SỞ GD&ĐT TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU<br />
TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU<br />
___________________<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
BÁO CÁO KẾT QUẢ SÁNG KIẾN<br />
CẤP CƠ SỞ PHỤC VỤ THI ĐUA KHEN THƯỞNG<br />
NĂM HỌC: 2016 2017<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
GIẢI PHÁP: SỬ DỤNG DI SẢN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 12<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÁC GIẢ SÁNG KIẾN:<br />
Họ và tên: Dương Đình Hải – Cử nhân, giáo viên.<br />
CHÂU ĐỨC, 2017<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
Trang <br />
A. PHẦN MỞ ĐẦU.. .................................................................................. 2 <br />
1. Lý do chọn giải pháp............................................................................... 2 <br />
2. Mục đích, phương pháp nghiên cứu........................................................ 2<br />
3. Giới hạn giải pháp................................................................................... 2<br />
4. Các giả thuyết nghiên cứu....................................................................... 2<br />
5. Cơ sở lý luận và thực tiễn........................................................................ 3 <br />
5.1. Cơ sở lý luận......................................................................................... 3<br />
5.2. Cơ sở thực tiễn...................................................................................... 4<br />
6. Kế hoạch thực hiện.................................................................................. 4<br />
B. NỘI DUNG............................................................................................... 5<br />
1.Thực trạng và mâu thuẫn........................................................................... 5<br />
2. Các biện pháp giải quyết vấn đề............................................................... 5<br />
2.1. Khái niệm về di sản............................................................................... 5<br />
2.2. Đặc điểm của di sản............................................................................... 5<br />
2.3. Phân loại di sản...................................................................................... 5<br />
2.4. Các hình thức dạy học sử dụng di sản trong môn Địa Lí 12.................. 6<br />
2.5. Nội dung giáo dục di sản trong dạy học Địa Lí 12................................. 7<br />
3. Sử dụng di sản trong dạy học một số bài Địa Lí 12................................... 8 <br />
4. Hiệu quả áp dụng...................................................................................... 17<br />
4.1. Đối với giáo viên................................................................................... 17<br />
4.2. Đối với học sinh ................................................................................... 17<br />
C. KẾT LUẬN.............................................................................................. 18<br />
<br />
2<br />
1. Ý nghĩa của giải pháp............................................................................... 18<br />
2. Bài học, hướng phát triển......................................................................... 18<br />
3. Đề xuất, kiến nghị.................................................................................... 19<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
GIẢI PHÁP : SỬ DỤNG DI SẢN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 12.<br />
<br />
A. PHẦN MỞ ĐẦU:<br />
1. LÝ DO CHỌN GIẢI PHÁP:<br />
Di sản văn hóa Việt Nam là những giá trị kết tinh từ sự sáng tạo văn hóa của <br />
cộng đồng các dân tộc anh em, trải qua một quá trình lịch sử lâu đời, được trao <br />
truyền, kế thừa và sáng tạo từ nhiều thế hệ cho tới ngày nay là bức tranh đa dạng <br />
văn hóa.<br />
Di sản văn hóa Việt Nam là những giá trị sáng tạo từ việc học hỏi, giao lưu và <br />
kế thừa từ các nền văn hóa và văn minh của nhân loại. Những giá trị đó là sự kết <br />
hợp nhuần nhuyễn giữa văn hóa và văn minh của nhân loại với nền văn hóa bản <br />
địa lâu đời của các dân tộc Việt Nam.<br />
Di sản văn hóa Việt Nam, đặc biệt là di sản văn hóa phi vật thể có sức sống <br />
mạnh mẽ, đang được bảo tồn và phát huy trong đời sống cộng đồng các dân tộc <br />
Việt Nam.<br />
Để giúp học sinh có những hiểu biết về những giá trị của di sản, qua đó giáo <br />
dục học sinh ý thức giữ gìn, bảo vệ các di sản, đồng thời thúc đẩy việc đổi mới <br />
phương pháp dạy học, thực hiện đa dạng hóa hình thức tổ chức dạy học, Bộ Giáo <br />
Dục và Đào Tạo đã phối hợp với Bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch tổ chức triển <br />
khai chương trình tập huấn “Sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ thông” ở <br />
các môn Lịch Sử, Địa Lí và Âm Nhạc. Bản thân tôi là một giáo viên Địa Lí nên rất <br />
quan tâm đến vấn đề này nên tôi đã chọn giải pháp “Sử dụng di sản trong dạy <br />
học Địa Lí 12” để làm báo cáo sáng kiến.<br />
2. MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:<br />
Sử dụng di sản trong dạy học là một trong những phương pháp dạy học mới, <br />
tích cực, giúp cho quá trình học tập của học sinh trở nên hấp dẫn hơn, học sinh <br />
hứng thú học tập và hiểu bài sâu sắc, phát triển tư duy độc lập sáng tạo, giáo dục <br />
tư tưởng, đạo đức cho học sinh, học sinh hiểu sâu sắc hơn những giá trị và ý <br />
nghĩa của di sản Việt Nam từ đó giáo dục tình yêu quê hương đất nước, lòng tự <br />
hào dân tộc cho học sinh.<br />
Nghiên cứu đề tài này thông qua việc dạy học gắn với các nội dung giáo dục di <br />
sản ở một số bài học môn Địa Lí lớp 12.<br />
3. GIỚI HẠN GIẢI PHÁP:<br />
3<br />
Giải pháp được nghiên cứu và áp dụng trong phạm vi một số tiết dạy học ở môn <br />
Địa Lí lớp 12 có nội dung giáo dục di sản.<br />
4. CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU:<br />
Thực tế giảng dạy môn Địa Lí ở các trường THPT hiện nay, vấn đề nhận thức <br />
về những giá trị của di sản Việt Nam chưa được học sinh chú ý nhiều, một số <br />
học sinh có tư tưởng học lệch, chỉ học những môn chính để thi đại học còn <br />
những môn phụ thì xem nhẹ.<br />
Nhận thức về vấn đề di sản của một số học sinh còn yếu, kiến thức về di sản <br />
Việt Nam cũng rất quan trọng, chính vì vậy cần phải lồng ghép nội dung giáo dục <br />
di sản vào trong các bài học trên lớp và các hoạt động ngoại khóa để học sinh <br />
thấy được ý nghĩa của di sản, sự đa dạng trong nền văn hóa Việt Nam.<br />
<br />
5. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN:<br />
5.1. Cơ sở lý luận.<br />
Di sản là một nguồn nhận thức, một phương tiện trực quan quý giá trong dạy <br />
học nói riêng, giáo dục nói chung. Di sản, đặc biệt là di sản văn hóa là sản phẩm <br />
tinh thần vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ <br />
này qua thế hệ khác.<br />
Di sản văn hóa dù là vật thể hay phi vật thể đều có thể sử dụng trong quá trình <br />
giáo dục, dạy học dưới hình thức tạo môi trường, tạo công cụ hoặc là nguồn <br />
cung cấp chất liệu để xây dựng nội dung dạy học, giáo dục.<br />
Trong điều kiện dạy học, giáo dục chung, đại cương và tài liệu lý luận dạy học <br />
bộ môn hầu như chưa đề cập đến điều kiện, phương tiện dạy học là các di sản.<br />
Gần đây trong phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, <br />
một trong những hoạt động được đặt ra là tổ chức cho học sinh tham gia chăm sóc <br />
các di sản, chủ yếu là các di sản mang tính lịch sử của địa phương. Việc khai thác <br />
các di sản văn hóa ở địa phương như là nguồn tri thức, là phương tiện dạy học, <br />
giáo dục nhưng rất ít được quan tâm. Vì vậy vai trò, thế mạnh của những di sản <br />
đa dạng ở địa phương còn ít được biết đến. Việc lồng ghép các nội dung giáo dục <br />
di sản vào trong dạy học có rất nhiều ý nghĩa:<br />
Góp phần đẩy mạnh, hướng dẫn hoạt động nhận thức của học sinh: Các di <br />
sản văn hóa khi được sử dụng trong dạy học sẽ góp phần nâng cao tính trực quan <br />
giúp người học mở rộng khả năng tiếp cận với đối tượng, hiện tượng liên qua <br />
đến bài học tồn tại trong di sản. Tiếp cận với di sản, h ọc sinh s ử d ụng h ệ th ống <br />
tín hiệu thứ nhất (sử dụng các giác quan như mắt nhìn, tai nghe, tay sờ..) để <br />
thấy được, nghe được, cảm nhận được và qua đó tiếp thu những kiến thức cần <br />
thiết từ di sản.<br />
Phát triển trí tuệ học sinh: Trong quá trình học tập, trí tuệ học sinh được phát <br />
triển nhờ sự tích cực hóa các mặt khác nhau của hoạt động tư duy, nhờ việc tạo <br />
ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển khác nhau của hoạt động tâm lý (tri <br />
giác, biểu tượng, trí nhớ..). Cho học sinh tiếp cận di sản đúng mục đích, đúng lúc <br />
<br />
4<br />
với những phương pháp dạy học phù hợp, với sự hướng dẫn chi tiết mang tính <br />
định hướng, kích thích tư duy, giáo viên sẽ giúp học sinh phát triển khả năng quan <br />
sát, khả năng xử lý thông tin, khả năng phân tích, tổng hợp và so sánh, qua đó phát <br />
triển trí tuệ của các em.<br />
Giáo dục nhân cách học sinh: Di sản văn hóa là một trong những phương tiện <br />
dạy học đa dạng và sống động nhất, ẩn chứa trong di sản là những giá trị lịch sử, <br />
văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác nên có khả <br />
năng tác động mạnh tới tình cảm, đạo đức, tới việc hình thành nhân cách học <br />
sinh. Khai thác được những giá trị ẩn chứa trong di sản, chuyển giao cho học sinh <br />
để các em cũng nhận thức được các giá trị đó, giáo viên sẽ giúp học sinh hình <br />
thành được một hệ thống các quan điểm, các khái niệm về nhận thức thế giới <br />
xung quanh, giúp các em nhận thức được bản chất và có cơ sở giải thích một cách <br />
khoa học các sự vật, hiện tượng liên quan đến di sản.<br />
Góp phần phát triển một số kỹ năng sống ở học sinh: Để tự lực trong cuộc <br />
sống, học tập và làm việc hiệu quả, học sinh rất cần kỹ năng sống. Dạy học với <br />
di sản sẽ tạo điều kiện phát triển một số kỹ năng như:<br />
+ Kĩ năng giao tiếp, lắng nghe tích cực.<br />
+ Kĩ năng trình bày suy nghĩ ý tưởng, hợp tác, tư duy phê phán.<br />
+ Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm, làm chủ bản thân, đạt mục tiêu.<br />
+ Kĩ năng quản lí thời gian, tìm kiếm và xử lý thông tin.<br />
Dạy học với di sản sẽ tạo điều kiện tổ chức các hoạt động của giáo viên và <br />
học sinh một cách hợp lí: Khi làm việc tại nơi có di sản, giáo viên và học sinh <br />
phải gia tăng cường độ làm việc. Giáo viên không thuyết trình về các hiện tượng, <br />
sự vật cần tìm hiểu mà cần hướng dẫn học sinh tự quan sát, thu thập thông tin, <br />
trao đổi trong nhóm để xử lý các thông tin, tìm hiểu về di sản để trình bày các <br />
hiểu biết của cá nhân hoặc nhóm. Môi trường làm việc thay đổi, đòi hỏi giáo viên <br />
phải có phương pháp dạy học, cách thức tổ chức dạy học phù hợp, sao cho tập <br />
thể học sinh được lôi cuốn vào công việc tìm hiểu, nghiên cứu di sản, đòi hỏi <br />
từng học sinh phải làm việc thực sự và phải biết hợp tác với bạn để hoàn thành <br />
nhiệm vụ được giao.<br />
5.2. Cơ sở thực tiễn.<br />
Thực tế, các hoạt động gắn kết giữa di sản, bảo tàng với hoạt động giáo dục <br />
lâu nay cũng đã được triển khai thông qua các hoạt động ngoại khóa, tham quan, <br />
đặc biệt là qua phong trào xây dựng “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực” <br />
đã được triển khai rộng rãi trong những năm gần đây trên cả nước. Song theo <br />
trung tâm nghiên cứu và phát huy giá trị di sản văn hóa (CCH) thuộc hội di sản văn <br />
hóa, hiện nay công tác giáo dục di sản trong nhà trường còn nhỏ lẻ, chưa được <br />
tiến hành một cách bài bản và thường xuyên.<br />
Những hoạt động giáo dục di sản cho thế hệ trẻ cũng đã được ngành giáo dục <br />
và toàn xã hội quan tâm, tuy nhiên hoạt động giáo dục di sản chưa thu hút được sự <br />
quan tâm đầy đủ của các cấp quản lí, của các ngành, các nhà trường và của toàn <br />
<br />
5<br />
xã hội. Các nội dung giáo dục di sản chưa được vận dụng linh hoạt vào đặc điểm <br />
của từng địa phương, tiềm năng của di sản địa phương chưa được phát huy.<br />
Việc phối hợp các lực lượng giáo dục di sản cũng chưa chặt chẽ, cơ chế và sự <br />
vận hành phối hợp chưa thực sự hiệu quả. Vì vậy, để việc giáo dục di sản cho <br />
thế hệ trẻ phát huy hết hiệu quả của nó, cần phải tăng cường lồng ghép các nội <br />
dung giáo dục di sản vào trong hoạt động dạy học, đặc biệt là các môn học như <br />
Địa Lí, Lịch Sử, Văn Học hay Âm Nhạc vv.<br />
6. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN:<br />
Giải pháp bắt đầu được tìm hiểu và thực hiện từ năm học 2013 2014 khi Bộ <br />
Giáo Dục và Đào Tạo phối hợp với Bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch tổ chức <br />
triển khai chương trình tập huấn “Sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ <br />
thông” ở các môn Lịch Sử, Địa Lí và Âm Nhạc. Sở Giáo dục đào tạo tỉnh Bà Rịa <br />
Vũng Tàu cũng đã triển khai lớp tập huấn này cho giáo viên các môn Lịch Sử, Địa <br />
Lí và Âm Nhạc trong tỉnh.<br />
* Các bước thực hiện giải pháp:<br />
Sau khi được Sở Giáo Dục triển khai chương trình tập huấn “Sử dụng di sản <br />
trong dạy học ở trường phổ thông”.<br />
Tìm hiểu thực tế dạy học của trường, của bộ môn, thực tế hiểu biết kiến thức <br />
về các loại di sản và ý nghĩa của di sản trong quá trình học tập của học sinh.<br />
Thực trạng vấn đề giáo dục di sản ở trường THPT Nguyễn Du.<br />
Sưu tầm các tài liệu liên quan đến đề tài, giải pháp.<br />
Thống kê, khảo sát kết quả áp dụng giải pháp này.<br />
Tiến hành các phương pháp thực hiện đề tài (Thiết kế giáo án, hoạt động <br />
ngoại khóa).<br />
B. NỘI DUNG: <br />
1. THỰC TRẠNG VÀ MÂU THUẪN:<br />
Trong các tiết dạy học môn Địa Lí, đặc biệt là ở lớp 12, giáo viên chỉ mới trang <br />
bị cho học sinh các nội dung cơ bản cần tìm hiểu đối với Địa Lí Việt Nam chứ <br />
chưa đi sâu vào việc giúp học sinh hiểu kĩ, sâu sắc về các loại di sản ở Việt Nam <br />
cũng như ý nghĩa của các danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử, các giá trị văn <br />
hóa của dân tộc.<br />
Sau khi thực hiện giải pháp này, áp dụng các phương pháp, hình thức giáo dục <br />
di sản khác nhau sẽ giúp học sinh có được những kiến thức sâu hơn, cụ thể hơn <br />
về giá trị di sản của Việt Nam, từ đó giáo dục cho học sinh biết giữ gìn, bảo vệ, <br />
quảng bá và phát huy các giá trị di sản của Việt Nam, từ đó hình thành tình yêu <br />
quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ. Chính vì vậy giáo dục di <br />
sản là một nội dung không thể thiếu trong giai đoạn hiện nay.<br />
2. CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:<br />
2.1. Khái niệm về di sản.<br />
Di sản văn hóa Việt Nam bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa <br />
vật thể (bao gồm cả di sản văn hóa và di sản thiên nhiên) và sản phẩm tinh thần, <br />
6<br />
vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu truyền từ thế hệ này sang <br />
thế hệ khác.<br />
2.2. Đặc điểm của di sản văn hóa Việt Nam.<br />
Di sản văn hóa Việt Nam là những giá trị kết tinh từ sự sáng tạo văn hóa của <br />
cộng đồng 54 dân tộc anh em, trải qua một quá trình lịch sử lâu đời, được trao <br />
truyền kế thừa và sáng tạo từ nhiều thế hệ cho tới ngày nay.<br />
Di sản văn hóa Việt Nam là bức tranh đa dạng văn hóa, là tài sản quý giá của <br />
cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, <br />
có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta.<br />
Di sản văn hóa Việt Nam là những giá trị sáng tạo từ việc học hỏi, giao lưu và <br />
kế thừa từ các nền văn hóa và văn minh của nhân loại với nền văn hóa bản địa lâu <br />
đời của các dân tộc Việt Nam.<br />
Di sản văn hóa Việt Nam, đặc biệt là di sản văn hóa phi vật thể có sức sống <br />
mạnh mẽ, đang được bảo tồn và phát huy trong đời sống cộng đồng các dân tộc <br />
Việt Nam, nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam bảo vệ và phát huy <br />
giá trị di sản thông qua luật di sản văn hóa được quốc hội thông qua năm 2001 và <br />
sửa đổi năm 2009.<br />
2.3. Phân loại di sản.<br />
Di sản văn hóa Việt Nam được chia thành hai loại : Di sản văn hóa vật thể và di <br />
sản văn hóa phi vật thể.<br />
2.3.1. Di sản văn hóa vật thể: Là sản phẩm có giá trị vật chất, giá trị lịch sử, <br />
văn hóa, khoa học bao gồm di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ <br />
vật quốc gia.<br />
Di sản văn hóa vật thể bao gồm:<br />
Di tích lịch sử văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, <br />
bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, giáo <br />
dục.<br />
Danh lam thắng cảnh còn gọi là di sản thiên nhiên là cảnh quan thiên nhiên <br />
hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc <br />
có giá trị thẩm mỹ, khoa học.<br />
Di vật là hiện tượng được lưu truyền lại, có giá trị văn hóa, khoa học.<br />
Cổ vật là hiện tượng được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu lịch sử, văn hóa, <br />
khoa học có từ một trăm năm tuổi trở lên.<br />
Bảo vật quốc gia là hiện tượng được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý <br />
hiếm tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hóa, khoa học.<br />
2.3.2. Di sản văn hóa phi vật thể: Là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng <br />
hoặc cá nhân, vật thể là không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, <br />
khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được <br />
lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề và <br />
các hình thức khác.<br />
Di sản văn hóa phi vật thể gồm: <br />
7<br />
Tiếng nói, chữ viết của các dân tộc Việt Nam: Ngữ văn dân gian, bao gồm sử <br />
thi, ca dao, dân ca, tục ngữ, hò, vè, câu đố, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ <br />
ngôn, hát ru và các biểu đạt khác được chuyển tải bằng lời nói hoặc ghi chép <br />
bằng chữ viết.<br />
Nghệ thuật trình diễn dân gian, bao gồm âm nhạc, múa, hát, sân khấu và các <br />
hình thức trình diễn dân gian khác.<br />
Tập quán xã hội, lễ hội truyền thống, nghề thủ công truyền thống.<br />
2.4. Các hình thức dạy học sử dụng di sản trong môn Địa Lí lớp 12.<br />
Để tiến hành dạy học lồng ghép nội dung giáo dục di sản trong chương trình <br />
trung học phổ thông nói chung và môn Địa Lí nói riêng có rất nhiều hình thức tổ <br />
chức khác nhau, trong đó một số hình thức thường được sử dụng như:<br />
* Lồng ghép vào nội dung một bài học trên lớp: Đây là hình thức khá phổ <br />
biến, nội dung về di sản sẽ được giáo viên đưa vào bài học một cách tự nhiên <br />
nhằm góp phần tăng sự hứng thú trong học tập của học sinh đồng thời giúp khắc <br />
sâu hơn nội dung bài học.<br />
* Lồng ghép dạy học theo chủ đề Địa Lí địa phương: Nội dung sách giáo <br />
khoa Địa lí 12 có 2 tiết cuối cùng dành cho phần Địa Lí địa phương, đồng thời <br />
trong chương trình dạy học Địa lí địa phương, Sở Giáo Dục cũng đã hướng dẫn <br />
các trường xây dựng phân phối chương trình có lồng ghép các tiết dạy Địa Lí địa <br />
phương tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu theo các chủ đề trong chương trình Địa Lí 12. Đây <br />
là thuận lợi lớn cho việc xây dựng kế hoạch, nội dung bài dạy hướng về di sản <br />
của địa phương tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.<br />
* Dạy học ngoài thực địa: Có thể tiến hành bài học ngoại khóa cho học sinh về <br />
di sản của địa phương bằng cách cho học sinh trải nghiệm thực tế ngay tại nơi có <br />
di sản. Bài học tại thực địa có ý nghĩa rất lớn đối với học sinh về cả mặt kiến <br />
thức kĩ năng và thái độ, bởi vì ngoài thực địa, nơi có di sản là những dấu vết của <br />
quá khứ còn sót lại để bổ sung, cụ thể hóa những kiến thức mà các em đang <br />
nghiên cứu. <br />
<br />
Nó giúp các em phát triển trí tưởng tượng, đa dạng hóa hoạt động nhận thức, <br />
gây hứng thú học tập bộ môn.<br />
Tiến hành dạy học ngoài thực địa là phương thức thực hiện dạy học gắn với đời <br />
sống, có tác dụng nâng cao hiểu biết về kiến thức môn học, về văn hóa giáo <br />
dục, lòng yêu quê hương đất nước.<br />
* Tổ chức dạy học theo dự án: Hình thức này giúp rèn luyện năng lực giải <br />
quyết vấn đề cho học sinh, năng lực làm việc theo nhóm. Giáo viên rà soát nội <br />
dung chương trình, lựa chọn nội dung tích hợp di sản cho phù hợp rồi tiến hành <br />
xây dựng kế hoạch dự án dạy học, đặc biệt cần lưu ý liên hệ với thực tế đời <br />
sống, xã hội để lựa chọn chủ đề tích hợp cho hợp lí.<br />
<br />
<br />
<br />
8<br />
* Sử dụng di sản để tổ chức các hoạt động ngoại khóa khác : Giáo viên có <br />
thể khai thác các nội dung tích hợp di sản thông qua các hoạt động ngoại khóa của <br />
học sinh như thi kể chuyện về di sản, thi tìm hiểu về di sản, làm tập san..<br />
* Dạy học thông qua các phương tiện truyền thông, đa phương tiện: Giáo <br />
viên có thể sử dụng các phương tiện dạy học trực quan trong quá trình sử dụng di <br />
sản trong dạy học như: Tranh ảnh, mô hình, video.. để tăng hứng thú học tập của <br />
học sinh, đồng thời giúp học sinh dễ tiếp cận, tiếp thu các kiến thức bài học.<br />
2.5. Nội dung giáo dục di sản trong dạy học môn Địa Lí lớp 12.<br />
Môn Địa Lí 12 có những kiến thức về đặc điểm tự nhiên, dân cư và kinh tế xã <br />
hội của Việt Nam. Những kiến thức rất thực tế, gần gũi với học sinh nên việc <br />
tích hợp giáo dục di sản trong dạy và học rất khả quan, thuận lợi và mang nhiều ý <br />
nghĩa.<br />
Trong phần Địa Lí tự nhiên: Sách giáo khoa cung cấp cho học sinh những kiến <br />
thức khái quát nhất về đặc điểm tự nhiên Việt Nam như vị trí địa lí, phạm vi lãnh <br />
thổ, đất nước nhiều đồi núi, thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, thiên <br />
nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa hay thiên nhiên phân hóa đa dạng.<br />
Có rất nhiều bài, nhiều nội dung nhỏ giáo viên có thể tích hợp dạy học di sản <br />
trong đó để kích thích hứng thú tìm hiểu, nghe giảng và cung cấp thêm nhưng <br />
kiến thức thực tế cho các em.<br />
Ví dụ: Trong bài 8: “Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển” mục 2 phần <br />
b <br />
“Địa hình và các hệ sinh thái ven biển”, giáo viên có thể tích hợp thêm những kiến <br />
thức về di sản thiên nhiên thế giới như Vịnh Hạ Long (năm được công nhận, tiêu <br />
chí công nhận, giới thiệu vẻ đẹp của vịnh..) để khắc sâu thêm những kiến thức <br />
về đa dạng địa hình ven biển nước ta.<br />
Nói về sự đa dạng và giàu có của các hệ sinh thái ven biển, giáo viên giới thiệu, <br />
đồng thời hướng dẫn cho học sinh tìm trên Atlat các khu dự trữ sinh quyển thế <br />
giới của Việt Nam.<br />
Trong bài 10 “ Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa” tiết 2 mục 2 phần a “ Địa <br />
hình”, khi giảng về biểu hiện xâm thực mạnh ở vùng đồi núi với kết quả là hình <br />
thành các dạng địa hình Caxtơ, giáo viên liên hệ với vườn quốc gia Phong Nha <br />
Kẻ Bàng hay di sản thế giới mới được công nhận là quần thể danh thắng Tràng <br />
An Ninh Bình.<br />
Những học sinh đã được đến, được tận mắt trải nghiệm sẽ giúp giáo viên mô tả <br />
lại đặc điểm các dạng địa hình Caxtơ cho các học sinh khác trong lớp, từ đó sẽ <br />
tạo ra bầu không khí học tập sôi nổi, tích cực trong lớp, giúp học sinh khắc sâu <br />
được kiến thức bài học.<br />
Trong phần Địa Lí các ngành kinh tế: Có bài rất thích hợp cho việc sử dụng di <br />
sản trong dạy học đó là bài 31 “ Vấn đề phát triển thương mại và du lịch” bài này <br />
có phần du lịch có thể cho tích hợp rất nhiều di sản. Từ các di sản thiên nhiên thế <br />
giới <br />
<br />
9<br />
(Vịnh Hạ Long, Phong Nha Kẻ Bàng), các di sản văn hóa thế giới (Thánh Địa Mỹ <br />
Sơn, Hoàng Thành Thăng Long, Thành Nhà Hồ, Phố Cổ Hội An, quần thể di tích <br />
Cố Đô Huế) cho đến các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh nổi tiếng của đất <br />
nước, của địa phương đều có thể đưa vào bài giảng một cách tự nhiên, dễ hiểu <br />
giúp cho học sinh nhận thức rõ hơn về tiềm năng phát triển du lịch của đất nước <br />
cũng như địa phương mình.<br />
Trong phần Địa Lí các vùng kinh tế: Khi dạy đến mỗi vùng, giáo viên có thể <br />
liên hệ đến các di sản nổi bật của vùng để học sinh có thể hiểu sâu sắc hơn về <br />
đặc điểm của mỗi vùng kinh tế mà các em được tìm hiểu.<br />
Đối với phần Địa Lí địa phương: Đây là phần nội dung mở nên giáo viên có rất <br />
nhiều phương pháp, hình thức để tích hợp việc sử dụng di sản trong dạy học như <br />
dạy học trên lớp, dạy học ngoài thực địa nơi có di sản hay dạy học theo dự án.<br />
Bên cạnh tạo hứng thú trong học tập cho học sinh, việc sử dụng di sản trong <br />
dạy học phần Địa Lí địa phương sẽ giúp các em có thêm kiến thức về văn hóa, xã <br />
hội địa phương nơi mình sinh sống, từ đó giáo dục tình yêu quê hương đất nước <br />
và lòng tự hào dân tộc.<br />
3. Sử dụng di sản trong một số bài dạy học Địa lí lớp 12:<br />
<br />
THIẾT KẾ TIẾT DẠY CÓ NỘI DUNG GIÁO DỤC DI SẢN:<br />
* Môn : Địa Lí 12<br />
* Bài 31: Vấn đề phát triển thương mại, du lịch.<br />
1). Mục tiêu:<br />
1.1). Kiến thức: <br />
Biết được các loại tài nguyên du lịch chính ở nước ta.<br />
Hiểu và trình bày được tình hình phát triển ngành du lịch, sự phân bố của các <br />
trung tâm du lịch chính, mối quan hệ giữa phát triển du lịch với bảo vệ môi <br />
trường.<br />
Phân tích được tình hình phát triển và sự thay đổi trong cơ cấu của nội thương, <br />
ngoại thương.<br />
Phân tích được các loại tài nguyên du lịch ở nước ta: Tài nguyên du lịch tự <br />
nhiên, du lịch nhân văn.<br />
Phân tích được mối quan hệ giữa việc gìn giữ, phục hồi và phát huy các di sản <br />
đối với phát triển du lịch.<br />
1.2). Kỹ năng:<br />
Phân tích biểu đồ, số liệu thống kê về các ngành nội thương, ngoại thương, du <br />
lịch.<br />
Sử dụng bản đồ, Atlat để nhận biết và phân tích sự phân bố của các trung tâm <br />
du lịch và thương mại.<br />
Nhận biết một số di sản thông qua tranh ảnh, quan sát nhận xét di sản qua tài <br />
liệu, qua thực tế.<br />
<br />
10<br />
1.3). Thái độ:<br />
Giáo dục học sinh tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc thông qua <br />
các di sản tự nhiên và di sản nhân văn. Từ đó học sinh có những hành động để giữ <br />
gìn di sản của địa phương và của đất nước.<br />
1.4) Định hướng năng lực hình thành cho học sinh:<br />
Năng lực tự học, giải quyết vấn đề.<br />
Năng lực sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, hội nhập.<br />
Năng lực sử dụng công nghệ thông tin, truyền thông.<br />
Năng lực sử dụng ngôn ngữ.<br />
2). Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:<br />
2.1). Giáo viên:<br />
Tranh ảnh, thông tin về một số điểm du lịch của đất nước.<br />
Biểu đồ hoạt động thương mại, bản đồ du lịch.<br />
Hình ảnh về danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa nghệ thuật.<br />
Video giới thiệu một số di sản.<br />
2.2). Học sinh:<br />
Sách vở, đồ dùng học tập, Atlat Địa Lí Việt Nam, sưu tầm một số tranh ảnh, <br />
tư liệu, hiện vật là những di sản ở địa phương hoặc một số di sản mà học sinh đã <br />
biết.<br />
3). Phương pháp:<br />
Trực quan, gợi mở, giải quyết vấn đề, thuyết trình, thảo luận, phát vấn.<br />
4). Tổ chức hoạt động dạy học:<br />
4.1) Ổn định lớp.<br />
4.2). Kiểm tra bài cũ.<br />
4.3). Tiến trình dạy học.<br />
* Hoạt động 1: Tìm hiểu hoạt động nội thương<br />
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh<br />
Bước 1: Gv cung cấp thông tin, hình * Chú ý lắng nghe, quan sát, liên hệ <br />
ảnh về hoạt động nội thương trước kia thực tế để rút ra nhận xét về hoạt động <br />
và hiện nay để học sinh thấy được sự nội thương.<br />
thay đổi của hoạt động nội thương. Ghi lại những ý chính.<br />
Rút ra nhận xét về sự thay đổi của <br />
hoạt động nội thương từ sau đổi mới <br />
đến nay. * Quan sát, suy nghĩ để trả lời câu hỏi.<br />
Bước 2: Gv yêu cầu học sinh dựa vào <br />
hình 31.1 (sgk), cho biết nội thương đã <br />
thu hút sự quan tâm của thành phần kinh Lắng nghe, phản hồi, ghi lại những ý <br />
tế nào ? chính.<br />
<br />
<br />
11<br />
Nhận xét sự thay đổi về cơ cấu của các <br />
thành phần kinh tế.<br />
Gọi hs trả lời, nhận xét, chuẩn kiến <br />
thức. * Chú ý quan sát để nhận ra các trung <br />
Bước 3: Sử dụng bản đồ và Atlat Địa Lí tâm thương mại.<br />
Việt Nam, cho học sinh nhận biết và <br />
phân tích sự phân bố của các trung tâm <br />
thương mại.<br />
* Hoạt động 2: Tìm hiểu hoạt động ngoại thương.<br />
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh<br />
Bước 1: Yêu cầu học sinh dựa vào hình Cá nhân học sinh dựa vào biểu đồ và <br />
31.2 và 31.3 (sgk): Nhận xét về sự thay hiểu biết thực tế, suy nghĩ và trả lời.<br />
đổi cơ cấu và giải thích về tình hình <br />
xuất nhập khẩu của nước ta.<br />
<br />
Bước 2: Gọi hs trả lời, chuẩn kiến Hs trả lời câu hỏi, ghi lại những ý <br />
thức. chính<br />
<br />
Bước 3: Gv yêu cầu hs đọc sgk và qua Trả lời câu hỏi<br />
các biểu đồ hãy cho biết: <br />
Các mặt hàng xuất khẩu của nước ta <br />
và thị trường xuất khẩu chủ yếu ?<br />
Các mặt hàng nhập khẩu, thị trường <br />
nhập khẩu chủ yếu ?<br />
<br />
Bước 4: Gọi hs trả lời.<br />
Cho hs liên hệ với các mặt hàng xuất Vận dụng kiến thức đã học liên hệ <br />
khẩu tiểu thủ công nghiệp ở một số địa thực tế.<br />
phương (hàng mây tre đan, lụa,..) Đưa ra những giải pháp để gìn giữ và <br />
Yêu cầu hs đề xuất những giải pháp để phát triển làng nghề truyền thống.<br />
giữ gìn và phát triển các làng nghề <br />
truyền thống này.<br />
Gv đặt câu hỏi phát vấn: Tại sao mặt <br />
hàng xuất khẩu là hàng chế biến ở nước <br />
ta còn tương đối thấp và tăng chậm ? Trả lời câu hỏi, ghi lại những ý chính.<br />
Tại sao các mặt hàng nhập khẩu chủ <br />
yếu của nước ta là nguyên liệu và tư <br />
liệu sản xuất ?<br />
<br />
<br />
* Hoạt động 3: Tìm hiểu về hoạt động du lịch:<br />
12<br />
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh<br />
Bước 1: Chia nhóm học sinh Ổn định nhóm, bầu nhóm trưởng, thư <br />
ký<br />
Bước 2: Yêu cầu các nhóm dựa vào <br />
kiến thức sgk, Atlat Địa Lí Việt Nam, tư Học sinh nhận nhiệm vụ, phân công <br />
liệu đã chuẩn bị và hiểu biết thực tế, làm việc nhóm.<br />
hãy:<br />
Chứng minh nước ta có tài nguyên du Các nhóm thảo luận, trao đổi<br />
lịch rất đa dạng và phong phú.<br />
Chia tài nguyên du lịch nhận biết được <br />
qua Atlat Địa Lí Việt Nam thành 2 nhóm <br />
tài nguyên du lịch tự nhiên và du lịch <br />
nhân văn.<br />
Các tài nguyên để phát triển du lịch <br />
trên có được coi là di sản không ? Tại <br />
Sao ?<br />
Liên hệ với các di sản ở địa phương <br />
để có thể phát triển du lịch ?<br />
Việc phát triển du lịch có ý nghĩa như <br />
thế nào đối với việc giữ gìn các di sản ?<br />
<br />
Bước 3: Quan sát, hỗ trợ các nhóm Đại diện nhóm trả lời các câu hỏi gv <br />
đã đưa ra.<br />
Bước 4: Gọi các nhóm trình bày, nhận Các nhóm khác chú ý lắng nghe, nhận <br />
xét bổ sung, ghi lại ý chính.<br />
xét bổ sung.<br />
* Nước ta có nhiều tiềm năng để phát <br />
Gv cung cấp thêm một số hình ảnh, <br />
triển du lịch.<br />
thông tin về một số điểm du lịch ở Việt <br />
Tài nguyên du lịch tự nhiên: Địa hình <br />
Nam.<br />
(nhiều bãi biển, hang động đẹp, hai di <br />
sản thiên nhiên thế giới), nguồn nước, <br />
sinh vật (nhiều vườn quốc gia, nhiều <br />
loài động vật, thủy hải sản), khí hậu đa <br />
dạng và có sự phân hóa.<br />
Tài nguyên du lịch nhân văn đa dạng: <br />
Nhiều di tích, di sản văn hóa thế giới, <br />
lễ hội, làng nghề, phong tục tập quán..<br />
Phát triển du lịch góp phần vào việc <br />
bảo vệ môi trường, bảo tồn các di sản.<br />
Quan sát và trả lời câu hỏi.<br />
<br />
<br />
13<br />
Trả lời câu hỏi, ghi lại những ý chính.<br />
Bước 5: Gv yêu cầu hs dựa vào hình <br />
31.6 (sgk) nhận xét thực trạng hoạt <br />
động du lịch ở nước ta.<br />
Bước 6: Gọi hs trả lời, nhận xét và <br />
chuẩn kiến thức.<br />
Bước 7: Yêu cầu hs dựa vào Atlat và <br />
sgk xác định các vùng du lịch ở nước ta, <br />
các trung tâm du lịch lớn của nước ta ?<br />
Gọi hs trả lời, nhận xét và chuẩn kiến <br />
thức.<br />
<br />
5). Tổng kết và hướng dẫn học tập.<br />
5.1). Tổng kết: Gv tổng kết khái quát các nội dung về hoạt động thương mại và <br />
tài nguyên du lịch.<br />
5.2). Hướng dẫn học tập: <br />
<br />
Học sinh có thể vận dụng kiến thức từ thực tế như đi chợ, đi siêu thị mua sắm <br />
để tìm hiểu hoạt động nội thương. Tìm hiểu nguồn gốc, xuất xứ một số mặt <br />
hàng mà gia đình đang sử dụng để hiểu thêm về hoạt động nội thương và ngoại <br />
thương.<br />
Vận dụng các kiến thức thực tế về tài nguyên du lịch ở địa phương. <br />
* Trong phần Địa Lí các vùng kinh tế, khi dạy học giáo viên có thể tích hợp giáo <br />
dục di sản bằng việc cho học sinh tìm hiểu về những di sản của từng vùng trong <br />
phần khái quát chung, giới thiệu các di sản của vùng đó, ý nghĩa của di sản.<br />
<br />
Ví dụ: Bài 35: Vấn đề phát triển kinh tế xã hội ở Bắc Trung Bộ.<br />
1). Mục tiêu:<br />
1.1). Kiến thức: <br />
Hiểu được Bắc Trung Bộ là vùng lãnh thổ tương đối giàu tài nguyên thiên <br />
nhiên, có khả năng phát triển kinh tế nhiều ngành nhưng đây là vùng hay chịu ảnh <br />
hưởng của thiên tai.<br />
Biết được thực trạng và triển vọng phát triển cơ cấu kinh tế nông lâm ngư <br />
nghiệp, sự phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng của vùng.<br />
Biết được các di sản thiên nhiên và di sản văn hóa của vùng Bắc Trung Bộ, ý <br />
nghĩa của nó đối với sự phát triển kinh tế xã hội của vùng.<br />
1.2). Kỹ năng:<br />
Phân tích biểu đồ, số liệu thống kê.<br />
Sử dụng bản đồ, Atlat để nhận biết vị trí, các di sản của vùng Bắc Trung Bộ.<br />
1.3). Thái độ:<br />
14<br />
Giáo dục học sinh tình yêu quê hương, đất nước, tự hào dân tộc thông qua các <br />
di sản tự nhiên và di sản nhân văn. Từ đó có những hành động để giữ gìn di sản <br />
của địa phương và của đất nước.<br />
1.4) Định hướng năng lực hình thành cho học sinh:<br />
Năng lực tự học, giải quyết vấn đề.<br />
Năng lực sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, hội nhập.<br />
Năng lực sử dụng công nghệ thông tin, truyền thông.<br />
Năng lực sử dụng ngôn ngữ.<br />
2). Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:<br />
2.1). Giáo viên:<br />
Tranh ảnh, thông tin về một số điểm du lịch, di sản của vùng Bắc Trung Bộ.<br />
Video giới thiệu một số di sản của vùng Bắc Trung Bộ.<br />
2.2). Học sinh:<br />
Sách vở, đồ dùng học tập, Atlat Địa Lí Việt Nam, sưu tầm một số tranh ảnh, <br />
tư liệu liên quan đến bài học.<br />
3). Phương pháp:<br />
Trực quan, gợi mở, giải quyết vấn đề, thuyết trình, thảo luận, phát vấn.<br />
4). Tổ chức hoạt động dạy học:<br />
4.1) Ổn định lớp.<br />
4.2). Kiểm tra bài cũ.<br />
4.3). Tiến trình dạy học.<br />
<br />
Dạy mục: Khái quát chung về vùng Bắc Trung Bộ.<br />
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh<br />
Bài 35: Vấn đề phát triển kinh tế <br />
xã hội ở Bắc Trung Bộ Hs quan sát và trả lời.<br />
1. Khái quát chung.<br />
Gv: Cho hs quan sát Atlat Địa Lí Việt <br />
Nam và sgk trả lời các câu hỏi sau:<br />
Xác định vị trí địa lí của vùng Bắc Xác định các điểm du lịch, danh lam <br />
Trung Bộ ? thắng cảnh, các di sản thiên nhiên và di <br />
Ở vùng Bắc Trung Bộ có những điểm sản văn hóa của vùng.<br />
du lịch nào, có di sản thiên nhiên và di <br />
sản văn hóa nào đã được thế giới công Nêu ý nghĩa của các loại di sản đó.<br />
nhận ? Liên hệ trách nhiệm bản thân trong việc <br />
Những di sản đó có ý nghĩa như thế bảo vệ di sản của vùng.<br />
nào đối với sự phát triển kinh tế xã <br />
hội của vùng ? Ghi lại những ý chính.<br />
Em phải làm gì để góp phần gìn giữ <br />
bảo vệ các di sản này ?<br />
<br />
15<br />
Gv nhận xét, kết luận, chuyển qua nội <br />
dung học tập khác.<br />
* DẠY HỌC ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU.<br />
Đối với các nội dung dạy học Địa Lí địa phương, hiện nay Sở Giáo Dục tỉnh <br />
cũng đã hướng dẫn các trường đưa các chủ đề Địa Lí địa phương vào trong <br />
chương trình, qua đó giúp học sinh hiểu biết về những đặc điểm tự nhiên, kinh tế <br />
xã hội của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. <br />
Trong nội dung này giáo viên có thể kết hợp với môn Lịch Sử, lồng ghép các nội <br />
dung giáo dục di sản ở địa phương thông qua các hoạt động dạy học bằng các <br />
hình thức khác nhau để học sinh hiểu biết về những giá trị di sản của địa phương. <br />
Giáo dục di sản có thể lồng ghép vào nội dung dạy học trên lớp hay tiến hành <br />
tại địa điểm có di sản.<br />
Ví dụ: Dạy học tiến hành tại địa điểm có di sản.<br />
(Kết hợp môn Địa Lí và Lịch Sử)<br />
Đối tượng: Học sinh lớp 12<br />
Nội dung: Tìm hiểu về một di tích lịch sử tại địa phương.<br />
Địa điểm: Tìm hiểu về di tích lịch sử Chiến Thắng Bình Giã ở huyện Châu <br />
Đức.<br />
Thời gian: 1 buổi.<br />
1). Mục tiêu của bài học:<br />
Tổ chức cho học sinh tham quan, tìm hiểu về di tích Chiến Thắng Bình Giã. <br />
Qua buổi tham quan tìm hiểu giúp cho học sinh:<br />
Biết được những đặc điểm, ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bình Giã trong <br />
đấu tranh chống giặc ngoại xâm của cha ông ta.<br />
Có ý thức giữ gìn, phát huy những giá trị di sản văn hóa, di tích lịch sử văn hóa <br />
của dân tộc. <br />
Phát triển khả năng tự nghiên cứu, thực hành và làm việc nhóm.<br />
2). Yêu cầu kiến thức, kĩ năng, thái độ.<br />
2.1). Kiến thức:<br />
Biết được đặc điểm của chiến thắng Bình Giã.<br />
Hiểu được ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bình Giã.<br />
2.2). Kĩ năng:<br />
Tìm kiếm và xử lí thông tin thông qua học tập tại thực địa.<br />
Liên hệ kiến thức đã học với thực tế.<br />
2.3). Thái độ: Có ý thức trân trọng, giữ gìn các giá trị văn hóa, lịch sử, lòng tự hào <br />
dân tộc và ý thức noi gương các bậc tiền nhân của dân tộc.<br />
3). Tổ chức các hoạt động dạy học:<br />
3.1) Chuẩn bị của giáo viên:<br />
a. Tiền trạm các địa điểm dạy học tại thực địa.<br />
<br />
<br />
16<br />
Liên hệ với chính quyền địa phương, cơ quan quản lí di tích chiến thắng Bình <br />
Giã tại huyện Châu Đức.<br />
Tìm hiểu các yêu cầu, quy định của cơ quan quản lí di tích và làm các thủ tục <br />
cần thiết (an ninh an toàn cho học sinh khi đến tìm hiểu di tích).<br />
b. Chuẩn bị thiết bị dạy học.<br />
Chuẩn bị tư liệu, các thiết bị cần thiết khác.<br />
Xác định địa điểm di tích và những nơi học sinh quan sát, tìm hiểu.<br />
Các tài liệu liên quan khác: Phiếu khảo sát, sơ đồ địa điểm thực hành.<br />
3.2). Tổ chức dạy học tại thực địa.<br />
a. Chuẩn bị trước khi dạy học tại thực địa:<br />
Gv phổ biến nội dung tham quan, học tập cho học sinh sắp tới. <br />
Giao nhiệm vụ cho học sinh tự sưu tầm thông tin, hiện vật, tranh ảnh liên <br />
quan đến nội dung học tập.<br />
Học sinh đưa ra những câu hỏi cần tìm hiểu liên quan đến di sản.<br />
<br />
* Phiếu khảo sát (Các câu hỏi khảo sát trước khi tham quan)<br />
Câu 1. Ở huyện Châu Đức tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu có di tích lịch sử nào liên quan <br />
đến cuộc chiến tranh chống Mỹ xâm lược ?<br />
Câu 2. Đặc điểm của tượng đài chiến thắng Bình Giã ?<br />
Câu 3. Hãy cho biết ý nghĩa của di tích lịch sử này ? <br />
Câu 4. Tại sao cần phải giữ gìn, bảo vệ di tích lịch sử này ?<br />
Câu 5. Em hãy đưa ra một vài giải pháp để bảo vệ di tích lịch sử này? <br />
Em phải làm gì để góp phần bảo vệ và phát huy ý nghĩa của các di sản ở <br />
địa phương mình ?<br />
b. Thảo luận trước khi đến thực địa (1 tiết học):<br />
* Nội dung: <br />
Gv sử dụng thời gian của tiết sinh hoạt hoặc tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp <br />
cho học sinh thảo luận.<br />
Giới thiệu tóm tắt về địa điểm học tập, các nội dung phải tìm hiểu tại thực <br />
địa.<br />
<br />
<br />
Phương pháp tham quan, học tập, những quy định khi tham quan học tập, <br />
những tài liệu và vật dụng mang theo để phục vụ việc học, gợi ý những tư liệu <br />
liên quan để học sinh tìm hiểu trước.<br />
Kế hoạch cụ thể trước, trong và sau khi đến thực địa: <br />
* Trước khi đến thực địa: Mỗi học sinh cần tìm hiểu thêm về thông tin, địa <br />
điểm học tập, làm việc nhóm để chia sẻ, trao đổi thông tin đã sưu tầm theo chủ <br />
đề.<br />
* Trong quá trình học tập, nghiên cứu tại thực địa: Khảo sát, điền đầy đủ <br />
các thông tin vào mẫu phiếu theo nội dung bài học.<br />
17<br />
* Sau khi tham quan học tập: Các nhóm sẽ hoàn thành nhiệm vụ được giao để <br />
thuyết trình nội dung của nhóm.<br />
* Yêu cầu đối với học sinh:<br />
Biết được những thông tin cơ bản nhất về địa điểm sẽ học tập (đường đi, sơ <br />
đồ, các thông tin khác..).<br />
Hiểu chủ đề mình sẽ nghiêm cứu, tìm hiểu, biết nhiệm vụ cần thực hiện là gì.<br />
Các nhóm làm việc để phân công trách nhiệm: Nhóm trưởng điều hành chung, <br />
thư kí nhóm tổng hợp các ý kiến của các thành viên, phân công các thành viên <br />
trong nhóm mang theo những vật dụng cần thiết để phục vụ cho việc học tập.<br />
c. Tiến trình hoạt động:<br />
Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh<br />
Giới thiệu về Giới thiệu sơ lược về địa điểm <br />
di tích lịch sử thực địa (sơ đồ, bản đồ, đường đi..). Xem và nêu câu hỏi<br />
chiến thắng Nhắc lại chủ đề sẽ học tập, tìm <br />
Bình Giã. hiểu.<br />
Chia sẻ, thảo Một vài học sinh nêu những hiểu Các nhóm làm việc:<br />
luận tại lớp chủ biết về di tích. Bầu nhóm trưởng, thư kí, <br />
đề sẽ tìm hiểu Phân chia nhóm (4 nhóm). phân công công việc cho <br />
tại di tích chiến Yêu cầu hs giới thiệu những tài các thành viên.<br />
thắng Bình Giã. liệu đã sưu tầm liên quan đến nội <br />
dung học tập.<br />
Hướng dẫn hs cách trả lời các câu <br />
hỏi trong phiếu khảo sát, học tập.<br />
Nguyên tắc khi Gv đưa ra các quy định cho hs khi Hs tiếp thu<br />
nghiên cứu tại tham quan tại di tích<br />
thực địa<br />
Phương pháp Gv hướng dẫn hs phương pháp tìm Hs tiếp thu và thảo luận, <br />
tìm kiếm thông hiểu thông tin liên quan đến nội phân công trong nhóm.<br />
tin tại di tích dung cần học tập.<br />
Thông báo về thời gian, địa điểm, <br />
các tài liệu, tư trang cần mang theo.<br />
4). Học tập tại thực địa:<br />
a. Nội dung:<br />
Tìm hiểu về đặc điểm của di tích, lịch sử của di tích (năm xây dựng, hoàn <br />
thành..), tại sao lại có di tích này..<br />
Tìm hiểu về ý nghĩa lịch sử của di tích, tác động của di tích với địa phương.<br />
b. Yêu cầu đối với học sinh:<br />
Học được phương pháp phân tích, thống kê, làm việc nhóm.<br />
Hiểu được giá trị lịch sử, văn hóa của di tích đối với địa phương và cả nước.<br />
c. Tiến trình của hoạt động:<br />
Nội dung Hoạt động gv và hướng dẫn viên Hoạt động của học sinh<br />
18<br />
Chuẩn bị vào Nhắc nhở hs về những quy định tại Hs chấp hành nghiêm các <br />
địa điểm di tích. di tích khi học tập: nội quy tại di tích.<br />
Đi lại, ghi chép, quan sát, giữ gìn <br />
môi trường..<br />
Hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình <br />
học.<br />
Các quy định khác: Thời gian...<br />
Tìm hiểu Gv phát phiếu khảo sát 2 cho hs. Cá nhân học sinh tự tìm <br />
những nội dung Hướng dẫn cách thực hiện. hiểu những thông tin để <br />
liên quan đến di Người hướng dẫn giới thiệu về di điền vào phiếu, trả lời <br />
tích chiến thắng tích. câu hỏi.<br />
Bình Giã<br />
Nhận xét buổi Gv nhận xét buổi học tại di tích. Nắm rõ nhiệm vụ, <br />
học Hướng dẫn các nhóm viết báo cáo chuẩn bị nội dung thu <br />
thu hoạch, thuyết trình báo cáo sản hoạch, báo cáo.<br />
phẩm nhóm.<br />
5). Tổ chức báo cáo kết quả nghiên cứu:<br />
5.1) Nội dung:<br />
Các nhóm hoàn thành báo cáo theo nhóm (ngoài giờ lên lớp).<br />
Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả (1 tiết trong nội dung Địa Lí và Lịch Sử <br />
địa phương).<br />
5.2) Yêu cầu đối với học sinh:<br />
Sau khi học xong nội dung này học sinh phải đáp ứng được các yêu cầu sau đây:<br />
Biết tự trình bày sản phẩm bài thu hoạch của mình bằng nhiều hình thức khác <br />
nhau.<br />
Biết trình bày cảm xúc của mình thông qua thuyết trình.<br />
5.3) Tiến trình hoạt động:<br />
Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS<br />
Chuẩn bị bài Hướng dẫn hs chuẩn bị bài thu Chuẩn bị bài báo cáo.<br />
báo cáo. hoạch để báo cáo.<br />
<br />
Xem, nghe và Tổ chức cho các nhóm tự báo cáo Báo cáo các nội dung đã <br />
đánh giá. bài thu hoạch trước lớp. được tìm hiểu, nhận xét, <br />
Cho hs tự đưa ra nhận xét, góp ý phản biện các nhóm khác.<br />
kiến giữa các nhóm.<br />
Tổng kết, đánh Tổng kết nội dung học tập của hs<br />
giá chung.<br />
<br />
<br />
* Phiếu khảo sát 2:<br />
Câu 1. Vị trí của di tích Chiến Thắng Bình Giã ?<br />
19<br />
Câu 2. Lịch sử di tích ?<br />
Câu 3