intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sinh học 8 - BÀI 2: CẤU TẠO CƠ THỂ NGƯỜI

Chia sẻ: Nguyen Hoang Phuong Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

689
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1/Kiến thức: HS kể tên được và xác định được vị trí các cơ quan trong cơ thể người. Giải thích được vai trò của hệ thần kinh và hệ nội tiết trong sự điều hoà hoạt động các cơ quan 2/ Kỹ năng: Nhận biết các bộ phận trên cơ thể người . 3/ Thái độ: Ý thức giữ và rèn luyện cơ thể .

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sinh học 8 - BÀI 2: CẤU TẠO CƠ THỂ NGƯỜI

  1. CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI BÀI 2: CẤU TẠO CƠ THỂ NGƯỜI I/ MỤC TIÊU: 1/Kiến thức:  HS kể tên được và xác định được vị trí các cơ quan trong cơ thể người  Giải thích được vai trò của hệ thần kinh và hệ nội tiết trong sự điều hoà hoạt động các cơ quan 2/ Kỹ năng: Nhận biết các bộ phận trên cơ thể người . 3/ Thái độ: Ý thức giữ và rèn luyện cơ thể . II/ PHƯƠNG PHÁP và ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 1 / Phương Pháp : Trực quan , vấn đáp , thảo luận , giảng giải . 2 / Giáo viên: - Tranh phóng to H2.1 – 2.2 SGK - Sơ đồ mối quan hệ qua lại giữa các hệ cơ quan trong cơ thể - Bảng phụ sau :
  2. Các cơ quan trong từng hệ cơ Hệ cơ quan Chức năng của hệ cơ quan quan Hệ vận động Cơ và xương Vận động cơ thể Miệng, ống tiêu hóa và các tuyến Tiếp nhận và biến đổi thức ăn thành các Hệ tiêu hoá tiêu hoá chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể Tim và hệ mạch Vận chuyển các chất dinh dưỡng, oxi tớ Hệ tuần các tế bào và vận chuyển chất thải hoàn cacbonic từ tế bào tới các cơ quan bà tiết Mũi, khí quản, phế quản và hai lá Thực hiện trao đổi khí oxi, cacbonic Hệ hô hấp phổi giữa cơ thể và môi trường Thận, ống dẫn nước tiểu và bóng Bài tiết nước tiểu Hệ bài tiết đái Não, tủy sống, dây thần kinh và Tiếp nhận và trả lời các kích thích của Hệ thần kinh hạch thần kinh môi trường, điều hoà hoạt động của các cơ quan Hệ sinh dục Đường sinh dục và tuyến sinh dục Sinh sản và duy trì nòi giống III/ TIẾN TRÌNH BÀI HỌC: 1/ Ổn định lớp 2/ Kiểm tra bài cũ:
  3.  Đặc điểm cơ bản để phân biệt người với động vật là gì?  Để học tốt môn học, em cần thực hiện theo các phương pháp nào? 3/ Mở bài : GV giới thiệu trình tự các hệ cơ quan sẽ được nghiên cứu trong suốt năm học của môn Cơ thể người và vệ sinh. Để có khái niệm chung, chúng ta tìm hiểu khái quát về cấu tạo cơ thể người Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bài Hoạt động 1: Tìm hiểu các phần của I/ Cấu tạo: cơ thể 1. Các phần cơ thể: Mục tiêu: HS xác định được vị trí các – Cơ thể người chia cơ quan trong cơ thể người làm 3 phần: đầu, thân Cách tiến hành: và tay chân – Cho HS quan sát H 2.1 –2.2 SGK – HS quan sát tranh và – Cơ hoành chia cơ và cho HS quan sát mô hình các cơ mô hình thể ra làm 2 khoang: quan ở phần thân cơ thể người – HS xác định được các khoang ngực và – HS hoạt động cá nhân trả lời các cơ quan có ở phần thân cơ khoang bụng câu hỏi . thể người – GV nhận xét – bổ sung. – Các HS khác theo dõi và nhận xét :  Cơ thể người chia làm 3
  4. phần: đầu, thân và tay chân  Khoang ngực và khoang bụng được ngăn cách bởi cơ hoành  Khoang ngực chứa tim, Hoạt động 2: Tìm hiểu các hệ cơ phổi quan trong cơ thể  Khoang bụng chứa dạ Mục tiêu : Hs xác định được chức dày, ruột, gan, tụy, thận, 2. Các hệ cơ quan: năng, thành phần các hệ cơ quan bóng đái và các cơ quan - Bảng 2 SGK Cách tiến hành: sinh sản – Cơ thể chúng ta bao bọc bằng cơ quan nào? Chức phận chính của cơ quan này là gì? – Da – Bảo vệ cơ thể – Dưới da là các cơ quan nào? – Hệ cơ và bộ xương tạo ra những khoảng trống chức các cơ quan bên – Cơ và xương => Hệ vận trong. Theo em đó là những khoang động nào? – Khoang ngực và khoang – GV treo bảng phụ bụng
  5. – GV cho HS thảo luận nhóm điền bảng – HS thảo luận nhóm và – GV nhận xét – bổ sung điền bảng – Các nhóm lên trình bày II/ Sự phối hợp các Hoạt động 3: Sự phối hợp các hoạt – Các nhóm khác bổ sung hoạt động của các cơ động của các cơ quan quan : Mục tiêu : HS giải thích được vai trò của hệ thần kinh và hệ nội tiết trong – Sự phối hợp hoạt sự điều hoà hoạt động các cơ quan động của các cơ quan Cách tiến hành: được thực hiện nhờ cơ chế thần kinh và – GV cho HS đọc thông tin SGK – Đọc thông tin SGK cơ chế thể dịch – Phân tích xem bạn vừa rồi đã làm – Khi nghe thầy gọi, bạn gì khi thầy gọi? Nhờ đâu bạn ấy làm ấy đứng dậy cầm sách đọc được như thế? đoạn thầy yêu cầu. Đó là sự phối hợp hoạt động giữa các – GV cho HS giải thích bằng sơ đồ cơ quan: tai(nghe), cơ chân hinh 2.3 co (đứng lên), cơ tay co(cầm sách), mắt (nhìn), – GV nhận xét – bổ sung miệng (đọc). Sự phối hợp Kết luận: Sự phối hợp hoạt động của
  6. các cơ quan được thực hiện nhờ cơ chế này được thực hiện nhờ cơ thần kinh và cơ chế thể dịch chế thần kinh và cơ chế thể dịch IV/ CỦNG CỐ: 1. Tại sao nói cơ thể người là một khối thống nhất? 2. Hãy điền dấu + (nếu đúng) và dấu – (nếu sai) để xác định vị trí của mỗi cơ quan trong bảng sau: Cơ quan Vị trí Khoang ngực Khoang bụng Vị trí khác Thận Phổi Khí quản Não Mạch máu Mắt Miệng Gan
  7. Tim Dạ dày V/ DẶN DÒ:  Học thuộc ghi nhớ  Xem lại cấu tạo tế bào thực vật và tế bào động vật  Chuẩn bị bài: “ Tế bào”
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2