Sao lưu hệ thống
lượt xem 40
download
Trong các bài viết trước, chúng tôi đã hướng dẫn bạn đọc lựa chọn thiết bị, linh kiện phần cứng và cách lắp ráp một bộ máy tính theo nhu cầu cá nhân. Tuy nhiên, để có được một bộ máy tính hoàn chỉnh, bạn cần phải cài đặt hệ điều hành (HĐH), một số ứng dụng, phần mềm khác nhau tùy theo nhu cầu làm việc, học tập, giải trí... và sao lưu tất cả những gì đã cài đặt nếu chúng ta không muốn công sức "đổ sông đổ biển" khi Windows gặp sự cố hoặc khi bị...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sao lưu hệ thống
- Sao lưu hệ thống Trong các bài viết trước, chúng tôi đã hướng dẫn bạn đọc lựa chọn thiết bị, linh kiện phần cứng và cách lắp ráp một bộ máy tính theo nhu cầu cá nhân. Tuy nhiên, để có được một bộ máy tính hoàn chỉnh, bạn cần phải cài đặt hệ điều hành (HĐH), một số ứng dụng, phần mềm khác nhau tùy theo nhu cầu làm việc, học tập, giải trí... và sao lưu tất cả những gì đã cài đặt nếu chúng ta không muốn công sức "đổ sông đổ biển" khi Windows gặp sự cố hoặc khi bị virus tấn công. Trong bài viết này, chúng tôi không đi vào chi tiết việc cài đặt HĐH, phần mềm mà để dành "đất" đề cập kỹ hơn về vấn đề sao lưu. CÀI ĐẶT Nhìn chung, việc cài đặt Windows và các ứng dụng không khó lắm nhưng đối với người dùng ít có kinh nghiệm, đó là cả một vấn đề. Trong bài viết này chúng tôi sử dụng HĐH Windows XP, với các HĐH Windows khác, sẽ có sự khác nhau đôi chút. Quá trình cài đặt HĐH Windows XP trải qua các bước Collecting Information, Dynamic Update, Preparing Installation, Finalizing Installation. Bạn không phải lo lắng vì trình cài đặt Windows (Windows Setup) tự động thực hiện trong hầu hết các bước, chỉ yêu cầu người dùng cung cấp một số thông tin cá nhân và lựa chọn một số tùy chọn khi cài đặt. Bạn cần đọc kỹ thông tin hiển thị trên màn hình để biết các yêu cầu của Windows Setup. Bạn có thể tham khảo phần hướng dẫn cài đặt trong bài "Học cài đặt WinXP với WinXP_Simulator" (ID: A0602_119). Hình 1 Sau khi hoàn tất việc cài đặt HĐH, chúng ta sẽ tiếp tục cài đặt trình điều khiển (driver) thiết bị phần cứng mà XP không thể tự nhận dạng và cài đặt. Tham khảo thông tin trong mục Device Manager (System Properties\Hardware\Device Manager) để kiểm tra các phần cứng chưa cài đặt driver hoặc cài đặt không chính xác (Hình 1). - Để cài đặt hoặc cập nhật driver mới (trong Device Manager), nhấn phải chuột trên phần cứng cần cài đặt và chọn Update Driver. - Nếu đã có sẵn driver, chọn "No, not this time" khi Windows đề nghị người dùng tìm kiếm driver tại website Windows Update.
- - Trong cửa sổ kế tiếp, chọn Install from a list or specific location và chỉ đến thư mục chứa driver khi Windows yêu cầu, chọn OK và Next để cài đặt (Hình 2). Lưu ý - Để cài đặt đúng driver, bạn cần xác định chính xác tên phần cứng. Tham khảo thông tin này trong tài liệu đi kèm hoặc sử dụng "model number", "part number" của phần cứng để tìm driver trong mục Download hoặc Support & Drivers trên website của nhà sản xuất. - Driver dành cho Windows 9x khác với Windows 2000/XP và Windows 64 bit. Thậm chí, một số nhà sản xuất phần cứng đã dừng việc hỗ trợ HĐH Windows 9x; "ép buộc" người dùng sử dụng những HĐH mới hơn để phát huy hết tính năng của phần cứng. Hình 2 - Với những driver được đóng gói thành 1 tập tin hoặc có trình cài đặt (.exe), bạn chỉ việc chạy tập tin này và thực hiện các bước theo thông tin hướng dẫn trên màn hình. SAO LƯU Sao lưu là việc cần thiết để bạn quay trở lại với công việc một cách nhanh nhất. Chúng rất hữu ích với những bạn đọc thích táy máy, thử nghiệm tính năng phần mềm hay thường... truy cập website "đen". Một số phần mềm có tính năng này như Drive Image của PowerQuest, Norton Ghost của Symantec, DriveWorks của V Communications, True Image của Acronis... chúng thường có sẵn trong đĩa CD Hirens Boot, Ultimate Boot CD, Barts Preinstalled Environment (BartsPE)... Bạn có thể sử dụng bất cứ phần mềm nào hoặc đĩa CD nào tùy vào thói quen của mình. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu cách dùng 2 phần mềm khá thông dụng là Norton Ghost của Symantec và Acronis True Image của Acronis có trong CD Hirens Boot v8.2 để sao lưu và phục hồi hệ thống. Bạn có thể tìm mua dễ dàng tại các cửa hàng bán đĩa CD phần mềm. 1. Norton Ghost Khởi động máy tính bằng đĩa Hirens BootCD (gọi tắt là Hiren). Một số bo mạch chủ (BMC) cho phép người dùng tùy chọn thiết bị khởi động (ổ cứng, ổ mềm, CD-ROM và thiết bị lưu trữ USB). Bạn có thể thiết lập thứ tự thiết bị khởi động thông qua BIOS Setup. Mỗi nhà sản xuất BMC đều quy định một hoặc tổ hợp phím tắt nào đó để người dùng khởi chạy BIOS Setup. Các phím thường được sử dụng là Del, F1, F2... hoặc nhấn phím "Pause" khi máy tính đang kiểm tra phần cứng để xem hướng dẫn ở góc dưới màn hình hiển thị. Bạn có thể tham khảo thông tin hướng dẫn trong tài liệu của BMC.
- Sau khi khởi động, chọn Norton Ghost trong mục Disk Clone Tools để khởi động chương trình Norton Ghost. Để sao lưu, thực hiện các bước sau: - Chọn Local. Patition. To Image - Chọn ổ cứng cần sao lưu và nhấn OK - Chọn phân vùng cần sao lưu và nhấn OK. - Chọn nơi lưu trữ, đặt tên tập tin ảnh và chọn Save để thực hiện việc sao lưu. Để khôi phục hệ thống, thực hiện các bước các bước theo trình tự ngược lại - Chọn Local. Patition. From Image - Chọn tập tin ảnh cần khôi phục và nhấn Open. - Chọn phân vùng sẽ được khôi phục và nhấn OK. - Chọn Yes để xác nhận quá trình khôi phục 2. True Image Kể từ phiên bản 8.x, True Image đã có những cải tiến đáng kinh ngạc để "so kè” với Norton Ghost. Các bước để sao lưu và phục hồi trong True Image cũng tương tự như trong Ghost. Trước hết, chúng ta khởi động True Image bằng cách chọn Acronis True Image trong mục Disk Clone Tools (tất nhiên vẫn sử dụng Hiren). Để sao lưu, thực hiện các bước sau: - Trong chương trình, nhấn chọn mục Create Image để tạo tập tin ảnh. - Chọn phân vùng cần sao lưu trước khi nhấn Next. - Chọn nơi lưu trữ, đặt tên tập tin ảnh (.tib) và chọn Next. - Chọn Append changes incrementally to the last full image nếu bạn muốn Acronis True Image chỉ cập nhật những dữ liệu thay đổi sau lần tạo bản sao lưu trước hoặc chọn Create the full backup image nếu mới tạo bản sao lưu đầu tiên cho hệ thống. - Thêm một số chú thích vào tập tin ảnh hoặc nhấn Next để bỏ qua bước này. - Chọn Proceed để bắt đầu tạo bản sao lưu. Bạn sẽ nhận được thông báo khi quá trình tạo bản sao lưu thành công.
- Khôi phục hệ thống, thực hiện các bước theo trình tự ngược với sao lưu; tuy nhiên, sẽ "dài dòng" hơn 1 chút so với Norton Ghost. - Trong True Image, chọn Restore Image để khởi động Wizard của quá trình khôi phục và chọn Next. - Chọn tập tin ảnh cần khôi phục và nhấn Next. - Nếu cẩn thận, chọn Yes, want to verify image archive để đảm bảo chính xác tập tin hình ảnh trước khi khôi phục. True Image sẽ cảnh báo người dùng nếu tập tin khôi phục bị lỗi, bạn sẽ không "mất cả chì lẫn chài" khi không thể hoàn tất việc khôi phục Windows. Chọn No, I do not want to verify nếu tin chắc tập tin hình ảnh được bảo quản tốt. - Trong bước kế tiếp, chọn phân vùng sẽ khôi phục và nhấn Next. - Trong cửa sổ Restored Partition Type để lựa chọn kiểu phân vùng khôi phục, chọn Active để Windows có thể khởi động được sau khi khôi Hình 3 phục. - Chọn Yes, I want to check file system after the restoring để True Image kiểm tra các file hệ thống sau quá trình khôi phục hoặc No, I do not want to check nếu bạn muốn tiết kiệm thời gian. - Chọn Proceed để bắt đầu quá trình khôi phục. Bạn sẽ nhận được thông báo khi quá trình này thành công. - Khởi động lại máy tính để kết thúc quá trình khôi phục. Ghi chú - Partition chỉ phân vùng luận lý trên ổ đĩa cứng (vật lý). Một ổ cứng có thể được chia thành nhiều phân vùng khác nhau (C, D, E...) - Bạn không thể lưu trữ trên phân vùng cần sao lưu, vì vậy ổ cứng máy bạn phải có tối thiểu 2 phân vùng hoặc lưu trữ trực tiếp trên CD, DVD nếu bạn có ổ ghi CD-RW, DVD-RW). - Một số người dùng thường nhầm lẫn giữa các phân vùng do chỉ dựa vào ký tự (C, D, E... ) dẫn đến việc khôi phục nhầm vào phân vùng chứa dữ liệu. Do đó, bạn nên đặt tên cho mỗi phân vùng (chẳng hạn như WINDOWS, DATA, SOURCE...) sẽ tránh được sự nhầm lẫn.
- - Việc khôi phục hệ thống bằng Norton Ghost hoặc True Image sẽ xóa tất cả dữ liệu trong phân vùng đó và chép đè dữ liệu mới. Nếu không cẩn thận, sẽ rất khó cứu dữ liệu cũ trong trường hợp khôi phục nhầm phân vùng. Tạo phân vùng lưu trữ an toàn với tiện ích Manage Acronis Secure Zone của True Image Một số máy tính có sẵn tiện ích cho phép khôi phục hệ thống trở lại trạng thái như khi xuất xưởng, như bộ tiện ích ThinkVantage của IBM, Empowering của Acer... Tuy nhiên, không phải nhà sản xuất nào cũng đưa tính năng này vào các dòng máy của họ. Với Manage Acronis Secure Zone, chiếc máy tính tự ráp của bạn sẽ có tính năng tương tự. Bạn có thể tạo một phân vùng an toàn (Acronis SZ) chứa tập tin ảnh để khôi phục Windows trở lại trạng thái tốt nhất theo ý của mình. Thực hiện như sau: - Trong giao diện chính của True Image, chọn Tools. Manage Acronis Secure Zone và màn hình trợ giúp sẽ xuất hiện. - Bạn có cần lựa chọn vị trí để tạo Acronis SZ trên ổ cứng. Có thể tạo phân vùng này bằng cách lấy bớt dung lượng của các phân vùng hiện có. Bạn cần tính toán để dung lượng Acronis SZ đủ chứa tập tin ảnh sao lưu và những thứ khác nhưng đừng quá lo lắng về việc này; bạn có thể điều chỉnh lại kích thước của chúng sau khi tạo (Hình 3). Hình 4 - Nếu chọn Active Acronis Startup Recovery Manager, True Image sẽ gán phím tắt F11 (Press F11 for Acronis Startup Recovery Manager...) để người dùng có thể khởi chạy mỗi khi khởi động máy mà không cần dùng đến phần mềm này trên ổ đĩa CD-ROM. Tuy nhiên, do đã bị "cắt xén" nên tùy chọn này trong tiện ích Manage Acronis Secure Zone của True Image không có tác dụng. - Chọn Proceed để bắt đầu việc tạo phân vùng. Bạn sẽ nhận được thông báo khi kết thúc việc tạo phân vùng. Thực hiện việc tạo ảnh và lưu trữ trong phân vùng này (Secure Zone), dữ liệu của bạn sẽ được bảo vệ an toàn hơn vì người dùng không thể truy cập được phân vùng này trong Windows hoặc ngoài DOS; kể cả trong Disk Management (Hình 4).
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Cách sao lưu và phục hồi dữ liệu bằng Norton Ghost
8 p | 425 | 95
-
Cài đặt - Sao lưu hệ thống
5 p | 146 | 41
-
Sao lưu thông tin bản quyền các phần mềm đang có trên hệ thống
13 p | 188 | 40
-
Bài 9: QUẢN TRỊ SỰ CỐ MS WINDOWS SERVER
12 p | 144 | 31
-
Sao lưu dữ liệu cho Windows miễn phí
5 p | 145 | 29
-
Sao lưu hệ thống Linux với Simple Backup
10 p | 119 | 15
-
Sao lưu dữ liệu và toàn bộ hệ thống với EASEUS Todo
7 p | 126 | 14
-
Sao lưu dữ liệu: Những điều doanh nghiệp cần biết
3 p | 100 | 10
-
Chương 6 "Sao lưu và phục hồi dữ liệu"
45 p | 69 | 9
-
Tự động sao lưu khi máy “ở không”
3 p | 85 | 8
-
Bài giảng Quản trị và bảo trì hệ thống: Sao lưu và khôi phục hệ thống Domain
23 p | 40 | 8
-
Những công cụ sao lưu thân thiện nhất dành cho Windows
4 p | 71 | 6
-
Có nên sử dụng sao lưu dữ liệu trực tuyến?
3 p | 84 | 6
-
Sao lưu trực tuyến – Mozy hay vGuard?
3 p | 89 | 5
-
Cách gán Windows 7 client vào hệ thống Windows Home Server
11 p | 65 | 4
-
Hướng dẫn sao lưu hệ thông trên Windows 8
10 p | 65 | 4
-
Bài giảng Hệ phân tán - Chương 7: Sao lưu và thống nhất dữ liệu
72 p | 12 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn