intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sinh thiết kim chẩn đoán mô bệnh học các tổn thương u, hạch khoang sau phúc mạc dưới hướng dẫn chụp cắt lớp vi tính

Chia sẻ: Nhậm Ngạn Đông | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu "Sinh thiết kim chẩn đoán mô bệnh học các tổn thương u, hạch khoang sau phúc mạc dưới hướng dẫn chụp cắt lớp vi tính" nhằm cung cấp cho học viên những nội dung về định nghĩa, chỉ định - chống chỉ định, các bước chuẩn bị, các bước tiến hành, theo dõi và xử trí tai biến sau sinh thiết. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sinh thiết kim chẩn đoán mô bệnh học các tổn thương u, hạch khoang sau phúc mạc dưới hướng dẫn chụp cắt lớp vi tính

  1. SINH THIẾT KIM CHẨN ĐOÁN M BỆNH HỌC CÁC TỔN THƢƠNG U, HẠCH KHOANG SAU PHÚC MẠC DƢỚI HƢỚNG DẪN CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH I. ĐỊNH NGHĨA Là phương pháp làm hiện hình bằng kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính các tổn thương u, hạch khoang sau phúc mạc và hướng dẫn chọc sinh thiết kim lớn lấy mảnh bệnh phẩm chẩn đoán mô bệnh học. Là kỹ thuật chẩn đoán có độ chính xác cao, ít xâm nhập nhằm chẩn đoán các bệnh lý mạn tính, chẩn đoán phân biệt các khối u lành tính, ác tính, các khối u lym phô, tổn thương thứ phát và chẩn đoán phân loại mô bệnh học các bệnh lý ung thư. II. CHỈ ĐỊNH Bao gồm tất cả các khối tổn thương thuộc khoang sau phúc mạc đã được khám lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh. III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH - Tổng prothrombine dưới 60% - Số lượng tiểu cầu dưới 60.000/ml - TCA trên 1,5 lần chứng (thời gian đông máu trong điều kiện đặc biệt) - Trường hợp không kết dính tiểu cầu phải tạm dừng tiến hành từ 8-10 ngày - Những trường hợp suy gan, suy thận nặng IV. CHUẨN BỊ 1. Ngƣời thực hiện - 1 bác sỹ chẩn đoán hình ảnh - 1 điều dưỡng trợ thủ kỹ thuật - 1 kỹ thuật viên điều khiển máy chụp cắt lớp. 2. Phƣơng tiện - Máy chụp cắt lớp vi tính đa dãy đầu dò. - Bộ dụng cụ vô trùng gồm: dung dịch sát khuẩn, khay, gạc, toan lỗ, lưỡi dao mổ, băng, bơm kim tiêm, găng vô khuẩn. - Thuốc tê Xylocaine 2 5-10ml. - Lọ đựng formol 10 . - Hộp chống sốc và các phương tiện cấp cứu ban đầu. 581
  2. - Nên tiến hành sinh thiết ở cơ sở y tế có đơn vị hồi sức cấp cứu. - Kim sinh thiết chuyên dụng, đủ độ dài, kích cỡ kim phù hợp với tổn thương đích 16G hoặc 18G. - Đối với tổn thương đích ở sâu thì kim sinh thiết cỡ 18G có kim dẫn đường sẽ cho mảnh bệnh phẩm đủ kích thước cần thiết chẩn đoán cả các u lymphô. - Khay đựng dung dịch sát trùng (Cidex) và nước muối sinh lý: tái sử dụng kim dinh thiết 3. Ngƣời bệnh Hợp tác giữa người bệnh trong quá trình sinh thiết tạng sâu là rất quan trọng: giải thích với người bệnh hiểu sự cần thiết của việc làm sinh thiết, nguy cơ và lợi ích của phương pháp. Đặt kim lưu tĩnh mạch để tiêm thuốc cản quang, an thần, giảm đau hoặc xử trí tai biến khi cần thiết. 4. Hồ sơ bệnh án: theo quy định của Bộ Y tế. V. CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH - Người bệnh nằm trên bàn chụp máy cắt lớp theo tư thế tùy thuộc vào bên và vị trí tổn thương - Chụp định vị với lát cắt 3mm hoặc 5mm tập trung vị trí tổn thương đã được xác định trên phim chẩn đoán bằng các dụng cụ đánh dấu (thường là dùng vỉ 5 kim đánh dấu). - Xác định vị trí chọc kim sinh thiết theo tọa độ đã chọn trên nguyên tắc đường đi ngắn nhất. Đường hướng kim sinh thiết chắc chắn nhất có thể là tôn trọng khoang giải phẫu. Tránh các cấu trúc tạng, bó mạch lớn. - Sát trùng vị trí đánh dấu và gây tê tại chỗ. - Rạch da 3mm và đưa kim dẫn đường theo góc đã xác định trước tới vị trí bờ tổn thương và chụp cắt lớp vi tính kiểm tra đầu kim dẫn đường vào đúng vị trí tổn thương (vỏ kim dẫn đường được lưu trong suốt quá trình sinh thiết). - Rút l i kim dẫn đường và thay thế bằng kim sinh thiết bấm tự động. - Tiến hành bấm và lấy mảnh bệnh phẩm. Cần thiết lấy nhiều mẫu trong các trường hợp tổn thương chưa xếp loại (chẩn đoán ban đầu), tổn thương có thụ thể nội tiết cơ bản (u lym phô, bệnh học nghi thuộc thận), tổn thương cần phân tích gen tế bào (sarcome). - Lấy mẫu số lượng ít trong các trường hợp: u tái phát, tổn thương thứ phát của u đã biết, tổn thương giàu tế bào, u không hoại tử. 582
  3. - Mẫu bệnh phẩm được cố định trong formol 10 hoặc nước muối trong trường hợp làm sinh thiết tức thì. - Cần thiết có mối liên kết chặt chẽ giữa các nhà lâm sàng, nhà giải phẫu bệnh và chẩn đoán hình ảnh để có thông tín chính xác về khung cảnh lâm sàng và tiền sử bệnh, giả thiết chẩn đoán khác và cách lựa chọn tổn thương đích, kích thước, số mẫu bệnh phẩm. - Chụp cắt lớp kiểm tra lại vết sinh thiết xem có máu tụ không. - Băng ép vị trí sinh thiết và theo d i trong vòng 4giờ, nằm bất động trong vòng 12 tiếng. VI. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ 1. Biến chứng sớm - Máu tụ trên đường kim dẫn đường: băng ép, theo d i - Chảy máu khoang sau phúc mạc hoặc trong phúc mạc: theo dõi, dẫn lưu. - Tràn khí màng phổi: hút chân không màng phổi - Tiểu máu đại thể hoặc vi thể: theo dõi sau sinh thiết khoảng 4 giờ có thể phát hiện biến chứng và xử trí kịp thời. 2. Biến chứng muộn - Giả phình động mạch: theo dõi - Nhiễm trùng đường sinh thiết: kháng sinh 5-7 ngày - Cấy ghép tế bào u: hạn chế tối đa bằng tiến hành thủ thuật vô trùng và sử dụng kim sinh thiết đồng trục. 583
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2