Sáng kiến kinh nghiệm<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Quỳnh Trâm<br />
<br />
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐĂK LẮK<br />
TRƢỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TÂY NGUYÊN<br />
---------------------------------------<br />
<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
Tên đề tài: MỘT SỐ HÌNH THỨC ĐỂ KHỞI DỘNG TRƢỚC KHI VÀO<br />
TIẾT HỌC KỸ NĂNG NGHE - MÔN TIẾNG ANH 10 (WARMING UP)<br />
<br />
Giáo viên: NGUYỄN THỊ QUỲNH TRÂM<br />
Bộ môn: TIẾNG ANH<br />
Ứng dụng: DẠY TRONG SÁCH GIÁO KHOA TIẾNG ANH LỚP 10<br />
BAN CƠ BẢN<br />
<br />
NĂM HỌC: 2009 - 2010<br />
<br />
Trường Phổ Thông Dân Tộc Nội Trú Tây Nguyên<br />
<br />
1<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Quỳnh Trâm<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
NỘI DUNG<br />
<br />
TRANG<br />
<br />
A. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
<br />
3<br />
<br />
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI<br />
<br />
3<br />
<br />
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU<br />
<br />
4<br />
<br />
III. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU<br />
<br />
4<br />
<br />
IV. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
<br />
4<br />
<br />
B. PHẦN NỘI DUNG<br />
<br />
4<br />
<br />
I. Cơ sở lý luận<br />
<br />
4<br />
<br />
II. Cơ sở thực tế<br />
<br />
5<br />
<br />
III. Các hình thức Warm up<br />
<br />
6<br />
<br />
1) Using pictures (Sử dụng tranh ảnh)<br />
<br />
7<br />
<br />
2) Reading a short story (Đọc truyện)<br />
<br />
8<br />
<br />
3) Asking and anwering (Hỏi và trả lời)<br />
<br />
9<br />
<br />
4) Jumbled words ( Sắp xếp từ) and Guess the missing letters<br />
<br />
10<br />
<br />
( Đoán những chữ cái còn thiếu)<br />
<br />
10<br />
<br />
5) Open prediction (Tiên đoán tự do) hay Brainstorming (Động não )<br />
<br />
11<br />
<br />
6) True - False statement prediction (Đoán câu đúng - sai)<br />
<br />
12<br />
<br />
7) Ordering (Sắp xếp trật tự câu - ý hoặc tranh vẽ)<br />
<br />
12<br />
<br />
8) Eliciting (Gợi mở)<br />
<br />
13<br />
<br />
9) Matching (Kết nối)<br />
<br />
14<br />
<br />
C. PHẦN KẾT LUẬN<br />
<br />
15<br />
<br />
I. KẾT QUẢ VẬN DỤNG CÁC HÌNH THỨC KHỞI ĐỘNG<br />
<br />
15<br />
<br />
II. Kinh nghiệm<br />
<br />
15<br />
<br />
III. Kết luận<br />
<br />
16<br />
<br />
Trường Phổ Thông Dân Tộc Nội Trú Tây Nguyên<br />
<br />
2<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Quỳnh Trâm<br />
<br />
A. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI<br />
Ngày nay việc học giỏi ngoại ngữ đồng nghĩa với việc tiếp cận nhanh với nguồn tri<br />
thức dồi dào của thế giới, trong các ngoại ngữ được đưa vào dạy ở các trường phổ<br />
thông thì Tiếng Anh được xem là thứ tiếng phổ biến nhất không chỉ các nước trên thế<br />
giới mà phổ biến cả với nước Việt Nam. Vì vậy là một giáo viên dạy ngoại ngữ, việc<br />
truyền đạt lôi cuốn, hiệu quả nội dung bài học để học sinh tiếp thu bài nhanh nhất là<br />
mong ước lớn nhất của bản thân tôi. Để làm tốt việc này ngoài việc phối kết hợp các<br />
phương pháp giảng dạy ra, chúng ta còn phải biết cách tạo hứng thú cho học sinh trong<br />
quá trình học tập bằng các hình thức khởi động trước mỗi bài học theo phương châm<br />
“Học mà chơi, chơi mà học”, điều đó sẽ gây ấn tượng tốt, thu hút học sinh trong quá<br />
trình tiếp nhận tri thức mới.<br />
Khi chúng ta tạo ra được các hình thức khởi động, sẽ giúp học sinh phát huy được<br />
tính tích cực, tự giác hơn trong học tập đúng theo tinh thần dạy học theo phương pháp<br />
mới đó là học sinh đóng vai trò chủ động, tìm tòi, tư duy, sáng tạo, giáo viên gợi mở,<br />
kích thích tính chủ động sáng tạo của học sinh.<br />
Vì vậy nên việc sáng tạo và xây dựng các trò chơi để hướng học sinh vào nội dung<br />
chủ đề bài học là cả một nghệ thuật của giáo viên. Tuy đây là một phần không bắt<br />
buộc trong quá trình đứng lớp, nhưng lại góp một phần tích cực trong việc giảng dạy<br />
theo phương pháp mới. Tùy vào đặc điểm của từng kỹ năng như nghe - nói - đọc - viết<br />
chúng ta sẽ có các trò chơi khởi động khác nhau (warm up) để gây hứng thú cho học<br />
sinh trong quá trình tiếp thu kiến thức. Trong số những kỹ năng trên kỹ năng NGHE là<br />
một trong những kỹ năng khó nhất trong quá trình học Tiếng Anh của học sinh. Vì thế<br />
tôi chọn đề tài: Một số hình thức để khởi động trước khi vào bài học tiết học Nghe<br />
của môn Tiếng Anh 10 (warm up)<br />
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU<br />
Tìm hiểu, sáng tạo và sưu tầm các hình thức khởi động cho kỹ năng NGHE để<br />
tạo sự hứng thú, kích thích sự ham học Tiếng Anh của học sinh Trung học phổ thông,<br />
cụ thể là học sinh lớp 10.<br />
<br />
Trường Phổ Thông Dân Tộc Nội Trú Tây Nguyên<br />
<br />
3<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Quỳnh Trâm<br />
<br />
III. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU<br />
- Phần “C - Listening” Từ Unit 1 đến Unit 16 trong sách giáo khoa Tiếng Anh<br />
10 - Chương trình đổi mới. ( NXB Giáo dục - 2006)<br />
- Học sinh lớp 10 trường phổ thông dân tộc nội trú Tây Nguyên.<br />
IV. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
- Nghiên cứu từ tài liệu giảng dạy, tài liệu sưu tầm: Games with English của Dierdre<br />
Howard Williams & Cynthia Herd và các nguồn tài liệu về phương pháp giảng dạy từ<br />
Internet.<br />
- Tài liệu từ các trang web :<br />
http://www.globaledu.com.vn/ViewDetail.aspx?contentID=2105<br />
http://prettyguy.violet.vn/present/show/entry_id/1894013<br />
http://thanhrompleiku.violet.vn/present/show/entry_id/1855510<br />
- Học hỏi từ đồng nghiệp và một số kinh nghiệm của bản thân.<br />
- Quan sát sự tiếp thu tri thức của học sinh trong quá trình giảng dạy.<br />
B. PHẦN NỘI DUNG<br />
I. Cơ sở lý luận:<br />
Môn ngoại ngữ là một môn học khó, đòi hỏi một sự cố gắng, nổ lực, siêng<br />
năng, cần cù, chịu khó và một chút năng khiếu. Đối với học sinh đang ngồi trên ghế<br />
nhà trường hầu hết các em chưa hiểu được tầm quan trọng trong việc học ngoại ngữ,<br />
ngoại trừ một lý do là cố gắng học để vượt qua các kỳ thi chứ các em chưa hiểu được<br />
việc học ngoại ngữ sẽ giúp ích nhiều đến như thế nào trong việc tiếp thu nguồn tri thức<br />
vô tận của thế giới, giỏi ngoại ngữ sẽ giúp các em tự tin khi bước vào đời, học giỏi<br />
ngoại ngữ sẽ giúp các em có vô vàn cơ hội tìm được việc làm tốt trong tương lai v.v..<br />
Bên cạnh việc chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ cộng thêm<br />
việc học môn ngoại ngữ quá khó đối với các em nên các em thường có tâm lý sợ và<br />
chán học bộ môn này.<br />
Đối với một giáo viên tiếng Anh thì việc giảng dạy bộ môn NGHE quả là một<br />
thử thách không đơn giản chút nào bởi đây là một kỹ năng cần rất nhiều thời gian để<br />
luyện tập. Hơn nữa, cần phải thường xuyên luyện tập và đôi khi, học sinh cảm thấy<br />
nản chí vì không thấy rõ được sự tiến bộ qua từng ngày vì những tiến bộ này rất nhỏ.<br />
Việc rèn luyện kỹ năng nghe cũng không hề đơn giản vì khi nghe Tiếng Anh, không<br />
<br />
Trường Phổ Thông Dân Tộc Nội Trú Tây Nguyên<br />
<br />
4<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Quỳnh Trâm<br />
<br />
hề có những quy tắc như trong kỹ năng học ngữ pháp hay các bài tập chuyên đề như<br />
trong kỹ năng nói và viết.<br />
Là một giáo viên dạy Tiếng anh bậc THPT tôi đã phần nào hiểu được việc tạo<br />
ra hứng thú cho học sinh khi bắt đầu mỗi tiết học quan trọng đến thế nào. Vì vậy việc<br />
thiết lập các hình thức khởi động (warm up) nói chung trước mỗi bài học là vô cùng<br />
thiết thực để giúp cho học sinh ham muốn học tập, giảm đi sự lo ngại và chán chường<br />
của học sinh trước mỗi bài học. Thiết kế các hình thức khởi động trước khi học sinh<br />
rèn luyện lỹ năng nghe là góp một phần không nhỏ trong việc đánh giá mức độ tiếp thu<br />
Tiếng Anh của học sinh trong quá trình học ngoại ngữ.<br />
II. Cơ sở thực tế:<br />
Trong quá trình dạy Tiếng Anh trong trường trung học phổ thông, qua bài kiểm<br />
tra khảo sát đầu năm môn Tiếng Anh của học sinh tôi nhận thấy lực học của các em<br />
yếu quá nhiều, các em ngại nói Tiếng Anh, ngại học từ vựng, không tập trung trong<br />
quá trình học nghe, cũng như quá khó khăn trong việc viết hay miêu tả một vấn đề nào<br />
đó cho dù vấn đề đó rất đơn giản. Bên cạnh đó số lượng lớp học lại đông nên trong quá<br />
trình dạy giáo viên không thể bao quát và hổ trợ kịp thời các em học nghe rất yếu và<br />
thụ động. Cơ sở vật chất, tài liệu giảng dạy cho các em cũng chưa được đầu tư đầy đủ<br />
như tự điển, sách báo, băng đĩa, máy cát sét, đèn chiếu v.v và hầu như các em không<br />
được tiếp xúc với người bản xứ nên cũng gây ít nhiều hạn chế trong việc phản ứng với<br />
Tiếng Anh, các em không thể nào nghe hiểu tốt được khi họ nói với tốc độ nhanh.<br />
Một trong những điều khiến học sinh dễ nản lòng nhất khi nghe Tiếng Anh là<br />
các em cảm thấy không hiểu những điều đang nghe thấy. Nhiều học sinh cố gắng nghe<br />
và dịch từng từ một. Một số khác lại tự ti cho rằng mình không thể nghe hiểu được<br />
Tiếng Anh. Nhiệm vụ của người giáo viên dạy Nghe chính là giúp cho học sinh hiểu<br />
được rằng việc không nghe hiểu được Tiếng Anh cũng là một điều có thể chấp nhận<br />
được và điều này có thể cải thiện được. Nên lưu ý rằng không phải học sinh nào cũng<br />
dễ dàng chấp nhận thực tế này. Nhưng nếu giáo viên thuyết phục được các học sinh<br />
của mình thì đó là điều đáng kể nhất giúp các em có thể tiến bộ vượt bậc trong việc rèn<br />
luyện kỹ năng Nghe. Ngoài ra, trong quá trình luyện Nghe, học sinh nên kết hợp rèn<br />
luyện ngữ âm, ngữ pháp để làm quen với các kiến thức xuất hiện trong bài nghe.<br />
<br />
Trường Phổ Thông Dân Tộc Nội Trú Tây Nguyên<br />
<br />
5<br />
<br />