SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHÁNH HÒA<br />
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN LÊ QUÍ ĐÔN<br />
<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
<br />
NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ<br />
PHẦN THỰC HÀNH<br />
VỀ ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG<br />
NHẰM NÂNG CAO<br />
CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC<br />
MÔN ĐỊA LÍ 12 - THPT<br />
<br />
Tên tác giả: ĐOÀN VĂN XUÂN<br />
Giáo viên môn Địa lí<br />
<br />
NĂM HỌC 2013 – 2014<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
1<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………………..1<br />
1. Lí do chọn đề tài………………………………………………………………3<br />
2. Mục đích nghiên cứu……………………………………………………….…4<br />
3. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………………4<br />
4. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………...4<br />
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ…………………………………………………….……4<br />
1. Cơ sở lí luận……………………………………………………………….…..4<br />
2. Thực trạng ………………………………………………………………….…5<br />
3. Các biện pháp tiến hành…………………………………………………….…6<br />
3.1.<br />
<br />
Thiết kế các tiết của phần thực hành : Địa lí địa phương………….6<br />
<br />
3.2.<br />
<br />
Viết tài liệu ĐỊA LÍ TỈNH KHÁNH HÒA……………………….….9<br />
<br />
3.2.1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ, phân chia đơn vị hành chính……. 10<br />
3.2.2. Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên…………………….21<br />
3.2.3. Dân cư và xã hội…………………………………………………..31<br />
3.2.4. Kinh tế…………………………………………………………….39<br />
4. Hiệu quả……………………………………………………………………...58<br />
III. KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ………………………………………………..61<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………62<br />
PHỤ LỤC…………………………………………………………………………...64<br />
<br />
2<br />
<br />
Tên đề tài:<br />
NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ PHẦN THỰC HÀNH<br />
VỀ ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG<br />
DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ 12 – THPT<br />
Tác giả, đơn vị công tác:<br />
ĐOÀN VĂN XUÂN - Trường THPT chuyên Lê Quí Đôn, Khánh Hòa<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
1. Lí do chọn đề tài<br />
Trong chương trình Địa lí lớp 12 trung học phổ thông, phần về Địa lí địa<br />
phương: Tìm hiểu địa lí tỉnh, thành phố nơi học sinh đang sống. Sau bài thực hành,<br />
học sinh cần đạt được các mục tiêu :<br />
- Hiểu và nắm vững được một số đăc điểm nổi bật về vị trí địa lí, đặc điểm<br />
tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội, đặc điểm một số<br />
ngành kinh tế chính của tỉnh Khánh Hòa nơi học sinh đang sống.<br />
- Phát triển các kĩ năng : bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu thống kê.<br />
- Biết cách thu thập và xử lí thông tin; viết và trình bày báo cáo về một vấn<br />
đề của địa phương.<br />
- Bước đầu nghiên cứu khoa học và biết tổ chức hội nghị khoa học.<br />
- Qua bài thực hành, sẽ tăng thêm tình yêu quê hương, ý thức xây dựng và bảo<br />
vệ quê hương, đặc biệt trong giai đoạn phát triển mới.<br />
Tuy nhiên, để thực hiện phần thực hành này, qua nhiều năm, mặc dù thực<br />
hiện đúng theo yêu cầu hướng dẫn ở sách giáo khoa, sách giáo viên, nhưng việc<br />
thực hiện còn nhiều khó khăn và hạn chế sau:<br />
- Trong chương trình và sách giáo khoa qui định 1 tiết dành cho học sinh<br />
chuẩn bị và viết báo cáo về một vấn đề địa lí địa phương là điểu rất khó (tiết còn<br />
lại để trình<br />
bày báo cáo). Trên thực tế, học sinh cần có nhiều thời gian để chuẩn bị.<br />
- Tài liệu địa lí địa phương tỉnh Khánh Hòa cho đến nay vẫn chưa có trong<br />
nhà trường phổ thông.<br />
- Học sinh rất lúng túng trong việc thu thập và xử lí thông tin.<br />
Vì vậy, phần thực hành Địa lí địa phương qua nhiều năm thực hiện, chất<br />
lượng và hiệu quả còn hạn chế.<br />
2. Mục đích nghiên cứu<br />
- Thiết kế thực hiện phần “ Địa lí địa phương” dựa trên yêu cầu của chương<br />
trình Địa lí 12 hiện hành.<br />
3<br />
<br />
- Viết tài liệu “ Địa lí tỉnh Khánh Hòa” nhằm tạo nguồn tài liệu cơ bản cho<br />
giáo viên và học sinh lớp 12 thực hiện phần “ Địa lí địa phương” được thuận lợi<br />
hơn.<br />
- Qua đó, nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng dạy học Địa lí 12 – THPT,<br />
trước hết ở trường THPT chuyên Lê Quí Đôn, sau đó để trao đổi kinh nghiệm với<br />
đồng nghiệp trong toàn tỉnh.<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
- Đối tượng nghiên cứu: Lãnh thổ tỉnh Khánh Hòa.<br />
Phạm vi nghiên cứu : Giới hạn nội dung phù hợp việc thực hiện<br />
giảng dạy Địa lí địa phương trong nhà trường phổ thông.<br />
4. Phương pháp nghiên cứu<br />
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết :<br />
+ Phân tích<br />
+ Tổng hợp<br />
+ Phân loại<br />
+ Hệ thống<br />
+ Đánh giá<br />
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:<br />
+ Quan sát khoa học<br />
+ Tổng kết kinh nghiệm<br />
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ<br />
1. Cơ sở lí luận<br />
Theo tác giả Nguyễn Gia Cốc trong tác phẩm Chất lượng đích thực của giáo<br />
dục đào tạo, năm 1997, “Chất lượng dạy học chính là chất lượng của người học<br />
hay tri thức phổ thông mà người học lĩnh hội được. Vốn học vấn phổ thông toàn<br />
diện vững chắc ở mỗi người là chất lượng đích thực của dạy học ”.<br />
Khái niệm chất lượng dạy học liên quan mật thiết với khái niệm hiệu quả<br />
dạy học. Nói đến hiệu quả dạy học tức là nói đến mục tiêu đã đạt được ở mức độ<br />
nào, sự đáp ứng kịp thời yêu cầu của nhà trường, chi phí tiền của, sức lực và thời<br />
gian cần thiết ít nhất nhưng lại mang lại kết quả cao nhất. Chất lượng dạy học được<br />
nhìn từ góc độ là giá trị tăng thêm, cách nhìn này muốn nói lên tác động ảnh hưởng<br />
của nhà trường với người học. Để thực hiện việc đánh giá, người ta chuyển mục<br />
tiêu dạy học sang hệ thống tiêu chí. Thông thường dựa trên 3 tiêu chí cơ bản: Kiến<br />
thức - Kỹ năng - Thái độ.<br />
Chất lượng dạy học càng cao càng làm phong phú thêm kiến thức, kĩ năng,<br />
thái độ, giá trị và hành vi của người học.<br />
Chất lượng dạy học ở trường trung học phổ thông liên quan chặt chẽ đến yêu<br />
cầu kinh tế - xã hội của đất nước. Sản phẩm dạy học được xem là có chất lượng<br />
4<br />
<br />
cao khi nó đáp ứng tốt mục tiêu giáo dục mà yêu cầu kinh tế - xã hội đặt ra với<br />
giáo dục trung học phổ thông.<br />
Vì vậy, việc nâng cao chất lượng dạy học là một yêu cầu thường xuyên và<br />
rất thiết yếu đối với giáo viên, nhất là trong tình hình kinh tế – xã hội của đất nước<br />
đang có những chuyển biến sâu sắc.<br />
Việc nâng cao chất lượng dạy học có nhiều giải pháp như tăng cường đổi<br />
mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, đổi mới cách biên soạn sách<br />
giáo khoa, đổi mới phương thức chọn môn học cho từng lớp của từng cấp học, đổi<br />
mới cách tuyển sinh vào các trường Đại học, Cao đẳng Sư phạm… Ngoài ra, trong<br />
từng phần, từng chương, từng bài, cũng cần có sự nhìn nhận thực tế để có những<br />
cải tiến, điều chỉnh trong quá trình thực hiện.<br />
2. Thực trạng<br />
2.1. Thuận lợi<br />
- Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo trong việc viết sáng kiến kinh<br />
nghiệm, nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng nhằm góp phần nâng cao chất<br />
lượng dạy học, đặc biệt, nhà trường luôn tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên thực<br />
hiện đề tài.<br />
- Học sinh trường chuyên nhìn chung có ý thức học tập tốt, chăm chỉ, có năng<br />
lực lĩnh hội, tự học.<br />
- Địa lí địa phương – Tỉnh Khánh Hòa là một đề tài cần thiết, có khả năng tạo<br />
hấp dẫn cho học sinh trong việc tìm hiểu về quê hương mình đang sống.<br />
- Nguồn tài liệu khá phong phú và đa dạng, nguồn thông tin trên các phương<br />
tiện thông tin đại chúng, các trang web của các cơ quan, ban ngành, các tổ chức<br />
kinh tế – xã hội..., đặc biệt một số tác phẩm nghiên cứu chuyên sâu về tỉnh Khánh<br />
Hòa (Địa chí Khánh Hòa, Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa, Nxb Chính trị quốc<br />
gia, năm 2003; Du lịch Khánh Hòa từ cuối thế kỉ XIX đến nay, Nguyễn Thị Kim<br />
Hoa, Nxb Chính trị quốc gia, năm 2006…).<br />
2.2. Khó khăn, hạn chế<br />
- Môn Địa lí, trong thực tế vẫn chưa có vị trí đáng kể trong nhà trường phổ<br />
thông, vẫn như là một môn “phụ” nên học sinh và cả phụ huynh ít quan tâm.<br />
- Học sinh ở trường chuyên thường tập trung nhiều vào các môn chuyên để<br />
đáp ứng cho các kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia, sau đó là thi đại học<br />
nên việc học môn Địa lí có hạn chế nhất định (Trường trung học phổ thông chuyên<br />
Lê Quí Đôn, Khánh Hòa không có lớp chuyên Địa lí, đồng thời học sinh thi đại<br />
học khối C hàng năm rất ít). Vì vậy, để có thời gian chuẩn bị cho việc thực hành<br />
phần tìm hiểu “Địa lí địa phương – Tỉnh Khánh Hòa” rất khó khăn đối với học<br />
sinh.<br />
- Tài liệu chính thức về Địa lí tỉnh Khánh Hòa sử dụng trong nhà trường phổ<br />
thông đến nay vẫn chưa có. Tài liệu trên các phương tiện thông tin thì phân tán, các<br />
tác phẩm về tỉnh Khánh Hòa thì chuyên sâu.<br />
5<br />
<br />