Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm dạy phân môn Nhạc lí – tập đọc nhạc ở trường THCS
lượt xem 4
download
Giáo dục âm nhạc trong trường phổ thông không nhằm mục đích đào tạo các em trở thành những người làm nghề âm nhạc, nhạc sĩ hay ca sĩ... mà mục đích của giáo dục âm nhạc trong nhà trường là đưa âm nhạc vào đời sống, bắt đầu cho việc giáo dục văn hoá âm nhạc góp phần giáo dục thẩm mỹ, đạo đức, phát triển trí tuệ, phát triển thể chất cho học sinh, khích lệ các em mạnh dạn tham gia vào các hoạt động cộng đồng, định hình nhân cách sống cho các em, tạo điều kiện giúp các em bộc lộ và phát triển năng khiếu của mình góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học với phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm dạy phân môn Nhạc lí – tập đọc nhạc ở trường THCS
- Một số kinh nghiệm dạy phân môn Nhạc lí – tập đọc nhạc ở trường THCS A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LỜI NÓI ĐẦU Như chúng ta đã biết, âm nhạc là một món ăn tinh thần không thiếu trong đời sống của con người, nó gắn bó mật thiết với con người từ nhỏ đến suốt cuộc đời. Loài người đã sử dụng âm nhạc như là phương tiện để làm cho đời sống tinh thần thêm phong phú, góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống. Ngày nay với sự phát triển của nền kinh tế và xã hội, kéo theo nhu cầu đời sống văn hoá tinh thần của con người cũng phát triển mạnh hơn. trong vấn đề về tinh thần thì âm nhạc đóng vai trò không nhỏ giúp con người giải trí và thư giãn mỗi khi gặp khó khăn và mệt mỏi. Xuất phát từ những yếu tố đó, mà trong những năm gần đây bộ giáo dục và đào tạo đã có sự quan tâm, hướng dẫn chỉ đạo các cấp từ TW đến địa phương thực hiện tốt công tác cải cách giáo dục theo nghị quyết của TW trong đó có việc phổ cập môn âm nhạc trong nhà trường phổ thông. Đặc biệt năm học 2008 –2009 bộ giáo dục và đào tạo có chỉ thị số: 55/2008/CT BGD&ĐT ngày 30 tháng 9 năm 2008 về việc tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 20082012 là một bước ngoặt lịch sử trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Công nghệ thông tin đã giải quyết được một phần lớn trong việc tạo ra các hình ảnh, âm thanh trực quan sinh động, có sức cuốn hút rất lớn đối tượng học sinh khi tiếp cận kiến thức. Tin học còn giải quyết được một số các vấn đề trìu tượng mà ở giáo cụ trực quan đôi khi vẫn chưa giải quyết được. Môn âm nhạc trong chương trình giảng dạy gồm có ba phân môn chính: Học hát, Nhạc lí Tập đọc nhạc và Âm nhạc thường thức. Trong ba phân môn trên thì phân môn Nhạc lí Tập đọc nhạc là phân môn khó nhất, trừu tượng nhất, đòi hỏi học sinh phải có đôi tai thính, nhạy cảm để phân biệt được hình nốt, độ cao thấp của từng âm thanh, giải mã các ký hiệu âm nhạc...Có thể nói rằng, phân môn Nhạc lý Tập đọc nhạc như là chiếc chìa khoá vạn năng, giúp cho con người có cơ hội khám phá và có nhận thức đúng về những điều kỳ diệu trong âm nhạc. Chính vì vậy, đa số học sinh rất ngại học các tiết học có phân môn Nhạc lýTập đọc nhạc từ đó dẫn đến tình trạng chung là đa số các em thiếu tự tin vào khả năng của mình, ảnh hưởng không nhỏ đến giáo dục toàn diện cho học sinh. Giáo dục âm nhạc trong trường phổ thông không nhằm mục đích đào tạo các em trở thành những người làm nghề âm nhạc, nhạc sĩ hay ca sĩ... mà mục đích của giáo dục âm nhạc trong nhà trường là đưa âm nhạc vào đời sống, bắt đầu cho việc giáo dục văn hoá âm nhạc góp 1 Nguyễn Thị Vân – Giáo viên Âm nhạc trường THCS Hà Bình – Hà Trung
- Một số kinh nghiệm dạy phân môn Nhạc lí – tập đọc nhạc ở trường THCS phần giáo dục thẩm mỹ, đạo đức, phát triển trí tuệ, phát triển thể chất cho học sinh, khích lệ các em mạnh dạn tham gia vào các hoạt động cộng đồng, định hình nhân cách sống cho các em, tạo điều kiện giúp các em bộc lộ và phát triển năng khiếu của mình góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học với phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Vậy làm thế nào để giờ học âm nhạc cụ thể là học phân môn Nhạc lý – Tập đọc nhạc đạt hiệu quả cao nhất? đó là điều luôn làm tôi trăn trở, suy nghĩ từ bao năm nay và tôi đã đúc kết cho mình một số kinh nghiệm trong giảng dạy và đã đạt hiệu quả cao. Vì vậy tôi chọn đề tài “Một số kinh nghiệm dạy phân môn nhạc lý Tập đọc nhạc ở trường THCS Hà Bình Hà Trung”. II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Thực trạng: Trong xu thế hội nhập và phát triển như hiện nay, với sự phát triển không ngừng của kỹ thuật hiện đại và công nghệ thông tin vượt trội thì bộ môn âm nhạc đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược giáo dục toàn diện học sinh. Trường THCS Hà Bình Hà Trung đóng trên địa bàn gần trung tâm huyện Hà Trung, người dân ở đây chủ yếu làm nông nghiệp, kinh doanh, buôn bán. Trước đây kinh tế rất khó khăn nhưng trong những năm gần đây dưới sự lãnh đạo của đảng, chính quyền địa phương đẩy mạnh đổi mới kinh tế, đời sống của người dân đã được ổn định và ngày càng phát triển kéo theo nhu cầu đời sống văn hóa tinh thần ngày càng cao trong nhân dân và tạo động lực học tập bộ môn âm nhạc cho học sinh. Trường THCS Hà Bình đã đạt chuẩn quốc gia giai đoạn (2005 2010) và đang được đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng các yêu cầu chuẩn Quốc gia giai đoạn tiếp theo, nhà trường đã bố trí một phòng học nhạc riêng và có đủ trang thiết bị cần thiết cho dạy và học. Trong những năm gần đây việc áp dụng công nghệ thông tin vào dạy học trong nhà trường rất có hiệu quả đang được các giáo viên trong trường thi đua nghiên cứu để thực hiện. Đặc biệt môn âm nhạc của tôi, tôi đã sử dụng công nghệ thông tin trong giờ học rất thành công, giờ học các em rất thích, rất vui mà chất lượng giờ học đạt được tăng lên rất nhiều so với những năm học trước kia. Tuy nhiên, về việc dạy bộ môn âm nhạc hiện nay vẫn còn gặp phải một số khó khăn dó là: một số phụ huynh vẫn cho rằng, ở nhà trường phổ thông học sinh học quá nhiều môn, các em phải đi học suốt ngày ít có thời gian ôn bài ở nhà nên không cho các em tham gia các 2 Nguyễn Thị Vân – Giáo viên Âm nhạc trường THCS Hà Bình – Hà Trung
- Một số kinh nghiệm dạy phân môn Nhạc lí – tập đọc nhạc ở trường THCS phong trào văn nghệ để các em có thời gian học các môn văn hoá khác như môn Ngữ văn, Toán, Vật lý, Hoá học, Tiếng Anh... Việc tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp chưa thực sự phong phú, hấp dẫn đối với học sinh, đặc biệt lồng ghép các hoạt động văn nghệ vào các chủ đề, chủ điểm chưa thực sự coi trọng nên chưa có "sân chơi" âm nhạc để học sinh phát huy và bộc lộ hết năng khiếu của mình. Một vấn đề có ảnh hưởng rất lớn đến việc áp dụng đổi mới phương pháp dạy và học đó là tình hình cơ sở vật chất tuy đã được đầu tư theo chuẩn song vẫn còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu và tình hình phát triển chung của xã hội hiện nay ví như đàn, tăng âm, loa, đài đã lỗi thời, phòng học nhạc chưa được trang bị đầy đủ tiện nghi cố định, nguồn điện yếu không ổn định. Nhiều tiết học điện yếu giáo viên không thể sử dụng đựơc đồ dùng dạy học bằng điện tử. Những khó khăn trên đã gây nhiều khó khăn cho giáo viên trong quá trình giảng dạy, dẫn đến kết quả giờ dạy không đạt được theo mong muốn. 3. Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên: Chất lượng học tập của học sinh khối 6,7,8 năm học 20092010 Giỏi Khá TB Yếu Kém Sĩ TT Lớp S S S S S số % % % % % L L L L L 1 6A 25 2 8.0 8 32.0 12 48.0 3 12.0 0 0 2 6B 25 2 8.0 6 24.0 12 48.0 5 20.0 0 0 Tổng 50 4 8.0 14 28.0 24 48.0 8 16.0 0 0 3 7A 25 3 12.0 8 32.0 12 48.0 2 8.0 0 0 4 7B 26 2 7.7 11 42.3 10 38.5 3 11.5 0 0 Tổng 51 5 9.8 19 37.3 22 43.1 5 9.8 0 0 1 8A 25 4 16.0 8 32.0 10 40.0 3 12.0 0 0 2 8B 26 3 11.5 9 34.6 12 46.2 2 7.7 0 0 Tổng 51 7 13.7 17 33.3 22 43.2 5 9.8 0 0 Qua thực trạng và kết quả khảo sát trên cho thấy chất lượng học bộ môn âm nhạc chưa cao, chất lượng thấp ở đây chủ yếu nằm ở phần phân môn nhạc lý tập đọc nhạc. Vì vậy, cần có một số giải pháp, biên pháp để nâng cao chất lượng ở phân môn này, nên tôi tập trung ưu tiên đổi mới dạy phần phân môn nhạc lý tập đọc nhạc. 3 Nguyễn Thị Vân – Giáo viên Âm nhạc trường THCS Hà Bình – Hà Trung
- Một số kinh nghiệm dạy phân môn Nhạc lí – tập đọc nhạc ở trường THCS 4 Nguyễn Thị Vân – Giáo viên Âm nhạc trường THCS Hà Bình – Hà Trung
- Một số kinh nghiệm dạy phân môn Nhạc lí – tập đọc nhạc ở trường THCS B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 1. Về phần nhạc lý: Nhạc lý là nội dung tương đối khó dạy, vì học sinh không được học thường xuyên, thời gian dạy ít và các em ít có điều kiện vận dụng. Bên cạnh đó, một số kiến thức còn xa lạ, khó tiếp thu với nhiều em nên chúng ta phải có giải pháp như sau: Khi dạy nhạc lý, giáo viên cần dạy chính xác, đầy đủ về kiến thức, ngắn gọn và dễ hiểu, cần tạo điều kiện cho học sinh được quan sát, lắng nghe, trả lời, nhận xét, so sánh, được thực hành bằng những bài hát, bài tập đọc nhạc cụ thể. Khi dạy giáo viên cần cho học sinh ghi nhớ tên, đặc điểm, tính chất, tác dụng của kiến thức nhạc lý. Trong quá trình dạy giáo viên nên vừa thuyết trình vừa gợi mở, để giúp học sinh vừa nghe và vừa tư duy bài học một cách tự nhiên, bằng cách giới thiệu hoặc liên hệ những điều học sinh đã biết để giới thiệu kiến thức mới. Trong khi dạy giáo viên cần tránh những lỗi sau: Dạy sai về kiến thức, giáo viên phân tích, giải thích không đúng về bản chất kiến thức. Dạy lý thuyết suông, giáo viên chỉ nói, không cho học sinh nghe âm thanh, được quan sát hay làm bài tập. Không nên phân tích sâu, mở rộng kiến thức về nhạc lý, làm nội dung trở nên rườm rà. Yêu cầu học sinh làm bài tập không đúng với năng lực. 2. Về phần tập đọc nhạc: Tập đọc nhạc còn gọi là xướng âm, chính là đọc cao độ và trường độ các nốt nhạc, nhằm tìm ra và thể hiện đúng giai điệu của bản nhạc. Đọc nhạc rất quan trọng, nó có ý nghĩa trong việc học và cảm nhận âm nhạc. Đây là một trong những hoạt động quan trọng nhất để phát triển năng lực âm nhạc của học sinh, bởi nó đòi hỏi các em phải có tai nghe, nắm vững tên nốt nhạc, có khả năng giải mã và khám phá về giai điệu, có cảm nhận về âm thanh và biết thể hiện đúng về cao độ, trường độ, tốc độ và ngắt nghỉ. Nội dung này là một thách thức không nhỏ đối với việc học âm nhạc của học sinh THCS, vì thế kỹ năng đọc nhạc cần dạy một cách từ từ để giúp học sinh tiếp cận một cách tự nhiên và dần dần trở nên quen thuộc. Khi dạy tập đọc nhạc phải bám sát chuẩn kiến thức và tiến hành theo đúng qui trình sau: Giới thiệu bài tập đọc nhạc. Tìm hiểu bài tập đọc nhạc. Luyện tập đọc cao độ. 5 Nguyễn Thị Vân – Giáo viên Âm nhạc trường THCS Hà Bình – Hà Trung
- Một số kinh nghiệm dạy phân môn Nhạc lí – tập đọc nhạc ở trường THCS Luyện tập tiết tấu. Tập đọc từng câu. Tập đọc cả bài. Ghép lời ca. Củng cố, kiểm tra đánh giá. Từ các giải pháp trên tôi đã đưa ra những biện pháp giảng dạy hợp lý và thu được kết quả cao. II. CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Phần nhạc lí: Học nhạc lý là học lý thuyết âm nhạc, là cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về âm nhạc, những ký hiệu ghi chép âm nhạc ở mức độ đơn giản thường gặp trong các bài hát, những khái niệm sơ lược về các thuộc tính của âm nhạc, các phương tiện diễn tả âm nhạc như giai điệu, tiết tấu, nhịp độ, hoà âm, các loại nhịp thông dụng, cấu trúc âm thanh ở hình thức nhỏ, áp dụng ở những ca khúc ngắn. Nhạc lý giúp các em hiểu khái niệm về điệu thức gam giọng, những ký hiệu sắc thái cường độ, tập đọc, nghe nhạc, ghi những bài nhạc ngắn chủ yếu ở giọng đô trưởng và giọng la thứ với các loại nhịp đơn giản. Đây là phần học mà phần lớn học sinh thấy khó vì nó cần có một khả năng tư duy logic cao, trong đó việc giải mã các kí hiệu âm nhạc như hình nốt, cao độ, trường độ của âm thanh là vấn đề mấu chốt của việc thực hiện đọc một bài tập đọc nhạc chính xác. Máy tính cá nhân có thể giải quyết vấn đề này một cách đơn giản và học sinh học rất ham mê, bởi vì hiện nay đã có các phần mềm có thể giúp chúng ta vừa nghe được cao độ của nốt nhạc, vừa nhìn thấy vị trí và hình dáng nốt nhạc đó hiện lên như: Microsoft Office Powerpoint, Macomedia flash, Finale, Enco... Với đồ dùng dạy học này đã giúp cho học sinh phản xạ với vị trí cao độ của các nốt nhạc dễ dàng hơn, dần dần trở thành kỹ năng nhìn, nghe và đọc nhạc một cách nhanh nhạy và chính xác. Đối với phần chép nhạc, học sinh cũng hay vấp lỗi như: Khi tập viết nốt nhạc thường viết đuôi của nốt lẽ ra viết vào đầu nốt nhạc nhưng học sinh lại viết vào giữa nốt nhạc, hay khi viết đuôi quay xuống thì đuôi nằm bên trái, nhưng học sinh lại viết đuôi nằm bên phải. Qua nhiều năm giảng dạy âm nhạc trong nhà trường tôi đã rút ra cho mình một kinh nghiệm để giúp các em hiểu nhanh và viết đúng hình nốt nhạc. Đó là tôi yêu cầu học sinh chuẩn bị tốt vật mẫu. vật mẫu các em cần làm là ngâm hạt đậu trước ba ngày khi mầm hạt đậu mới nhú lên khỏi hạt đậu thì các em mang đến lớp để thực hành viết nốt nhạc theo 6 Nguyễn Thị Vân – Giáo viên Âm nhạc trường THCS Hà Bình – Hà Trung
- Một số kinh nghiệm dạy phân môn Nhạc lí – tập đọc nhạc ở trường THCS yêu cầu của giáo viên. Qua thực hành cho thấy 100% các em viết đúng, đẹp và chính xác các hình n ốt, minh hoạ bằng thực nghiệm sau: Thực nghiệm này không phải chỉ áp dụng cho hạt đậu mà còn có thể dùng hạt lúa, ngoài ra còn có thể áp dụng cho một số loại củ, quả khác. Một phần giải mã kí hiệu không kém phần quan trọng được coi là nền tảng căn bản của việc tiếp cận âm nhạc đó là trường độ, trong đó nhịp và phách là vấn đề rất trìu tượng đòi hỏi học sinh phải biết tư duy logic một cách linh hoạt. để giải quyết vấn đề này tôi đã sử dụng mô hình chiếc đồng hồ quả lắc và hạt đậu mầm đều nhau, để học sinh phân biệt được thế nào là nhịp và phách. Phần này được sử dụng dạy ở tiết 6 Âm nhạc 6. Nhịp Nhịp Nhịp 2 4 vạch nhịp vạch nhịp vạch nhịp tích tắc tích tắc tích tắc tích tắc Với mô hình quả lắc đồng hồ tích tương ứng với phách mạnh, tắc tương ứng với phách nhẹ được so sánh với sự đều đặn về khoảng cách của hạt đậu mầm đều nhau. Đối với nhịp 2/4 phách mạnh và phách nhẹ được luân phiên đều đặn liên tục như sự lặp đi lặp lại đều đặn của quả lắc đồng hồ và hàng hạt đậu mầm, học sinh có thể kết luận được ngay rằng nhịp và phách là 7 Nguyễn Thị Vân – Giáo viên Âm nhạc trường THCS Hà Bình – Hà Trung
- Một số kinh nghiệm dạy phân môn Nhạc lí – tập đọc nhạc ở trường THCS những khoảng thời gian đều nhau được lặp đi lặp lại liên tục trong suốt bản nhạc. 2. Phần tập đọc nhạc. Khi chuyển sang phần Tập đọc nhạc, giáo viên nên đàn một câu nhạc trong bài để giới thiệu vào bài một cách xúc tích ngắn gọn và hấp dẫn. Phần tìm hiểu bài nên để học sinh tìm tòi và phát hiện về cao độ, trường độ và những kiến thức mới, các ký hiệu âm nhạc trong bài và đọc câu âm hình tiết tấu chủ đạo chuẩn xác. Khi đọc các bài tập đọc nhạc việc phản xạ nhanh với tên nốt và hình nốt là việc làm tương đối khó đối với học sinh lớp 6. Trong 1 giây người đọc nhạc phải đọc được tên nốt của hai đến nhiều nốt nhạc, đồng thời phải thực hiện đúng được trường độ, cao độ của nhiều nốt nhạc được sắp xếp tuỳ theo ý đồ củ a người sáng tác (hình nốt tương ứng với trường độ của nốt nhạc và tên nốt tương ứng với cao độ của nốt nhạc) 2 yếu tố này cấu thành giai điệu của tác phẩm. Người đọc phải giải mã đồng thời tất cả các yếu tố này cùng một lúc khi đọc nhạc. Phân môn tập đọc nhạc (TĐN) là một phân môn hết sức quan trọng bởi nó là một bước đánh dấu sự phát triển khả năng nghe nhạc và nâng cao nhạc cảm của học sinh. Ngoài những phương pháp dạy thông dụng, tôi có một số thủ pháp nhỏ để giúp cho học sinh giải mã cao độ một cách nhanh và chính xác như sau: Trước khi đọc vào bài tập đọc nhạc thì việc cho các em luyện đọc quãng thang âm là rất cần thiết. Giáo viên cho học sinh đọc cao độ thang âm của giọng lên xuống liền bậc hai lần sau đó cho học sinh đọc quãng ba lên xuống của thang âm hai lần nữa rồi sau đó mới đọc vào bài tập đọc nhạc. Qua mỗi tiết dạy tôi đều thực nghiệm biện pháp này rất có hiệu quả. học sinh đọc nhạc một cách nhanh hơn, tự tin hơn, chính xác cao độ hơn. Ví dụ: tiết 10 của lớp 7 có phân môn tập đọc nhạc tđn số 4. Bài TĐN này viết ở giọng đô trưởng, có sử dụng các nốt trầm xì, là, sòn. tôi sử dụng cách đọc như sau: Tôi cho học sinh đọc thang âm từ Đồ Đố lên xuống hai lần, khi đọc đi xuống đọc xuống các nốt Xì, Là, Sòn. Tiếp theo tôi lại cho các em đọc quãng ba, cũng từ ĐồĐố lên xuống cũng hai lần, khi đọc xuống tôi cũng cho các em đọc quãng xuống các nốt Xì, Là, Sòn. Cứ như vậy tôi cũng áp dụng cho các tiết dạy TĐN khác cũng rất thành công. 8 Nguyễn Thị Vân – Giáo viên Âm nhạc trường THCS Hà Bình – Hà Trung
- Một số kinh nghiệm dạy phân môn Nhạc lí – tập đọc nhạc ở trường THCS Để giúp cho học sinh cảm nhận tốt về cao độ, trường độ, cường độ của các nốt nhạc, ngoài việc cho học sinh đọc từng câu nhạc theo tốc độ chậm đến nhanh dần như phương pháp dạy học truyền thống tôi còn cho học sinh học bài dưới dạng trò chơi: Chúng ta đã biết trường độ của âm thanh được gọi là độ dài, ngắn của âm thanh và nó được thể hiện bằng những kí hiệu hình nốt như: Hình nốt tròn, hình nốt trắng, hình nốt đen, hình nốt móc đơn… Để giải quyết vấn đề này tôi chia bài tập đọc nhạc thành nhiều câu ngắn và hướng dẫn học sinh đọc câu thứ nhất rồi các câu tiếp theo, cứ như thế cho đến hết bài, giáo viên đánh đàn làm căn cứ tiêu chuẩn về trường độ để học sinh đối chiếu. khi học sinh đọc thành thạo cả bài tập đọc nhạc thì cho học sinh tập đọc nhạc và ghép lời ca theo nhóm. Ví dụ: Một nhóm đọc nhạc, nhóm kia hát lời vào cùng một lúc, sau đó đổi lại. Khi cả lớp dọc nhạc và ghép lời thành thạo thì giáo viên tiến hành kiểm tra cá nhân, theo nhóm, rồi cho học sinh tự kiểm tra và đánh giá mình và đánh giá bạn một cách nghiêm túc, tạo không khí sôi động trong giờ học đạt hiệu quả cao. Trong quá trình tập đọc nhạc cho học sinh vừa đọc nhạc vừa kết hợp gõ theo phách, gõ theo nhịp và đánh nhịp, có thể phối kết hợp một lúc theo nhóm hoặc thực hiện theo từng kiểu cách kết hợp sao cho hài hoà, gây hứng thú học tập cho học sinh. Để củng cố kiến thức tập đọc nhạc của học sinh, tôi sử dụng phương pháp trò chơi để phát triển khả năng tư duy của học sinh như: hướng dẫn học sinh đọc câu thứ nhất, đọc thầm câu thứ hai rồi lại đọc rõ câu thứ ba v.v. Lúc đọc tiếp các câu nhạc sau câu đọc thầm có khớp với giáo viên đánh đàn hay không để học sinh điều chỉnh sự nhanh chậm của mình. cứ như vậy học sinh được thực hiện thường xuyên sẽ tạo được cảm giác về trường độ một cách tốt nhất khi đọc nhạc. Cũng với trò chơi như thế tôi thay đổi cách thức chơi là chia nhóm lớp và phân công cho các nhóm thực hiện các câu khác nhau. các nhóm sẽ đọc nối tiếp theo sự phân công từ trước các em sẽ tự phát hiện được nhóm đọc câu trước đó có chính xác về trường độ hay không. có thể cho các em 9 Nguyễn Thị Vân – Giáo viên Âm nhạc trường THCS Hà Bình – Hà Trung
- Một số kinh nghiệm dạy phân môn Nhạc lí – tập đọc nhạc ở trường THCS chơi trò chơi nghe và phát hiện nốt nhạc câu nhạc hay câu hát bằng cách giáo viên đàn giai điệu, học sinh nhận biết và thể hiện. Như vậy rèn luỵên được thêm kỹ năng nghe và đọc nhạc tốt hơn. từ cách tổ chức cho học sinh đọc nhạc kiểu như vậy, học sinh được chủ động trong việc cảm nhận cũng như đánh giá việc đọc nhạc của mình và của bạn đã đảm bảo yêu cầu về cao độ, trường độ hay chưa. Để giúp học sinh cảm nhận được cường độ và sắc thái của âm thanh tôi sử dụng trò chơi “sóng biển” khi các em thực hành đọc nhạc, với quy định: Giáo viên đưa tay lên cao thì học sinh đọc to, đưa tay ngang vai thì học sinh đọc vừa phải, giáo viên đưa tay xuống thấp thì đọc nhỏ. Tôi điều khiển học sinh đọc bài tập đọc nhạc rồi tuỳ từng câu nhạc mà ra lệnh cho học sinh đọc to, nhỏ hay vừa phải. Thực hiện như vậy bài tập đọc nhạc sẽ có lúc to, lúc nhỏ, lúc trào lên như sóng biển, lúc lại lắng xuống mềm mại tạo nên sự thích thú cho học sinh khi thực hành đọc nhạc, bài tập đọc nhạc không còn khô khan với tên gọi các nốt nhạc, học sinh cũng không còn thấy ngại các bài tập đọc nhạc nữa vì đọc như vậy rất thú vị. Với cách làm này học sinh đọc nhạc và thực hành được cả cách thể hiện cường độ của từng câu nhạc dần dần hình thành khả năng cảm nhận sắc thái của bài. * Đối với các em học sinh có năng khiếu tôi mạnh dạn nâng cao khả năng cảm nhận âm thanh của các em bằng cách đàn âm gốc và âm ngọn rồi yêu cầu đọc các âm còn lại. Ví dụ: Giáo viên đàn âm đô mi để học sinh đọc luôn âm còn lại là âm rê, giáo viên đàn âm rê, son để học sinh đọc luôn âm còn lại là âm mi, âm pha. Từ việc sử dụng các loại đồ dùng dạy học như trên và việc ứng dụng phương pháp trò chơi trong giờ học tập đọc nhạc, học sinh được khích lệ tinh thần học tập chủ động của học sinh. Bằng các cách làm nêu trên tôi thấy các tiết học Nhạc lí Tập đọc nhạc nhẹ nhàng, hiệu quả và có sức cuốn hút các em học sinh nhiều hơn. Nhìn chung trong quá trình giảng dạy giáo viên cần có sáng tạo về phương pháp dạy học, phát huy được tính chủ động, tích cực, tự giác học tập của học sinh. Chú trọng rèn luyện phương pháp tư duy, năng lực tự học, tự nghiên cứu, làm sao tạo đướcự hưng phấn học tập của học sinh. Trong quá trình dạy học cần tạo được mối quan hệ gần gũi tích cực giữa thầy và trò. Có sự phối hợp khéo léo giữa học tập cá thể với học tập hợp tác theo nhóm. Khi dạy xong phần học cần kiểm tra, đánh giá bám sát chuẩn kiến thức, xem học sinh lĩnh hội kiến thức được đến đâu, cần phải bổ sung Nguyễn Thị Vân – Giáo viên Âm nhạc trường THCS Hà Bình – Hà Trung 10
- Một số kinh nghiệm dạy phân môn Nhạc lí – tập đọc nhạc ở trường THCS hoặc rút kinh nghiệm cho bài học tiết sau những gì. Mục đích là để học sinh biết được khả năng học tập của mình, của bạn so với yêu cầu của chương trình bài họcvà từ đó giúp nhau học tốt hơn. C. KẾT LUẬN Để giảng dạy tốt phân môn này tôi rút ra một số kết luận sau: * Về phía giáo viên: Giáo viên cần phải chuẩn mực về đạo đức, nhiệt tình say mê với nghề nghiệp, chuẩn bị thật tốt cho tiết dạy của mình đó là nghiên cứu bài học, luôn luôn bám sát chuẩn kiến thức theo yêu cầu của từng tiết dạy, soạn bài cẩn thận theo chuẩn kiến thức, chuẩn bị tốt đồ dùng dạy học (đàn oóc gan, đài, băng đĩa, màn hình, máy chiếu đa năng, bảng phụ, đồ dùng sáng tạo theo tiết dạy...) và luyện tập đọc nhạc, đàn đúng và thành thạo theo nội dung chương trình tiết dạy; chuẩn bị những câu hỏi gợi mở phù hợp với nội dung bài giảng để phát huy tính tích cực của học sinh. Giáo viên khi giảng cần phải lấy học sinh làm trung tâm, phải bao quát được đối tượng học sinh, luôn luôn tạo ra cái mới và sự bất ngờ trong từng nội dung để học sinh không cảm thấy nhàm chán. Bằng trực quan sinh động giúp học sinh hiểu thông nội dung bài học một cách đơn giản và nhẹ nhàng và sau mỗi tiết dạy cho học sinh rút ra bài học cho bản thân. Phải chú ý đặc biệt việc truyền thụ kiến thức cơ bản nhất. Nguyễn Thị Vân – Giáo viên Âm nhạc trường THCS Hà Bình – Hà Trung 11
- Một số kinh nghiệm dạy phân môn Nhạc lí – tập đọc nhạc ở trường THCS Kiểm tra, đánh giá trong mỗi giờ học để khích lệ sự ham học của học sinh. Phát hiện năng khiếu cá nhân để bồi dưỡng khích lệ sự ham hiểu biết của các em. * Về phía học sinh : Học tốt bài học cũ, nghiên cứu bài học mới trước khi đến lớp. Tổ chức được các hoạt động học tập như: học cá nhân, học nhóm. Hình thức học cá nhân là để các em tự học, tự tìm tòi sáng tạo trong bài học; còn học nhóm là để các em đọc nghe và sửa sai cho nhau. * Về phía nhà trường: Tạo điều kiện về phòng học, trang thiết bị đồ dùng dạy học tốt để giáo viên có điều kiện giảng dạy đạt hiệu quả cao. Hiện nay tôi rất rất tự tin với việc dạy bộ môn của mình, các tiết lên lớp của tôi giờ đây đã thoải mái nhẹ nhàng hơn, học sinh nghe và cảm nhận bài học tốt, học sinh ngày một hứng thú với giờ học, không khí của giờ học sôi nổi hơn. 1. Kết quả nghiên cứu. Qua một thời gian nghiên cứu và áp dụng giảng dạy bộ môn âm nhạc trong nhà trường THCS Hà Bình Hà Trung Thanh Hóa. Tôi luôn luôn không ngừng nghiên cứu, học hỏi, tìm tòi và sáng tạo để đổi mới phương pháp giảng dạy đạt hiệu quả tốt. Với những thủ pháp phù hợp với đặc thù của bộ môn âm nhạc, đặc biệt là phần Nhạc lý Tập đọc nhạc mà tôi đã sử dụng thử nghiệm kết quả thu được từ phía giáo viên và học sinh rất khả quan, được thể hiện kết quả học tập bộ môn âm nhạc của học sinh theo các khối lớp cụ thể như sau: Tổng hợp xếp loại môn âm nhạc khối lớp 6,7,8 Năm học: 2010 – 2011 Sĩ Giỏi Khá TB Yếu Kém TT Lớp số SL % SL % SL % SL % SL % 1 6A 24 8 33.3 12 50.0 4 16.7 0 0 0 0 2 6B 25 3 12.0 17 68.0 5 20.0 0 0 0 0 Tổng 49 11 22.4 29 59.2 9 18.4 0 0 0 0 3 7A 25 9 36.0 11 44.0 5 20.0 0 0 0 0 4 7B 25 8 32.0 15 60.0 2 8.0 0 0 0 0 Tổng 50 17 34.0 26 52.0 7 14.0 0 0 0 0 1 8A 25 12 48.0 11 44.0 2 8.0 0 0 0 0 Nguyễn Thị Vân – Giáo viên Âm nhạc trường THCS Hà Bình – Hà Trung 12
- Một số kinh nghiệm dạy phân môn Nhạc lí – tập đọc nhạc ở trường THCS 2 8B 26 15 57.7 11 42.3 0 0 0 0 0 0 Tổng 51 27 53.1 22 43.0 2 3.9 0 0 0 0 Hiệu quả so với năm học 20092010 Sĩ Giỏi Khá TB Yếu Kém Năm học số SL % SL % SL % SL % SL % 20092010 152 16 10.5 50 32.9 68 44.8 18 11.8 0 0 20102011 150 55 36.7 77 51.3 18 12.0 0 0 0 0 Tỷ lệ tăng 26.2 18.4 32.8 11.8 Kết quả như trên có thể thấy việc sử dụng công nghệ thông tin, sử dụng đồ dùng dạy học và vận dụng trò chơi để thực hiện các vấn đề trong bài học là thực sự cần thiết, nó sẽ cải thiện đáng kể kết quả học tập của các em học sinh đối với bộ môn âm nhạc. Tôi tin chắc rằng sự nhiệt tình, sáng tạo của giáo viên trong các giờ học sẽ giúp học sinh nắm được những kiến thức âm nhạc cơ bản và những kỹ năng đọc nhạc một cánh dễ dàng và chủ động, để từ đó các em có thể áp dụng để thực hiện tốt các bài hát trong chương trình cũng như trong sinh hoạt tập thể, ngoại khoá và từng bước nâng cao, phát triển khả năng cảm thụ cái hay, cái đẹp trong mỗi tác phẩm âm nhạc và trong cuộc sống thường ngày của học sinh. 2. Kiến nghị, đề xuất: a. Đối với nhà trường: Cần trang bị thêm các đồ dùng dạy học như: Xây dựng phòng học kiên cố, mua thêm thiết bị nhạc cụ, tăng âm, màn hình ti vi, máy chiếu đa năng cho phòng học bộ môn âm nhạc. b. Đối với phòng giáo dục: Tiếp tục tổ chức thêm các buổi sinh hoạt chuyên đề cho giáo viên âm nhạc để trao đổi kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau. Trên đây là những suy nghĩ và việc làm của tôi đã thực hiện qua các giờ dạy trên lớp. Tôi mong rằng sẽ được sự góp ý chân tình của các đồng nghiệp để tôi có thêm những kinh nghiệm để phục vụ cho việc giảng dạy môn âm nhạc trong nhà trường phổ thông trong những năm học tới đạt kết quả cao hơn. Hà Trung, ngày 10 tháng 3 năm 2011 Người thực hiện Nguyễn Thị Vân – Giáo viên Âm nhạc trường THCS Hà Bình – Hà Trung 13
- Một số kinh nghiệm dạy phân môn Nhạc lí – tập đọc nhạc ở trường THCS Nguyễn Thị Vân Nguyễn Thị Vân – Giáo viên Âm nhạc trường THCS Hà Bình – Hà Trung 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm khi soạn câu hỏi trắc nghiệm Vật lý
13 p | 3116 | 1746
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm nâng cao công tác chủ nhiệm học sinh lớp 5
14 p | 2597 | 686
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 viết đúng chính tả
55 p | 2380 | 450
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt môn tập làm văn
10 p | 2126 | 376
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5 tuổi thông qua các câu truyện cổ tích Việt Nam
10 p | 1802 | 336
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn làm quen văn học
24 p | 1891 | 327
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp luyện đọc khi dạy tập đọc lớp 2
9 p | 1568 | 305
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn kĩ năng học tốt môn tập làm văn ở lớp 5
11 p | 1177 | 281
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đầu cấp
28 p | 780 | 213
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy và học môn Tiếng Việt lớp 2 phân môn kể chuyện
20 p | 591 | 112
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng kể chuyện cho học sinh lớp 2 trong phân môn Tiếng Việt
11 p | 600 | 100
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức học sinh trường tiểu học
9 p | 441 | 80
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giúp giáo viên khối 1 nâng cao chất lượng dạy môn Tiếng Việt
15 p | 616 | 74
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm khai thác triệt để mô hình để giảng dạy môn Sinh học lớp 7
17 p | 385 | 69
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn kỹ năng học tốt môn tập làm văn ở lớp 5
13 p | 361 | 66
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 1 học tốt phân môn vẽ tranh môn Mĩ thuật
23 p | 365 | 59
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số phương pháp giải phương trình mũ – phương trình Logarit
29 p | 353 | 42
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số sai lầm thường gặp của học sinh khi giải phương trình lượng giác cơ bản
13 p | 306 | 29
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn