intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sinh học 10 - Tiết 11 (bài 12): THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM NHẬN BIẾT MỘT SỐ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO

Chia sẻ: Nguyễn Hoàng Phương Uyên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

2.146
lượt xem
100
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kiến thức Học xong bài này, học sinh phải: -Nhận biết một số thành phần khoáng của tế bào: K, S, C, …. -Nhận biết một số chất hữu cơ của tế bào như cacbohydrat, lipit, prôtêin. 2/ Kỹ năng Biết cách làm một số thí nghiệm đơn giản, tiếp tục rèn luyện kỹ năng thực hành – thao tác thí nghiệm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sinh học 10 - Tiết 11 (bài 12): THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM NHẬN BIẾT MỘT SỐ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO

  1. Tiết 11 (bài 12): THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM NHẬN BIẾT MỘT SỐ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO I/ MỤC TIÊU 1/ Kiến thức Học xong bài này, học sinh phải: -Nhận biết một số thành phần khoáng của tế bào: K, S, C, …. -Nhận biết một số chất hữu cơ của tế bào như cacbohydrat, lipit, prôtêin. 2/ Kỹ năng Biết cách làm một số thí nghiệm đơn giản, tiếp tục rèn luyện kỹ năng thực hành – thao tác thí nghiệm. II/ CHUẨN BỊ 1/ Giáo viên -Khoai lang, dầu ăn, hồ tinh bột, trứng gà, cải bắp. -Dung dịch iod trong kali iotđua, HCl, NaOH, dd CuSO4. -Thuốc thử Phelinh, AgNO3, BaCl2, amôn – magiê, axit piric bão hòa, amôni ôxalat. -Ống nghiệm, cối sứ, nước cất.
  2. 2/ Học sinh Nghiên cứu các bước tiến hành thí nghiệm. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1/ Kiểm tra GV sự chuẩn bị của học sinh (về mẫu vật). 2/ Bài học Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm lớn, mỗi nhóm lớn gồm hai nhóm nhỏ. Trong hai nhóm nhỏ, có 1 nhóm làm thí nghiệm xác định chất hữu cơ có trong mô động vật và thực vật, nhóm còn lại làm thí nghiệm xác định sự có mặt một số nguyên tố khoáng trong tế bào. Gv lưu ý với học sinh về công tác an toàn trong phòng thí nghiệm: không để hóa chất dính vào quần áo hay tay chân vì có những loại hóa chất có thể gây bỏng da như NaOH hay HCl. Nếu lỡ bị hóa chất dính vào thì cần rữa ngay thật kỹ bằng nước sạch Hoạt động 1 XÁC ĐỊNH CÁC HỢP CHẤT HỮU CƠ CÓ TRONG MÔ THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT Mục tiêu: Học sinh biết làm thí nghiệm nhận biết tinh bột, lipit, protein và giải thích các hiện tượng xảy ra.
  3. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1/ Nhận biết tinh bột GV yêu cầu học sinh mô tả các bước thí nghiệm. Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa mô tả các bước thí nghiệm. Giáo viên đề nghị các nhóm được phân công tiến hành thí nghiệm. Sau khi các nhóm làm xong thí nghiệm giáo viên đề nghị các nhóm: -Mô tả lại các bước tiến hành thí Đại diện các nhóm trình bày, các nghiệm. nhóm khác bổ sung. -Kết quả thí nghiệm và giải thích. TN 1 TN 2 -Ống 1: -Dung Giáo viên nhận xét, bổ sung: 5ml dung dịch hồ tinh -Thí nghiệm 1: ở ống 2 Phêlinh dịch lọc bột + HCl  Tiến không phải là thuốc thử của tinh khoai lang. đun 15’ hành bột. Phần cặn trên giấy lọc có thể -Ống 2: -Để nguội, có màu xanh tím (do còn tinh bột) 5ml nước hồ trung hòa hoặc không màu xanh tím (do chỉ tinh bột. bằng NaOH,
  4. còn xơ bã). -Nhỏ iod chia đều -Thí nghiệm 2: ở ống 2 do tinh vào ống 1 và dung dịch bột bị thủy phân thành đường đơn 2. vào 2 ống. trong môi trường kiềm glucôzơ đã -Nhỏ -Ống 1: phản ứng với thuốc thử Phêlinh Phêlinh vào nhỏ dung (khử Cu2+ thành Cu+). ống 2. dịch iot. -Ống 2: nhỏ thuốc thử Phêlinh. -Khi nhỏ iot Chỉ có ống vào 2 ống 2 có màu đỏ đều có màu gạch. xanh tím Kết -Khi nhỏ quả Phêlinh vào ống 2 dung dịch không thay đổi màu. 2/ Nhận biết lipit
  5. GV yêu cầu: -Nhỏ vài giọt nước đường và vài -Trình bày thí nghiệm để nhận giọt dầu ăn lên hai vị trí khác nhau của biết lipit. 1 tờ giấy trắng. -Giải thích kết quả thí nghiệm -Sau vài phút đưa lên chỗ có ánh sáng để quan sát: +Nơi nhỏ nước đường không còn vết: do đường hòa tan vào trong nước và bay hơi. +Nơi nhỏ dầu ăn để lại vết trắng đục: do phân tử dầu ăn không tan trong nước, nước bay hơi còn lại dầu ăn nên vẫn còn lại vết. 3/ Nhận biết prôtêin Cho lòng trắng một quả trứng vào 0,5 lít nước và 3ml NaOH, quấy đều. Lấy 10ml dung dịch này cho vào ống nghiệm.
  6. Nhỏ vài giọt dung dịch CuSO4 rồi lắc ống nghiệm sẽ thấy màu xanh tím đặc trưng. Hoạt động 2: XÁC ĐỊNH SỰ CÓ MẶT MỘT SỐ NGUYÊN TỐ KHOÁNG TRONG TẾ BÀO Mục tiêu: Biết cách tiến hành thí nghiệm và nhận xét kết quả thí nghiệm. GV yêu cầu học sinh mô tả thí nghiệm về cách tiến hành và kết quả. HS mô tả thí nghiệm và kết quả GV nhận xét, bổ sung. thí nghiệm. Kết quả thí nghiệm Ống Hiện tượng Nhận xét – Kết luận nghiệm 1/ Dịch mẫu Đáy ống nghiệm tạo kết Trong mô có anion Cl- nên đã + nitrat bạc tủa trắng, chuyển sang màu kết hợp với Ag+ tạo AgCl. đen sau một thời gian. 2/ Dịch mẫu Đáy ống nghiệm tạo kết Trong mô có anion SO42- nên + cloruabari tủa màu trắng. đã kết hợp với Ba2+ tạo BaSO4.
  7. 3/ Dịch mẫu Đáy ống nghiệm tạo kết Trong mô có PO42- nên đã tạo + amôn – tủa màu trắng. thành kết tủa trắng photpho kép magiê amôn – magiê NH4MgPO4. 4/ Dịch mẫu Đáy ống nghiệm tạo kết Trong mô có ion K+ tạo kết + axit picric tủa hình kim màu vàng. tủa picrat kali. 5/ Dịch mẫu Đáy ống nghiệm tạo kết Trong mô có Ca2+ tạo kết tủa + ôxalat tủa màu trắng. ôxalat canxi (CaC2O4) màu amôn trắng. 4/ Dặn dò -Hoàn thành bài thu hoạch, mỗi cá nhân 1 bài. -Học bài, chuẩn bị kiểm tra 15 phút. -Xem trước bài 13: +Cấu trúc tế bào nhân sơ. +Hoàn thành bảng 13.1 5/ Nhận xét – đánh giá tiết học 6/ Rút kinh nghiệm sau giờ dạy ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. .................................................................................................................................
  8. ................................................................................................................................. .................................................................................................................................
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2