng tốt. Qua khảo sát tỉ lệ trẻ từ 2 ­ 6 tuổi bị suy dinh dưỡng, dư cân trong trường   vẫn còn cao. Thực tế cho thấy đa số các gia đình kinh tế còn khó khăn, không đủ  điều kiện cung cấp đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ và có nhiều bà mẹ thiếu  hiểu biết cách nuôi con theo khoa học như: kiêng cử  quá mức dẫn đến trẻ  suy  dinh dưỡng hoặc đối với gia đình khá giả cho con ăn quá nhiều chất dinh dưỡng   không cân đối dẫn đến  trẻ dư cân, béo phì. Dựa vào tình hình thực tế năm học   2015­2016 thì tỉ  lệ  trẻ  suy dinh dưỡng, dư  cân còn khá cao. Vì thế  cần phải  giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng và dư cân xuống mức thấp nhất.  Bệnh suy dinh dưỡng và béo phì ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực và   trí tuệ  của trẻ. Tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng và béo phì càng cao thì nòi giống càng   kém phát triển, ảnh hưởng đến sự tiếp thu nền khoa học kỹ thuật tiên tiến. Do  đó, suy dinh dưỡng và béo phì là gánh nặng của gia đình và xã hội, liên quan trực   tiếp đến nguồn nhân lực tương lai của đất nước. Chính vì vậy mà phòng chống suy dinh dưỡng, dư cân và béo phì cho trẻ  đang là một trong những vấn đề hết sức quan trọng và bức xúc hiện nay, vì sức   khỏe trẻ em hôm nay là sự phồn vinh của đất nước ngày mai. Cho nên chúng tôi  chọn đề  tài: “ Một số  giải pháp phòng chống suy dinh dưỡng, dư  cân, béo phì   cho trẻ tại trường mầm non ”.                                                                            1
  2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lý luận. ­ Các nhà khoa học nghiên cứu và cho biết trẻ em ở lứa tuổi mầm non nhu   cầu về dinh dưỡng và nhu cầu về hoạt động của trẻ là rất cao. Hơn thế nữa cơ  thể trẻ là cơ thể đang phát triển cho nên vấn đề về dinh dưỡng cho trẻ đòi hỏi  phải đảm bảo đầy đủ các chất và cân đối phối hợp đủ 4 nhóm thực phẩm trong   một ngày. Bên cạnh đó nhu cầu ngủ, hoạt động của trẻ cũng rất cao, trẻ thường   hiếu động thích chạy nhảy. Đặc biệt hoạt động vui chơi đóng vai trò rất cao, nó   là hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non.  ­  Nghị  quyết lần 2 Ban chấp hành Trung  ương Đảng khóa VIII về  định  hướng chiến lược phát triển giáo dục đào tạo trong thời kỳ  công nghiệp hóa,   hiện đại hóa đã tiếp tục khẳng định mục tiêu của giáo dục mầm non là: “Phát  triển bậc học mầm non phù hợp với điều kiện và yêu cầu của từng nơi – Bảo   đảm hầu hết trẻ 5 tuổi được học chương trình mẫu giáo lớn chuẩn bị  vào lớp   một”. Đồng thời Nghị quyết cũng vạch ra mục tiêu đến năm 2020 là “ Xây dựng   hoàn chỉnh và phát triển bậc học mầm non cho hầu hết trẻ em trong độ  tuổi –   Phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ cho các gia đình”, “ Huy động toàn xã hội làm   giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân xây dựng nền giáo dục quốc dân   dưới sự quản lý của nhà nước ”. ­ Nếu những trẻ được người lớn chăm sóc nuôi dưỡng tốt ngay từ đầu khi  còn rất nhỏ thì lúc trẻ mới được vào trường mầm non trẻ luôn được hoạt động  khoẻ mạnh thông minh, hồn nhiên, ít ốm đau. Cho nên, sức khỏe là vô cùng quan   trọng đối với con người, nếu không có sức khỏe thì cơ  thể  chậm phát triển và  sinh ra nhiều bệnh tật. Nhất là trẻ ở lứa tuổi mầm non đang phát triển rất nhanh  về  thể  lực và trí tuệ. Nếu được chăm sóc nuôi dưỡng đầy đủ  trẻ  sẽ  phát triển   tốt, trẻ sẽ dễ dàng lĩnh hội những kiến thức trong quá trình giáo dục đồng thời   hạn chế ốm đau, bệnh tật. Vì vậy, nâng cao chất lượng dinh dưỡng đóng vai trò   rất quan trọng đến sự phát triển của trẻ. II. Thực trạng về phòng chống suy dinh dưỡng, dư  cân, béo phì cho  trẻ. 1. Đặc điểm tình hình. a.Thuận lợi. Được sự quan tâm của Đảng ủy, Uỷ ban nhân dân xã và Phòng Giáo dục ­   Đào tạo huyện Bình Đại vào năm 2008 ­ 2009 trường được xây dựng 1 bếp ăn  đạt theo yêu cầu của y tế  theo hướng qui trình một chiều. Với sự  quản lý và  tham mưu chỉ  đạo chặt chẽ  của Ban giám hiệu, nhà trường đã vận động được  sự   ủng hộ  của ban ngành, đoàn thể, hội cha mẹ  học sinh trong việc đầu tư  cơ                                                                             2
  3. sở  vật chất, trang thiết bị  phục vụ  cho công tác chăm sóc, giáo dục trẻ  tương   đối khang trang. Nhà trường có một đội ngũ giáo viên tương đối đồng đều về chuyên môn,  nghiệp vụ,  trình độ  trên chuẩn 100%.  Cán bộ, giáo viên, nhân viên  nhiệt tình,  tâm huyết với nghề  nghiệp,  đoàn kết tốt, đồng lòng, đồng sức thực hiện tốt   mục tiêu nhiệm vụ năm học, không chạy theo thành tích. Nhiều giáo viên năng lực sư phạm xếp loại tốt đạt giáo viên dạy giỏi, có  uy tín với phụ  huynh, nhân dân, đồng nghiệp. Phẩm chất, đạo đức tốt, trung   thực, tận tụy với công tác nhất là nhiệt tình chăm sóc trẻ, không ngại khó khăn,  giàu lòng thương yêu các cháu. Nhà trường có nhân viên y tế  theo dõi sức khỏe thường xuyên và có các  biện pháp tuyên truyền với phụ huynh kiến thức nuôi con theo khoa học. Hội phụ huynh chấp hành đầy đủ các nội dung, quy định, hưởng ứng tích  cực trong việc tổ chức bán trú cho trẻ, đảm bảo khẩu phần ăn cho trẻ  theo yêu  cầu, nhiệt tình tham gia các phong trào và các hoạt động của nhóm, lớp. b. Khó khăn. Bên  cạnh  những  thuận  lợi  nêu   trên  nhà  trường  vẫn  còn  gặp  không   ít  những khó khăn như: ­ Là một xã dân đông sống chủ yếu vào nông nghiệp, nuôi tôm không bền   vững, điều kiện phục vụ cho việc vận động của trẻ còn hạn chế. ­ Thời tiết không thuận lợi, giá cả  không  ổn định  ảnh hưởng trực tiếp  đến kinh tế mỗi gia đình dẫn đến đời sống của phụ huynh gặp nhiều khó khăn. ­ Một số giáo viên nghỉ hộ sản, trường hợp đồng giáo viên mới ra trường   dạy thay cho các lớp, nghiệp vụ chuyên môn còn hạn chế, chưa linh hoạt, chủ  động trong công việc, trao đổi, phối hợp cùng phụ huynh. ­ Nhận thức của các bậc phụ huynh về  phòng chống suy dinh dưỡng, dư  cân, béo phì trẻ  em còn nhiều hạn chế  như: Kĩ năng chăm sóc con cái của một   số các bà mẹ còn thiếu hụt, chưa phù hợp. Chưa phân biệt thế nào là bữa ăn đủ  dinh dưỡng, đáp ứng nhu cầu về chất...Và một nguyên nhân nữa là do điều kiện   kinh tế  còn khó khăn nên phụ  huynh chỉ  mới nghỉ  đến bữa ăn đủ  no chứ  chưa   nghỉ đến bữa ăn có đủ chất dinh dưỡng; Ngược lại đối với gia đình kinh tế khá  giả thì cho con ăn quá mức, thích con mình tròn trịa, dễ thương, không nghỉ đến   trẻ dư cân sẽ dẫn đến béo phì và các bệnh có liên quan về sau này. Do vậy, mà ngay từ  đầu năm học tỷ  lệ  trẻ  suy dinh dưỡng, dư  cân  ở  trường còn khá cao. 2. Kết quả và thực trạng. Với những khó khăn và thuận lợi nêu trên, qua khảo sát của trường đầu   năm học 2015­ 2016 trẻ suy dinh dưỡng và dư cân như sau: Tổng số trẻ toàn trường 298 trẻ. T Độ tuổi Tổng  Tổng  Trẻ   phát   triển  Trẻ   suy   dinh  Trẻ dư cân                                                                            3
  4. T số  số   trẻ  bình thường dưỡng trẻ được  Tổng  Tỉ   lệ  Tổng  Tỉ   lệ  Tổn Tỉ   lệ  cân đo số % số % g số % 1 Nhà trẻ 23 23 22 96.65 0 0 1 4.34 2 Khối  60 60 59 98.33 1 1.67 0 0 3 mầm 86 86 80 93.02 2 2.32 4 4.65 4 Khối chồi 129 129 121 93.79 1 1.55 7 5.42 Khối lá Tổng cộng 298 298 282 95.44 4 1.84 12 4.8 Qua kết quả chăm sóc trẻ năm học 2015 ­ 2016 thì chúng tôi thấy rằng tỷ  lệ  trẻ  suy dinh dưỡng, dư cân còn  ở  mức độ  khá cao. Từ  đó chúng tôi áp dụng  một  số giải pháp như sau: III. Những giải pháp phòng chống suy dinh dưỡng, dư  cân, béo phì  cho trẻ. Năm học 2015 ­ 2016 trường đạt kiểm định chất lượng cấp độ I, đó cũng  là thành quả của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trường. Vì vậy để nâng cao  chất lượng chăm sóc trẻ   ở  trường. Chúng tôi đã nghiên cứu các biện pháp góp   phần phòng chống suy dinh dưỡng, dư cân, béo phì cho trẻ ở trường. Đầu năm học hiệu trưởng xây dựng kế  hoạch năm học chăm sóc nuôi  dưỡng giáo dục trẻ. Họp phụ  huynh toàn trường thông qua kế  hoạch năm học  và phối hợp với y tế phổ biến kiến thức về cách phòng chống suy dinh dưỡng,   dư cân, béo phì ở trẻ từ 2 ­ 6 tuổi đồng thời áp dụng các biện pháp phù hợp như: 1. Bồi dưỡng kiến thức thực hành dinh dưỡng, thực hiện tốt vệ sinh   an toàn thực phẩm trong chế  biến cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, phòng  chống suy dinh dưỡng, dư cân, béo phì cho trẻ. Để   thực hiện tốt công tác phòng chống suy dinh dưỡng , dư  cân, béo phì  cho trẻ thì ngay từ đầu năm học nhà trường đã tổ chức vận động cho 100% trẻ  điểm chính  ở  bán trú tại trường, nhà trường luôn đảm bảo chế  độ  ăn theo qui  định. Căn cứ vào nhu cầu năng lượng của từng độ  tuổi để xây dựng khẩu phần  ăn cho phù hợp. Đặc biệt quan tâm đến việc chăm sóc về  tinh thần, tạo bầu   không khí đầm  ấm giúp trẻ  có cảm giác như  bữa ăn tại gia đình, trẻ  ăn ngon  miệng hơn. Hiệu trưởng chỉ  đạo giáo viên  ở  các nhóm lớp quan sát trẻ  ăn và động  viên khuyến khích trẻ ăn hết suất, không làm rơi vãi thức ăn. Giáo viên tạo môi  trường lớp sạch đẹp, gọn gàng, ngăn nắp. Tăng cường làm đồ  chơi ở  khu phát  triển vận động như: Sân banh mi ni, cầu tre, xe trược, đi trên đường gập gềnh,   một số  đồ  chơi ngoài trời khác và một số  đồ  chơi trong nhà thư  giản giúp trẻ  tham gia rèn luyện cơ thể khỏe mạnh. Đồng thời xác định phát triển vận động là                                                                             4
  5. một trong những điều kiện quan trọng để  phòng tránh  suy dinh dưỡng  và kéo  giảm dư cân có nguy cơ béo phì. Khẩu phần và thực đơn của trẻ y tế, nhân viên nầu ăn cần được thay đổi   theo mùa, theo tháng và theo tuần, đảm bảo cân đối các chất dinh dưỡng, chế  biến phù hợp khẩu vị của trẻ. Giáo viên cho trẻ  dư  cân tham gia đầy đủ  các bài tập buổi sáng, các trò   chơi vận động, trong giờ  hoạt động ngoài trời, giờ  học thể  dục với một thời   lượng vừa sức với trẻ từ ít đến nhiều, từ thời gian ngắn đến dài. Giáo viên phải  tạo thói quen và duy trì tập luyện một cách đều đặn vào một giờ nhất định trong  ngày và trong tuần. Chú ý, do trẻ  lười hoạt động nên giáo viên thường xuyên  quan tâm, gần gủi để  trẻ  tự  tin tham gia tập luyện, không nên chiều theo ý trẻ  mà bỏ  giờ  tập luyện. Ngoài ra giáo viên còn cho trẻ  dư  cân tham gia các hoạt  động trong lớp như: Xếp ghế, dọn đồ  chơi,... Hoạt động ngoài trời như   chạy,  nhảy, đá bóng, đi bộ, các trò chơi dân gian, trò chơi vận động, vừa sức với trẻ  và đảm bảo an toàn. Đối với trẻ suy dinh dưỡng  cho trẻ tham gia các hoạt động   nhẹ  nhàng đầy đủ  các lĩnh vực ngôn ngữ, tạo hình... phù hợp với trẻ. Khi trẻ  tham gia thực hiện cùng với các bạn, giáo viên nên có lời khen đối với trẻ. Hàng   ngày giáo viên thường xuyên trao đổi tình hình trẻ   ở  tại trường trong giờ  đón,  trả  trẻ  với phụ  huynh để  biết được tình hình sức khỏe của trẻ, đồng thời có   biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời. Ví dụ : Đối với trẻ suy dinh dưỡng cho trẻ ăn món khô trước, món nước   sau và ngược lại đối với trẻ dư cân món nước trước, món khô sau. Phát động cuộc thi sáng tạo, sưu tầm thơ, câu chuyện, câu đố, bài viết có  nội dung giáo dục dinh dưỡng và vệ  sinh an toàn thực phẩm. Hướng cho giáo  viên lồng ghép giáo dục dinh dưỡng vào các môn học như: Làm quen văn học,  môi trường xung quanh….thể hiện rõ nhất vào hoạt động vui chơi của trẻ chính  là hoạt động “Bé tập làm nội trợ ”, giáo viên dạy trẻ  biết sử  dụng thành thạo  các đồ dùng dụng cụ như dao, thớt, cốc, chén… Xây dựng vườn rau của bé tại trường để trẻ  vừa được tiếp xúc với thiên  nhiên, giúp trẻ trải nghiệm với thực tế và phát triển. Đồng thời cải thiện b ữa ăn  cho trẻ, có rau xanh theo mùa đảm bảo hợp vệ sinh. Luôn chú trọng khâu chọn lựa thực phẩm, khâu sơ chế, chế biến thức ăn,  khâu bảo quản và chia thức ăn một cách khoa học nhất, đảm bảo vệ  sinh an  toàn thực phẩm, tránh lãng phí đặc biệt là đảm bảo giá trị  dinh dưỡng. Hàng  ngày phải công khai tài chánh cho các bậc phụ huynh được biết và giám sát.  Hợp  đồng nơi cung cấp thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đối với giáo viên phụ trách tại nhóm, lớp tôi luôn bồi dưỡng những kiến  thức qua tài liệu, thông tin trên mạng, qua thử nghiệm hàng ngày và qua hội thi  ngôi nhà dinh dưỡng để  giáo viên có kiến thức về  vệ  sinh an toàn thực phẩm  nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ phù hợp với mọi lứa tuổi. Nhân viên                                                                             5
  6. nấu ăn phải biết cách chế  biến thức ăn và thực hiện đúng quy trình bếp một  chiều, thực hiện tốt việc lưu mẫu thức ăn kể cả thực phẩm sống. Việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ  phải đảm bảo đúng 10 nguyên tắc vàng   trong ăn uống. Chúng tôi luôn phối hợp cùng nhân viên y tế theo dõi biểu đồ  hàng tháng  của trẻ đặc biệt quan tâm đến trẻ suy dinh dưỡng, dư cân và béo phì. Giáo viên sắp xếp những trẻ suy dinh dưỡng , dư  cân, béo phì ngồi riêng  khi ăn để  dễ  quan sát theo dõi trẻ giúp trẻ  suy dinh dưỡng ăn hết suất, trẻ  dư  cân ăn theo chế độ khẩu phần của trẻ. 2. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền. Lên kế  hoạch về  nội dung chăm sóc nuôi dưỡng trẻ  tại các nhóm lớp.   Lượng thông tin bao gồm các vấn đề liên quan đến dinh dưỡng, vệ sinh, phòng  bệnh, các hoạt  động hưởng  ứng các phong trào giáo dục sức khỏe của nhà  trường cụ thể là: ­ Tình hình sức khỏe của trẻ qua biểu đồ tăng trưởng. ­ Tình hình bệnh tật của trẻ  có thể  phát sinh do thời tiết, khí hậu, môi  trường để phụ huynh có thể nắm được và biết cách phòng tránh bệnh cho trẻ ­ Thường xuyên xây dựng góc tuyên truyền tại trường, nhóm lớp như:   Những điều phụ  huynh cần biết;  Bé thích ăn gì….để  giúp cha mẹ  trẻ  nắm   những thông tin cần thiết và từ  đó thực hiện tốt nội quy của nhà trường như:   Cho trẻ  ăn ngủ  đúng giờ  giấc, không cho trẻ  mang quà bánh đến lớp. Kết hợp  với các bản tin và hình ảnh được thay đổi nhiều lần trong tháng để thu hút được   sự quan tâm chú ý của phụ huynh. ­ Phụ huynh nên cho trẻ  ăn rau, củ, trái cây hàng ngày. Hạn chế  các món  ăn giàu đạm như  thịt, cá, trứng, bánh ngọt đối với trẻ  thừa cân, béo phì. Riêng   đối với trẻ suy dinh dưỡng tăng cường đạm, béo... tăng cường cho trẻ suy dinh   dưỡng uống sữa vào buổi tối. Điều quan trọng phải đảm bảo nhu cầu dinh  dưỡng hợp lý và cần thiết trong khẩu phần ăn hàng ngày. Không những trẻ  được chơi ở tại trường, gia đình nên cho trẻ chơi thêm những trò chơi vận động  vừa sức phù hợp với độ tuổi như: chạy chậm, chạy xe đạp, đá bóng, đi bộ, chạy  nhảy chơi đùa với các bạn cùng xóm, không nên cho trẻ  nằm một chỗ, không   xem ti vi nhiều nếu trẻ  lười cha mẹ  nên cùng chơi với trẻ. Các thông tin cần   thiết về cách chăm sóc con theo khoa học. Ví dụ: Nhu cầu khuyến nghị  với phụ huynh về năng lượng của trẻ trong  một ngày là 1470 Kcal. a.Đối với trẻ suy dinh dưỡng.   ­ Cung ứng lương thực thực phẩm đầy đủ cho trẻ. ­ Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ bằng bữa ăn hợp lý. Cho trẻ  ăn đầy đủ  4  nhóm chất dinh dưỡng (bột đường, đạm, béo), không kiêng khem, ăn theo khẩu  phần dinh dưỡng.                                                                            6
  7. ­ Vệ  sinh an toàn thực phẩm: Là vấn đề  quan trọng hàng đầu trong việc  bảo vệ trẻ tránh các bệnh nhiễm trùng đường ruột, giun sán… Chọn thực phẩm  tươi cho trẻ, tránh bảo quản dài ngày trừ  trường hợp có tủ  cấp đông đúng quy  cách, hạn chế  cho trẻ  dùng các loại thực phẩm chế  biến sẵn, đóng hộp, chế  biến, nấu nướng thức ăn chín kỹ. ­ Có thể  theo phương châm ăn nhiều bữa trong ngày và sử  dụng bữa ăn  theo hình vuông thực phẩm. Không cho trẻ  ăn ngọt trước bửa ăn chính, cho trẻ  ăn món ăn đặc trước, món nước sau. ­ Điều trị tại nhà bằng cách hướng dẫn bà mẹ hoặc người nhà điều chỉnh   lại chế  độ  ăn hợp lý và theo dõi sự  tăng cân của trẻ qua “ Biểu đồ  phát triển”.   Nên cho thêm thức ăn có độ  năng lượng cao như  dầu hay các hạt có dầu, các  thức ăn giàu Protein động vật, các loại rau xanh và quả  giàu vitamin A và các   vitamin khác cùng muối khoáng. Cần tiếp tục cho trẻ uống thêm sữa đầy đủ.  Quá trình điều trị khi trẻ mắc các bệnh thông thường. * Trẻ bị tiêu chảy. ­ Trường hợp mất nước nhẹ và vừa: Nên cho uống dung dịch Oresol với   lượng 50 ­ 100ml/kg cân nặng cơ thể trong vòng  4 ­ 6 giờ, cho uống ít một đến   khi hết khát. Nếu trẻ đỡ, tiếp tục duy trì với liều lượng như ban đầu và tiếp tục   theo dõi sát trong vòng 3 giờ để có thái độ xử lý tiếp. ­ Chế  độ  ăn:  Ở  những trẻ  không bị  mất nước hoặc những bệnh nhi mất   nước đã được điều trị thì bắt đầu cho ăn bằng đường miệng với độ  pha loãng,   số  lượng ít nhưng nhiều lần. Về  thức ăn nên dùng sữa hoặc các loại thức ăn   khác có năng lượng cao. Khi tiêu chảy đã đỡ, trẻ  có cảm giác thèm ăn trở  lại,  cho trẻ ăn theo ý thích và theo truyền thống địa phương nhưng phải là thức ăn có  giá trị cao và phải ăn từ từ không kiêng khem quá mức. ­ Chống nhiễm khuẩn: Cần phát hiện các ổ nhiễm khuẩn, đặc biệt là các  ổ nhiễm khuẩn tìm tàng và điều trị bằng các kháng sinh đặc hiệu. ­ Chăm sóc: Giữ gìn vệ sinh thân thể, chăm sóc da tay, mắt miệng. ­ Điều trị triệt để các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp, tiêu chảy… không cần   lạm dụng kháng sinh mà chỉ  dùng đủ  liều, đủ  thời gian, chăm  sóc dinh duỡng  tích cực trong thời gian bệnh và phục hồi dinh dưỡng sau thời gian bệnh  nếu trẻ  mất nước nặng đưa ngay đến cơ sở y tế điều trị. b. Đối với trẻ dư cân, béo phì. ­ Để ngăn chặn chứng béo phì ở trẻ em, cần tác động lên 2 lĩnh vực: Lĩnh  vực ăn và uống và lĩnh vực tiêu hao vật chất (dépeuse physique).  ­ Đối với vấn đề  ăn uống, khó khăn đầu tiên của bác sĩ nhi khoa thường  gặp là phải thuyết phục cha mẹ trẻ thay đổi cách nuôi dưỡng giúp trẻ giảm cân.   Cha mẹ trẻ có thể tham khảo một số gợi ý sau:                                                                             7
  8. + Tôn trọng một nhịp độ  (rytsme) 4 bữa ăn/ngày (kể  cả  bữa ăn phụ, nhẹ  (legouter) đầu buổi chiều, kiên quyết loại bỏ thói quen ăn vặt (gugnotage) quà,   bánh kẹo...  + Tăng cường ăn rau quả, lý tưởng nhất là 5 trái cây, rau/ngày.  +   Hạn   chế   các   món   ăn   giàu   protein   (đạm)   như   thịt,   cá,   trứng...   chỉ   1   lần/ngày.  + Thay thế những loại bánh kem, bánh quy, bánh ngọt, gatô bằng bánh mì   trắng, các loại bánh  mì làm bằng bột gạo lức (pain complet), tránh các loại bánh   xốp (có nhiều ruột) có đường, sữa, chất béo (pain de mie)...  + Hạn chế sự tiêu thụ các loại phomat khô, chỉ nên dùng 1 lát/ngày và ưu   tiên cho các loại sữa chua (yaourts) ở các bữa ăn khác.  + Không nên bỏ  các chất tinh bột (féculents): Cơm, bột gạo, bánh mì,   khoai tây... cần có ở các bữa ăn để trẻ khỏi ăn vặt kẹo, bánh ngọt...  + Không được bắt trẻ béo phì nhịn ăn, làm như vậy trẻ sẽ  cảm thấy quá   đói dẫn đến khi ăn trẻ sẽ ăn bù. Điều quan trọng cần chú ý là làm sao đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng   hợp lý và cần thiết của trẻ ở các lứa tuổi trong khẩu phần ăn hàng ngày. ­ Khuyến khích trẻ vận động phù hợp với lứa tuổi và thể lực của trẻ nhất   là các trò chơi vận động (chơi bóng, đuổi bắt), trò chơi nhân gian (cướp cờ, mèo  đuổi chuột). ­ Trong bữa ăn của trẻ chúng ta cho trẻ ăn món canh trước để tạo cho trẻ  cảm giác no trước khi ăn cơm vì cơm có chứa tinh bột nhiều. ­ Thường xuyên theo dõi cân nặng và chiều cao của trẻ  để  có thể  can  thiệp sớm khi tốc độ tăng cân quá nhiều. 3. Phối hợp với y tế huyện, xã, trường khám sức khỏe và cân đo theo  định kỳ, kiểm tra thường xuyên vệ sinh an toàn thực phẩm. Hằng năm nhà trường phối hợp với y tế xã khám sức khỏe cho trẻ 2 lần /   năm học, kiểm tra phân loại sức khỏe của trẻ  theo biểu đồ  tăng trưởng để  có   chế  độ  chăm sóc kịp thời, phù hợp. Những trẻ  có biểu hiện như  béo phì, suy   dinh dưỡng cần kiểm tra, cân đo hàng tháng để  điều chình chế  độ  ăn cho phù  hợp. Bác sĩ, y sĩ của trạm y tế tư vấn cho các bà mẹ  đang trong thời kỳ mang  thai và cách nuôi con theo khoa học. Y tế dự phòng huyện kiểm tra sức khỏe cho đội ngũ cấp dưỡng trước khi   hợp đồng làm việc theo định kỳ hàng năm như khám sức khỏe, xét nghiệm máu,  xét nghiệm phân, xét ngiệm phổi….để  đảm bảo tránh các bệnh lây truyền cho  trẻ. Giáo viên được khám sức khỏe đầu năm học để  sớm sàng lọc các bệnh   truyền nhiểm lây cho trẻ. Kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm theo định kỳ.                                                                            8
  9. Nhiệm vụ chăm sóc trẻ trong nhà trường cũng không thể thiếu vai trò và   trách nhiệm của cán bộ y tế trường học. Chỉ  đạo y tế  xây dựng kế  hoạch phối hợp với trạm để  khám sức khỏe   cho trẻ  ngay từ  đầu năm, mở  sổ  theo dõi kết quả  tình hình sức khỏe của trẻ  hàng tháng, quí. Cân đo và theo dõi trẻ  dư  cân, có nguy cơ  béo phì, suy dinh   dưỡng hàng tháng. Kiểm tra việc theo dõi cân đo sức khỏe của trẻ  đến trường  được cân đo 3 tháng 1 lần, sau mỗi lần cân đo các lớp tổng hợp kết quả, y tế  tuyên truyền cho phụ huynh nắm được sức khỏe của con em mình để cùng phối  hợp chăm sóc trẻ. IV.  Hiệu quả của sáng kiến. Kết quả  cụ  thể  khi áp dụng sáng kiến có sự  so sánh đầu năm cho đến  tháng 2 năm 2016 như sau: T HỌ  VÀ  ĐẦU NĂM THÁNG 2/2016 T TÊN  Tháng  Cân  Chiề Xế Tháng  Cân  Chiều  Xế TRẺ tuổi nặng u p  tuổi nặng cao p  cao loại loại 1 Đặng  22 15 81.5 A+ 27 15 85 A Ngọc  Thiên Hà 2 Hồ Đức  50 23 108 A+ 54 23.5 114 A Vinh 3 Hồ Đăng  49 23 109 A+ 54 22 113.5 A Khoa 4 La Gia  66 28 111 A+ 71 28 114 A+ Hân 5 Nguyễn  68 28 108 A+ 73 27 113 A Thanh  Duy 6 Nguyễn  66 28 111 A+ 71 27.5 113 A+ Thành  Luân 7 Hồ Trọng  68 28 115 A+ 73 27 117.5 A Phúc 8 Nguyễn  50 26 110 A+ 55 24 112 A+ Trọng                                                                             9
  10. Kha 9 Đỗ Quốc  54 23 106 A+ 59 21 108 A Thịnh 10 Đặng  64 29 112 A+ 69 29 113.5 A+ Nguyễn Gia  Huy 11 Bùi Nguyễn  63 28 119 A+ 68 25.5 123 A Anh Khoa 12 Trần Hữu  60 29 115 A+ 65 29 117 A+ Phước 13 Đoàn Trung  54 14 97 B 59 15.5 99 A Khang 14 Nguyễn  51 12 90 B 56 14 96 A Hồng  Yến 15 Hồ Lê Thúy  43 11 92 B 48 12.5 95 A Vy 16 Đỗ Võ  61 13 102 B 66 15.5 107 A Minh Thư ­ Tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng đến tháng 02/2016 là: 0 % so với đầu năm giảm   4 trẻ, tỉ lệ:100 %. ­ Tỉ lệ trẻ dư cân đến tháng 02/2016 là: 5 trẻ, tỉ lệ:1.67 % so với đầu năm  giảm 7 trẻ, tỉ lệ: 2.35 %. ­ Phụ  huynh nắm được cách chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ   ở  gia đình, góp   phần giúp nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học; Thực hiện tốt công tác   chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ trong trường. ­ Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên có nhiều kiến thức hơn về  chăm  sóc, nuôi dưỡng trẻ. Từ đó, nâng cao được chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ  ở trường. KẾT LUẬN 1. Ý nghĩa của sáng kiến. Qua những năm làm công tác quản lý, phụ trách bên công tác nuôi dưỡng,  người trực tiếp chăm sóc trẻ  tại nhà trường, chúng tôi đã lựa chọn những giải   pháp tốt nhất trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng và phòng chống suy dinh   dưỡng, dư cân, béo phì ở  trường mình. Tôi thấy rằng: Việc nghiên cứu, tìm tòi   những phương pháp, giải pháp để áp dụng vào thực tiễn là việc làm tích cực và                                                                             10
  11. bổ ích. Nó mang lại hiệu quả đáng kể, đặc biệt là hiệu quả “ Phòng chống suy  dinh dưỡng, dư  cân, béo phì”  ở  trường mầm non là vô cùng cần thiết. Qua đó   giúp cho phụ huynh nhận thức đúng đắn về vai trò, tầm quan trọng của công tác  chăm sóc nuôi dưỡng và phòng chống suy dinh dưỡng, dư cân, béo phì cho trẻ ở  trường mầm non. Cần được triển khai nghiêm túc và chỉ đạo chặt chẽ việc xây  dựng và thực hiện đến từng nhóm, lớp để giáo viên thực hiện tốt hơn nữa. 2. Khả năng ứng dụng, triển khai. Giúp phòng ngừa và giảm được tình trạng suy dinh dưỡng, dư cân có nguy  cơ béo phì cho trẻ. Một số  biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng, dư  cân và béo phì đã  được áp dụng cho trẻ ở trường và đem lại kết quả tốt. Đặc biệt là đạt kết quả  tốt nhất ở nhóm trẻ từ 25­ 36 tháng tuổi đầu năm có 01 trẻ dư cân, qua áp dụng  các biện pháp trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ  đến tháng 2 cân nặng của  trẻ trở lại bình thường đúng theo độ tuổi. Do đó, các biện pháp này đã được áp   dụng tốt ở trường mình và sẽ được áp dụng cho các trường mầm non, mẫu giáo  trong huyện và trong tỉnh. 3. Bài học kinh nghiệm. Bên cạnh đó cần có sự  quan tâm của các cấp lãnh đạo, chính quyền địa  phương, phối hợp với các ban ngành, đoàn thể trong xã (như trạm y tế, hội phụ  nữ, hội nông dân,…) có kế hoạch cụ thể. Cần nâng cao nhận thức về  trách nhiệm tạo mọi điều kiện tốt nhất cho   cán bộ, giáo viên, nhân viên nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ trong công   tác chăm sóc nuôi dưỡng. Nhà trường cần xây dựng kế hoach cụ thể  và ưu tiên  đầu tư cho cơ sở vật chất phục vụ cho công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Thực hiện có hiệu quả về chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ cũng là một   trong những giải pháp huy động trẻ  đến lớp và làm tốt công tác tuyên truyền  chăm sóc, giáo dục trẻ. Nâng cao nhận thức của các bậc phụ  huynh thông qua  công tác tuyên truyền. Thiết lập bộ hồ sơ quản lý chế độ ăn cho trẻ chặt chẽ, có sự thống nhất,  phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị. Thực hiện tốt công tác kiểm tra nội bộ  trường học trong đó chú trọng  kiểm tra chế  độ  dinh dưỡng của trẻ. Trong khi kiểm tra đòi hỏi người cán bộ  phải tinh thông về  nghiệp vụ, nhanh nhạy nắm bắt tình hình thực tế, linh hoạt  xử lý mọi tình huống, có kết luận chính xác. Giáo viên, y tế, nhân viên nấu ăn trường học cần chú trọng vệ  sinh an  toàn thực phẩm, từ  khâu mua thực phẩm tại thị trường hoặc tại các cơ  sở  hợp   đồng đến khâu sơ, chế biến, bảo quản và tổ chức cho trẻ ăn.  Tạo mọi điều kiện tốt nhất để nâng cao chất lượng về mọi mặt cho trẻ,   đặc biệt là công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non. 4. Ý kiến đề xuất.                                                                            11
  12. Căn cứ  vào thực tế  của nhà trường, tình hình chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ  năm học 2015 ­ 2016 chúng tôi có đề xuất như sau: Phòng Giáo dục cần quan tâm xây dựng và hỗ  trợ  về  cơ  sở  vật chất xây  thêm 2 phòng học. Bổ sung đồ chơi ngoài trời cho các điểm lẻ để đảm bảo cho  công tác huy động trẻ 3, 4 tuổi đến trường. Đồng thời tạo điều kiện cho trường  chăm sóc trẻ tốt hơn nữa ở những năm sau. Định Trung, ngày 17 tháng 02 năm 2016 Đồng sáng kiến   Nguyễn Thị Toàn    Hồ Thị Thùy Dương Trần Minh Thơ                                                                            12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2