intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáu kỹ năng giúp kinh doanh hiệu quả

Chia sẻ: Hong Nhung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

341
lượt xem
219
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để khởi nghiệp suôn sẻ và tìm được đội ngũ nhân viên có năng lực và nhiệt huyết với công việc, bạn nên lưu ý đến những kinh nghiệm dưới đây: 1. Tìm những người có năng lực khi khởi nghiệp Bạn cần dành thời gian cần thiết cho việc nghiên cứu, phân loại những người xin việc, tổ chức các cuộc phỏng vấn một cách kỹ lưỡng và bài bản, kiểm tra và đánh giá năng lực của từng người một cách nghiêm túc và khoa học. Cẩn thận trong khâu tuyển dụng, bạn sẽ có được những người...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáu kỹ năng giúp kinh doanh hiệu quả

  1. Sáu kỹ năng giúp kinh doanh hiệu quả Để khởi nghiệp suôn sẻ và tìm được đội ngũ nhân viên có năng lực và nhiệt huyết với công việc, bạn nên lưu ý đến những kinh nghiệm dưới đây: 1. Tìm những người có năng lực khi khởi nghiệp Bạn cần dành thời gian cần thiết cho việc nghiên cứu, phân loại những người xin việc, tổ chức các cuộc phỏng vấn một cách kỹ lưỡng và bài bản, kiểm tra và đánh giá năng lực của từng người một cách nghiêm túc và khoa học. Cẩn thận trong khâu tuyển dụng, bạn sẽ có được những người có năng lực đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp. 2. Nhận biết động lực cá nhân của từng nhân viên Có thể chia nhân viên ra thành hai nhóm: những người hướng tới mục tiêu và những người nhác việc và không có quyết tâm. Để nhận biết
  2. động lực cá nhân của nhân viên, bạn có thể đưa ra những câu hỏi như: Đâu là động lực hằng ngày của bạn? Bạn đang hướng tới một hay nhiều mục tiêu? Bạn phải làm gì để tránh phiền toái? Bạn có sợ phải đối mặt với những vấn đề hoặc thách thức?... 3. Nắm bắt những nét riêng tư của nhân viên Điều này không có nghĩa là bạn trở thành bạn thân của họ. Tuy nhiên, hãy để ý và nắm bắt những đặc thù riêng tư của từng người qua tiếp xúc và qua công việc. Việc này giúp bạn nhìn người xếp việc hiệu quả hơn, có cách ứng xử phù hợp với mọi người. 4. Không sao nhãng công tác đào tạo Con người vốn nhanh quên. Theo các nhà khoa học, trong vòng 60 phút, chúng ta quên hầu hết những gì đã nghe. Do vậy, đào tạo là một việc rất
  3. quan trọng và phải được coi là công việc thường xuyên của doanh nghiệp. 5. Nhận diện nguyên nhân nhân viên không hoàn thành nhiệm vụ Nhân viên không làm tốt công việc của mình là do thiếu một hoặc một số trong những nhân tố sau: khả năng bẩm sinh, quyết tâm, kỷ luật, cam kết, lao động tích cực, tổ chức, giao tiếp, nắm rõ công việc phải làm, nắm rõ cách thức phải làm. Với bốn lý do đầu tiên (khả năng bẩm sinh, quyết tâm, kỷ luật, cam kết), bạn không thể làm được điều gì. Nhưng với những yếu tố còn lại, bạn có thể xoay chuyển được. Thí dụ, bạn có thể cải thiện kỹ năng giao tiếp của mình, có thể làm rõ nội dung công việc, chỉ dẫn cách thực hiện công việc.
  4. 6. Dám vứt bỏ những cái không cần thiết Những nhân viên không làm tròn nhiệm vụ của mình sẽ làm giảm nghị lực của bạn và ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của các nhân viên khác. Một nhiệm vụ khó khăn song quan trọng là bạn, với tư cách là chủ doanh nghiệp, phải dám loại bỏ những nhân viên yếu kém không thể hoàn thành công việc. Theo Đầu Tư
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2