Ph¬ng ph¸p gi¶I To¸n ®iÒn sè –líp 2<br />
<br />
<br />
Sáng kiến:<br />
HƯỚNG DẪN HỌC SINH GIẢI CÁC BÀI TẬP ĐIỀN SỐ<br />
Trong toán nâng cao lớp 2.<br />
<br />
A. ĐẶT VẤN ĐỀ : <br />
<br />
<br />
Dạy các bài toán nâng cao cho học sinh lớp 2 quả là không đơn giản <br />
bởi với học sinh lớp 2 ,vốn sống, vốn kinh nghiệm còn ít, tư duy của các em <br />
chủ yếu vẫn là tư duy trực quan cụ thể. Trong chương trình toán nâng cao lớp <br />
2, các bài tập về điền số lại chiếm một phần lớn. Với các bài tập đơn giản <br />
học sinh khá giỏi có thể tự tìm ra cách giải một cách dễ dàng, còn với các bài <br />
toán phức tạp hơn thì sao? Hầu như các em gặp khó khăn trong cách giải. <br />
Nếu có giải được thì cũng là tìm hoặc đoán mò. Để giúp các em đỡ lúng túng <br />
trong việc giải các bài tập về điền số, say mê học toán hơn cũng chính là định <br />
hướng cho các em một phương pháp học tập môn toán có hiệu quả. Tôi đã <br />
nghiên cứu và đưa ra cách hướng dẫn học sinh giải một số bài tập điền số <br />
phức tạp điển hình sau.<br />
<br />
Tôi xin trình bày vấn đề này trong các ví dụ cụ thể <br />
dưới đây:<br />
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: <br />
( các ví dụ cụ thể của phương pháp dạy bài tập điền <br />
số)<br />
<br />
Ví dụ 1 : Điền vào dãy số sau số thích hợp.<br />
a) 2, 4, 6, …, …, …, …<br />
b) 30, 27, 24, …, …, …<br />
c) 1, 3, 4, 7, 11, …, …, …<br />
( Đề thi HSG lớp 2 năm học 20042005)<br />
Học sinh lớp 2 đã học các phép tính cộng trừ trong phạm vi 100. <br />
Giáo viên giúp học sinh tìm ra qui luật của dãy số để viết được số thích <br />
hợp tiếp theo:<br />
Nhận xét: ở ví dụ trên,ta thấy:<br />
a,Số liền sau bằng số liền trước + 2 ( dãy số chẵn)<br />
<br />
GV: Ph¹m ThÞ Thanh H»ng<br />
1<br />
Ph¬ng ph¸p gi¶I To¸n ®iÒn sè –líp 2<br />
b)Số liền sau bằng số liền trước – 3<br />
c,Số thứ ba bằng tổng của hai số đứng trước nó.<br />
Với một số dãy số cùng dạng trên nhưng quy tắc viêt số phức tạp hơn.<br />
Ví dụ:<br />
d) 8; 6; 7; 5; 6; 4; 5; … tổng hai số liên tiếp giảm dần từ 14, 13, 12,…<br />
e) 1; 3; 6; 10; 15;…;… hiệu giữ hai số liên tiếp tăng dần từ 2, 3, 4,…<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Như vậy,phương pháp giảI bài toán điền số trên học sinh chỉ cần nắm được <br />
là:<br />
Xác định dãy số là dãy số chẵn hay lẻ .<br />
Dãy số lớn dần hay bé dần.<br />
Khoảng cách, tổng, hiệu,… giữa hai số liền nhau là bao nhiêu đơn <br />
vị.<br />
Dựa vào cách làm trên, học sinh có thể giảI quyết các bài toán điền số tương <br />
tự khác một cách dễ dàng. <br />
<br />
Ví dụ 2 : Điền mỗi số: 1; 2; 3; 4; 5; 6 vào ô trống ở H1 sao cho tổng ba <br />
số <br />
trên mỗi cạnh của tam giác đều bằng nhau và bằng 11.<br />
( mỗi số chỉ được điền một lần )<br />
<br />
Gv hướng dẫn học sinh xác định:<br />
<br />
Bước1:Dãy tính trên mỗi cạnh <br />
của tam giác gồm mấy phép tính <br />
cộng?(2)<br />
11 Bước2:Liệt kê 3 dãy tính có <br />
tổng bằng 11 từ các số đã cho <br />
Bước3:Gạch chân những số <br />
xuất hiện 2 lần trong các dãy <br />
tính vừa tìm để viết vào 3 góc <br />
của tam giác. <br />
Các số còn lại ở giữa,ta tìm lần <br />
lượt điền vào giữa các phép tính <br />
tương ứng.<br />
<br />
<br />
<br />
GV: Ph¹m ThÞ Thanh H»ng<br />
2<br />
Ph¬ng ph¸p gi¶I To¸n ®iÒn sè –líp 2<br />
<br />
<br />
Cụ thể HS viết các dãy tính:<br />
<br />
Ta điền được:<br />
2+3+6=11<br />
<br />
2+5 + 4=11<br />
<br />
6+1+4=11<br />
<br />
*Lưu ý:Các số trong cùng dãy tính <br />
không được trùng nhau.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
*Ví dụ 3: Điền số thích hợp vào ô trống:<br />
<br />
7+…=10.Học sinh tìm ngay được ô trống bằng 3 bằng cách lấy số lớn trừ số <br />
bé.Nhưng ở ví dụ sau: 7+3 =…+4 học sinh lúng túng không biết làm thế <br />
nào.Đa số các em lấy7+3 =10 và điền 10 vào ô trống dẫn đến kết quả sai Bài <br />
tập này tôi hướng dẫn học sinh làm như sau:<br />
Cho học sinh liên hệ với trò chơi bập bênh,bên phải có 7+3 bạn, bên trái <br />
mới có 4 bạn. Hỏi bên trái cần có thêm bao nhiêu bạn nữa thì mới chơi <br />
được trò chơi?<br />
Học sinh có thể tìm ngay số bạn cần có thêm là 6 bạn nữa thì hai bên mới <br />
thăng bằng. Bài toán đến đây trở lên dễ dàng. <br />
Giáo viên hướng dẫn học sinh theo các bước:<br />
+Thực hiện tính kết quả ở vế không có ô trống.<br />
+ Đưa về dạng: a = ….. + c<br />
+ Nhẩm và tìm kết quả để điền vào ô trống.<br />
<br />
*Ví dụ 4:<br />
Với bài điền số đơn giản hơn:<br />
Chẳng hạn: 39 + 109 = + 39<br />
Với dạng toán này,thông thường học sinh thường tính kết quả vế trái rồi lấy kết <br />
quả đó trừ đi số<br />
Học sinh không cần tính, mà chỉ cần so sánh các số hạng ở hai vế của dấu <br />
bằng sẽ tìm ra ngay được số hạng còn lại theo quy luật :39 +a = + 39<br />
GV: Ph¹m ThÞ Thanh H»ng<br />
3<br />
Ph¬ng ph¸p gi¶I To¸n ®iÒn sè –líp 2<br />
<br />
Các em dễ dàng tìm được số cần điền là 109 mà không tốn công đặt tính và <br />
tính. <br />
<br />
* Ví dụ 5: <br />
Điền số thích hợp vào ô trống dưới đây sao cho khi cộng ba số ở ba ô liền <br />
nhau đều có kết quả bằng nhau và bằng 50<br />
<br />
19 21<br />
<br />
ô1 ô2 ô3 ô4 ô5 ô6 ô7 ô8 ô9 ô10<br />
<br />
Nhận xét: Ba ô liền nhau có tổng bằng 50 nên ô thứ 2 và ô thứ 5 phải bằng <br />
(50 – 19 –21 = 10) suy ra ô thứ 2 và ô thứ 5 bằng 10.<br />
Tương tự, ô thứ 1 sẽ bằng (50 – 19 – 10 = 21) suy ra ô thứ 1 bằng 21<br />
Lần lượt điền như trên, ta được dãy số sau:<br />
<br />
21 10 19 21 10 19 21 10 19 21<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tiếp theo tôi hướng dẫn học sinh tìm ra quy luật.<br />
*Nhận xét:<br />
Cứ sau ba ô các số lặp lại giống nhau.Với các bài tập khác tương tự <br />
như vậy nhưng khác số các em có thể vận dụng quy luật trên để kiểm tra kết <br />
quả hoặc áp dụng để điền một cách nhanh nhất. Nếu 3 ô liên tiếp các số <br />
không lặp lại thì bài toán giải sai. <br />
Ví dụ 6:<br />
Hình vuông có 16 ô, mỗi ô viết một số trong các số từ 1 đến 16. Biết rằng <br />
tổng các số ở mỗi hàng, mỗi cột, mỗi đường chéo đều bằng nhau. Em <br />
hãy ghi số vào các ô bị xoá.<br />
(Toán Nâng cao lớp 2 )<br />
<br />
16 13<br />
<br />
5 10 11<br />
<br />
6 12<br />
GV: Ph¹m ThÞ Thanh H»ng<br />
4<br />
Ph¬ng ph¸p gi¶I To¸n ®iÒn sè –líp 2<br />
<br />
<br />
4 15 1<br />
<br />
<br />
*Hướng dẫn:<br />
Xác định TỔNG các số ở đường chéo đã cho trước:<br />
4 + 6 + 11 + 13 = 34<br />
Vậy tổng các hàng, các cột, đường chéo cũng bằng 34.<br />
*Điền số:<br />
.ô3 cột 1 = 34 – (16 + 5 + 4) = 9<br />
. ô1 cột 2 = 34 – 10 – 6 – 5 = 3<br />
.ô2 cột 4 = 34 – 1 – 12 – 13 = 8<br />
. ô3 hàng 1 = 34 – 16 – 13 – 3 = 2<br />
. ô3 hàng 4 = 34 – 4 – 1 – 15 = 14<br />
.ô3 cột 3 = 34 – 14 11 – 2 = 7<br />
*Ví dụ 7: (Toán Tuổi Thơ Trang 1 và 2 năm 20062007).<br />
Hãy xếp các số 10; 20; 30; 40; 50; 60; 70; 80 vào các ô vuông sao <br />
cho tổng các số ở mỗi cột đều bằng nhau và tổng các số mỗi hàng đều <br />
bằng nhau<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
*Nhận xét :<br />
.Có 8 số điền vào 4 cột dọc và 2 hàng ngang.<br />
.Để các cột dọc có tổng bằng nhau,các hàng ngang có tổng bằng nhau thì <br />
những số nhỏ nhất phải đi cùng với số lớn nhất .<br />
<br />
Cách 1: Cột dọc .Hàng ngang:<br />
<br />
10 + 80 = 90 10 + 70 + 60 + 40 = 180<br />
70 + 20 = 90 80 + 20 + 30 + 50 = 180<br />
60 + 30 = 90<br />
40 + 50 = 90<br />
GV: Ph¹m ThÞ Thanh H»ng<br />
5<br />
Ph¬ng ph¸p gi¶I To¸n ®iÒn sè –líp 2<br />
<br />
hTứ tự các số cần điền là:<br />
10 70 60 40<br />
<br />
80 20 30 50<br />
<br />
<br />
*Cách 2(Tương tự cách 1) <br />
<br />
20 50 80 30<br />
<br />
70 40 10 60<br />
<br />
<br />
Qua 7 ví dụ trên, tôi thấy: <br />
<br />
Để học sinh lớp 2 giải được các bài toán khó thì người giáo viên cần <br />
nghiên cứu để tìm ra một phương pháp giải toán hay nhất, hướng dẫn cho <br />
học sinh dễ hiểu, dễ tiếp thu, nhớ lâu và vận dụng tốt. Như vậy bước đầu <br />
đã định hình cho học sinh một phương pháp học toán khoa học làm nền <br />
tảng cho việc học toán nâng cao ở các lớp trên.<br />
Trong nhiều năm lên tục dạy bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 2 tôi luôn tìm tòi <br />
nghiên cứu để làm phong phú các dạng bài tập cho học sinh lớp 2 đồng thời <br />
tìm phương pháp dạy đơn giản, dễ hiểu, để học sinh dễ tiếp thu, đạt kết quả <br />
cao<br />
trong việc dạy học.<br />
Kết quả đội tuyển do tôi dạy các em đều nắm vững phương pháp và <br />
cách giải từng dạng bài tập. Qua các năm học, năm nào tôi cũng có nhiều học <br />
sinh giỏi cấp huyện, tỉnhvới các giải nhất, nhì, ba,…<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trên đây là sáng kiến nhỏ tôi rút ra quá trình dạy bồi dưỡng học sinh <br />
giỏi. Trong phạm vi bài viết này tôi chỉ đưa ra cách hướng dẫn giải một số <br />
bài tập điền số dạng điển hình. Trong những năm học sau tôi hy vọng sẽ <br />
được cùng các đồng nghịêp trao đổi về phương pháp dạy toán nâng cao lớp 2 <br />
ở các dạng bài tập rộng hơn.<br />
GV: Ph¹m ThÞ Thanh H»ng<br />
6<br />
Ph¬ng ph¸p gi¶I To¸n ®iÒn sè –líp 2<br />
<br />
Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn <br />
đồng nghiệp.<br />
<br />
Tôi xin chân thành cảm ơn !<br />
<br />
Điệp Nông, ngày 25 tháng 5 năm 2009 <br />
<br />
Người viết sáng kiến:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Phạm Thị Thanh Hằng<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
GV: Ph¹m ThÞ Thanh H»ng<br />
7<br />
Ph¬ng ph¸p gi¶I To¸n ®iÒn sè –líp 2<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
GV: Ph¹m ThÞ Thanh H»ng<br />
8<br />