SKKN: Kinh nghiệm biên soạn đề kiểm tra môn Công nghệ 8
lượt xem 44
download
Như các thầy cô đã biết, cách đặt câu hỏi, ra đề kiểm tra thường chú ý đến khả năng ghi nhớ và tái hiện kiến thức của học sinh. Cách kiểm tra, đánh giá bộc lộ những hạn chế nhất định, kết quả kiểm tra, đánh giá chưa chính xác với kết quả học tập của học sinh... Bài SKKN biên soạn đề kiểm tra môn Công nghệ 8, mời các bạn tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Kinh nghiệm biên soạn đề kiểm tra môn Công nghệ 8
- Sở giáo dục và đào tạo hưng yên Phòng giáo dục và đào tạo khoái châu ============ GD & ĐT Kinh nghiệm biên soạn đề kiểm tra môn Công nghệ 8 Họ và tên giáo viên : Dương Thanh Hải Tổ : Khoa học tự nhiên Đơn vị công tác : trường thcs an vĩ huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng yên Năm học: 2012 - 2013 GV: Dương Thanh Hải 2 Đơn vị: Trường THCS An Vĩ
- A. Đ ẶT V ẤN ĐỀ I. Lời mở đầu Kiểm tra, đánh giá là một quá trỡnh được tiến hành một cách có hệ thống, được thực hiện thường xuyên, liên tục trong suốt quá trỡnh dạy học. Nhưng để thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá trước hết cần hiểu một khái niệm cơ bản trong kiểm tra, đánh giá: + Kiểm tra: Là xác định kết quả học tập của học sinh qua mỗi giai đoạn thực hiện kế hoạch giáo dục + Đánh giá: Là xỏc nhận trỡnh độ, khả năng thực hiện và đạt được mục tiêu học tập của học sinh, ở các mức độ: Nhận biết, thông hiểu và vận dụng. Việc kiểm tra đánh giá có tác dụng kích thích sự cố gắng thi đua trong học tập giữa các cá nhân học sinh trong lớp và giữa các lớp với nhau. Kiểm tra đánh giá một cách nghiêm túc, chính xác giúp học sinh nâng cao ý thức trỏch nhiệm, tự giỏc trong học tập, ý vươn lên, củng cố niềm tin trong học tập. Chính vỡ vậy sau mỗi giờ lờn lớp giỏo viờn cần đánh giá kết quả học tập của học sinh, để kiểm tra xem giờ lên lớp đó có đạt được mục tiêu đề ra hay không, từ đó điều chỉnh việc tổ chức hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh cho phự hợp. Muốn vậy giáo viên phải nắm mục tiêu của môn học, biết được thực trạng kiểm tra đánh giá trong nhà trường THCS hiện nay, từ đó đưa ra được yêu cầu, tiêu chí và qui trỡnh kiểm tra, đánh giá thích hợp. II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu: Qua thực tế tỡm hiểu về kiểm tra, đánh giá cho thấy cách kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh trước đây thường do giáo viên thực hiện. Cách đặt câu hỏi, ra đề kiểm tra thường chú ý đến khả năng ghi nhớ và tái hiện kiến thức của học sinh. Cách kiểm tra, đánh giá bộc lộ những hạn chế nhất định như: các bài kiểm tra không thể hiện được tất cả nội dung kiến thức mà các học sinh được học ở trường; bài kiểm tra chỉ kiểm tra được những kiến thức mà học sinh ghi nhớ từ sách giáo khoa, không kiểm tra được những kiến thức quan trọng khác. Kết quả kiểm tra, đánh giá chưa chính xác với kết quả học tập của học sinh trong cả quỏ trỡnh. Việc cho điểm khụng thống nhất GV: Dương Thanh Hải 3 Đơn vị: Trường THCS An Vĩ
- giữa giỏo viờn trong cùng một tổ chuyên môn, một trường và giữa các trường cũn khỏ phổ biến. Từ thực trạng trên, để việc kiểm tra đánh giá đạt hiệu quả tốt hơn và để đáp ứng được mục tiêu giáo dục, tạo nên sự công bằng trong đánh giá tôi đó mạnh dạn đưa ra đây đề tài ‘‘Đổi mới cách kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn công nghệ lớp 8 ’’ B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN: 1. Những yêu cầu đối với việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập. Để việc đánh giá kết quả học tập của học sinh cú hiệu quả thỡ yờu cầu về đánh giá phải đảm bảo phản ánh được mục tiêu dạy học, tính toàn diện và hệ thống, tính khách quan và chính xác. Căn cứ vào mục tiêu của bài, chương, phần để đề ra các câu hỏi, bài tập và tỡnh huống kiểm tra phự hợp với 3 mức độ: - Biết - Hiểu - Vận dụng Kết quả đánh giá phải phải tạo điều kiện phân loại được học sinh giỏi, khá, trung bỡnh, yếu, kộm. mặt khỏc trong kiểm tra đánh giá phải xem xét cả quá trỡnh học tập để phát hiện và đánh giá được các động lực phát triển, sự tiến bộ của học sinh đồng thời công nhận, trân trọng và tạo điều kiện để nững nhân tố tích cực của học sinh có cơ hội phát triển. Ngoài ra trong kiểm tra đánh giá cũng cần được tiến hành công khai, kết quả phải được công bố kịp thời để học sinh có thể tự đánh giá, phân loại trong quá trỡnh học tập, từ đó học sinh có thể hiểu và quan tâm giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, từ đó học sinh có thể biết và quan tâm giúp đỡ lẫn nhau trong học tập. Muốn vậy phải có những phương pháp đánh giá và kĩ thuật đánh giá thích hợp, cần kết hợp nhiều phương pháp đánh giá cho phù hợp với từng nội dung học tập, để học sinh bộc lộ các năng lực bản thân. 2. Những căn cứ để kiểm tra đánh giá: GV: Dương Thanh Hải 4 Đơn vị: Trường THCS An Vĩ
- Để việc kiểm tra đánh giá có hiệu quả phải dựa vào một số căn cứ sau: - Nội dung kiểm tra phải căn cứ mục tiêu cụ thể của từng phần, từng chương, từng bài, trong đó phải đề cập đến kiểm tra cả kiến thức, kĩ năng và thái độ. đặc biệt trong phần kiểm tra thực hành việc kiểm tra kĩ năng và thái độ là rất quan trọng bởi việc kiểm tra các bước thực hiện các qui trỡnh cụng nghệ, qui trỡnh sản xuất và tuân thủ theo các nguyên tắc và an toàn lao động và gỡn giữ mụi trường là điều không thể thiếu. Chính vỡ vậy nội dung của đề phải tập trung vào việc vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tiễn trong đời sống và trong lao động đơn giản về ngành cơ khí và điện. - Căn cứ những yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học trong dạy học Công nghệ 8: Phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo trong công việc vận dụng kiến thức vào xử lí các thông tin, các tỡnh huống trong thực tiễn đời sống, sản xuất của học sinh. Ngoài ra, vào trỡnh độ của học sinh mà lựa chọn nội dung kiểm tra và hỡnh thức kiểm tra cho phự hợp. Mặt khác muốn khuyến khích đối tượng học sinh khá, giỏi phát huy được năng lực của bản thân thỡ trong nội dung kiểm tra phải tăng cường đánh giá việc giải quyết các vấn đề nảy sinh trong nội dung học tập và khả năng sáng tạo trong phát hiện và giải quyết vấn đề, giải thích các hiện tượng, xử lí các thông tin...của học sinh. - Căn cứ vào hỡnh thức kiểm tra đánh giá phải được sử dụng đa dạng hơn. Ngoài kiểm tra vấn đáp và kiểm tra viết thỡ cũn cú thể cú những hỡnh thức kiểm tra khỏc phự hợp với đặc trưng của môn công nghệ như kiểm tra thực hành, kiểm tra kĩ năng vận dụng của học sinh qua hỡnh thức trắc nghiệm khỏc quan. Tuy nhiờn cỏc cõu hỏi kiểm tra nên kết hợp câu hỏi tự luận với trắc nghiệm khách quan, giảm câu hỏi kiểm tra ghi nhớ, tái hiện kiến thức, tăng câu hỏi vận dụng kiến thức. 3. Cỏc hỡnh thức kiểm tra đánh giá: + Kiểm tra sơ bộ: Mục đích của loại kiểm tra này thường áp dụng nội dung của môn học có liên quan và được xây dựng dựa trên nội dung của các môn học khác mà học sinh đó biết để xác định trỡnh độ, kiến thức, kĩ năng của học sinh trước khi bắt đầu học môn học này. Hỡnh thức kiểm tra này cú thể sử dụng phương pháp kiểm tra vấn đáp hoặc trắc nghiệm khách quan... GV: Dương Thanh Hải 5 Đơn vị: Trường THCS An Vĩ
- + Kiểm tra thường xuyên: Mục đích của hỡnh thức này nhằm xỏc định mức độ hỡnh thành kiến thức, kĩ năng của học sinh, giúp học sinh thực hiện các bài tập đúng thời gian có hiệu quả và tập thói quen làm việc độc lập và ý thức học tập thường xuyên của học sinh. Hỡnh thức kiểm tra này được sử dụng trong suốt quá trỡnh học tập mụn học và thường sử dụng các phương pháp như quan sát, vấn đáp, viết, bài tập... + Kiểm tra định kỡ: Mục đích nhằm xác định mức độ chính xác của kết quả kiểm tra thường xuyên và đánh giá chất lượng dạy – học của giáo viên và học sinh. Hỡnh thức kiểm tra này được sử dụng trong quá trỡnh dạy học nhưng chỉ được thực hiện sau khi kết thúc một chương, một phần hay sau một học kỡ. Số lần kiểm tra được qui định trong phân phối chương trỡnh mụn học. Phương pháp thường dùng chủ yếu hiện nay là kiểm tra vấn đáp, viết, bài tập vận dụng... + Kiểm tra tổng kết: Là hỡnh thức kiểm tra được sử dụng sau khi môn học đó được thực hiện hết một giai đoạn, một học kỡ hay toàn bộ chương trỡnh. Trước khi kiểm tra tổng kết thường có giai đoạn ôn tập. Phương pháp thường sử dụng là vấn đáp, viết... 4. Các phương pháp kiểm tra đánh giá. + Kiểm tra lớ thuyết: Hiện nay phổ biến là kiểm tra vấn đáp ( kiểm tra thường xuyên) và kiểm tra viết ( Kiểm tra 15 phỳt, kiểm tra 1 tiết, học kỡ). Trong kiểm tra viết thường kết hợp các câu hỏi tự luận với câu hỏi trắc nghiệm khách quan. Bản chất của kiểm tra bằng trắc nghiệm khỏch quan là giao cho học sinh những cõu hỏi trắc nghiệm khỏch quan trong cỏc phiếu, bài kiểm tra đó được in sẵn; học sinh làm ngay vào phiếu hay bài kiểm tra đó. các dạng câu hỏi thường dùng là: - Cõu hỏi nhiều lựa chọn - Câu hỏi đúng – sai - Câu hỏi điền khuyết - Câu hỏi ghép đôi tương ứng. GV: Dương Thanh Hải 6 Đơn vị: Trường THCS An Vĩ
- Cách kiểm tra bằng trắc nghiệm khác quan có ưu điểm là: trong một thời gian hạn chế có thể kiểm tra được nhiều học sinh với nhiều nội dung khác nhau, việc chấm bài nhanh và khách quan ( có thể dùng phương pháp đục lỗ, bản trong, ...) + Kiểm tra thực hành: Kiểm tra, đánh giá bằng phương pháp quan sát, việc đánh giá kết quả thực hành của học sinh phải là quá trỡnh, mang tớnh hệ thống, nghĩa là phải đánh giá được cả kiến thức, kĩ năng, thái độ của học sinh trong từng giai đoạn, từng bước trong qui trỡnh thực hành cũng như sản phẩm cuối cùng. Vỡ thế, giỏo viên cần phải quan sát, ghi lại cụ thể kết quả đánh giá từng bước theo nội dung và quy trỡnh bài thực hành vào phiếu theo dừi - đánh giá hay cũn gọi là “nhật kớ” để có tư liệu chính xác cho việc đánh giá cuối cùng. Nội dung thực hành mụn Cụng nghệ 8, chủ yếu mang tính minh họa cho lí thuyết, nên không yêu cầu cao về rèn luyện kĩ năng. Điều cơ bản là phải kiểm tra được học sinh có làm đúng thao tác kĩ thuật được hướng dẫn theo đúng qui trỡnh khụng ? + Tự đánh giá của học sinh: Tự đánh giá kết qủa học tập của học sinh là một vấn đề rất quan trọng đối với các em. Thông qua việc học tập, kiểm tra các em có thể tự xác định được mức độ tiếp thu kiến thức của mỡnh đến đâu. Tự các em tỡm thấy những lỗ hổng kiến thức cần bổ sung hoặc đề xuất với giáo viên để được củng cố và trau dồi thêm. Với chương trỡnh sỏch giỏo khoa mới, nhiều bài giảng đó tạo cơ hội cho học sinh được tự đánh giá kết quả học tập. Việc tự đánh giá kết quả học tập của học sinh có thể thông qua thảo luận bài mới ở trên lớp, trong nhóm học tập, đối với các bài thực hành các em có sẵn các mẫu để tự xác định kết quả học tập sau mỗi bài học. 5. Tỉ lệ kết hợp cỏc cõu tự luận và trắc nghiệm khỏch quan. Do đặc thù môn học có tính ứng dụng thực tiễn cao và nội dung môn học có nhiều kiến thức mang tính tỡnh huống do đó tỉ lệ câu hỏi tự luận và trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra 15 phút nên là 50/50, trong kiểm tra 45 phút nên là 30/70 hoặc 40/60. cụ thể: -Đối với đề 15 phút: 1 câu tự luận (5điểm) và 2 đến 3 câu trắc nghiệm (5 điểm) GV: Dương Thanh Hải 7 Đơn vị: Trường THCS An Vĩ
- -Đối với đề 45 phút: 1 đến 2 câu tự luận (3 điểm); 1 câu điền khuyết (1 đến 2 điểm); 1 câu nhiều lựa chọn nhưng có 4 ý nhỏ ( 2 điểm); 1 câu ghép đôi (1,5 đến 2 điểm); 1 câu đúng sai (1,5 đến 2 điểm) -Thời gian để hoàn thành mỗi câu tự luận khoảng 10 -15 phút, mỗi câu trắc nghiệm từ 5 – 8 phút (mỗi ý nhỏ từ 1 đến 1,5 phút). II. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN. 1. Quy trỡnh biờn soạn đề kiểm tra Để biên soạn đề kiểm tra môn Công nghệ ở cấp THCS cần thực hiện theo quy trỡnh, được hiểu là các bước (trỡnh tự) để thực hiện biên soạn đề kiểm tra. Quy trỡnh được thực hiện theo các bước sau: Bước 1. Xác định mục đích của đề kiểm tra Đề kiểm tra là một cụng cụ dùng để đánh giá kết quả học tập của HS sau khi học xong một chủ đề, một chương, một học kỡ, một lớp hay một cấp học nên người biờn soạn đề kiểm tra cần căn cứ vào mục đích yêu cầu cụ thể của việc kiểm tra, căn cứ chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trỡnh mụn học và thực tế học tập của HS, cơ sở vật chất của nhà trường về mụn Cụng nghệ để xõy dựng mục đích của đề kiểm tra cho phự hợp. Vớ dụ: Kiểm tra 1 tiết: Chương V (Công nghệ 8) – Truyền và biến đổi chuyển động - Căn cứ để xác định mục đích kiểm tra: + Giáo viên căn cứ vào Chương trỡnh Giỏo dục phổ thụng mụn Cụng nghệ để xác định mức độ mục tiờu cần đạt được (trang 48, Chương trỡnh giỏo dục phổ thụng mụn Cụng nghệ). + Căn cứ vào tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Công nghệ để xác định mục tiờu cần đạt và nội dung kiến thức chủ yếu cần nắm được để đạt được mục tiờu của chương trỡnh (trang 33, 34, 35; Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Công nghệ) + Căn cứ vào sách giáo khoa để xác định cỏc nội dung kiến thức cơ bản cần thiết khi học chương này, đồng thời xác định những nội dung dẫn dắt, kiến thức bổ trợ cho cỏc nội dung chớnh của chương trỡnh. GV: Dương Thanh Hải 8 Đơn vị: Trường THCS An Vĩ
- Dựa vào cỏc căn cứ trên, giáo viên xác định mục đích của đề kiểm tra là: - Mục đích kiểm tra: Kiểm tra mức độ nhận thức của học sinh, mục tiêu đạt được sau khi được học cỏc kiến thức về truyền và biến đổi chuyển động; vận dụng kiến thức được học để nhận biết, giải thớch nguyờn lý hoạt động của một số cơ cấu truyền và biến đổi chuyển động; đồng thời ứng dụng được vào thực tế đời sống và sản xuất. Bước 2. Xác định hỡnh thức đề kiểm tra Để xác định cỏc hỡnh thức kiểm tra phự hợp với nội dung mụn học Cụng nghệ giỏo viờn cần phải nắm vững một số nội dung cơ bản sau: - Xuất phỏt từ đặc điểm của mụn học Cụng nghệ giỏo viờn cần xác định cỏc hỡnh thức kiểm tra: + Kiểm tra lý thuyết; + Kiểm tra thực hành; + Kiểm tra lý thuyết kết hợp với kiểm tra thực hành; + Kiểm tra qua thu hoạch tổ chức tham quan. - Căn cứ vào quy định của Bộ GDĐT tại Quyết định số 40/2006/QĐ- BGDĐT ngày 5/10/2006 để xác định cỏc loại bài kiểm tra: Kiểm tra thường xuyờn, kiểm tra định kỳ, kiểm tra cuối năm học. a. Đề kiểm tra (viết) cú cỏc hỡnh thức sau: * Đề kiểm tra tự luận: - Ưu điểm: + Kiểm tra tự luận phự hợp với thúi quen của giỏo viờn, học sinh; + Dễ ra đề, có thể ra đề dạng “mở” để học sinh vận dụng tổng hợp kiến thức; + Học sinh phải nắm vững kiến thức mới làm được bài; + Có thể đánh giá được cả kiến thức, kỹ năng và thái độ của học sinh; + Có thể đánh giá được tư duy sáng tạo trong việc vận dụng kiến thức. - Hạn chế: + Khó bao quát một phạm vi rộng kiến thức trong chương trỡn; + Người làm bài dễ nhỡn bài hoặc trao đổi với người khác; GV: Dương Thanh Hải 9 Đơn vị: Trường THCS An Vĩ
- + Độ chính xỏc của kiểm tra tựy thuộc vào yếu tố chủ quan của giỏo viờn khi chấm bài; + Khó có thể tự động hóa việc chấm bài. * Đề kiểm tra trắc nghiệm (trắc nghiệm khách quan) - Ưu điểm: + Có thể bao quát được phạm vi rộng kiến thức của môn học; + Hạn chế chộp bài hoặc trao đổi khi làm bài; + Dễ chấm bài, có thể chấm bài bằng phương tiện hiện đại; + Độ chính xác phụ thuộc vào chất lượng đề, không phụ thuộc nhiều vào chủ quan của giáo viên. - Hạn chế: + Chưa phù hợp với thói quen của giáo viên khi ra đề kiểm tra; + Người làm bài có thể đoán kết quả không cần căn cứ khoa học; + Khó ra đề, nhất là đề dạng “mở” để học sinh vận dụng; + Dễ kiểm tra kiến thức, khó kiểm tra kỹ năng, khó đánh giá tính sáng tạo trong việc vận dụng kiến thức. * Đề kiểm tra kết hợp cả hai hỡnh thức tự luận và trắc nghiệm khỏch quan: (Trong đề kiểm tra cú cả cõu hỏi tự luận và cõu hỏi trắc nghiệm khỏch quan). Mỗi hỡnh thức ra đề kiểm tra tự luận hay trắc nghiệm đều có ưu điểm và hạn chế riêng nên cần kết hợp một cách hợp lý cỏc hỡnh thức sao cho phù hợp với nội dung kiểm tra và đặc trưng môn học để nâng cao hiệu quả, tạo điều kiện để đánh giá kết quả học tập của HS chính xác hơn. Kết hợp giữa tự luận và trắc nghiệm sẽ tận dụng được những ưu điểm của cả hai hỡnh thức. Nếu đề kiểm tra kết hợp hai hỡnh thức thỡ nờn cú nhiều phiờn bản đề khác nhau hoặc cho HS làm bài kiểm tra phần trắc nghiệm khách quan độc lập với việc làm bài kiểm tra phần tự luận: làm phần trắc nghiệm khách quan trước, thu bài rồi mới cho HS làm phần tự luận. GV: Dương Thanh Hải 10 Đơn vị: Trường THCS An Vĩ
- Bước 3. Thiết lập ma trận đề kiểm tra (bảng mụ tả tiờu chớ của đề kiểm tra) Lập một bảng cú hai chiều, một chiều là nội dung hay mạch kiến thức, kĩ năng chính cần đánh giá, một chiều là cỏc cấp độ nhận thức của học sinh theo cỏc cấp độ: nhận biết, thụng hiểu và vận dụng (gồm cú vận dụng ở cấp độ thấp và vận dụng ở cấp độ cao). Trong mỗi ụ là chuẩn kiến thức kĩ năng chương trỡnh cần đánh giá, tỉ lệ % số điểm, số lượng cõu hỏi và tổng số điểm của cỏc cõu hỏi. Số lượng cõu hỏi của từng ụ phụ thuộc vào mức độ quan trọng của mỗi chuẩn cần đánh giá, lượng thời gian làm bài kiểm tra và trọng số điểm quy định cho từng mạch kiến thức, từng cấp độ nhận thức. KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA (Dùng cho loại đề kiểm tra tự luận) Cấp độ Vận dụng Thụng Nhận biết Cộng Tờn chủ đề hiểu Cấp độ Cấp độ (nội dung,chương) thấp cao Chủ đề 1 Chuẩn KT, KN (Ch) (Ch) (Ch) cần kiểm tra (Ch) Số cõu Số cõu Số cõu Số cõu Số cõu Số cõu Số điểm Tỉ lệ % Số điểm Số điểm Số điểm Số điểm điểm=...% Chủ đề 2 (Ch) (Ch) (Ch) (Ch) Số cõu Số cõu Số cõu Số cõu Số cõu Số cõu Số điểm Tỉ lệ % Số điểm Số điểm Số điểm Số điểm điểm=...% ............. ............... Chủ đề n (Ch) (Ch) (Ch) (Ch) Số cõu Số cõu Số cõu Số cõu Số cõu Số cõu Số điểm Tỉ lệ % Số điểm Số điểm Số điểm Số điểm điểm=...% Tổng số cõu Số cõu Số cõu Số cõu Số cõu Tổng số điểm Số điểm Số điểm Số điểm Số điểm Tỉ lệ % % % % GV: Dương Thanh Hải 11 Đơn vị: Trường THCS An Vĩ
- KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA (Dùng cho loại đề kiểm tra kết hợp tự luận và trắc nghiệm khỏch quan) Cấp độ Vận dụng Nhận biết Thụng hiểu Cấp độ thấp Cấp độ cao Tờn Chủ đề Cộng (nội dung, chương…) TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Chuẩn Chủ đề 1 KT, KN cần kiểm (Ch) (Ch) (Ch) (Ch) (Ch) (Ch) (Ch) tra (Ch) Số cõu Số cõu Số cõu Số cõu Số cõu Số cõu Số cõu Số cõu Số cõu Số cõu Số điểm Số điểm Số điểm Số điểm Số điểm Số điểm Số điểm Số điểm Số điểm=% điểm Tỉ lệ % Chủ đề 2 (Ch) (Ch) (Ch) (Ch) (Ch) (Ch) (Ch) (Ch) Số cõu Số cõu Số cõu Số cõu Số cõu Số cõu Số cõu Số cõu Số cõu Số cõu Số điểm Số điểm Số điểm Số điểm Số điểm Số điểm Số điểm Số điểm Số điểm điểm= Tỉ lệ % ...% ............. ............... Chủ đề n (Ch) (Ch) (Ch) (Ch) (Ch) (Ch) (Ch) (Ch) Số cõu Số cõu Số cõu Số cõu Số cõu Số cõu Số cõu Số cõu Số cõu Số cõu Số điểm Số điểm Số điểm Số điểm Số điểm Số điểm Số điểm Số điểm Số điểm điểm= ...% Tỉ lệ % Tổng số cõu Số cõu Số cõu Số cõu Số cõu Tổng số Số điểm Số điểm Số điểm Số điểm điểm Tỉ lệ % % % % * 9 bước cơ bản thiết lập ma trận đề kiểm tra: (minh họa bằng vớ dụ) B1. Liệt kê tên các chủ đề (nội dung, chương...) cần kiểm tra; B2. Viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy; B3. Quyết định phân phối tỉ lệ % tổng điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương...); B4. Quyết định tổng số điểm của bài kiểm tra; GV: Dương Thanh Hải 12 Đơn vị: Trường THCS An Vĩ
- B5. Tính số điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương...) tương ứng với tỉ lệ %; B6. Tính tỉ lệ %, số điểm và quyết định số câu hỏi cho mỗi chuẩn tương ứng; B7. Tính tổng số điểm và tổng số cõu hỏi cho mỗi cột; B8. Tính tỉ lệ % tổng số điểm phân phối cho mỗi cột; B9. Đánh giá lại ma trận và chỉnh sửa nếu thấy cần thiết. *Cần lưu ý: - Khi viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy: + Chuẩn được chọn để đánh giá là chuẩn cú vai trũ quan trọng trong chương trỡnh mụn học. Đó là chuẩn có thời lượng quy định trong phõn phối chương trỡnh nhiều và làm cơ sở để hiểu được các chuẩn khác. + Mỗi một chủ đề (nội dung, chương...) nên có những chuẩn đại diện được chọn để đánh giá. + Số lượng chuẩn cần đánh giá ở mỗi chủ đề (nội dung, chương...) tương ứng với thời lượng quy định trong phõn phối chương trỡnh dành cho chủ đề (nội dung, chương...) đó. Nên để số lượng các chuẩn kĩ năng và chuẩn đũi hỏi mức độ tư duy cao (vận dụng) nhiều hơn. - Quyết định tỉ lệ % tổng điểm phân phối cho mỗi chủ đề (nội dung, chương...): Căn cứ vào mục đích của đề kiểm tra, căn cứ vào mức độ quan trọng của mỗi chủ đề (nội dung, chương...) trong chương trỡnh và thời lượng quy định trong phõn phối chương trỡnh để phõn phối tỉ lệ % tổng điểm cho từng chủ đề. - Tính số điểm và quyết định số câu hỏi cho mỗi chuẩn tương ứng Căn cứ vào mục đích của đề kiểm tra để phân phối tỉ lệ % số điểm cho mỗi chuẩn cần đánh giá, ở mỗi chủ đề, theo hàng. Giữa ba cấp độ: nhận biết, thụng hiểu, vận dụng theo thứ tự nờn theo tỉ lệ phự hợp với chủ đề, nội dung và trỡnh độ, năng lực của học sinh. + Căn cứ vào số điểm đó xỏc định ở B5 để quyết định số điểm và cõu hỏi tương ứng, trong đó mỗi cõu hỏi dạng TNKQ phải cú số điểm bằng nhau. GV: Dương Thanh Hải 13 Đơn vị: Trường THCS An Vĩ
- + Nếu đề kiểm tra kết hợp cả hai hỡnh thức trắc nghiệm khỏch quan và tự luận thỡ cần xác định tỉ lệ % tổng số điểm của mỗi một hỡnh thức sao cho thớch hợp. Bước 4. Biờn soạn cõu hỏi theo ma trận Việc biờn soạn cõu hỏi theo ma trận cần đảm bảo nguyờn tắc: loại câu hỏi, số câu hỏi và nội dung câu hỏi do ma trận đề quy định, mỗi câu hỏi TNKQ chỉ kiểm tra một chuẩn hoặc một vấn đề, khái niệm. Để cỏc cõu hỏi biờn soạn đạt chất lượng tốt, cần biờn soạn cõu hỏi thoả món cỏc yờu cầu sau: (ở đây trỡnh bày 2 loại cõu hỏi thường dựng nhiều trong các đề kiểm tra) a. Cỏc yờu cầu đối với cõu hỏi trắc nghiệm khỏch quan nhiều lựa chọn 1) Cõu hỏi phải đánh giá những nội dung quan trọng của chương trỡnh; 2) Cõu hỏi phải phự hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trỡnh bày và số điểm tương ứng; 3) Cõu dẫn phải đặt ra cõu hỏi trực tiếp hoặc một vấn đề cụ thể; 4) Khụng nờn trớch dẫn nguyên văn những cõu cú sẵn trong sỏch giỏo khoa; 5) Từ ngữ, cấu trỳc của cõu hỏi phải rừ ràng và dễ hiểu đối với mọi học sinh; 6) Mỗi phương án nhiễu phải hợp lý đối với những học sinh khụng nắm vững kiến thức; 7) Mỗi phương án sai nên xây dựng dựa trờn cỏc lỗi hay nhận thức sai lệch của học sinh; 8) Đáp án đúng của cõu hỏi này phải độc lập với đáp án đúng của cỏc cõu hỏi khỏc trong bài kiểm tra; 9) Phần lựa chọn phải thống nhất và phự hợp với nội dung của cõu dẫn; 10) Mỗi cõu hỏi chỉ cú một đáp án đúng, chính xác nhất; 11) Không đưa ra phương án “Tất cả các đáp án trên đều đúng” hoặc “không có phương án nào đúng”. b. Cỏc yờu cầu đối với cõu hỏi tự luận 1) Cõu hỏi phải đánh giá nội dung quan trọng của chương trỡnh; GV: Dương Thanh Hải 14 Đơn vị: Trường THCS An Vĩ
- 2) Cõu hỏi phải phự hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trỡnh bày và số điểm tương ứng; 3) Cõu hỏi yờu cầu học sinh phải vận dụng kiến thức vào cỏc tỡnh huống mới; 4) Cõu hỏi thể hiện rừ nội dung và cấp độ tư duy cần đo; 5) Nội dung cõu hỏi đặt ra một yờu cầu và các hướng dẫn cụ thể về cỏch thực hiện yờu cầu đó; 6) Yờu cầu của cõu hỏi phự hợp với trỡnh độ và nhận thức của học sinh; 7) Yờu cầu học sinh phải hiểu nhiều hơn là ghi nhớ những khỏi niệm, thụng tin; 8) Ngụn ngữ sử dụng trong cõu hỏi phải truyền tải được hết những yờu cầu của cỏn bộ ra đề đến học sinh; 9) Cõu hỏi nờn gợi ý về: Độ dài của bài luận; Thời gian để viết bài luận; Cỏc tiờu chớ cần đạt. 10) Nếu cõu hỏi yờu cầu học sinh nêu quan điểm và chứng minh cho quan điểm của mỡnh, cõu hỏi cần nờu rừ: bài làm của học sinh sẽ được đánh giá dựa trờn những lập luận logic mà học sinh đó đưa ra để chứng minh và bảo vệ quan điểm của mỡnh chứ khụng chỉ đơn thuần là nờu quan điểm đó. Bước 5. Xõy dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm Việc xõy dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm đối với bài kiểm tra cần đảm bảo cỏc yờu cầu: Nội dung phải đảm bảo tớnh khoa học và chớnh xỏc. Cỏch trỡnh bày cần phải cụ thể, chi tiết nhưng ngắn gọn và dễ hiểu, phự hợp với ma trận đề kiểm tra. Cần hướng tới xõy dựng bản mụ tả cỏc mức độ đạt được để học sinh cú thể tự đánh giá được bài làm của mỡnh (kĩ thuật Rubric). *Cách tính điểm - Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan Cỏch 1: Lấy điểm toàn bài là 10 điểm và chia đều cho tổng số câu hỏi. Vớ dụ: Nếu đề kiểm tra có 40 câu hỏi thỡ mỗi cõu hỏi được 0,25 điểm. Cỏch 2: Tổng số điểm của đề kiểm tra bằng tổng số câu hỏi. Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, mỗi câu trả lời sai được 0 điểm. Sau đó qui điểm của học sinh về thang điểm 10 theo công thức: GV: Dương Thanh Hải 15 Đơn vị: Trường THCS An Vĩ
- 10 X , trong đó + X là số điểm đạt được của HS; X max + Xmax là tổng số điểm của đề. Vớ dụ: Nếu đề kiểm tra có 40 câu hỏi, mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, 10.32 một học sinh làm được 32 điểm thỡ qui về thang điểm 10 là: 8 điểm. 40 -Đề kiểm tra kết hợp hỡnh thức tự luận và trắc nghiệm khỏch quan Cỏch 1: Điểm toàn bài là 10 điểm. Phân phối điểm cho mỗi phần TL, TNKQ theo nguyên tắc: số điểm mỗi phần tỉ lệ thuận với thời gian dự kiến học sinh hoàn thành từng phần và mỗi câu TNKQ có số điểm bằng nhau. Vớ dụ: Nếu đề dành 30% thời gian cho TNKQ và 70% thời gian dành cho TL thỡ điểm cho từng phần lần lượt là 3 điểm và 7 điểm. Nếu có 12 câu 3 TNKQ thỡ mỗi cõu trả lời đúng sẽ được 0, 25 điểm. 12 Cỏch 2: Điểm toàn bài bằng tổng điểm của hai phần. Phân phối điểm cho mỗi phần theo nguyên tắc: số điểm mỗi phần tỉ lệ thuận với thời gian dự kiến học sinh hoàn thành từng phần và mỗi câu TNKQ trả lời đúng được 1 điểm, sai được 0 điểm. Khi đó cho điểm của phần TNKQ trước rồi tính điểm của phần TL theo công thức sau: + XTN là điểm của phần TNKQ; X TN .TTL + XTL là điểm của phần TL; X TL , TTN + TTL là số thời gian dành cho việc trả lời phần TL. trong đó + TTN là số thời gian dành cho việc trả lời phần TNKQ. Chuyển đổi điểm của học sinh về thang điểm 10 theo công thức: 10 X + X là số điểm đạt được của HS; , trong đó X max + Xmax là tổng số điểm của đề. GV: Dương Thanh Hải 16 Đơn vị: Trường THCS An Vĩ
- Vớ dụ: Nếu ma trận đề dành 40% thời gian cho TNKQ và 60% thời gian dành cho TL và cú 12 cõu TNKQ thỡ điểm của phần TNKQ là 12; điểm 12.60 của phần tự luận là: X TL 18 . Điểm của toàn bài là: 12 + 18 = 30. 40 10.27 Nếu một học sinh đạt được 27 điểm thỡ qui về thang điểm 10 là: 9 điểm. 30 -Đề kiểm tra tự luận Cách tính điểm tuân thủ chặt chẽ các bước từ B3 đến B7 phần Thiết lập ma trận đề kiểm tra, khuyến khích giáo viên sử dụng kĩ thuật Rubric trong việc tính điểm và chấm bài tự luận (tham khảo các tài liệu về đánh giỏ kết quả học tập của học sinh). Bước 6. Xem xột lại việc biờn soạn đề kiểm tra Sau khi biờn soạn xong đề kiểm tra cần xem xột lại việc biờn soạn đề kiểm tra, gồm các bước sau: 1) Đối chiếu từng cõu hỏi với hướng dẫn chấm và thang điểm, phỏt hiện những sai sút hoặc thiếu chớnh xỏc của đề và đáp án. Sửa cỏc từ ngữ, nội dung nếu thấy cần thiết để đảm bảo tớnh khoa học và chớnh xỏc. 2) Đối chiếu từng cõu hỏi với ma trận đề, xem xột cõu hỏi cú phự hợp với chuẩn cần đánh giá không? Có phù hợp với cấp độ nhận thức cần đánh giá không? Số điểm cú thớch hợp khụng? Thời gian dự kiến cú phự hợp khụng? (giỏo viờn tự làm bài kiểm tra, thời gian làm bài của giỏo viờn bằng khoảng 70% thời gian dự kiến cho học sinh làm bài là phự hợp). 3) Thử đề kiểm tra để tiếp tục điều chỉnh đề cho phự hợp với mục tiờu, chuẩn chương trỡnh và đối tượng học sinh (nếu có điều kiện, hiện nay đó cú một số phần mềm hỗ trợ cho việc này, giỏo viờn cú thể tham khảo). 4) Hoàn thiện đề, hướng dẫn chấm và thang điểm. 2. Vớ dụ minh họa 2.1. Vớ dụ 1: Kiểm tra 1 tiết: Chương VII (Công nghệ 8) – Đồ dùng điện gia đỡnh 2.1.1. Xác định mục đích kiểm tra a) Căn cứ để xác định mục đích kiểm tra: GV: Dương Thanh Hải 17 Đơn vị: Trường THCS An Vĩ
- - Chương trỡnh Giỏo dục phổ thụng mụn Cụng nghệ (trang 48, chủ đề Đồ dùng điện trong gia đỡnh); - Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Công nghệ (trang 40-44, Tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng môn Công nghệ THCS); - Sỏch giỏo khoa Cụng nghệ 8 (từ trang 128 đến trang 170). b) Mục đích kiểm tra: Kiểm tra kết quả tiếp thu kiến thức của học sinh theo mục tiờu cần đạt của chuẩn kiến thức kỹ năng, cụ thể là: - Hiểu được cơ sở phân loại, cấu tạo, nguyên lí làm việc và cách sử dụng một số đồ dùng điện thường dùng trong gia đỡnh; cỏch tớnh điện năng tiêu thụ và sử dụng điện năng một cách hợp lí, tiết kiệm trong gia đỡnh. - Vận dụng vào thực tế sản xuất và đời sống sử dụng đúng yêu cầu kĩ thuật, an toàn và tiết kiệm điện năng. 2.1.2. Hỡnh thức đề kiểm tra Nội dung Chương VII chủ yếu là lý thuyết (70%), thực hành (30%), vỡ vậy nội dung kiểm tra lý thuyết và khả năng liên hệ vận dụng vào thực tế đời sống, sản xuất là chủ yếu. Căn cứ vào chương trỡnh và nội dung, giỏo viờn chọn hỡnh thức kiểm tra tự luận hoặc trắc nghiệm khỏch quan hoặc kết hợp cả hai hỡnh thức trờn. - Chọn hỡnh thức kiểm tra tự luận hoặc trắc nghiệm khỏch quan: Khi chọn hỡnh thức kiểm tra này cần xõy dựng ma trận đề tuân theo hướng dẫn khung ma trận đề dùng cho loại đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan. - Nếu chọn hỡnh thức kiểm tra tự luận kết hợp với trắc nghiệm khỏch quan xõy dựng ma trận đề theo hướng dẫn khung ma trận đề dùng cho loại đề kiểm tra tự luận kết hợp với trắc nghiệm khách quan. 2.1.3. Thiết lập ma trận đề kiểm tra (bảng mụ tả tiờu chớ của đề kiểm tra) BƯỚC 1. LIỆT KÊ TÊN CÁC CHỦ ĐỀ (NỘI DUNG) CẦN KIỂM TRA Đối với Chương VII, các nội dung cần kiểm tra gồm: - Phân loại đồ dùng điện; - Cấu tạo và nguyờn lý làm việc của cỏc nhúm đồ dùng điện; GV: Dương Thanh Hải 18 Đơn vị: Trường THCS An Vĩ
- - Số liệu kỹ thuật của một số loại đồ dùng điện; - Tính được điện năng tiêu thụ của các phụ tải trọng mạch điện; - Sử dụng đúng kỹ thuật một số loại đồ dùng điện thông dụng dùng trong sinh hoạt đảm bảo an toàn, tiết kiệm năng lượng điện. Hiểu cách và tính toán được điện năng tiêu thụ của cỏc phụ tải trong mạch điện. LIỆT Kấ TấN CÁC NỘI DUNG CẦN KIỂM TRA Cấp độ Vận dụng Nhận Thụng Cấp độ Cấp độ Cộng Nội dung biết hiểu thấp cao Nội dung 1. Phõn loại đồ dùng điện Nội dung 2. Nguyờn lý làm việc của các nhóm đồ dùng điện Nội dung 3. Cấu tạo của một số loại đồ dùng điện Nội dung 4. Số liệu kỹ thuật của một số loại đồ dùng điện Nội dung 5. Hiểu cách và tính toán được điện năng tiêu thụ của cỏc phụ tải trong mạch điện. GV: Dương Thanh Hải 19 Đơn vị: Trường THCS An Vĩ
- BƯỚC 2. VIẾT CÁC CHUẨN CẦN ĐÁNH GIÁ ĐỐI VỚI MỖI CẤP ĐỘ TƯ DUY CỦA NỘI DUNG - Biết căn cứ để phõn loại nhóm đồ dùng điện dựa vào nguyờn tắc làm việc. - Giải thích được căn cứ để phõn loại nhóm đồ dùng điện dựa trên cơ sở nguyờn tắc làm việc; phõn loại được các nhóm đồ dùng điện. - Giải thích được nguyờn tắc làm việc của đồ dùng điện loại điện – quang, trỡnh bày tờn một số loại và vận dụng để sử dụng phự hợp với mục đích công việc. - Giải thích được nguyờn tắc làm việc của đồ dùng điện loại điện – cơ, trỡnh bày tờn một số loại và vận dụng để sử dụng phự hợp với mục đích công việc. - Giải thích được nguyờn tắc làm việc của đồ dùng điện loại điện – nhiệt, trỡnh bày tờn một số loại và vận dụng để sử dụng phự hợp với mục đích công việc. - Mụ tả được cấu tạo của mỏy biến ỏp một pha; - Giải thích được nguyờn lớ làm việc của mỏy biến ỏp một pha. - Giải thích được cỏc số liệu kĩ thuật của một số đồ dùng điện trong các nhóm đồ dùng điện và ý nghĩa của cỏc số liệu đó. - Nhớ được ký hiệu các đại lượng định mức; - Giải thích được ý nghĩa của các đại lượng định mức của cỏc loại đồ dùng điện. - Phõn tích được ý nghĩa của tiết kiệm khi sử dụng điện năng; sử dụng điện năng hợp lớ: - Giải thích được khỏi niệm giờ cao điểm trong tiờu thụ điện năng. - Phân tích được những đặc điểm của giờ cao điểm; - Giải thích được cơ sở khoa học của việc sử dụng hợp lớ và tiết kiệm điện năng. - Vận dụng cụng thức tính điện năng tiêu thụ của của cỏc phụ tải trong mạch điện để tính toán được tiờu thụ điện năng trong gia đỡnh với cỏc thiết bị thụng dụng. GV: Dương Thanh Hải 20 Đơn vị: Trường THCS An Vĩ
- CÁC CHUẨN CẦN ĐÁNH GIÁ ĐỐI VỚI MỖI NỘI DUNG Cấp độ Vận dụng Nội dung Nhận biết Thụng hiểu Cấp độ Cấp độ Cộng thấp cao Nội dung 1. Phõn loại đồ Biết căn cứ để Giải thích Phõn loại dùng điện phõn loại nhóm được căn cứ được các đồ dùng điện dựa để phõn loại nhóm đồ vào nguyờn tắc nhóm đồ dùng điện. làm việc. dùng điện dựa trên cơ sở nguyờn tắc làm việc. Nội dung 2. Nguyờn lý làm Trỡnh bày được Giải thích Vận dụng việc của các nguyờn tắc làm được để lựa nhóm đồ dùng việc của đồ dùng nguyờn tắc chọn, sử điện điện loại điện – làm việc của dụng đồ quang, điện – cơ, đồ dùng dùng điện điện – nhiệt, kể điện loại phự hợp tờn một số loại. điện – với mục quang, điện đích công – cơ, điện – việc nhiệt, kể tờn một số loại. Nội dung 3. Cấu tạo của một số Mụ tả được cấu Giải thớch loại đồ dùng điện tạo của một số cấu tạo của loại đèn điện, bàn một số loại là, bếp điện, nồi loại đồ dùng cơm điện, quạt điện phự điện, mỏy biến ỏp hợp với một pha nguyờn lý làm việc và bảo đảm an toàn điện. Nội dung 4. Số liệu kỹ thuật Nhớ được cỏc số Giải thích Lựa chọn của một số loại liệu kĩ thuật của được cỏc số được các đồ dùng điện một số đồ dùng liệu kĩ thuật đồ dùng điện trong các của một số điện để sử nhóm đồ dùng đồ dùng dụng an điện và ý nghĩa điện và ý toàn và của cỏc số liệu đó nghĩa của hiệu quả. GV: Dương Thanh Hải 21 Đơn vị: Trường THCS An Vĩ
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Xây dựng câu hỏi theo hướng phát huy năng lực tự lực của học sinh khi dạy học bài 12, 13, 14, 16 - Sinh học 6 – THCS
29 p | 646 | 146
-
SKKN: Biên soạn giáo trình giảng dạy thực hành môn học Điều khiển khí nén và điện khí nén
71 p | 361 | 114
-
SKKN: Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong việc xây dựng giáo án điện tử dạy trẻ ở lứa tuổi mầm non
12 p | 1233 | 94
-
SKKN: Cách sử dụng Geometer’s Sketchpad 5.0
17 p | 294 | 34
-
SKKN: Nghiên cứu một số vấn đề cơ bản lý thuyết Đồng diễn Thể dục nhằm thực hiện tốt các hoạt động Đồng diễn cho trường THPT Thống Nhất B
31 p | 261 | 32
-
SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng soạn giảng ở trường tiểu học Phú Thạnh
10 p | 288 | 15
-
SKKN: Biên soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan chủ đề nguyên hàm và tích phân theo các cấp độ nhận thức
22 p | 48 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn