Sáng kiến kinh nghiệm: Xây dựng cổng điện tử cho trường phổ thông có hỗ trợ học tập định hướng dựa trên mã nguồn mở
lượt xem 5
download
Sáng kiến kinh nghiệm: Xây dựng cổng điện tử cho trường phổ thông có hỗ trợ học tập định hướng dựa trên mã nguồn mở nhằm đưa ra một hướng tiếp cận trong cách giải quyết vấn đề nhằm giúp học sinh ngoài việc học ở lớp, học sinh có thể tự học ở nhà hoặc có thể học mọi lúc mọi nơi; giáo viên chủ động tổ chức nội dung giảng dạy trên lớp và trên cổng điện tử, giảm việc nhồi nhét kiến thức vào tiết dạy trên lớp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Xây dựng cổng điện tử cho trường phổ thông có hỗ trợ học tập định hướng dựa trên mã nguồn mở
- SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TỈNH ĐỒNG NAI Đơn vị: Trường THPT Vĩnh Cửu -------------------- Mã số:………………. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM XÂY DỰNG CỔNG ĐIỆN TỬ CHO TRƯỜNG PHỔ THÔNG CÓ HỖ TRỢ HỌC TẬP ĐỊNH HƯỚNG DỰA TRÊN MÃ NGUỒN MỞ Người Thực hiện: Bùi Thị Ngọc Nga Lĩnh vực nghiên cứu: Quản lí giáo dục………………... Phương pháp dạy học bộ môn… Phương pháp giáo dục…………. Lĩnh vực khác………………….. Có đính kèm: Mô hình Phần mềm Phim ảnh Hiện vật khác Năm học: 2011 - 2012
- SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TỈNH ĐỒNG NAI Đơn vị: Trường THPT Vĩnh Cửu -------------------- Mã số:………………. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM XÂY DỰNG CỔNG ĐIỆN TỬ CHO TRƯỜNG PHỔ THÔNG CÓ HỖ TRỢ HỌC TẬP ĐỊNH HƯỚNG DỰA TRÊN MÃ NGUỒN MỞ Người Thực hiện: Bùi Thị Ngọc Nga Lĩnh vực nghiên cứu: Quản lí giáo dục………………... Phương pháp dạy học bộ môn… Phương pháp giáo dục…………. Lĩnh vực khác………………….. Có đính kèm: Mô hình Phần mềm Phim ảnh Hiện vật khác Năm học: 2011 - 2012
- SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: BÙI THỊ NGỌC NGA 2. Ngày tháng năm sinh: 11/05/1983 3. Nam_nữ: Nữ 4. Địa chỉ: Số 45 đường Tân Triều, xã Tân Bình, huyên Vĩnh Cửu, Đồng Nai 5. Điện thọai: (CQ): 3865022 (NR): ĐTDĐ: 0908.585.449 6. Fax: Email: bt.ngocnga@gmail.com 7. Chức vụ: Giáo viên 8. Đơn vị công tác: THPT Vĩnh Cửu II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Thạc sĩ Năm nhận bằng: 2011 Chuyên ngành đào tạo: Tin học III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy môn Tin học. Số năm có kinh nghiệm: Giảng dạy từ năm 2007. Đạt giải Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Đồng Nai năm 2011.
- Bùi Thị Ngọc Nga - “Sáng kiến kinh nghiệm” 2011-2012 MỤC LỤC 1. ĐẶT VẤN ĐỀ: ................................................................................................ 5 2. NỘI DUNG CHÍNH ....................................................................................... 7 2.1. Vai trò công nghệ thông tin – truyền thông trong giáo dục ......................... 7 2.2. Chủ trương ứng dụng CNTT trong giáo dục............................................... 8 2.3. Hiện trạng sử dụng internet trong dạy và học tại trường phổ thông ............ 9 2.4. Phần mềm mã nguồn mở ............................................................................ 9 2.5. MOODLE ................................................................................................ 11 2.6. Đánh giá, định hướng học tập cho học sinh thông qua hệ thống phản hồi dựa trên Phương pháp lập luận theo tình huống CBR (Case - Base Reasoning) và thuật toán k-NN (k - Nearest Neighbors) ........................................................... 18 2.7. Cổng điện tử hỗ trợ học tập có định hướng dựa trên mã nguồn mở tại trường THPT Vĩnh Cửu .................................................................................... 21 2.8. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ DỰ BÁO ................................................ 24 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 24 PHỤ LỤC: .......................................................................................................... 27 PL1. HIỆN THỰC PORTAL TRƯỜNG THPT BẰNG MOODLE .................. 27 PL2. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG INTERNET TRONG DẠY VÀ HỌC TẠI TRƯỜNG PHỔ THÔNG .................................................................................. 28 www.vinhcuu.edu.vn – 0612.666.919 – 0613.865.022 – bt.ngocnga@gmail.com – 0908.585.449 - 4-
- Bùi Thị Ngọc Nga - “Sáng kiến kinh nghiệm” 2011-2012 XÂY DỰNG CỔNG ĐIỆN TỬ CHO TRƯỜNG PHỔ THÔNG CÓ HỖ TRỢ HỌC TẬP ĐỊNH HƯỚNG DỰA TRÊN MÃ NGUỒN MỞ 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Những năm gần đây, với các chủ trương của Bộ Giáo Dục hướng đến việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các đơn vị nhà nước, dần “điện tử hóa” các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục. Riêng trong giáo dục, việc ứng dụng công nghệ thông tin không chỉ dừng ở mức quản lý mà còn ứng dụng trong việc giảng dạy và học tập. Bên cạnh đó, Bộ Giáo Dục còn chủ trương sử dụng các phần mềm mã nguồn mở tại các đơn vị giáo dục. Việc triển khai sử dụng các phần mềm mã nguồn mở cho công tác quản lý hoặc hỗ trợ tác nghiệp trong giảng dạy đều được khuyến khích và sự quan tâm của Bộ Giáo Dục. Từ năm học 2009-2010 Bộ Giáo Dục đã phát động cuộc thi “thiết kế hồ sơ bài giảng điện tử e-learning”, mục đích chính của cuộc thi này là nhằm đẩy mạnh phong trào ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy một cách sáng tạo, hiện đại. Một vấn nạn hiện tại thường thấy trong thực tế hiện nay trong giáo dục là tình trạng dạy thêm học thêm tràn lan. Đó là vấn đề bức xúc mà cả ngành giáo dục và xã hội rất quan tâm. Học thêm cũng có mặt tích cực, tiêu cực và có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện trạng học thên tràn lan như hiện nay1. Đề tài “Xây dựng cổng điện tử cho trường phổ thông có hỗ trợ học tập định hướng dựa trên mã nguồn mở” đưa ra một hướng tiếp cận trong cách giải quyết vấn đề nhằm giúp học sinh ngoài việc học ở lớp, học sinh có thể tự học ở nhà hoặc có thể học mọi lúc mọi nơi; giáo viên chủ động tổ chức nội dung giảng dạy trên lớp và trên cổng điện tử, giảm việc nhồi nhét kiến thức vào tiết dạy trên lớp. Giảm việc đi học thêm ngoài giờ vừa tiết kiệm các chi phí phát sinh vừa tiết kiệm thời gian đi lại và học sinh có thời gian học tập nhiều hơn. Hơn nữa, cổng điện tử được tích hợp khả năng định hướng học tập cho học sinh dựa trên kết quả các bài kiểm tra từ đó giúp học 1 http://dantri.com.vn/c202/s202-463671/day-them-hoc-them-nhin-tu-nhieu-phia.htm www.vinhcuu.edu.vn – 0612.666.919 – 0613.865.022 – bt.ngocnga@gmail.com – 0908.585.449 - 5-
- Bùi Thị Ngọc Nga - “Sáng kiến kinh nghiệm” 2011-2012 sinh biết được các phần kiến thức cần theo đuổi để học tập tốt hơn. Một cách gián tiếp việc tổ chức cho học sinh học tập qua cổng điện tử góp phần giúp học sinh sử dụng internet theo hướng tích cực tránh xa các tệ nạn xã hội khác. Giải pháp được đưa ra dựa trên mã nguồn mở sẽ tiết kiệm chi phí đầu tư xây dựng web cho các trường phổ thông. Cổng điện tử xây dựng đóng vai trò là cổng thông tin của trường phổ thông, là kênh trao đổi tin tức nhanh chóng giữa nhà trường - giáo viên - phụ huynh - học sinh; vừa là cổng học tập trực tuyến hỗ trợ giáo viên trong giảng dạy, học sinh trong học tập. Cổng điện tử sẽ tạo ra môi trường học tập hiện đại và đáp ứng chủ trương ứng dụng CNTT trong giáo dục của Bộ Giáo Dục. Để thực hiện giải pháp, tôi thực hiện: - Tìm hiểu các chính sách chủ trương ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục. - Khảo sát hiện trạng sử dụng internet của học sinh và giáo viên tại trường phổ thông. - Tìm hiểu về phần mềm mã nguồn mở và Moodle. - Tìm hiểu hệ lập luận dựa trên tình huống giải thuật k-NN để tích hợp vào ứng dụng mở rộng nhằm cho phép đánh giá kết quả bài kiểm tra của học sinh và đưa ra các nhận xét, phương hướng học tập dựa trên các tình huống xây dựng bởi các giáo viên. www.vinhcuu.edu.vn – 0612.666.919 – 0613.865.022 – bt.ngocnga@gmail.com – 0908.585.449 - 6-
- Bùi Thị Ngọc Nga - “Sáng kiến kinh nghiệm” 2011-2012 2. NỘI DUNG CHÍNH Trong những năm gần đây, có nhiều chủ trương ứng dụng CNTT trong các đơn vị trường học và giảng dạy – học tập, đặc biệt là việc khuyến khích sử dụng các phần mềm mã nguồn mở của Bộ Giáo Dục. Các ứng dụng CNTT trong giảng dạy thì việc khai thác mạng internet như một phương tiện hiện đại hỗ trợ tác nghiệp là một xu hướng thịnh hành. Học tập trực tuyến thu hút được sự quan tâm ngày càng nhiều của các tổ chức giáo dục đào tạo, các đơn vị nghiên cứu triển khai công nghệ thông tin, đặc biệt là sự quan tâm của các trường đại học và các viện nghiên cứu. Vậy ứng dụng CNTT trong giảng dạy và học tập có lợi ích gì? Giải pháp về việc phát triển cổng điện tử hỗ trợ học tập có định hướng dựa trên mã nguồn mở cho trường phổ thông thực hiện như thế nào?,... tôi sẽ cùng các bạn trả lời những câu hỏi vừa nêu trên. 2.1. VAI TRÒ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN – TRUYỀN THÔNG TRONG GIÁO DỤC Ba tác nhân trong hệ thống giáo dục chính là người dạy, người học và môi trường. Sự phát triển CNTT-TT (công nghệ thông tin – truyền thông) đã tạo ra môi trường dạy và học hiện đại mang tính tương tác cao trong thời đại ngày nay. Môi trường dạy học dựa trên CNTT-TT đưa người học vào vị trí trung tâm. Môi trường học tập truyền thống, người ta nhấn mạnh phương pháp dạy sao cho học sinh dễ hiểu, nhớ lâu, kiến thức được truyền đạt từ người dạy là chính. Trong môi trường học tập hiện đại, người dạy đóng vai trò người hướng dẫn người học sử dụng các công cụ CNTT-TT để tìm nội dung học, xây dựng và phát triển phương pháp học chủ động. Môi trường CNTT-TT tương tác giữa nhà trường và học sinh là các website, cổng thông tin được xây dựng trên các phần mềm portal, các CMS (Content Management System), các LMS (Learning Management System). Các giải pháp tương tác này dựa trên nền tảng động viên khuyến khích tăng cường phát triển các nội dung thông tin số, thu thập, tổng hợp và chia sẻ thông tin dùng chung cho cộng www.vinhcuu.edu.vn – 0612.666.919 – 0613.865.022 – bt.ngocnga@gmail.com – 0908.585.449 - 7-
- Bùi Thị Ngọc Nga - “Sáng kiến kinh nghiệm” 2011-2012 đồng. Môi trường tương tác này cần tận dụng nguồn tài nguyên trên mạng để học sinh có thể học theo kiểu trực tuyến "online" hoặc ngoại tuyến "offline" nhà trường cung cấp các chương trình về lưu trên CD-ROM, trên các hệ CMS hay LMS để giáo viên và học sinh khai thác theo những phạm vi nhất định. Hiện nay các công cụ, các phần mềm ứng dụng được dùng cho việc dạy học bằng CNTT-TT là không thiếu về số lượng từ các phần mềm thương mại cho đến các phần mềm miễn phí, mã nguồn mở. Tuy nhiên với chi phí bản quyền phần mềm như hiện nay, với việc phổ biến diện rộng và ứng dụng CNTT-TT trong giáo dục cần phải đặc biệt chú trọng đến các phần mềm miễn phí và mã nguồn mở. 2.2. CHỦ TRƯƠNG ỨNG DỤNG CNTT TRONG GIÁO DỤC CNTT là công cụ đắc lực hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục, góp phần nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục. Mục tiêu đạt được của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập chính là việc xây dựng, sử dụng bài giảng và học tập điện tử. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã có chủ trương ứng dụng CNTT trong giáo dục như chỉ thị 55/2008/CT-BGDĐT ngày 30/09/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012. Hội thảo và Triển lãm quốc tế về Công nghệ thông tin và Truyền thông trong giáo dục và đào tạo lần thứ II (ICTE 2004) với chủ đề "Nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong giảng dạy" đã có nhận định: CNTT và Internet đang trở thành một cánh cửa góp phần rút ngắn khoảng cách trong giáo dục giữa các vùng miền, là phương tiện để tiến tới một “xã hội học tập”. Ứng dụng và phát triển CNTT trong giáo dục sẽ tạo ra một bước chuyển cơ bản trong quá trình đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, học tập và quản lý giáo dục. Mặt khác, giáo dục và đào tạo đóng vai trò quan trọng bậc nhất thúc đẩy sự phát triển của CNTT thông qua việc cung cấp nguồn nhân lực cho CNTT. www.vinhcuu.edu.vn – 0612.666.919 – 0613.865.022 – bt.ngocnga@gmail.com – 0908.585.449 - 8-
- Bùi Thị Ngọc Nga - “Sáng kiến kinh nghiệm” 2011-2012 Thông tư 08/2010/TT-BGDĐT ngày 01/03/20102 của Thứ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo quy định về sử dụng phần mềm tự do mã nguồn mở trong các cơ sở giáo dục nhằm hạn chế và hướng tới việc xóa bỏ việc vi phạm bản quyền phần mềm; tiết kiệm chi phí bản quyền; đảm bảo an ninh cho hạ tầng hệ thống thông tin và dữ liệu; định hướng sử dụng các chuẩn mở. 2.3. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG INTERNET TRONG DẠY VÀ HỌC TẠI TRƯỜNG PHỔ THÔNG Để tìm hiểu khả năng sử dụng internet như một công cụ hỗ trợ hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh; hiểu biết của học sinh về môi trường học tập điện tử; đánh giá của giáo viên khả năng của môi trường học tập điện tử. Một cuộc khảo sát về việc sử dụng internet trong dạy và học được tiến hành tại 2 trường phổ thông THPT Vĩnh Cửu (thuộc huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai) và trường THPT Lê Quý Đôn (thuộc thành phố Biên Hòa, Đồng Nai). Thực hiện khảo sát tại trường THPT Vĩnh Cửu, tham gia khảo sát gồm 252 học sinh và 30 giáo viên; tại trường THPT Lê Quý Đôn, tham gia khảo sát gồm 180 học sinh và 20 giáo viên. Chi tiết các kết quả khảo sát xem thêm phần phụ lục, trong phần này, tôi đưa ra một số nhận xét tổng quát từ kết quả khảo sát như sau: - Internet đang trở thành công cụ quen thuộc đối với học sinh và giáo viên. - Học sinh và giáo viên đều có nhu cầu sử dụng internet để hỗ trợ việc học và dạy. - Internet là một kho tàng thông tin nhưng vẫn còn khó khăn trong việc khai thác đối với học sinh và giáo viên bởi nhiều thông tin gây nhiễu, chưa xác thực tính đúng đắn. - Giáo viên và học sinh có quan tâm đến phương pháp học e-learning. 2.4. PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ 2.4.1. Giới thiệu 2 http://www.thuvienphapluat.vn/archive/Thong-tu/Thong-tu-08-2010-TT-BGDDT-su-dung-phan-mem-tu-do-ma- nguon-mo-trong-cac-co-so-giao-duc-vb101598t23.aspx www.vinhcuu.edu.vn – 0612.666.919 – 0613.865.022 – bt.ngocnga@gmail.com – 0908.585.449 - 9-
- Bùi Thị Ngọc Nga - “Sáng kiến kinh nghiệm” 2011-2012 Phần mềm nguồn mở (mã nguồn mở) là phần mềm với mã nguồn được công bố và sử dụng một giấy phép nguồn mở. Giấy phép này cho phép bất cứ ai cũng có thể nghiên cứu, thay đổi và cải tiến phần mềm, và phân phối phần mềm ở dạng chưa thay đổi hoặc đã thay đổi, ví dụ Giấy phép công cộng GNU (GPL) [6]. Giấy phép nguồn mở cho phép tác giả điều chỉnh cách công chúng truy cập vào nguồn của phần mềm. 2.4.2. Một số ưu điểm khi sử dụng phần mềm MNM - Không tốn chi phí bản quyền so với phần mềm trả phí bản quyền. - Cho phép hiệu chỉnh và biên dịch phần mềm phù hợp với mục đích sử dụng hơn. - Mang tính cộng đồng cao, được sự hỗ trợ từ cộng đồng người sử dụng và phát triển, tính lựa chọn cũng cao. - Khuyến khích tiềm năng phát triển của cộng đồng so với phần mềm trả phí thì chỉ có nhà phát triển. - Được cộng đồng phát triển nên chuẩn phát triển là chuẩn chung và mở. - Thủ tục sử dụng dễ dàng không khó khăn trong việc đăng ký. 2.4.3. Những hạn chế khi sử dụng phần mềm MNM Với thực trạng sử dụng phần mềm MNM ở Việt Nam nói riêng, các mặt hạn chế có thể nhận thấy như sau: - Đối tượng sử dụng phần lớn là các tổ chức, cá nhân thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin và có hiểu biết về MNM. - Thói quen sử dụng phần mềm MNM chưa cao. - Ý thức tôn trọng tác quyền chưa cao. - Không có tổ chức đứng ra giới thiệu, quảng bá, hỗ trợ khách hàng. www.vinhcuu.edu.vn – 0612.666.919 – 0613.865.022 – bt.ngocnga@gmail.com – 0908.585.449 - 10 -
- Bùi Thị Ngọc Nga - “Sáng kiến kinh nghiệm” 2011-2012 2.4.4. Cổng điện tử trường phổ thông 2.4.4.1. Đặc điểm xây dựng cổng điện tử tại trường phổ thông - Cổng điện tử tại trường phổ thông là cổng điện tử dành cho tổ chức giáo dục chứa các thông tin về trường học và các hoạt động đặc thù của trường học là giảng dạy, học tập, cùng một số chức năng khác. - Ưu tiên sử dụng các sản phẩm MNM miễn phí để tiết kiệm chi phí và có khả năng hiệu chỉnh, nâng cấp phù hợp với trường phổ thông. - Công nghệ phát triển phổ biến, đơn giản trong việc vận hành, phát triển, thích hợp với mặt bằng chung nhân lực của các trường phổ thông. - Có khả năng mở rộng, kết hợp với các hệ thống khác khi quy mô trường phát triển trong tương lai. 2.4.4.2. Lựa chọn giải pháp Tôi chọn giải pháp phần mềm nguồn mở Moodle để xây dựng cổng điện tử cho trường phổ thông dựa trên các cơ sở sau: - E-learning ngày càng phổ biến, là xu thế phát triển tất yếu tại các trường phổ thông. Moodle là một e-learning portal, là sản phẩm được phát triển cho mục tiêu giáo dục. - Moodle tích hợp sẵn các ứng dụng như: quản lý tin tức, diễn đàn, các dịch vụ download/upload tập tin, đọc tin RSS, … và cho phép phát triển mở rộng thêm. Các chức năng này cho phép tùy biến Moodle thành một cổng thông tin cung cấp các thông tin, hoạt động của trường phổ thông, tổ chức các nguồn tin tức từ các trang web khác. - Moodle được phát triển trên nền tảng PHP quen thuộc và rộng rãi trên internet. 2.5. MOODLE 2.5.1. Giới thiệu chung về e-learning 2.5.1.1. Khái niệm e-learning www.vinhcuu.edu.vn – 0612.666.919 – 0613.865.022 – bt.ngocnga@gmail.com – 0908.585.449 - 11 -
- Bùi Thị Ngọc Nga - “Sáng kiến kinh nghiệm” 2011-2012 Học tập điện tử3 (e-learning) dùng để chỉ việc dạy và học (đào tạo) dựa trên sự hỗ trợ của công nghệ điện tử như học tập bằng máy tính, học tập bằng các phương tiện hỗ trợ điện tử các máy dạy học điện tử, học tập qua mạng truyền thông như truyền hình, truyền thanh, web. 2.5.1.2. Một số hình thức e-learning - Đào tạo dựa trên công nghệ (TBT - Technology-Based Training): là hình thức đào tạo có sự áp dụng công nghệ đặc biệt là dựa trên CNTT. Thuật ngữ này có thể hiểu một cách tương đương như thuật ngữ eLearning. - Đào tạo dựa trên máy tính (CBT - Computer-Based Training): chỉ bất kỳ một hình thức đào tạo nào có sử dụng máy tính. Thông thường thuật ngữ này được hiểu để nói đến các ứng dụng (phần mềm) đào tạo trên các đĩa CD- ROM hoặc cài trên các máy tính độc lập, không nối mạng, không có giao tiếp với thế giới bên ngoài. Thuật ngữ này thường được hiểu đồng nhất với thuật ngữ CD-ROM Based Training. - Đào tạo dựa trên Web (Web-Based Training): là hình thức đào tạo sử dụng công nghệ Web. Nội dung học, các thông tin quản lý khóa học, thông tin về người học được để trên web và người dùng có thể dễ dàng truy nhập qua trình duyệt. Người học có thể giao tiếp với nhau và với giáo viên, sử dụng các chức năng trao đổi trực tiếp, diễn đàn, thư điện tử…, thậm chí có thể nghe được giọng nói và nhìn thấy hình ảnh của người giao tiếp với mình. - Đào tạo trực tuyến (Online Learning/Training): Hình thức đào tạo có sử dụng kết nối mạng để thực hiện việc học: lấy tài liệu học, giao tiếp giữa người học với nhau và với giáo viên… - Đào tạo từ xa (Distance Learning): Thuật ngữ này nói đến hình thức đào tạo trong đó người dạy và người học không ở cùng một chỗ, thậm chí không cùng một thời điểm. Ví dụ như việc đào tạo sử dụng công nghệ hội thảo cầu truyền hình, hoặc công nghệ Web. 3 http://en.wikipedia.org/wiki/E-learning www.vinhcuu.edu.vn – 0612.666.919 – 0613.865.022 – bt.ngocnga@gmail.com – 0908.585.449 - 12 -
- Bùi Thị Ngọc Nga - “Sáng kiến kinh nghiệm” 2011-2012 2.5.2. Giới thiệu Moodle Moodle (viết tắt của cụm từ Modular Object-Oriented Dynamic Learning Environment) là phần mềm nền mã nguồn mở e-learning, được biết đến với các chức năng quản trị khóa học (course management system), quản trị đào tạo (learning management system). Moodle hiện đang được sử dụng một cách rộng rãi và tin cậy, hiện tại có trên 50000 website đăng ký trên hơn 200 quốc gia trên thế giới và đã được dịch ra trên 80 ngôn ngữ khác nhau. 2.5.3. Đặc điểm Moodle - Moodle là phần mềm nguồn mở phát hành theo giấy phép GNU, phát triển cho mục đích giáo dục. - Chức năng của Moodle là tạo ra các trang web và các khóa học dựa trên internet. - Moodle là ứng dụng web module hướng đối tượng, viết trên nền tảng ngôn ngữ PHP, hỗ trợ nhiều loại CDSL như: MySQL, PostgresQL, Oracle, MS SQL, … vì thế dễ dàng phát triển Moodle trên các máy chủ CSDL khác nhau. - Moodle công khai hóa các tài liệu và công cụ phát triển cộng với thư viện module mở rộng cho phép tùy biến cao và khả năng mở rộng hệ thống. - Số lượng người dùng và phát triển nhiều, xây dựng hệ thống dựa trên Moodle sẽ nhận được sự hỗ trợ từ đông đảo cộng đồng này. - Có cơ chế cân bằng tải (load balance) để cải thiện hiệu suất. - Moodle cung cấp cho người sử dụng có 3 dạng module: Các module tạo tài nguyên tĩnh như: soạn thảo một trang văn bản hoặc một trang web, hiển thị các thư mục, link tới một file hoặc một website, tạo một light books, hiển thị một thư mục, ... Các module tạo tài nguyên tương tác với các nội dung học như các bài tập, bài thi, kiểm tra đánh giá, cuộc khảo sát, câu hỏi thăm dò, ... www.vinhcuu.edu.vn – 0612.666.919 – 0613.865.022 – bt.ngocnga@gmail.com – 0908.585.449 - 13 -
- Bùi Thị Ngọc Nga - “Sáng kiến kinh nghiệm” 2011-2012 Các module tạo tài nguyên tương tác với người khác như chat, forum, bảng thuật ngữ, wiki, ... Với nhiều module chức năng phong phú như vậy, Moodle có thể đáp ứng được những yêu cầu trong việc xây dựng Website học tập: Cho phép tạo lập và quản lý người dùng (giáo viên, học viên, người quản trị, khách vãng lai, người tạo các khóa học). Cho phép tạo lập và quản lý nhiều môn học. Cho phép giáo viên đưa tài liệu và các bài giảng lên Website, cũng như quản lý các bài giảng của mình dưới nhiều dạng khác nhau, với nhiều mức quyền truy cập và nhiều cách bố trí khác nhau (theo chủ đề, theo thời gian, theo kiểu diễn đàn, ...). Cho phép người học đọc và sử dụng được các bài giảng mà giáo viên đưa lên. Có diễn đàn (với nhiều loại khác nhau) giúp dễ dàng trong việc giáo viên đưa ra thông báo, thảo luận sinh viên - sinh viên, giáo viên - sinh viên. Cho phép giáo viên đưa ra bài tập và thu bài qua mạng, cũng như các bài kiểm tra và đánh giá trên mạng. Cho phép giáo viên theo dõi được hoạt động của người học (thông qua thời lượng truy nhập) để đánh giá hoạt động học tập của người học. Tối ưu hóa lượng thông tin đến người học bằng việc đa dạng hóa các hình thức thể hiện thông tin, khối lượng thông tin, cường độ thông tin, khả năng liên hệ thông tin. Đa dạng hóa các hình thức kiểm tra đánh giá, trong đó có những hình thức kiểm tra tiên tiến như trắc nghiệm, trả lời nhanh, áp dụng kiểm tra thường xuyên, liên tục. www.vinhcuu.edu.vn – 0612.666.919 – 0613.865.022 – bt.ngocnga@gmail.com – 0908.585.449 - 14 -
- Bùi Thị Ngọc Nga - “Sáng kiến kinh nghiệm” 2011-2012 2.5.4. Quản lý nội dung trên Moodle Moodle quản lý các khóa học (course). Trang chủ (front page) là front page course, một khóa học đặc biệt. Moodle sử dụng thể loại/thể loại con để chứa các khóa học. Một cách trực quan, thể loại giống như các thư mục và khóa học giống như tệp trong thư mục. Để tạo ra các trang web tương tác trong khóa học, Moodle sử dụng 3 loại thành phần chính là các tài nguyên (resource), các hoạt động (activity) và các khối (block). Thể loại Khóa học Tài nguyên: nhãn, Các hoạt động: thảo tệp, thư mục, trang luận, bài tập, bài học, web, gói IMS, … bài kiểm tra, … Tổ chức quản lý nội dung của Moodle 2.5.4.1. Các tài nguyên Chính là các module dạng tĩnh, một số tài nguyên tích hợp sẵn trong gói cài đặt gồm: Các nhãn (label) văn bản; Các trang nội dung như trang văn bản (text page), trang web (web page); Các tệp, thư mục: liên kết đến các tệp, thư mục web; Gói nội dung IMS. www.vinhcuu.edu.vn – 0612.666.919 – 0613.865.022 – bt.ngocnga@gmail.com – 0908.585.449 - 15 -
- Bùi Thị Ngọc Nga - “Sáng kiến kinh nghiệm” 2011-2012 Các tài nguyên trên Moodle 2.5.4.2. Các hoạt động Gồm các dạng module tương tác với khóa học và các module tương tác giữa các người dùng, một số hoạt động đã tích hợp sẵn gồm: Assignment: dùng để giao các bài tập trực tuyến và nhận bài nộp từ học viên qua việc submit các tệp. Chat: cho phép trao đổi thông tin thời gian thực đồng bộ giữa các học viên. Choice: cho phép tạo một câu hỏi và một số các lựa chọn cho học viên. Các kết quả được gửi lên để học viên xem. Sử dụng module này để thực hiện các cuộc điều tra nhanh chóng về vấn đề cần quan tâm. Forum: trao đổi các thông tin trên phạm vi bài học. Moodle có một số loại forum như news forum (tin tức), social forum, QA Forum, … Quiz: tổ chức các bài kiểm tra với nhiều dạng câu hỏi kiểm tra. Các gói SCORM/AICC. Các hoạt động trên Moodle www.vinhcuu.edu.vn – 0612.666.919 – 0613.865.022 – bt.ngocnga@gmail.com – 0908.585.449 - 16 -
- Bùi Thị Ngọc Nga - “Sáng kiến kinh nghiệm” 2011-2012 2.5.5. Phân quyền người dùng trên Moodle Để sử dụng một đơn vị nội dung trên Moodle, người dùng phải được cấp quyền trên nội dung đó. Tập hợp các quyền cho một nhóm người dùng như học viên tạo thành một vai trò (role) người dùng. Moodle mặc định có các vai trò: quản trị hệ thống (administrator), quản trị khóa học (course creator), giáo viên quản lý khóa học (teacher), giáo viên tham gia khóa học (non-editing teacher), học viên (student), khách (guest) và người dùng xác thực (authenticated user). Người quản trị hệ thống có quyền hiệu chỉnh lại các vai trò cũng như tạo ra các vai trò mới. Vai trò và quyền của người sử dụng được tóm tắt trong Bảng 2.1. Các vai trò được phân cấp như trong Bảng 2.2 Bảng 2.1: Các vai trò người dùng trong Moodle Vai trò Gọi tắt Mô tả Quản trị hệ thống Admin Quản lý tất cả các thành phần trên hệ thống Quản trị khóa học coursecreator Tạo các khóa học Giáo viên quản lý khóa Editingteacher Hiệu chỉnh nội dung các khóa học học Giáo viên quản lý khóa Teacher Tham gia giảng dạy và cho điểm học viên học Học viên Student Tham gia khóa học Khách Guest Rất ít quyền nhưng vẫn có thể tham gia một số khóa học Người dùng xác thực Authenticated Bất cứ người dùng nào đã đăng nhập vào hệ user thống đều có vai trò này Bảng 2.2: Phân cấp các vai trò trong Moodle Admin Coursecreator Editingteacher Teacher Student Guest Admin Coursecreator Editingteacher Teacher www.vinhcuu.edu.vn – 0612.666.919 – 0613.865.022 – bt.ngocnga@gmail.com – 0908.585.449 - 17 -
- Bùi Thị Ngọc Nga - “Sáng kiến kinh nghiệm” 2011-2012 Student Guest Bảng 2.2 trình bày cách phân cấp các vai trò mặc định trong Moodle. Admin có toàn quyền hệ thống, kế đến là coursecreator, editingteacher. Admin được quyền cấp phát quyền cho các đối tượng được chọn (dấu ), editingteacher được phép gán quyền cho các teacher, student, hoặc guest tham gia khóa học do editingteacher quản lý. Như vậy chỉ có 3 loại vai trò có quyền gán vai trò thấp hơn cho người sử dụng, đó là admin, Coursecreator, editingteacher. 2.6. ĐÁNH GIÁ, ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG PHẢN HỒI DỰA TRÊN PHƯƠNG PHÁP LẬP LUẬN THEO TÌNH HUỐNG CBR (CASE - BASE REASONING) VÀ THUẬT TOÁN K-NN (K - NEAREST NEIGHBORS) 2.6.1. Vai trò của đánh giá, định hướng Quá trình học tập cần sự tương tác của nhiều bên, trong đó việc đánh giá kết quả học tập là cần thiết vì thông qua đó học sinh biết được sự tiến bộ trong học tập. Bên cạnh đó, việc định ra hướng học tập sẽ giúp cho học sinh trao dồi kiến thức. Việc đánh giá và định hướng phù hợp với từng trường hợp sẽ làm học sinh học tập hăng say hơn. 2.6.2. Hệ thống đánh giá, định hướng Xét LMS Moodle, hệ thống này cho phép phản hồi dựa trên các bài kiểm tra với khả năng: - Phản hồi trên từng đáp án trả lời của câu hỏi: khi thí sinh chọn đáp án, phản hồi sẽ xuất hiện trên đáp án vừa được chọn. - Phản hồi trên từng câu hỏi: khi thí sinh trả lời câu hỏi đúng hoặc sai, phản hồi tương ứng xuất hiện. www.vinhcuu.edu.vn – 0612.666.919 – 0613.865.022 – bt.ngocnga@gmail.com – 0908.585.449 - 18 -
- Bùi Thị Ngọc Nga - “Sáng kiến kinh nghiệm” 2011-2012 - Trên toàn bộ bài kiểm tra: khi hoàn tất bài kiểm tra, tùy theo các tỉ lệ phần trăm điểm đạt được một phản hồi sẽ xuất hiện theo tỉ lệ đó, do người lập bài kiểm tra tạo ra. Với các cách đánh giá trên sẽ gặp khó khăn trong việc đánh giá những motif kết quả học tập của học sinh, ví dụ một bài kiểm tra có 10 câu hỏi trong đó, học sinh hỏng kiến thức A,B thì thường có điểm kém ở các câu hỏi 1,2,5,6 chẳng hạn; những học sinh có năng khiếu C,D thường có điểm cao ở câu 9, 10 chẳng hạn. Tức là hệ thống Moodle hiện tại không cho phép đánh giá theo trường hợp. Chính vì vậy cho chọn giải pháp phát triển việc đánh giá, định hướng học tập cho học sinh theo từng trường hợp dựa trên kiến thức về hệ lập luận theo tình huống CBR (Case-base reasoning), sử dụng giải thuật k-NN để đánh giá độ tương tự giữa các tình huống. Hoạt động hệ thống đánh giá dựa trên CBR: - Thu thập (nhập trực tiếp) các tình huống mẫu do các giáo viên (tốt nhất là có kinh nghiệm) đề xuất kèm theo các đánh giá và phương phướng học tập nếu học sinh gặp phải các trường hợp. - Khi học sinh có yêu cầu xem đánh giá và định hướng trên bài kiểm tra, hệ thống sẽ truy vấn dữ liệu các điểm (tạm gọi là tình huống hiện tại của học sinh) mà học sinh đạt được trên bài kiểm tra để tiến hành đánh giá độ tương tự giữa tình huống hiện tại của học sinh và các tình huống mẫu. Tình huống mẫu nào được tính toán là tương tự với tình huống hiện tại của học sinh sẽ được hệ thống lấy làm kết quả và thông tin đến học sinh. 2.6.3. Một số kết quả thử nghiệm Hệ thống đánh giá vừa được triển khai vào đầu năm học 2011-2012 và tiến hành khảo sát trên 150 học sinh ở khối lớp 10 và khối 11 học về ứng dụng tích hợp đánh giá, định hướng học tập. Kết quả trên một số câu hỏi liên quan như sau: www.vinhcuu.edu.vn – 0612.666.919 – 0613.865.022 – bt.ngocnga@gmail.com – 0908.585.449 - 19 -
- Bùi Thị Ngọc Nga - “Sáng kiến kinh nghiệm” 2011-2012 Câu hỏi 8: Em có nhận xét gì về chức năng đánh giá các bài kiểm tra định hướng? a. Rất tốt, rất dễ sử dụng b. Bình thường, không có gì đặc sắc. c. Chưa tốt, cần chỉnh sửa nhiều Với câu hỏi trên tổng hợp kết quả phiếu khảo sát thu được và có trả lời trên câu hỏi này là: a (87), b(27), c(0). Câu hỏi 9: Em sử dụng chức năng nào nhiều nhất trên website? a. Tin tức-thông báo. b.Tài nguyên dạy và học c. Các bài kiểm tra định hướng d. Các chức năng khác: …. Kết quả khảo sát câu hỏi trên như sau: a (34), b (25), c(56), d(6) www.vinhcuu.edu.vn – 0612.666.919 – 0613.865.022 – bt.ngocnga@gmail.com – 0908.585.449 - 20 -
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Dạy học hóa học gắn với thực tế bộ môn nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh
0 p | 333 | 77
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kỹ năng dựng hình động bằng phần mềm Geogebra trong dạy Toán THPT
35 p | 343 | 64
-
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI HẠNH KIỂM HỌC SINH DỰA VÀO BẢNG CHẤM ĐIỂM THI ĐUA”
36 p | 252 | 63
-
ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT VÀI KINH NGHIỆM ĐỂ DẠY TỐT CÁC BÀI THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH HÓA HỌC
7 p | 453 | 58
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Xây dựng các chuyên đề tích hợp liên môn trong dạy học sinh học 10 và vận dụng chuyên đề "virus và bệnh truyền nhiễm" vào giảng dạy
48 p | 243 | 55
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Lồng ghép giải thích các hiện tượng thực tế trong giảng dạy môn Hóa học 9
22 p | 379 | 48
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng học tập môn Hóa học cho học sinh khối 9 Trường THCS Cam Thịnh Tây bằng cách xây dựng tình huống có vấn đề trong dạy học
23 p | 156 | 31
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Xây dựng tập thể tự quản đối với học sinh trường THPT Nguyễn Chí Thanh
41 p | 161 | 27
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp chỉ đạo phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở Trường Tiểu học số I xã Mường Than
31 p | 121 | 18
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng sơ đồ để hệ thống hóa kiến thức Lịch sử THPT
22 p | 156 | 18
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Tìm hiểu thực trạng và đề ra giải pháp xây dựng vị trí việc làm gắn với phân công nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ cốt cán trường THPT Lê Lai năm học 2014-2015
22 p | 163 | 18
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Xây dựng và sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học Lịch sử lớp 10 ở trường THPT chuyên Lê Quý Đôn
19 p | 123 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Xây dựng chương trình kiểm tra, đánh giá kết quả thực hành Ms-Word của học sinh lớp 10 và chứng chỉ A
15 p | 139 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Áp dụng phương trình ion thu gọn để giải một số bài toán Hóa học vô cơ xảy ra trong dung dịch
19 p | 155 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Chương trình quản lý điểm trường THPT
17 p | 99 | 10
-
Báo cáo tóm tắt sáng kiến kinh nghiệm: Thiết kế, chế tạo máy nắn thép
6 p | 52 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Xây dựng và đưa ra các dạng toán Hoá học thường gặp
17 p | 70 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn