PHÒNG GIÁO GD&ĐT KRÔNG ANA<br />
TR<br />
NG T CS<br />
QU ĐÔN<br />
<br />
SÁNG KIẾN KIN<br />
<br />
NG IỆM<br />
<br />
TÊN ĐỀ TÀI:<br />
<br />
MỘT SỐ KIN NG IỆM K I DẠY TÍC<br />
NGỮ VĂN Ở TR<br />
NG T CS<br />
<br />
ọ và tên: Nguyễn Thị ệ<br />
<br />
ỢP MÔN<br />
<br />
oa<br />
<br />
Phùng Thị Nhàn<br />
Đơn vị c ng t c: Tr<br />
<br />
ng T CS ê Qu Đ n<br />
<br />
Trình độ đào tạo: Đại học S Phạm<br />
M n đào tạo: Ngữ văn<br />
<br />
Krông Ana, tháng 1 năm 2015<br />
1<br />
<br />
MỤC ỤC<br />
<br />
I/P ẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 3<br />
1. í do chọn đề tài ............................................................................................... 3<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài .......................................................................... 3<br />
3. Đối t ợng nghiên cứu ....................................................................................... 3<br />
4. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 3<br />
5. Ph ơng ph p nghiên cứu ................................................................................. 4<br />
II/ P ẦN NỘI DUNG ............................................................................................... 4<br />
1. Cơ sở lí luận ...................................................................................................... 4<br />
2. Thực trạng ........................................................................................................ 5<br />
3. Giải ph p, biện ph p ........................................................................................ 9<br />
III/ P ẦN KẾT UẬN, KIẾN NG Ị.....................................................................15<br />
1. Kết luận ............................................................................................................15<br />
2. Kiến nghị ..........................................................................................................15<br />
TÀI IỆU T AM K ẢO .......................................................................................17<br />
<br />
2<br />
<br />
I/P ẦN MỞ ĐẦU<br />
1. í do chọn đề tài<br />
Để nâng cao chất lượng môn Ngữ văn trong nhà trường đặc biệt là Trường THCS Lê<br />
Quý Đôn và nhằm giúp cho học sinh nâng cao năng lực sử dụng những kiến thức và kĩ năng<br />
mà các em đã lĩnh hội từ giáo viên. Từ đó các em tự huy động có hiệu quả những kiến thức<br />
và kĩ năng của mình để giải quyết những tình huống có ý nghĩa, cũng có khi là một tình<br />
huống khó khăn, bất ngờ hoặc một tình huống chưa từng gặp trong cuộc sống. Vậy tích hợp<br />
kiến thức đặc biệt là kiến thức các môn học khác trong dạy học văn, trước tiên xuất phát từ ý<br />
tưởng là làm thế nào để một giờ dạy – học văn có hứng thú, đạt hiệu quả cao? Làm sao để<br />
học sinh có thể vận dụng mọi hiểu biết kiến thức từ các môn học khác mà mình tiếp thu được<br />
để giải quyết một vấn đề khoa học và có hiệu quả tốt nhất? Qua kinh nghiệm giảng dạy của<br />
mình chúng tôi đưa ra một số kinh nghiệm khi tích hợp trong dạy học Ngữ văn đó là cách<br />
thức để khắc phục, hạn chế lối dạy học khép kín “trong nội bộ phân môn”, biệt lập các bộ<br />
phận Văn học, Tiếng Việt và Tập làm văn với các môn khoa học xã hội khác. Mặt khác tích<br />
hợp chủ đề, vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết một vấn đề trong dạy học đặc biệt là<br />
môn Ngữ văn cũng đang là phong trào đổi mới ở các trường học, giáo viên, học sinh cũng<br />
đang tích cực thực hiện. Bởi vậy đề tài «Một số kinh nghiệm khi dạy tích hợp môn Ngữ văn ở<br />
trường THCS » của chúng tôi cũng bám sát những mục tiêu và sự định hướng đó. Nó sẽ là<br />
một cái nhìn mới, một cách tiếp cận mới trong giảng dạy Ngữ Văn ở trường THCS Lê Quý<br />
Đôn nói riêng và chương trình môn Ngữ văn ở THCS nói chung. Với đề tài này chúng tôi<br />
nghĩ rằng, nó sẽ bổ ích và có thể là một tài liệu tham khảo cho các bạn đọc. Vậy để chất<br />
lượng môn Ngữ văn trường THCS Lê Quý Đôn ngày một tiến bộ và đạt hiệu quả theo yêu<br />
cầu chung của xã hội đã thôi thúc chúng tôi làm đề tài này.<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
Mục đích của việc dạy tích hợp trong môn Ngữ văn không chỉ dừng lại ở việc tích<br />
hợp khép kín “trong nội bộ phân môn Ngữ văn”, mà người dạy phải giúp cho người học tự<br />
học, sáng tạo, bồi dưỡng tư duy, tâm hồn , hiểu và biết tổng hợp, vận dụng các kiến thức của<br />
các môn học vào trong bài học để tiết học sinh động, gây hứng thú cho học sinh trong giờ<br />
học. Qua đó học sinh sẽ tiếp thu và nắm vững nội dung bài học một cách hợp lý có hiệu quả<br />
hơn. Bên cạnh việc tích hợp kiến thức của các môn học giáo viên cần lưu ý hướng dẫn cho<br />
học sinh thói quen tìm hiểu và biết vận dụng tổng hợp kiến thức để giải quyết một vấn đề.<br />
Bởi vì việc học sinh tự tìm hiểu kiến thức cho nội dung bài học sẽ mang lại một cách tiếp cận<br />
mới đa chiều để các em bước vào bài học một cách hiệu quả nhất. Qua đó tạo cho học sinh<br />
hứng thú, tích cực hơn trong học tập.<br />
3. Đối t ợng nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu trong đề tài của chúng tôi thuộc học sinh học Ngữ văn các khối<br />
lớp 7, 8, 9 trường THCS Lê Quý Đôn.<br />
4. Phạm vi nghiên cứu<br />
Qua các giờ trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn ở các lớp 7D, 7A, 8C, 8D, 9B, 9D của<br />
trường Lê Quý Đôn mà chúng tôi được nhà trường phân công dạy trong năm học 2013 –<br />
2014 vừa qua.<br />
3<br />
<br />
5. Ph ơng ph p nghiên cứu<br />
Phương pháp thu thập, tổng hợp xử lý thông tin giúp chúng tôi thực hiện đề tài này<br />
chính là dựa trên những kinh nghiệm thực tiễn của bản thân qua nhiều năm trực tiếp làm<br />
công tác giảng dạy môn Ngữ văn ở trường THCS Lê Quý Đôn. Và qua phần tổng hợp kết<br />
quả bài làm của học sinh sau những lần kiểm tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết, kiểm tra học kỳ qua<br />
góp ý của đồng nghiệp và sự chỉ đạo sát sao của tổ chuyên môn, qua nghiên cứu tài liệu tham<br />
khảo.<br />
II/ P ẦN NỘI DUNG<br />
1. Cơ sở lí luận<br />
Tích hợp là một trong những xu thế dạy học hiện đại hiện đang được quan tâm nghiên<br />
cứu và áp dụng vào nhà trường. Ở nước ta, từ thập niên 90 của thế kỷ XX trở lại đây, vấn đề<br />
xây dựng môn học tích hợp với những mức độ khác nhau mới thực sự được tập trung nghiên<br />
cứu, thử nghiệm và áp dụng vào nhà trường phổ thông. Trước đó tinh thần giảng dạy tích<br />
hợp chỉ mới được thực hiện ở những mức độ thấp như liên hệ, phối hợp các kiến thức, kĩ<br />
năng thuộc các môn học hay phân môn khác nhau để giải quyết một vấn đề giảng dạy.<br />
Như vậy ở nước ta hiện nay vấn đề đang đặt ra trong lĩnh vực lí luận và phương pháp<br />
dạy học bộ môn là phải tiếp cận, nghiên cứu và vận dụng dạy học tích hợp vào dạy học Ngữ<br />
văn ở THCS nhằm hình thành và phát triển năng lực cho học sinh một cách có hiệu quả hơn,<br />
góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục và đào tạo của bộ môn. Trong lí luận dạy học, tích<br />
hợp là sự kết hợp một cách có hệ thống ở những mức độ khác nhau, các kiến thức, kĩ năng<br />
thuộc các môn học khác nhau dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề<br />
cập đến trong các môn học.<br />
Việc vận dụng quan điểm tích hợp vào dạy học Ngữ văn ở trường THCS chẳng những<br />
dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập trong các phân môn Văn<br />
học, Tiếng Việt, Tập làm văn cũng như các tri thức khác như hiểu biết lịch sử, địa lý, xã hội,<br />
văn hoá nghệ thuật... mà còn xuất phát từ đòi hỏi thực tế là cần phải khắc phục, xoá bỏ lối<br />
dạy học theo kiểu khép kín, tách biệt thế giới nhà trường và thế giới cuộc sống, cô lập giữa<br />
những kiến thức và kĩ năng của các môn học khác vốn có liên hệ, bổ sung cho nhau, tách rời<br />
kiến thức với các tình huống có ý nghĩa mà những tình huống đó học sinh sẽ gặp sau này.<br />
Nói khác đi đó là lối dạy học khép kín “trong nội bộ phân môn”, biệt lập các bộ phận Văn<br />
học, Tiếng Việt và Tập làm văn vốn có quan hệ gần gũi về bản chất, nội dung và kĩ năng<br />
cũng như mục tiêu, đủ cho phép phối hợp, liên kết nhằm tạo ra những đóng góp bổ sung cho<br />
nhau cả về lí luận và thực tiễn, đem lại kết quả tổng hợp và vững chắc trong việc giải quyết<br />
những tình huống tích hợp hoặc những vấn đề thuộc từng phân môn.<br />
Dạy học Ngữ văn theo định hướng tích hợp vẫn theo đuổi quan điểm “lấy học sinh<br />
làm trung tâm”, tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh trong mọi mặt, mọi khâu của<br />
quá trình dạy học; tìm mọi cách phát huy năng lực tự học, năng lực sáng tạo của học sinh.<br />
Do vậy việc lựa chọn và sử dụng các phương pháp dạy học cần chú ý giúp học sinh tích hợp<br />
các kiến thức và kĩ năng đã lĩnh hội, xác lập mối liên hệ giữa các tri thức và kĩ năng thuộc<br />
các phân môn đã học bằng cách tổ chức, thiết kế các nội dung, tình huống tích hợp để học<br />
sinh vận dụng phối hợp các tri thức và kĩ năng riêng rẽ của các phân môn vào giải quyết vấn<br />
đề đặt ra, qua đó lĩnh hội các kiến thức và phát triển năng lực, kĩ năng tích hợp. Tổ chức,<br />
thiết kế các hoạt động phức hợp để học sinh học cách sử dụng phối hợp những kiến thức và<br />
kĩ năng đã tiếp thu trong “nội bộ các phân môn”. Đặt học sinh vào trung tâm của quá trình<br />
4<br />
<br />
dạy học để học sinh trực tiếp tham gia vào giải quyết các vấn đề, tình huống tích hợp; biến<br />
quá trình truyền thụ tri thức thành quá trình học sinh tự ý thức về cách thức chiếm lĩnh tri<br />
thức và hình thành kĩ năng. Ngoài ra, việc dạy học tích hợp kiến thức các môn học còn giúp<br />
cho học sinh phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo của mình. Giáo viên cần chú<br />
trọng mối quan hệ giữa học sinh với sách giáo khoa, từ đó phải buộc học sinh chủ động tự<br />
đọc, tự làm việc độc lập theo yêu cầu trong sách giáo khoa và theo hướng dẫn của giáo viên<br />
thì hiệu quả giờ dạy – học đạt chất lượng cao hơn.<br />
2. Thực trạng<br />
a. Thuận lợi – khó khăn:<br />
Thuận lợi: Trong quá trình làm công tác giảng dạy môn Ngữ văn ở trường THCS Lê<br />
Quý Đôn, chúng tôi đã hướng dẫn học sinh cách chuẩn bị bài ở nhà (cụ thể là sau khi kết<br />
thúc phần bài mới, chúng tôi yêu cầu học sinh về nhà đọc, soạn và tìm hiểu sau đó chuẩn bị<br />
những yêu cầu mà nội dung bài học ngày hôm sau sẽ học) với cách làm này học sinh tích cực<br />
hưởng ứng rất tốt. Bên cạnh đó chúng tôi cũng đã phối kết hợp tốt với Giáo viên chủ nhiệm<br />
lớp, Ban cán sự bộ môn của lớp và hội cha mẹ học sinh trong nhà trường về việc nhắc nhở,<br />
kiểm tra để các em chuẩn bị bài ở nhà và giờ học trên lớp đạt hiệu quả.<br />
Là người đang trực tiếp tham gia giảng dạy ở các lớp 7D, 7A, 8C, 8D, 9B, 9D nên<br />
chúng tôi luôn kết hợp cùng với giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, nhắc nhở<br />
sau mỗi giờ học, tuần học. Vì vậy, khi đưa yêu cầu phải chuẩn bị bài soạn, học bài ở nhà vào<br />
nội quy của lớp để ban cán sự bộ môn của lớp theo dõi quá trình chuẩn bị bài của các tổ viên<br />
thì chúng tôi đều nhận được sự đồng thuận từ giáo viên chủ nhiệm và các em học sinh rất<br />
cao. Qua sổ theo dõi của Ban cán sự bộ môn giúp chúng tôi thấy được những lỗ hổng trong<br />
kiến thức về việc kết hợp các kiến thức liên môn của học sinh trong môn Ngữ văn hoặc<br />
những khó khăn mà các em gặp phải trong quá trình chuẩn bị bài mới. Từ đó giúp chúng tôi<br />
tự điều chỉnh và đưa ra những phương pháp dạy học phù hợp, hợp lí để chất lượng giảng dạy<br />
đạt kết quả cao hơn.<br />
Được sự quan tâm của tổ chuyên môn, BGH nhà trường, những đồng nghiệp trong tổ<br />
Văn – Họa – Nhạc đang làm công tác giảng dạy Ngữ văn tư vấn, giúp đỡ tạo điều kiện cho<br />
chúng tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu này.<br />
Khó khăn: Việc chuẩn bị bài của các em trong các giờ học còn sơ sài, đối phó với<br />
việc kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của cán sự bộ môn và giáo viên bộ môn nên hiệu quả giờ<br />
học chưa sinh động. Chính vì vậy phần tích hợp kiến thức các em trong bài học còn thụ<br />
động. Đồng thời nó còn làm cho giáo viên rơi vào tình trạng quá ôm đồm kiến thức và dẫn<br />
tới việc tích hợp không đạt được kết quả như mong muốn và tệ hại hơn có thể kìm hãm sự<br />
tư duy, chủ động và sáng tạo của học sinh.<br />
b.Thành công – hạn chế:<br />
Xuất phát từ thực tiễn khi được nhà trường phân công giảng dạy môn Ngữ Văn ở các<br />
lớp 7D, 7A, 8C, 8D, 9B, 9D trong năm học 2013-2014. Bước đầu chúng tôi cảm nhận được<br />
là muốn tạo cho học sinh hứng thú với môn học và có hiệu quả trong giảng dạy học Ngữ văn<br />
ở trong trường THCS không thể không đổi mới phương pháp nhất là tích hợp. Kiến thức<br />
ngày càng đa dạng, đặc biệt là các môn khoa học xã hội có sự gắn kết chặt chẽ, hỗ trợ lẫn<br />
nhau. Việc tích hợp kiến thức để giải quyết một vấn đề không phải là việc làm mới. Khi<br />
giảng dạy chúng tôi vẫn đang làm và học sinh khá – giỏi các em cũng đang làm. Và để tạo<br />
thói quen nhớ lại kiến thức các môn học xã hội cho các em học sinh trung bình, yếu khi học<br />
5<br />
<br />