intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sinh ra trong một gia đình cách mạng

Chia sẻ: Cao Tt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

113
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sinh ra trong một gia đình cách mạng (*) Nguyễn Vạn, tức Lê Bốn, tên thật là Phùng Lưu, sinh năm 1916, là chú ruột của nhà văn Phùng Quán, đã nghỉ hưu) hiện đang sống tại 70 Hai Bà Trưng, Huế. Ông Phùng Lưu tham gia hoạt động cách mạng tử phong trào Dân chủ 1936-1939, thoát ly gia đình đi làm cách mạng từ tháng 5-1945 Trong 30 năm kháng chiến chống Phápt chống Mỹ, thì gần 24 năm ông chiến đấu tạt chiến trưởng quê hương Thừa Thiên - Huế. Nguyên là Khu uỷ viên Khu uỷ Thửa...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sinh ra trong một gia đình cách mạng

  1. Sinh ra trong một gia đình cách mạng (*) Nguyễn Vạn, tức Lê Bốn, tên thật là Phùng Lưu, sinh năm 1916, là chú ruột của nhà văn Phùng Quán, đã nghỉ hưu) hiện đang sống tại 70 Hai Bà Trưng, Huế. Ông Phùng Lưu tham gia hoạt động cách mạng tử phong trào Dân chủ 1936-1939, thoát ly gia đình đi làm cách mạng từ tháng 5-1945 Trong 30 năm kháng chiến chống Phápt chống Mỹ, thì gần 24 năm ông chiến đấu tạt chiến trưởng quê hương Thừa Thiên - Huế. Nguyên là Khu uỷ viên Khu uỷ Thửa Thiên - Huế, Bí thư Tỉnh uỷ Thừa Thiên - Huế… (Chú thích của Ngô Minh). *** Gia đình tôi là nhà nông nghèo, bố tôi Phùng Kiểm là nhà nho, mẹ tôi Lê Thị Me là bần nông. Bố mẹ tôi vay tiền của nhà giàu, thuê ruộng ô ruộng đầm để làm ăn với giá rất rẻ, nếu may mắn được mùa thì trở nên giàu có, nhưng chẳng may bị mất mùa liên tiếp, vì lụt sớm nên ruộng bị ngập không thu hoạch được, bị vỡ nợ, phải bán hết tài sản để trả nợ. Gia đình bị bần cùng, thường bị thiếu đói. Bố tôi xin làm lính hộ lăng của nhà vua ở lăng Minh Mạng, được cấp một mẫu rưỡi ruộng công, gọi là ruộng lương điền, ruộng hạng nhất. Mẹ tôi chăm lo làm ruộng rẫy, được màu, đủ nuôi con ăn học… Bố tôi bị giặc Pháp bắt hai lần, bị tra tấn dã man, có lần bị địch đốt cả râu tóc, chúng bắt phải đi gọi con cháu về, nhưng bố tôi giữ vững khí tiết của một nhà nho
  2. yêu nước, kiên quyết chịu đựng, kiên quyết không khuất phục. Ông qua đời năm 1957. Hàng năm cứ đến ngày 28 tháng 5 âm lịch là ngày lễ tế âm hồn, lễ tế chiến sĩ vong trận, mẹ tôi đem xôi, gà, bánh đến cúng ở các đền âm hồn của làng… Mỗi lần cũng giỗ, mẹ tôi khóc lóc thảm thiết, cúng giỗ xong anh tôi hát vè thất thủ kinh đô, giọng ca lên bổng xuống trầm, lúc thì oán hờn giặc Pháp, lúc thì như rên n nghe mà xót xa trong lòng. Mẹ tôi thường kể chuyện lính Tây đi tập trận, phá nương rẫy sắn khoai, tự do nhổ củ đậu, hái dưa leo để ăn, đuổi bắt phụ nữ để hãm hiếp. Mẹ tôi còn kể chuyện những thằng Cò Tây bắt người nhốt vào buồng cho chó becger cắn vì không trả đủ nợ cho con mụ me Tây vợ nó… Mẹ tôi say sưa kể chuyện, vừa kể vừa chứi rủa thằng Tây… Ôi, mẹ tôi dạy cho tôi lòng yêu nước, chí căm thù giặc từ khi tôi còn bé… Anh cả tôi Phùng Văn Nguyện, học lớp đệ tam niên nội trú Trường Quốc Học, hăng hái tham gia các phong trào truy điệu cụ Phan Chu Trinh, đòi thả cụ Phan Bội Châu, tham gia các cuộc bãi khóa, xuống đường biểu tình chống chế độ thực dân Pháp năm 1926. Sau đó bị bắt giam, bị kết án 2 năm tù treo, và bị bồi thường 3 năm tiền học phí là 360 đồng bạc Đông Dương. Số tiền quá lớn, vì giá thóc hồi đó một tấn chỉ 25 đồng, bố mẹ tôi phải bán hết gia tài và phải vay thêm mới đủ 360 đồng để nộp cho thực dân Pháp. Thế là gia đình tôi lại lâm vào cảnh nghèo khó, mẹ tôi quá đau buồn, ốm rồi chết. Bố tôi bị bệnh rốt rét kinh niên, xin thôi làm lính hộ lăng nhà vua, phải trả lại một mẫu rưỡi ruộng lương điền. Nhưng nhờ có 6 suất ruộng khẩu phần (2 mẫu 4 sào) là ruộng công điền xã chia cho dân, bố tôi cố gắng lao động, cày cấy số ruộng đó để nuôi sống gia đình, nhưng vì nợ nần chồng chất nên vẫn nghèo nàn.
  3. Anh tôi bị quản thúc ở xã nhưng trốn vào Sài Gòn, đổi tên là Phùng Quý Đông thi đỗ vào ngạch công chức của Pháp, được bổ nhiệm làm Thông phán sớ kho bạc Sài Gòn. Sau mấy năm làm công chức Pháp, anh tôi tưởng là hết hạn tù treo rồi thì không còn gì rắc rối nên xin chuyển về Huế để lập gia đình, không ngờ bị tên cường hào Lý Hòe tố giác anh tôi can án chính trị mà trốn vào Sài Gòn đổi tên làm công chức, phạm tội "cải danh tùng dịch". Anh tôi xin chuyển vào Hội An để tránh né nhưng vẫn bị mật thám theo dõi, phải đi trốn. Định chạy sang Lào nhưng đến Đà Nẵng thì bị bắt và bị giam ở nhà lao Đà Nẵng. Sau hai tháng bị tra tấn thì chết trong lao tù. Năm 1932, khi anh tôi chết, đứa con trai duy nhất của anh chưa biết đi, mới biết bò. Sau này nó chính là Phùng Quán - Phùng Quán tham gia thiếu sinh quân…vào bộ đội vệ quốc quân Trung đoàn 101 rồi trở thành nhà văn, nhà thơ có tên tuổi, nay đã qua đời. Em trai tôi là Phùng Thị, sau Cách mạng tháng Tám làm Trưởng ban quân sự huyện Hương Thuỷ, tham gia Thường vụ Thành uỷ Huế, cán bộ văn phòng Liên khu uỷ 4, cán bộ Bộ Văn hóa Thông tin, nay nghỉ hưu tại thành phố Hồ Chí Minh. Cháu ruột tôi là Phùng Văn Lép (Châu), tham gia vệ quốc quân Trung đoàn 101, là liệt sĩ, anh dũng hi sinh ở chiến trường. Tôi phải nói đến người anh con bác ruột tôi thường ở với gia đình tôi là Phùng Đông, Tham mưu trưởng chi đội Trần Cao Vân, là liệt sĩ hy sinh năm 1947. Tuổi thơ dữ dội - bản di chúc chiến sĩ của tôi
  4. ( Tuổi thơ dữ dội, 3tập, Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế, 1987) Mười tám tuổi, trước giờ xuất kích đánh một trận công kiên lớn nhất trên chiến trường quê hương, tôi đã viết những vần thơ di chúc sau đây: Nếu tôi chết, xin các đồng chí đừng đưa tôi đi đâu hết cả Hãy chôn tôi nơi chính tôi đã ngã! Nếu mộ của tôi là vị trí tốt để đánh mìn Xin các đồng chí đừng do dự gì hết cả Hãy đào mộ tôi lên! Quẳng hài côt tôi đi! Và thay vào đó cho tôi một trăm cân thuốc nổ. Hai mươi bốn tuổi, trong một trận đánh khác còn dữ dội hơn, tôi phải sa vào một hoàn cảnh thật khủng khiếp, bị ra khỏi hàng ngũ nhà văn. Đằng đẵng suốt hai mươi năm trời, với nghị lực và lòng can đảm chiến sĩ, tôi tận sức chiến đấu để tự minh oan cho mình. Trong túp lều bên bờ Hồ Tây, tôi quyết định viết bản di chúc chiến sĩ thứ hai của đời mình. Tôi viết di chúc trên những trang giấy một mặt, hoen ố, lấm láp, nhặt nhạnh mua lại của bà chè chai đồng nát, như Quỳnh-sơn-ca, viết vở nhạc kịch mộng tưởng của đời mình trên những lá cây vả rừng nhặt nhạnh bên bờ sông Ô Lâu ở chiến khu Dương Hòa. Bản di chúc hơi dài, những tám trăm trang, và tôi
  5. phải viết mất mười tám năm. Rồi Đại hội Đảng lần thứ VI đã đến mở ra những hướng mới. Hội Nhà văn Việt Nam tuyên bố phục hồi hội tịch cho tôi. Bản di chúc chiến sí được nhà xuất bản quê hương tôi in ra hai mươi ngàn bản với cái tên: Tuổi thơ dữ dội. Rồi một hôm, tôi được Hội Điện ảnh Việt Nam mời đến dự buổi chiếu phim Tuổi thơ dữ dội tại trụ sở Hội. Xem phim tôi đã khóc như con nít. Trong bóng tối phòng chiếu, trong tiếng đạn nổ, bom gầm, lửa cháy, máu chảy, lá rụng, chim hót, tiếng cười trong trẻo trẻ thơ, tiếng nhạc bi thiết fấu lên với cây đàn tự tạo bằng những cái vỏ chai đựng thuốc sốt rét, thuốc ghẻ, thuốc ho…, tôi thì thào qua nước mắt: "Cảm ơn các bạn nhỏ Vũ Thanh Bình, Nguyễn Hoàng Anh, cảm ơn Nguyễn Vinh Sơn, Huy Thành và tất cả các bạn khác trong đoàn làm phim, mà tôi chưa từng gặp mặt. Các bạn đã phiên dịch bản di chúc của tôi thành ngôn ngữ nghệ thuật của các bạn một cách tài hoa và sâu sắc đến kinh ngạc. Còn hơn thế, các bạn đã đọc chuẩn xác, trọn vẹn bức thông điệp của tôi được mã hóa bằng từ ngữ, đánh đi từ bản di chúc. Các bạn là những tay thám mã tuyệt vời!… Thì ra những gì thật sự chân thành, lương thiện, trong sạch và cao thượng đều có khả năng kỳ diệu tự mở lấy con đường đến thẳng trái tim các thế hệ, mà chẳng cần giảng giải, biện minh. Các bạn đã dựng tôi sống lại từ đáy huyệt những tháng uăm nghiệt ngã, cùng các bạn nếm chung vị thanh sạch của hạnh phúc sáng tạo; giống Quỳnh- sơn-ca sống lại từ đáy mồ chiến sĩ phủ kín lá rừng, cùng với Mừng, nếm chung vị ổi rừng vừa chát đắng, vừa ngọt ngào tình chiến hữu. Tôi và Nguyễn Vinh Sơn lần đầu tiên gặp nhau tại Chòi-ngắm-sóng của tôi bên bờ Hồ Tây. Chúng tôi lặng lẽ ôm nhau. Cùng
  6. là dân Huế cả. Tuổi Vinh Sơn bằng tuổi con gái đầu lòng của tôi. Vinh Sơn nói: "Thoạt nhìn chú, cháu cứ ngỡ là ông lão làm vườn ở vùng Lái Thiêu, Thủ Đức". Tôi cười: "Còn chú, thoạt nhìn cháu, chú ngờ ngợ là thằng bạn giữ trâu của chú ở làng Thanh Thuỷ Thượng, quê nội chú". Chia tay nhau, tôi tặng Vinh Sơn một mảnh trầm hương cất giữ đã lâu, kèm với mấy câu thơ vịnh trầm: Thoạt nhìn tưởng củi mục Cháy lên mới thấy thơm Kiếp trước trầm đích thực Anh hùng và thi nhân. Chòi-ngắm-sóng Tháng 7-1990
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
22=>1