Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp để nâng cao chất lượng dạy và học<br />
<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
MỘT SỐ BIỆN PHÁP TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP<br />
NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHĂM DẠY VÀ HỌC<br />
<br />
<br />
I. Phần mở đầu<br />
I.1. Lý do chọn đề tài .<br />
Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước , Đảng và Nhà nước <br />
ta không ngừng quan tâm đến tình hình giáo dục của đất nước, nhất là bậc học <br />
Mầm non. Đối với bậc học Mầm non, Bộ giáo dục và Đào tạo luôn chú trọng <br />
việc nâng cao chất lượng giáo dục và coi chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ là một <br />
trong những vấn đề quan tâm hàng đầu.<br />
Trong những năm qua cùng với sự phát triển của các bậc học khác, bậc <br />
học Mầm non là một bậc học đã có nhiều đóng góp to lớn, thực sự có tránh <br />
nhiệm gieo những hạt giống, mầm non tốt, tạo tiền đề vững chắc cho nhiệm vụ <br />
giáo dục đào tạo cho thế hệ trẻ mai sau. <br />
Giáo viên mầm non là nhân tố quyết định trực tiếp chất lượng giáo dục <br />
mầm non, Giáo viên là người giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức quản lí , <br />
điều hành các hoạt động chăm0 sóc giáo dục trẻ. Đội ngũ giáo viên là người trực <br />
tiếp thực hiện nhiệm vụ chăm <br />
sóc, giáo dục trẻ và xây dựng nhà trường, và là người có vai trò quyết định <br />
đến chất lượng giáo dục của trường. Vai trò quan trọng đó đòi hỏi giáo viên phải <br />
không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực sư phạm, <br />
phẩm chất đạo đức nghề nghiệp. Giáo viên cần hết lòng thương yêu trẻ, đối xử <br />
công bằng với trẻ, nhiệt tình và có trách nhiệm trong công việc. Đảm bảo chất <br />
lượng chăm sóc, giáo dục trẻ và có uy tín với phụ huynh, với cộng đồng.Làm tốt <br />
công tác chủ nhiệm tức là người giáo viên đã hoàn thành tốt việc truyền đạt kiến <br />
1<br />
Đặng Thị Vương Trường Mầm non Hoa Hồng<br />
Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp để nâng cao chất lượng dạy và học<br />
<br />
thức qua các môn học ở trường mầm non và tổ chức giáo dục, rèn luyện đạo đức, <br />
nhân cách cho trẻ. Giáo viên chủ nhiệm thay mặt nhà trường quản lý điều hành <br />
lớp, trực tiếp giáo dục tư tưởng đạo đức, hình thành nhân cách cho học sinh, là <br />
cầu nối giữa ba môi trường giáo dục : gia đình, nhà trường và xã hội. Sự phối <br />
hợp giữa gia đình và nhà trường là một nhiệm vụ thiết thực, tạo sự liên kết và <br />
thống nhất giữa trường mầm non và cha mẹ trẻ về nội dung, phương pháp, cách <br />
thức tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ ở lớp cũng như ở gia đình. <br />
Như lời dạy của Bác Hồ :“ Mẫu giáo tốt mở đầu nền giáo dục tốt”.<br />
Nhận thức rõ về điều này, công tác chủ nhiệm lớp ngày càng đòi hỏi sự dày công <br />
của người giáo viên bởi yêu cầu ngày càng cao của xã hội đang phát triển, bởi sự <br />
mưu sinh của gia đình nên không ít phụ huynh đã giao phó việc giáo dục con cái <br />
cho nhà trường.Là giáo viên đã được 5 năm, làm công tác chủ nhiệm chưa được <br />
lâu năm nhưng tôi vẫn quyết định chọn đề tài này để nghiên cứu bởi vì qua 5 năm <br />
làm công tác chủ nhiệm tôi đã tích lũy được một số kinh nghiệm trong công tác <br />
quản lý, giáo dục đạo đức toàn diện cho học sinh nên tôi mạnh dạn chọn đề tài: “ <br />
Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp nhằm nâng cao chất lượng <br />
dạy và học”. <br />
I. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. <br />
Mục tiêu :<br />
Nâng cao trình độ công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên để góp phần nâng <br />
cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ mầm non.Nhằm đưa ra giải pháp chăm <br />
sóc, giáo dục trẻ phù hợp với tình hình của lớp .<br />
Nâng cao chất lượng dạy và học, giúp phụ huynh hiểu và kết hợp cùng nhà <br />
trường để chăm sóc giáo dục trẻ tốt hơn.<br />
Nhiệm vụ của đề tài:<br />
Tìm hiểu thực tế về tình hình, hoàn cảnh gia đình của từng trẻ. <br />
2<br />
Đặng Thị Vương Trường Mầm non Hoa Hồng<br />
Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp để nâng cao chất lượng dạy và học<br />
<br />
Tìm hiểu nguyên nhân tại sao một số phụ huynh chưa thật sự qua tâm đến <br />
việc chăm sóc và giáo dục trẻ.<br />
Đề ra biện pháp thích hợp để kết hợp cùng gia đình, nhà trường có hướng <br />
chăm sóc, giáo dục trẻ mang lại hiệu quả cao hơn. <br />
I.3. Đối tượng nghiên cứu.<br />
Học sinh lớp Lá 3 Phân hiệu Eatun Trường Mầm non Hoa Hồng – Xã Băng <br />
Adrênh – Huyện Krông Ana – Tỉnh Đăk Lăk. <br />
I. 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu. <br />
Đối tượng và nội dung của công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng <br />
dạy và học, rất đa dạng và phong phú. Ở đây tôi xin trình bày “Một số biện pháp <br />
trong công tác chủ nhiệm lớp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ”tại lớp <br />
Lá 3 Phân hiệu Eatun Trường Mầm non Hoa Hồng. Xã Băng Adrênh – Huyện <br />
Krông Ana – Tỉnh Đăk Lăk. <br />
I.5 Phương pháp nghiên cứu:<br />
a . Phương pháp nghiên cứu lý luận :<br />
Đọc và sử dụng các tài liệu, sách báo, tạp chí giáo dục mầm non, mạng <br />
internet có liên quan đến đề tài.<br />
b. Phương pháp quan sát:<br />
Quan sát các hoạt động của cô và trẻ trong trường mầm non để tìm hiểu về <br />
công tác chủ nhiệm lớp ở trường mầm non của giáo viên <br />
c. Phương pháp đàm thoại:<br />
Đàm thoại với đồng nghiệp và trẻ để tìm hiểu rõ hơn về công tác chủ <br />
nhiệm lớp của giáo viên mầm non .<br />
d. Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm:<br />
<br />
<br />
<br />
3<br />
Đặng Thị Vương Trường Mầm non Hoa Hồng<br />
Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp để nâng cao chất lượng dạy và học<br />
<br />
Nghiên cứu các biện pháp chỉ đạo của hiệu trưởng về công tác chủ nhiệm <br />
lớp của giáo viên để tìm ra các biện pháp chỉ đạo phù hợp mang lại hiệu quả cao <br />
cho thực tiễn.<br />
II. Phần nội dung <br />
II.1 Cơ sở lý luận:<br />
Giáo dục Mầm non là một ngành học mở đầu trong hệ thống giáo dục <br />
Quốc dân, chiếm vị trí rất quan trọng nó có nhiệm vụ xây dựng những cơ sở ban <br />
đầu đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa, <br />
chuẩn bị những điều kiện, kỹ năng cần thiết cho trẻ chuẩn bị bước vào lớp 1 <br />
trường Tiểu học. <br />
Giáo dục có tầm quan trọng rất lớn đối với con người nhất là tuổi Mầm <br />
non khi mới đến trường, đòi hỏi những nhà giáo dục trẻ là những con người có <br />
đạo đức, mẫu mực có trình độ, yêu nghề, yêu trẻ. Bởi thế cho nên nhà Bác học <br />
Comenxit Ky nói “ Thời thơ ấu là thời kỳ quan trọng nhất của đời người đó <br />
không phải là chuẩn bị cho cuộc sống thực sự đứa trẻ hôm nay, sau này trở thành <br />
người như thế nào mà nó phụ thuộc vào ai là những người dìu dắt em trong <br />
những năm thơ bé, thế giới quanh em đi vào trái tim và khối óc em ra sao”.<br />
Trong thời đại xã hội đang phát triển và đổi mới, đòi hỏi chúng ta phải đổi <br />
mới giáo dục để đào tạo ra những con người mới, có tri thức khoa học tốt để <br />
vươn lên cùng với sự phát triển của xã hội.<br />
“ Vì lợi ích mười năm trồng cây<br />
Vì lợi ích trăm năm trồng người ”<br />
Muốn đạt được mục tiêu giáo dục Mầm non thì trước hết phải quan tâm <br />
đến công tác chủ nhiệm, nó có tầm quan trọng rất lớn trong nhà trường quyết <br />
định chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường Mầm non. Nâng cao chất lượng <br />
trong công tác chủ nhiệm lớp ở trường Mầm non là vấn đề rất quan trọng mà nhà <br />
4<br />
Đặng Thị Vương Trường Mầm non Hoa Hồng<br />
Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp để nâng cao chất lượng dạy và học<br />
<br />
trường chúng tôi đặt ra hiện nay.<br />
Với nhiệm vụ là giáo viên, tôi luôn nêu cao tinh thần tự học, tự bồi dưỡng <br />
nâng cao năng lực sư phạm, thực hiện giáo dục một cách khoa học, nhằm thực <br />
hiện tốt nhiệm vụ giáo dục trẻ đáp ứng với yêu cầu đổi mới trong thời kỳ công <br />
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.<br />
II. 2. Thực trạng :<br />
Trong công tác chủ nhiệm lớp Lá 3 trường Mầm non Hoa Hồng, gặp những <br />
thuận lợi và khó khăn sau:<br />
a. Thuận lợi khó khăn:<br />
Thuận lợi:<br />
Giáo viên nhiệt tình, yêu nghề, yêu trẻ có ý thức tự học, tự rèn nâng cao <br />
trình độ về mọi mặt.<br />
Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thể thấp còi dưới 8%, không có <br />
trẻ béo phì<br />
Trường đạt chuẩn quốc gia cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công <br />
tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ tương đối đầy đủ<br />
Đa số phụ huynh và nhân dân trên địa bàn có mức sống cao cùng phối hợp <br />
với nhà trường chăm sóc và giáo dục trẻ.<br />
Khó khăn :<br />
Đồ dùng,đồ chơi trang thiết bị theo thông tư : 02 của bộ GD & ĐT quy dịnh <br />
cho các nhóm lớp mới đủ theo yêu cầu tối thiểu, phương tiện dạy học hiện đại <br />
còn ít.<br />
Do lớp là lớp ghép 3 độ tuổi nên công tác chăm sóc và giáo dục còn gặp <br />
nhiều khó khăn.<br />
Một số giáo viên của trường là giáo viên trẻ mới biên chế vào nghề nên <br />
chưa có kinh nghiệm quản lí nhóm lớp<br />
5<br />
Đặng Thị Vương Trường Mầm non Hoa Hồng<br />
Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp để nâng cao chất lượng dạy và học<br />
<br />
Một số phụ huynh là người dân tộc thiểu số và hộ nghèo chưa nhận thức <br />
được tầm quan trọng của bậc học mầm non, chưa quan tâm đến tình hình học tập <br />
của con em mình, chưa phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm các nhóm lớp <br />
để cùng thống nhất cách nuôi dưỡng chăm sóc và giáo dục trẻ theo khoa học.<br />
b. Thành công hạn chế<br />
Thành công<br />
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài, giúp bản thân tôi làm tốt công <br />
tác chủ nhiệm, giúp nâng cao kiến thức, nhận thức đúng đắn về vai trò trách <br />
nhiệm của mình về giáo dục Mầm non. Biết bám sát vào chương trình khung của <br />
Bộ giáo dục và thực tế của trường, lớp để lên chương trình, kế hoạch, phù hợp <br />
với trường, lớp, (độ tuổi) nắm vững phương pháp, cách tổ chức, thực hiện tốt các <br />
chuyên đề, có kinh nghiệm làm đồ dùng, đồ chơi để phục vụ cho các hoạt động, <br />
tham gia dự thi các cấp. Chuyên môn, chất lượng giáo dục được nâng lên.<br />
Hạn chế <br />
Bên cạnh những thành công trên vẫn còn một số hạn chế; Do còn có 1 số <br />
phụ huynh là người dân tộc thiểu số và hộ gia đình nghèo phải bươn chải làm ăn <br />
xa nhà, để các cháu cho ông bà già yếu chăm sóc , ông bà không có đủ điều kiện <br />
về sức khỏe ,kinh tế, và kiến thức để kết hợp cùng giáo viên chủ nhiệm chăm <br />
sóc và giáo dục trẻ , nên mang lại kết quả chưa cao.<br />
c. Mặt mạnh mặt yếu <br />
Mặt mạnh<br />
Khi áp dụng những phương pháp này đã giúp cho giáo viên chủ động trong <br />
công tác chủ nhiệm lớp, vận động, tuyên truyền phụ huynh kết hợp cùng giáo <br />
viên, nhà trường chăm sóc, giáo dục trẻ.<br />
Mặt yếu<br />
<br />
<br />
6<br />
Đặng Thị Vương Trường Mầm non Hoa Hồng<br />
Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp để nâng cao chất lượng dạy và học<br />
<br />
Một số phụ huynh là người dân tộc thiểu số và hộ gia đình nghèo chưa thực <br />
sự quan tâm chăm sóc con cái.<br />
Một số học sinh do bố mẹ đi làm ăn xa, ở nhà với ông bà già yếu con chưa <br />
đi học đều, tỉ lệ chuyên cần chưa cao.<br />
d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động<br />
Thực hiện công tác chăm sóc giáo dục trẻ đạt kết quả cáo; nêu cao ý thức <br />
trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Hình thành cho trẻ các kỷ năng ban đầu về ý <br />
thức trách nhiệm của bản thân trẻ ngay từ bé. Biết lao động tự phục vụ, các hành <br />
vi văn minh trong giao tiếp giữa cô với trẻ, giữa trẻ với trẻ.<br />
e. Phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặc ra<br />
Ban giám hiệu làm tốt công tác xã hội hóa, kịp thời nắm bắt sự chỉ đạo <br />
của các cấp, áp dụng thực tế của trường để chỉ đạo chuyên môn.<br />
Giáo viên nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, biết tuyên truyền vận động phụ <br />
huynh quan tâm chăm sóc và giáo dục con em mình.<br />
Cơ sở vật chất trang thiết bị tương đối đầy đủ, đáp ứng yêu cầu giáo dục <br />
Mầm non trong giai đoạn hiện nay.<br />
Hội phụ huynh của trường quan tâm, chăm lo đến việc học tập của các <br />
cháu, tích cực tham gia vào các hoạt động của nhà trường. <br />
II.3. Giải pháp, biện pháp:<br />
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp <br />
Mục tiêu quản lí , chủ nhiệm lớp trường mầm non là những chỉ tiêu về <br />
mọi hoạt động của lớp được dự kiến trong năm học. Đó cũng là những nhiệm vụ <br />
phải thực hiện ,đồng thời là kết quả mong muốn đạt được khi kết thúc một năm <br />
học. Quá trình chủ nhiệm lớp mỗi giáo viên mầm non đều phải xác định và phấn <br />
đấu thực hiện những mục tiêu cơ bản sau đây : Bảo đảm chất lượng chăm sóc, <br />
nuôi dưỡng và giáo dục trẻ theo mục tiêu đào tạo. Xây dựng, sử dụng, bảo quản <br />
7<br />
Đặng Thị Vương Trường Mầm non Hoa Hồng<br />
Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp để nâng cao chất lượng dạy và học<br />
<br />
tốt cơ sở vật chất phục vụ cho yêu cầu chăm sóc và giáo dục trẻ, làm tốt công tác <br />
xã hội hóa giáo dục mầm non trên địa bàn trường đóng.<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp , biện pháp quản lí, chủ <br />
nhiệm lớp của giáo viên mầm non trong trường mầm non .<br />
Qua khảo sát chất lượng đầu năm còn thấp, so với chỉ tiêu đã cam kết với <br />
nhà trường . Trước tình hình thực trạng về chất lượng của lớp học, tôi suy nghĩ <br />
tìm ra những biện pháp để chủ nhiệm lớp, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc <br />
giáo dục trẻ trong trường Mầm non Hoa Hồng <br />
Biện pháp 1: Tìm hiểu nắm vững đặc điểm tâm sinh lí trẻ nhóm/ lớp <br />
mình phụ trách<br />
Hiểu trẻ là điều kiện tiên quyêt để giáo dục trẻ có hiệu quả. Đúng như nhà <br />
giáo dục K.D.Usinxki đã nói : “ Muốn giáo dục con người thì phải hiểu con người <br />
về mọi mặt” vì thế : nắm vững đặc điểm của từng trẻ là một trong những nội <br />
dung quan trọng trong công tác chủ nhiệm lớp ở trường mầm non. Giáo viên mầm <br />
non phải hiểu hoàn cảnh sống của trẻ. Nắm được những đặc điểm cơ bản về <br />
thể chất, tâm lí cũng như thói quen hành vi đạo đức mà trẻ đã có …Từ đó lựa <br />
chọn những biện pháp tác động sư phạm phù hợp nhằm giúp trẻ phát triển tốt về <br />
thể chất,tình cảm.<br />
Để hiểu trẻ , giáo viên có thể tiến hành bằng nhiều biện pháp khác nhau <br />
như : Trao đổi trực tiếp với gia đình trẻ để thu nhận những thông tin cần thiết về <br />
trẻ, quan sát, theo dõi trẻ tham gia vào các hoạt động hàng ngày, trò chuyện cùng <br />
trẻ, sử dụng phiếu điều tra trưng cầu ý kiến của phụ huynh, ghi nhật kí về trẻ <br />
hoặc thăm gia đình trẻ…<br />
Tìm hiểu để nắm được đặc điểm của từng trẻ là một việc làm thường <br />
xuyên, liên tục trong cả năm học và có kế hoạch cụ thể. Tuy nhiên ở từng thời <br />
điểm cụ thể , nội dung và biện pháp có tiến hành khác nhau.<br />
8<br />
Đặng Thị Vương Trường Mầm non Hoa Hồng<br />
Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp để nâng cao chất lượng dạy và học<br />
<br />
Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch của nhóm/lớp<br />
Xây dựng kế hoạch là dự kiến trước những công việc phải làm, biện pháp <br />
thực hiện các công việc đó cũng như điều kiện đảm bảo cho công việc thực hiện <br />
thành công. Giáo viên phụ trách các lớp cần phải xây dựng các loại kế hoạch : <br />
Kế hoạch năm học, kế hoạch tháng, kế hoạch tuần. Kế hoạch của lớp giáo viên <br />
phải căn cứ vào kế hoạch năm học của nhà trường , nhiệm vụ được giao và tình <br />
hình thực tế của lớp mình phụ trách mặt khác giáo viên cần phải dựa vào: Mục <br />
tiêu, nội dung và kết quả mong đợi của chương trình giáo dục mầm non do bộ <br />
GD & ĐT ban hành, thời gian quy định trong năm học, điều kiện cơ sở vật chất và <br />
các nguồn lực khác của địa phương , trường, lớp mầm non và dựa vào nhu cầu và <br />
trình độ phát triển thực tế của trẻ trong lớp mình phụ trách.<br />
Biện pháp 3: Quản lí trẻ hàng ngày <br />
Mỗi nhóm lớp trong trường mầm non phải lập sổ ghi danh sách trẻ với <br />
đầy đủ các thông tin cần thiết : họ tên trẻ , ngày tháng năm sinh , ngày vào trường, <br />
họ tên bố mẹ, nghề nghiệp, cơ quan công tác, địa chỉ gia đình và đặc điểm riêng <br />
của trẻ. Hàng ngày giáo viên phải nắm vững số lượng trẻ có mặt và vắng mặt, <br />
ghi vào sổ theo dõi. Nắm được những biểu hiện bất thường xảy ra đối với từng <br />
trẻ để có biện pháp chăm sóc và giáo dục trẻ phù hợp . Đối với trẻ bé cần phân <br />
công mỗi giáo viên phụ trách một số trẻ nhất định nhằm thuận lợi cho việc chăm <br />
sóc quản lí. Trong mọi sinh hoạt của trẻ ở trường mầm non giáo viên luôn có mặt <br />
theo dõi đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ. Các nhu cầu của trẻ: Ăn, ngủ, nghỉ <br />
ngơi, vệ sinh , vui chơi, học tập…cần được thỏa mãn một cách hợp lí dưới vai trò <br />
tổ chức hưỡng dẫn của giáo viên. Khi trẻ đến tuổi chuyển nhóm, chuyển lớp , <br />
giáo viên phải thực hiện đúng quy quy định của trường và có bàn giao chu đáo <br />
giữa các giáo viên với nhau khi tiếp nhận trẻ.<br />
Biện pháp 4: Đảm bảo chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ <br />
<br />
9<br />
Đặng Thị Vương Trường Mầm non Hoa Hồng<br />
Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp để nâng cao chất lượng dạy và học<br />
<br />
Thực hiện chế độ sinh hoạt : Chế độ sinh hoạt của trẻ là một quy trình <br />
khoa học nhằm phân phối thời gian và trình tự hoạt động trong ngày cũng như <br />
việc ăn, ngủ, nghỉ ngơi một cách hợp lí. Vì thế việc xây dựng và thực hiện chế <br />
độ sinh hoạt hàng ngày có ý nghĩa lớn về giáo dục toàn diện đối với trẻ. Giáo viên <br />
mầm non phải biết xây dựng chế độ sinh hoạt phù hợp đặc điểm phát triển tâm <br />
sinh lí của trẻ ở độ tuổi do mình phụ trách và có tính đến tình hình thực tế của <br />
trường .<br />
Để đảm bảo chất lượng cuộc sống của trẻ ở trường mầm non giáo viên <br />
phải thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt hàng ngày và thường xuyên phối hợp <br />
với gia đình cùng thực hiện .<br />
Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho trẻ : Trẻ mầm non cơ thể yếu ớt , sức <br />
đề kháng kém và nhạy cảm với biến đổi của môi trường, vì thế việc chăm sóc và <br />
bảo vệ sức khỏe cho trẻ là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của giáo viên mầm <br />
non. Sức khỏe và sự phát triển thể chất phụ thuộc một phần quan trọng vào chế <br />
độ ăn uống. Do đó, giáo viên tổ chức cho trẻ ăn uống hợp lí, đúng giờ , đảm bảo <br />
vệ sinh, động viên trẻ ăn hết suất của mình. Thực hiện tốt vệ sinh chăm sóc trẻ, <br />
vệ sinh môi trường, đồ dùng đồ chơi luôn được vệ sinh sạch sẽ. Giáo viên cần <br />
chăm sóc giấc ngủ cho trẻ. Giáo viên phải cân đo theo dõi biểu đồ tăng trưởng <br />
theo giai đoạn cho trẻ. Phối hợp với nhà trường kiểm tra sức khỏe định kì cho trẻ. <br />
Giáo viên cần bảo đảm an toàn tuyệt đối về thể chất lẫn tinh thần cho trẻ khi ở <br />
trường mầm non. Trẻ khỏe mạnh , an toàn , cơ thể phát triển hài hòa cân đối là <br />
mục tiêu quan trọng của việc thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho <br />
trẻ. Để đạt được mục tiêu này , đòi hỏi giáo viên mầm non phải có những hiểu <br />
biết đầy đủ về đặc điểm tâm sinh lí của trẻ, những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp , <br />
gián tiếp đến sự tăng trưởng phát triển của trẻ nói chung và sức khỏe nói riêng. <br />
<br />
<br />
10<br />
Đặng Thị Vương Trường Mầm non Hoa Hồng<br />
Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp để nâng cao chất lượng dạy và học<br />
<br />
Trên cơ sở đó , giáo viên tổ chức môi trường sinh hoạt phù hợp và kích thích được <br />
sự phát triển thể chất và tinh thần cho trẻ.<br />
Biện pháp 5: Đảm bảo chất lượng thực hiện chương trình giáo dục<br />
Chương trình giáo dục mầm non do Bộ giáo dục đào tạo ban hành và được <br />
thực hiện thông nhất trong phạm vi cả nước. Chương trình được xây dựng trên <br />
cơ sở quán triệt đầy đủ những những nguyên tắc cơ bản về lí luận giáo dục mầm <br />
non nhằm thực hiện tối ưu mục tiêu giáo dục đối với từng độ tuổi và mục tiêu <br />
chung của giáo dục mầm non . Thực hiện nghiêm túc chương trình là một yếu tố <br />
bắt buộc đối với giáo viên mầm non và các nhà quản lí giáo dục mầm non .Để <br />
đảm bảo chất lượng thực hiện chương trình giáo dục trẻ giáo viên phải nghiêm <br />
túc quán triệt mục tiêu, nội dung phương pháp giáo dục và vận dụng một cách <br />
linh hoạt , sáng tạo vào quá trình tổ chức thực hiện chương trình nhằm giúp trẻ <br />
phát triển về thể chất, ngôn ngữ , nhận thức, thẩm mĩ , tình cảm và quan hệ xã <br />
hội . xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch theo hàng tháng, hàng tuần trên cơ <br />
sở hiểu rõ đặc điểm của đối tượng và phù hợp với tình hình thực tế. Giáo viên là <br />
người tổ chức môi trường hoạt động cho trẻ, là người tạo cơ hội, tạo tình huống, <br />
tạo cảm giác tin tưởng để kích thích trẻ tham gia vào các trò chơi và các hoạt <br />
động tìm tòi, khám phá. Các điều kiện , các phương tiện , đồ dùng, đồ chơi cho <br />
từng hoạt động phải được chuẩn bị chu đáo, phù hợp với nội dung chủ đề và sắp <br />
xếp hợp lí tạo cho trẻ tham gia vào các hoạt động thuận tiện , phát triển được <br />
khả năng. Phương pháp tổ chức phải linh hoạt, sáng tạo, hướng vào sự phát triển <br />
của trẻ. Giáo viên phải biết đánh giá kết quả giáo dục được thể hiện ở trẻ khi <br />
tham gia vào các hoạt động và sau khi kết thúc chủ đề, kết quả đánh giá là thước <br />
đo chất lượng thực hiện chương trình giáo dục của mỗi giáo viên. Đồng thời là <br />
căn cứ để điều chỉnh nội dung , hương pháp giáo dục thích hợp cho các hoạt động <br />
tiếp theo. Giáo viên phải không ngừng học tập để nawng cao trình độc huyên môn <br />
<br />
11<br />
Đặng Thị Vương Trường Mầm non Hoa Hồng<br />
Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp để nâng cao chất lượng dạy và học<br />
<br />
nghiệp vụ , nắm vững mục tiêu, nội dung chương trình … Đó là những yếu tố cơ <br />
bản để nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục trẻ ở từng nhóm/ <br />
lớp trong trường mầm non. <br />
Biện pháp 6: Đánh giá sự phát triển của trẻ <br />
Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định phán đoán về kết quả của <br />
quá trình giáo dục, phân tích thông tin thu được, đối chiếu với mục tiêu, tiêu <br />
chuẩn đã đề ra nhằm cải thiện thực trạng và điều chỉnh , nâng cao chất lượng <br />
hiệu quả giáo dục trẻ . Đánh giá sự phát triển của trẻ ( gọi tắt là đánh giá trẻ ) <br />
mẫu giáo, gồm 2 loại: đánh giá trẻ hằng ngày, và theo giai đoạn ( đánh giá cuối <br />
chủ đề và đánh giá cuối độ tuổi)<br />
Đánh giá trẻ hằng ngày : mục đích đánh giá nhằm phát triển những biểu <br />
hiện tích cực hoặc tiêu cực để kịp thời điều chỉnh kế hoạch hoạt động chăm sóc <br />
giáo dục trẻ, lực chọn các biện pháp thích hợp. đánh giá trẻ ở các mặt : tình trạng <br />
sức khỏe, trạng thái cảm xúc và hành vi của trẻ, kiến thức và kĩ năng của trẻ.<br />
Đánh giá trẻ hằng ngày: đánh giá mức độ đạt được của trẻ ở các lĩnh vực <br />
phát triển sau mỗi chủ đề, căn cứ vào mục tiêu của chủ đề , trên cơ sở đó điều <br />
chỉnh kế hoạch chăm sóc – giáo dục cho các chủ đề tiếp theo. Đánh giá về những <br />
vấn đề đã làm được và chưa được như : mục đích, nội dung, tổ chức hoạt động , <br />
sức khỏe của trẻ, môi trường giáo dục, phương tiện giáo dục.. <br />
Đánh giá cuối độ tuổi: đánh giá về các lĩnh vực thể chất, ngôn ngữ, nhận <br />
thức.. cuối độ tuổi cuối năm học, căn cứ vào chỉ số phát triển trẻ và mục tiêu <br />
cuối độ tuổi. Đánh giá này có tính chất như tổng kết đối với trẻ sau mỗi giai <br />
đoạn. <br />
Biện pháp 7: Quản lí cơ sở vật chất của nhóm lớp<br />
Cơ sở vật chất của nhóm lớp là toàn bộ các phương tiện vật chất và kĩ <br />
thuật được nhà trường trang cấp để chăm sóc, giáo dục trẻ. Nó bao gồm các <br />
<br />
12<br />
Đặng Thị Vương Trường Mầm non Hoa Hồng<br />
Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp để nâng cao chất lượng dạy và học<br />
<br />
phòng nhóm, đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị ,sách báo, tài liệu chuyên môn… đó <br />
là điều kiện không thể thiếu được để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ <br />
và hiệu quả làm việc của giáo viên . Quản lí cơ sở vật chất của nhóm / lớp nhằm <br />
đạt được mục tiêu là xây dựng, bảo quản và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất <br />
trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ. Hằng năm ,giáo viên chủ động đề xuất với <br />
lãnh đạo nhà trường có kế hoạch sửa chữa , thay thế hoặc mua sắm bổ sung các <br />
trang thiết bị. Nhà trường có sổ theo dõi tài sản và giao cho giáo viên quản lí tài <br />
sản cụ thể. Cần báo cáo kịp thời khi bị mất cắp hoặc hư hỏng, giáo viên có trách <br />
nhiệm quản lí tốt cơ sở vật chất của nhóm/lớp và đồ dùng của trẻ.<br />
Sắp xếp đồ dùng ,đồ chơi gọn gằng, ngăn nắp, thuận tiện, đảm bảo vệ <br />
sinh và an toàn cho trẻ.<br />
Giáo viên cần tranh thủ sự giúp đỡ của gia đình và các lực lượng xã hội để <br />
có thể có đồ dùng , đồ chơi phục vụ cho sinh hoạt và nhu cầu học tập, vui chơi <br />
của trẻ. <br />
Có các loại sổ sách như: <br />
+ Sổ danh sách trẻ.<br />
+ Sổ kế hoạch của giáo viên.<br />
+ Sổ theo dõi sức khỏe của trẻ.<br />
+ Sổ tài sản.<br />
+ Sổ nhật kí.<br />
+ Sổ họp.<br />
+ Sổ kiểm tra góp ý kiến.<br />
Bảng biểu: <br />
+ Bảng bé ngoan.<br />
+ Bảng ghi chế độ sinh hoạt.<br />
+ Bảng ghi chương trình dạy trẻ.<br />
<br />
13<br />
Đặng Thị Vương Trường Mầm non Hoa Hồng<br />
Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp để nâng cao chất lượng dạy và học<br />
<br />
+ Bảng phận công công tác của giáo viên.<br />
+ Biểu đồ tăng trưởng của trẻ.<br />
+ Bảng thông báo với gia đình trẻ khi cần.<br />
Cơ sở vật chất của nhóm /lớp là tài sản của nhà trường được giao trách <br />
nhiệm cho giáo viên trực tiếp quản lí. Quản lí tốt cơ sở vật chất là nâng cao hiệu <br />
quả sử dụng và tăng cường điều kiện thiết yếu để nâng cao chất lượng chăm sóc <br />
giáo dục trẻ.<br />
Biện pháp 8: Xây dựng mối quan hệ phối hợp giữa giáo viên với cha mẹ <br />
trẻ<br />
Xây dựng tốt mối quan hệ trong sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và <br />
gia đình là một nhiệm vụ quan trọng của những người giáo viên mầm non . Điều <br />
93, Luật Giáo Dục năm 2005 cũng đã nêu rõ nhà trường phải có trách nhiệm chủ <br />
động phối hợp với gia đình để thực hiện mục tiêu , nguyên lí giáo dục. Điều này <br />
cho thấy ngành giáo dục đã xác định rõ và rất coi trọng vấn đề phối hợp giữa nhà <br />
trường với gia đình trong giáo dục; đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng <br />
của nhà trường và của giáo viên .Giáo viên là người đại diện nhà trường có trách <br />
nhiệm trực tiếp thực hiện nhiệm vụ này nhằm tạo ra môi trường giáo dục thuận <br />
lợi cho sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ . Kết quả chăm sóc và giáo <br />
dục trẻ phụ thuộc một phần rất lớn vào việc chia sẻ trách nhiệm chăm sóc giáo <br />
dục trẻ giữa trường mầm non với gia đình. Sự phối hợp giữa trường mầm non và <br />
gia đình là mối quan hệ hai chiều mật thiết, cùng chung một mục đích. Để làm <br />
được chức năng tuyên truyền cho các bậc cha mẹ thì giáo viên cần nắm vững <br />
mục đích của việc tuyên truyền là giúp cho các bậc cha mẹ hiểu về trẻ, về công <br />
tác giáo dục mầm non, biết vận dụng những hiểu biết của mình vào việc nuôi <br />
dưỡng , dạy dỗ con em mình.Giáo viên trao đổi trực tiếp hàng ngày thông qua giờ <br />
đón và trả trẻ. Tổ chức họp định kỳ vơi gia đình. Tổ chức góc tuyên truyền cho <br />
<br />
14<br />
Đặng Thị Vương Trường Mầm non Hoa Hồng<br />
Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp để nâng cao chất lượng dạy và học<br />
<br />
cha mẹ trẻ tại các lớp. Thông qua các đợt kiểm tra sức khỏe và các hội thi văn <br />
hóa, văn nghệ , tổ chức thăm hỏi gia đình trẻ. Mời gia đình thăm quan hoặc tham <br />
gia vào một số hoạt động của lớp của trường tùy theo điều kiện và khả năng của <br />
họ , thông qua ban phụ huynh …Để tạo sự tin tưởng và thu hút sự tham gia của <br />
phụ huynh vào các hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ của lớp của trường giáo <br />
viên cần phải: lắng nghe ý kiến của cha mẹ trẻ , chủ động xây dựng mối quan hệ <br />
tốt với phụ huynh, sẵn sàng tư vấn và giúp đỡ các kiến thức chăm sóc và giáo dục <br />
trẻ khi gia đình có yêu cầu. Giáo viên cần thông tin đầy đủ cho cha mẹ về chương <br />
trình chăm sóc – giáo dục trẻ ở trường bằng nhiều hình thưc . liên lạc thường <br />
xuyên với gia đình để tìm hiểu sinh hoạt của trẻ ở gia đình , thông tin cho cha mẹ <br />
trẻ biết về tình hình của trẻ ở lớp , những thay đổi của trẻ nếu có thể để kịp thời <br />
có biện pháp tác động chăm sóc – giáo dục phù hợp . Cần thống nhất với các bậc <br />
phụ huynh về nội quy, các hình thức và biện pháp phối hợp giữa phụ huynh và <br />
nhà trường trong từng giai đoạn và cả năm học. Trong quá trình phối hợp với các <br />
bậc cha mẹ giáo viên cần căn cứ vào điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của gia đình <br />
để có hình thức phối hợp phù hợp mang lại hiệu quả cao nhất. <br />
c. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp <br />
Được sự quan tâm của các cấp, sự đoàn kết nhất trí cao, yêu nghề, yêu trẻ, <br />
lỗ lực phấn đấu của tập thể công chức, viên chức, học sinh, phụ huynh, cộng <br />
đồng.<br />
Thường xuyên học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nắm vững <br />
phương pháp chủ nhiệm lớp <br />
Tiếp thu sự chỉ đạo của cấp trên để chỉ đạo mọi hoạt động sát có hiệu quả.<br />
Lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp, phu huynh, cộng đồng, rút kinh <br />
d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp <br />
<br />
<br />
15<br />
Đặng Thị Vương Trường Mầm non Hoa Hồng<br />
Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp để nâng cao chất lượng dạy và học<br />
<br />
Tuy mỗi biện pháp có những cách thức tổ chức, nội dung khác nhau nhưng <br />
nó có mối quan hệ mật thiết, khăng khít và hỗ trợ cho nhau. Nhằm mục đích có <br />
nhiều kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm để nâng cao chất lượng chăm sóc, <br />
giáo dục trẻ . <br />
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu<br />
Sau khi đưa ra những biện pháp trên tôi đã thăm dò ý kiến của đồng nghiệp <br />
cùng tổ khối trong trường, bằng cách đưa ra một số câu hỏi? <br />
+ Các đồng chí khi thực hiện các biện pháp tôi đưa ra thấy thế nào?<br />
+ Những biện pháp tôi đưa ra có phù hợp, với lớp học của mình chưa ?<br />
+ Với những biện pháp trên khi áp dụng có những khó khăn gì? <br />
+ Hiệu quả khi áp dụng biện pháp ?<br />
Với các câu hỏi trên tôi đã nhận được những câu trả lời. <br />
Các biện pháp tôi đưa ra đã phù hợp với điều kiện thực tế của lớp Lá 3 <br />
trường Mầm non Hoa Hồng . Chất lượng giảng dạy nâng lên rõ rệt, học sinh đi <br />
học chuyên cần hơn, yêu thích đến trường lớp hơn. <br />
Trong năm học 2014 2015 nhờ có biện pháp trong công tác chủ nhiệm <br />
nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Bản thân tôi đã xây dựng kế hoạch cụ <br />
thể, khoa học, sát với điều kiện thực tế của lớp học mình, nâng cao được chất <br />
lượng chăm sóc giáo dục trẻ, cuối hoạc kì I cao hơn đầu năm.<br />
Từ kết quả khảo nghiệm đầu năm đem so sánh với kết quả cuối học kỳ I <br />
như sau:<br />
Sĩ số học sinh : 24 . Nữ : 12. Dân tộc :01 Nữ dân tộc :01.<br />
ĐẦU NĂM HỌC CUỐI HỌC KÌ I<br />
Đạt % Không % Đạt % Không %<br />
đạt đạt<br />
Chuyên cần 17/24 71 7/24 29 23/24 96 1/24 4<br />
Cân nặng 20/24 83 4/24 17 22/24 92 2/24 8<br />
16<br />
Đặng Thị Vương Trường Mầm non Hoa Hồng<br />
Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp để nâng cao chất lượng dạy và học<br />
<br />
Chiều cao 19/24 79 5/24 21 22/24 92 2/24 8<br />
Vận động thô 20/24 83 4/24 17 21/24 88 3/24 1<br />
Vận động tinh 20/24 83 4/24 17 22/24 92 2/24 8<br />
Dinh dưỡng với 17/24 71 7/24 29 22/24 92 2/24 8<br />
sức khỏe<br />
Phát triển thể chất 17/24 71 7/24 29 22/24 92 2/24 8<br />
Phát triển nhận thức 17/24 71 7/24 29 23/24 96 1/24 4<br />
Phát triển ngôn ngữ 17/24 71 7/24 29 24/24 100 0 0<br />
Phát triển tình cảm 17/24 71 7/24 29 22/24 92 2/24 8<br />
và quan hệ xã hội<br />
<br />
<br />
Giá trị khoa học: <br />
Đây là đề tài sát thực với giáo viên bậc học Mầm non nói chung, trường <br />
Mầm non Hoa Hồng nói riêng trong xã hội hiện nay. Không những giúp cán bộ <br />
quản lý chỉ đạo sát hoạt động chuyên môn, mà còn giúp giáo viên nâng cao trình <br />
độ chuyên môn, chủ nhiệm lớp, luôn luôn đổi mới phương pháp, cách tổ chức linh <br />
hoạt, sáng tạo để thu hút sự chú ý của trẻ, giúp trẻ mạnh dạn tự tin, sáng tạo, linh <br />
hoạt hơn trong cuộc sống. Phát triển toàn diện, có những kiến thức, kỹ năng cơ <br />
bản trong cuộc sống hàng ngày, chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ bước vào lớp 1 <br />
trường tiểu học.<br />
II.4 Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề <br />
nghiên cứu.<br />
Chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ của nhà trường hàng năm <br />
được tăng lên rõ rệt, đạt chỉ tiêu kế hoạch giao cụ thể : Tổng số trẻ ra lớp :235 <br />
trẻ, 98% số trẻ đạt chuẩn theo yêu cầu của bộ giáo dục <br />
Đảm bảo an toàn cho trẻ 100% cả về thể chất và tinh thần. <br />
Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi và thể nhẹ cân của toàn trường <br />
giảm<br />
<br />
<br />
17<br />
Đặng Thị Vương Trường Mầm non Hoa Hồng<br />
Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp để nâng cao chất lượng dạy và học<br />
<br />
Cơ sở vật chất trang thiết bị nhà trường ngày càng được tăng cường, đáp <br />
ứng nhu cầu học tập vui chơi, ăn, ngủ tại trường cho trẻ.<br />
Kiểm định chất lượng trẻ theo chương trình giáo dục mầm non trẻ phát <br />
triển đạt tỷ lệ cao<br />
III. PHẦN KÊT LU<br />
́ ẬN, KIẾN NGHỊ <br />
III.1. Kết luận<br />
Giáo dục mầm non có nhiệm vụ : Nuôi dưỡng chăm sóc và giáo dục trẻ từ <br />
0 đến 6 tuổi nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, ngôn ngữ, nhận <br />
thức, thẩm mĩ và tình cảm xã hội để chuẩn bị tốt cho trẻ vào học trường phổ <br />
thông. Mỗi nhóm lóp trong trường mầm non được coi như một tế bào của cơ thể <br />
nhà trường. Chất lượng chăm sóc và giáo dục của từng nhóm lớp góp phần tạo <br />
nên chất lượng giáo dục chung của nhà trường . Để từng bước nâng cao chất <br />
lượng chăm sóc giáo dục trẻ chuẩn bị tốt cho trẻ vào học trường phổ thông việc <br />
nâng cao trình độ nghiệp vụ tay nghề cho đội ngũ giáo viên trong trường mầm <br />
non nói chung và công tác chủ nhiệm lớp trong trường mầm non nói riêng là rất <br />
quan trọng và rất cần thiết vì giáo viên mầm non là chủ thể trực tiếp của quá <br />
trình chăm sóc và giáo dục trẻ, họ là lực lượng chủ yếu, là nhân vật trung tâm <br />
thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường vì thế giáo viêm mầm non là nhân tố <br />
quyết định trực tiếp chất lượng giáo dục mầm non. Qua nghiên cứu đề tài này <br />
này là 1 giáo viên trong trường tôi nhận thấy đội ngũ giáo viên nên có kế hoạch <br />
chặt chẽ trong công tác chủ nhiệm lớp ,có như vậy thì trình độ nghiệp vụ tay <br />
nghề của giáo viên và chất lượng nuôi dưỡng chăm sóc và giáo dục mới được <br />
nâng lên sẽ tạo niềm tin trong phụ huynh học sinh góp phần thực hiện thắng lợi <br />
nhiệm vụ năm học và đưa nhà trường từng bước đi lên <br />
III.2.Kiến nghị : <br />
<br />
<br />
18<br />
Đặng Thị Vương Trường Mầm non Hoa Hồng<br />
Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp để nâng cao chất lượng dạy và học<br />
<br />
Phòng giáo dục và đào tạo Krông Ana thường xuyên mở các lớp bồi <br />
dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho CBQL và giáo viên mầm non về chất lượng <br />
chăm sóc giáo dục trẻ và công tác chủ nhiệm lớp trong trường mầm non.<br />
Ban giám hiệu nhà trường cần phối hợp chặt chẽ các đoàn thể trong nhà <br />
trường thực hiện tốt các phong trào thi đua và các cuộc vận động, tăng cường <br />
công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non . Tăng <br />
cường bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên. Tham mưu với các cấp <br />
các ngành tăng cường đầu tư kinh phí mua sắm cơ sở vật chất trang thiết bị đảm <br />
bảo nhu cầu chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.<br />
Đối với giáo viên: Yêu nghề có tinh thần đoàn kết và trách nhiệm cao <br />
trong công việc. Yêu thương trẻ như chính con em ruột thịt của mình, luôn tự học, <br />
tự rèn , nâng cao trình độ chuyên môn làm tốt công tác tuyên truyền kiến thức nuôi <br />
dạy con theo khoa học với các bậc phụ huynh nói chung .<br />
Đối với phụ huynh học sinh: Quan tâm đến con em, phối hợp chặt chẽ với <br />
giáo viên chủ nhiệm lớp với nhà trường cùng thống nhất chăm sóc nuôi dưỡng và <br />
giáo dục trẻ theo khoa học, giúp trẻ phát triển toàn diện để chuẩn bị tốt cho trẻ <br />
vào học trường Tiểu học <br />
Băng Adrênh, ngày 25 tháng 1 năm 2015<br />
Người viết<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Đặng Thị Vương<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
...........................................................................................................................<br />
.....................................................................................................................................<br />
19<br />
Đặng Thị Vương Trường Mầm non Hoa Hồng<br />
Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp để nâng cao chất lượng dạy và học<br />
<br />
.....................................................................................................................................<br />
.....................................................................................................................................<br />
.....................................................................................................................................<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
STT MỤC LỤC TRANG<br />
1 I.PHẦN MỞ ĐẦU 1<br />
2 I. 1. Lý do chọn đề tài . 1,2<br />
3 I. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. 2<br />
4 I. 3. Đối tượng nghiên cứu. 2<br />
5 I. 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu. 2,3<br />
6 I.5. Phương pháp nghiên cứu: 3<br />
7 II. PHẦN NỘI DUNG 3<br />
8 II. 1 .Cơ sở lý luận 3,4<br />
9 II.2. Thực trạng. 4,5,6<br />
10 II. 3. Giải pháp, biện pháp: 6 đến 15<br />
11 II. 4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị <br />
<br />
20<br />
Đặng Thị Vương Trường Mầm non Hoa Hồng<br />
Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp để nâng cao chất lượng dạy và học<br />
<br />
khoa học của vấn đề nghiên cứu. 16<br />
12 III. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 16<br />
13 1.Kết luận 16,17<br />
14 2.Kiến nghị 17<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Điều lệ trường mầm non <br />
2. Quản lý giáo dục ( Phạm Thị Châu, Trần Thị Sinh )<br />
3. Đường lối, quan điểm giáo dục <br />
4. Các tạp chí giáo dục mầm non<br />
5 Tài liệu BDTX chu kỳ 2012– 2015<br />
5. Thực trạng của đơn vị <br />
6. Luật giáo dục<br />
8. Hướng dẫn thực hiên chương trình giáo dục mầm non mới.<br />
9. Tài liệu chăm sóc giáo dục trẻ ở lớp mẫu giáo ghép.<br />
<br />
<br />
21<br />
Đặng Thị Vương Trường Mầm non Hoa Hồng<br />
Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp để nâng cao chất lượng dạy và học<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
22<br />
Đặng Thị Vương Trường Mầm non Hoa Hồng<br />